Viêm vòm họng là gì? có nguy hiểm?

Viêm vòm họng là gì? có nguy hiểm không?

Viêm vòm họng hay những bệnh lí tại vùng họng rất phổ biến đặc biệt là thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu bệnh viêm vòm họng là gì và có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây.

Hiểu hơn về bệnh viêm vòm họng

Viêm vòm họng là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng và gây ra hiện tượng đau rát vòm họng. Lúc này vùng niêm mạc ở vùng hầu họng sẽ bị tổn thương và viêm nhiễm. Theo thống kê bệnh viêm vòm họng có tới 80% trường hợp nhiễm bệnh là do virus. Đối với 20% còn lại có thể nhiễm bệnh do vi khuẩn, do nấm hoặc do những chất kích thích khác gây ra.

Triệu chứng bệnh viêm vòm họng

Triệu chứng bệnh viêm vòm họng đôi khi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do nhiều triệu chứng của người bệnh có thể xuất hiện khác nhau. Những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm vòm họng :

  • Sốt.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Nổi hạch ở cổ.
  • Đau họng. Khó nuốt. Nuốt vướng.
  • Nhức đầu.
  • Chảy máu cam.
  • Vùng niêm mạc họng bị đau rát.
  • Da xuất hiện những nốt đỏ hay còn gọi là phát ban.
  • Đau nhức các cơ và khớp.
  • Cảm giác buồn nôn, chán ăn.
  • Cơ thể bị gai lạnh, mệt mỏi.

Bệnh viêm vòm họng – Nguyên nhân do đâu

Viêm vòm họng thông thường do hai nhóm nguyên nhân chính gây ra:

1 – Nguyên nhân từ bên ngoài cơ thể

☛ Do vi khuẩn và virus:

Virus (Coxsackie, Adeno, Parainfluenza)  và vi khuẩn (streptococcus nhóm A và streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn, tụ cầu hay song cầu khuẩn) thường được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viêm vòm họng. Theo thống kê cho thấy có tới 10% người trưởng thành bị bệnh đau vòm họng là do liên cầu khuẩn gây ra.

☛ Do chất kích thích:

Do người bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, lạm dụng rượu, bia hoặc thuốc lá trong một thời gian dài

Viêm vòm họng là gì? Có nguy hiểm không?

Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe đặc biệt là với người mắc bệnh viêm vòm họng

☛ Do yếu tố môi trường, thời tiết: 

Người sống và làm việc thường xuyên trong môi trường chứa nhiều khói, bụi bẩn. Người bị dị ứng phấn hoa, bụi phấn hay một số loại nấm đều rất dễ mắc bệnh viêm vòm họng. Đặc biệt là thời tiết trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột.

☛ Do các khối u:

Tại vùng cổ họng, lưỡi hoặc thanh quản nếu xuất hiện các khối u đều có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau họng, viêm vòm họng. Bên cạnh đó khi xuất hiện những khối u này người bệnh còn cảm thấy rõ những triệu chứng khác như: Khó nuốt, nuốt vướng, giọng khàn đặc, thở dốc,…

☛ Mắc bệnh trào ngược:

Những người mắc bệnh trào ngược axit dạ dày, thực quản sẽ dễ có cảm giác đau rát họng gây viêm do dịch vị axit lúc này dư thừa sẽ bị đẩy trào ngược lên vùng miệng họng khiến vùng cổ họng và niêm mạc họng cảm thấy rất khó chịu.

☛ Chế độ ăn uống thiếu khoa học:

người bị bệnh viêm vòm họng có thể do nguyên nhân ăn uống quá nhiều đồ ăn cay nóng, lạm dụng đồ ăn chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ hoặc ăn nhiều thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.

2 – Nguyên nhân từ bên trong cơ thể

☛ Cơ thể có sức đề kháng yếu: 

Khi người bệnh mắc phải một số bệnh lý như: Viêm răng lợi, viêm xoang, viêm phổi, viêm thanh quản hoặc viêm khí, phế quản kèm theo sức đề kháng yếu thì rất dễ bị lây lan sang vùng miệng họng gây viêm vòm họng

☛  Do một số bệnh lí khác:

Người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc mắc một số bệnh như: Tiểu đường, thiếu máu, bệnh tim, sốt thấp khớp, xơ gan, lao phổi, tiêu khóa kém, viêm thận, táo bón, kiết lị,…khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dễ gây ra viêm vòm họng.

Viêm vòm họng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm vòm họng sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số bệnh lí như:

  • Bệnh về tim mạch.
  • Viêm thận cấp, nhiễm trùng máu.
  • Viêm thanh quản cấp. Viêm  phế quản. Viêm phổi
  • Viêm amidan.
  • Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,…
  • Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến ung thư vòm họng.

Vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong vấn đề phòng ngừa và điều trị bệnh tận gốc để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân.

Phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào?

