Bệnh ho - Tất cả thông tin dành cho bạn

Bệnh ho - Tất cả thông tin dành cho bạn 1

Ho là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến ở nước ta do nhiều nguyên nhân tác động. Viemduonghohap.vn xin tổng hợp thông tin về bệnh ho trong bài viết dưới đây để đọc giả có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về bệnh lý này.

Ho là gì?

Ho là một cách mà cơ thể của bạn đang loại bỏ những loại chất gây kích ứng bên trong vùng cổ họng ra ngoài. Khi có sự kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp của bạn thì hệ thống thần kinh sẽ gửi một cảnh báo đến não của bạn. Lúc này não sẽ phản ứng bằng cách co cơ ở vùng ngực và bụng để đẩy ra một luồng không khí. Phản xạ này gọi là ho.

Ho chính là một phản xạ phòng thủ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể của bạn thoát khỏi các chất kích thích như dịch nhầy và các chất gây dị ứng như: Khói, bụi, nấm mốc hoặc phấn hoa.

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh và nó xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng ho sẽ cho người bệnh biết rõ hơn về nguyên nhân gây ho mà bạn đang gặp phải có thể là ho gió, ho khan hoặc ho có đờm.

Nguyên nhân bệnh ho là do đâu?

Cảm lạnh, cảm cúm

Người bệnh để cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh cảm cúm sẽ kéo theo những cơn ho sau khi có cảm giác sưng đau vùng họng, chảy nước mũi. Nếu không điều trị kịp thời thì những cơn ho sẽ ngày càng nặng hơn và dễ trở thành ho mãn tính rất khó điều trị được.

Thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày

Do người bệnh có thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá kèm theo việc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân rất lớn dẫn đến bạn bị ho do vùng họng bị tổn thương nặng nề gây ra.

Hen suyễn

Đây là một bệnh lý di truyền người bệnh sẽ mắc bệnh lý này khi vừa sinh ra hoặc nhiễm bệnh rất sớm. hen suyễn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó thở đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Và những cơn ho từ đó sẽ xuất hiện do tai – mũi – họng nằm trong cùng một hệ thống thông xoang nên vi khuẩn dễ dàng đi từ mũi xuống họng gây ra những cơn ho dai dẳng kéo dài.

Viêm phổi

Người mắc bệnh viêm phổi chắc chắn sẽ phải đối mặt với những cơn ho do phổi của người bệnh lúc này yếu, vi khuẩn tích tụ gây ra viêm nhiễm trong cơ thể kéo dài. Những cơn ho cũng không ngừng xuất hiện đặc biệt là vào ban đêm. Cần điều trị dứt điểm bệnh viêm phổi để những cơn ho không còn nữa.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Đây là bệnh lý khi người bệnh bị dư thừa dịch vị acid trong dạ dày, thực quản khiến chúng trào ngược trở lại vùng họng gây ra những tổn thương nặng nề cho niêm mạc họng của người bệnh. Từ đó sẽ xuất hiện những cơn ho liên tục và kéo dài.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản 1
Ho do nguyên nhân trào ngược Dạ dày – Thực quản

Do tắc nghẽn đường thở

Nếu người bệnh ăn phải thứ gì đó bị mắc nghẹn trong đường thở gây ra những dấu hiệu dưới đây thì nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để giữ an toàn tính mạng. Dấu hiệu có thể thấy khi đường thở bị tắc nghẽn:

  • Da xanh
  • Mất ý thức
  • không có khả năng nói
  • Thở khó khăn và nghe thấy tiếng khò khè ở phổi

Bệnh ho được phân ra những loại nào?

Bạn nên chú ý đến chi tiết vấn đề ho của bạn bằng việc xác định rõ:
Bạn bị ho khi nào: Có thể bị ho vào ban ngày hoặc ho nhiều về đêm hay khi bạn đang ăn, trong khi đang tập thể dục cũng có thể xuất hiện những cơn ho.

Thời gian ho bao lâu: Bạn đã bị ho dưới 2 tuần, trên 6 tuần hoặc trên 8 tuần, mỗi thời gian ho kéo dài sẽ là tình trạng bệnh khác nhau và cả mức độ nguy hiểm cũng tăng lên theo thời gian ho kéo dài của bạn.

Hiệu ứng phản xạ nguy hiểm kèm theo khi bị ho: Tiểu không tự chủ, nôn mửa, mất ngủ về đêm, chán ăn, người mệt lả có thể dẫn đến suy nhược cơ thể nếu để bệnh ho kéo dài.

Ho khan

Ho khan là bị ho mà không có chất nhầy. Ho khan thường khó kiểm soát và có thể xuất hiện những cơn ho dài. Ho khan xảy ra do cơ thể bạn có vùng viêm nhiễm hoặc có sự kích thích trong đường hô hấp của bạn,

Ho khan là những cơn ho liên tục và rất dữ dội, không thể kiểm soát được. Sau khi trải qua một cơn ho khan bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và đau rát cổ họng. Khi bị ho quá nhiều có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn từ người bệnh.

Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, ho khan thường kéo dài trong vài tuần.

Các nguyên nhân gây ho khan khác có thể bao gồm: Viêm thanh quản, đau họng, viêm amidan, viêm xoang, hen suyễn, dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng thuốc (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển), tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, hít phải nhiều khói và bụi bẩn.

☛  Chi tiết đọc tại: Ho khan 

Ho có đờm

Ho có đờm là những cơn ho kèm theo dịch nhầy gọi là đờm. Nguyên nhân do người bệnh bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn hoặc viêm phế quản gây ra Những cơn ho này thường ngắn hơn ho khan. Trong quá trình ho sẽ xuất hiện nhiều dịch đờm nhầy mà người bệnh muốn tống nó ra khỏi vùng cổ họng, mũi và phổi.

Ban đầu đờm sẽ chỉ có màu trắng trong, sau khi bệnh trở nặng sẽ chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu cho người bệnh.

Ho có đờm là một dạng bệnh ho cấp tính nếu kéo dài dưới 3 tuần và trở thành mãn tính nếu những cơn ho có đờm kéo dài trên 8 tuần ở người lớn còn với trẻ em thì ho mãn tính là khi trẻ bị ho từ 4 tuần trở lên

  Chi tiết đọc tại: Ho có đờm