1- Phòng ngừa

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn và chất kích thích như thuốc lá,…
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kèm theo súc miệng thường xuyên với nước muối ấm.
  • Không nên lạm dụng nước đá lạnh, nên uống nước ấm mỗi ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe và vùng niêm mạc họng.
  • Những người có cơ địa dị ứng cần tránh xa những nguồn dễ gây ra dị ứng cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh lý về đường hô hấp.
  • Thường xuyên giặt giũ, vệ sinh nhà cửa, mành tèm, chăn, ga, gối, đệm sạch sẽ.
  • sử dụng thêm máy tạo độ ẩm và máy lọc không khí cho không gian sống. Bên cạnh đó nên trồng thêm một số cây xanh trong nhà giúp làm sạch không khí.

Viêm vòm họng là gì? Có nguy hiểm không?

Rửa tay thường xuyên với xà phòng – Cách bảo vệ cơ thể hiệu quả để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

2 – Điều trị bênh

Thông thường bệnh viêm họng hoặc viêm vòm họng có thể tự khỏi sau khoảng một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. bên cạnh đó người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

☛ Sử dụng mật ong:

Mật ong có khả năng kháng khuẩn cao sẽ giúp làm sạch sâu vùng miệng họng, giảm nhanh triệu chứng viêm vòm họng.

Mỗi ngày ngậm trực tiếp 1 thìa cafe mật ong trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha mật ong với một ly nước ấm, thêm một lát chanh và uống từ từ giúp triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Thực hiện liên tục từ 5-7 ngày và lặp lại mỗi ngày từ 2-3 lần.

☛ Chăm sóc tốt cho cơ thể:

Người bị viêm vòm họng nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày, bên cạnh đó cần xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Kết hợp thêm việc luyện tập thể chất như tập thể dục, tập Yoga, chơi một số môn thể thao,… giúp cơ thể đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi, nâng cao sức khỏe.

☛ Tỏi tươi giảm viêm vòm họng:

Tỏi tươi có chứa hoạt chất mang tên acilin được ví như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc điều trị bệnh về đường hô hấp.

Mỗi ngày người bệnh có thể ngậm 2-3 lát tỏi tươi trong miệng khoảng 15 phút cho đến khi cảm thấy nóng ấm vùng cổ họng sau đó nhai nuốt từ từ. Nếu không thể sử dụng được tỏi sống có thể chế biến siro tỏi bằng cách sử dụng một vài củ tỏi giã dập sau đó cho vào nồi nhỏ đung sôi thật nhỏ lửa với mật ong và một chút nước sạch. Đun cho đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn rồi cho vào lọ thủy tinh có nắp và bảo quản nơi khô thoáng sử dụng trong một vài ngày. Mỗi lần sử dụng có thể ngậm trực tiếp siro trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha siro cùng một ly nước nóng và uống đều đặn mỗi ngày 2 lần sau khoảng 7 ngày người bệnh sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

☛ Xông hơi vùng mũi họng:

Xông hơi là phương pháp giúp người mắc bệnh về đường hô hấp cảm thấy dễ chịu trong thời gian ngắn nhất. Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy chứa bên trong vùng mũi và họng để dễ dàng tống dịch nhầy ra ngoài giúp người bệnh dễ thở, long đờm, làm dịu vùng niêm mạc họng.

Sử dụng một bát nước to còn đang nóng bốc hơi, thêm vào đó 1-2 giọt dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp. Sử dụng một chiếc khăn bông to chùm kín vùng đầu và mặt sau đó hít hơi nước nóng thật sâu vào vùng mũi họng cho đến khi nước hết hơi nóng. Mỗi ngày lặp lại 2 lần sau khoảng 3-4 ngày người bệnh sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

☛ Uống trà nóng:

Viêm vòm họng là gì? Có nguy hiểm không?

Trà nóng không những giúp bạn điều trị bệnh viêm vòm họng mà còn giúp bạn có một ngày làm việc tỉnh táo khi sử dụng trà vào buổi sáng. Không nên uống trà vào buổi tối nếu bạn bị mất ngủ. Mỗi ngày hãy sử dụng 1-2 ly trà nóng kèm theo một chút mật ong, 1 lát chanh hoặc gừng tươi tùy theo sở thích của bạn để giảm nhanh triệu chứng viêm đau rát vòm họng.

3 – Viêm vòm họng nên uống thuốc gì?

Khi đi khám bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh tùy thuộc vào thể trạng bệnh và cơ thể của mỗi người. một số loại thuốc thông thường có thể được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt.
  • Thuốc háng sinh, kháng viêm, chống phù nề.

Xin lưu ý người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng nếu không đi khám bác sĩ. Nên uống thuốc chuẩn theo đơn thuốc và liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn để tránh gặp những rắc rối không mong muốn do lạm dụng thuốc hoặc uống không đủ liều gây ra hiện tượng nhờn thuốc sẽ rất khó điều trị khỏi bệnh ở những lần mắc bệnh sau này.

Heviho – Giải pháp điều trị viêm vòm họng từ viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Heviho - Giải pháp điều trị viêm vòm họng từ viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1

Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần từ thảo dược, trong đó có hợp chất thiên nhiên S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh Viêm đường hô hấp.

Sử dụng Heviho sẽ giúp nhanh chóng giảm ho, đờm, cộm, vướng, đau rát họng…đồng thời giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng cho những ai mắc Viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp và mạn tính, Viêm thanh quản, Viêm vòm họng, Viêm amidan…

Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Vì vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh viêm vòm họng, bạn hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...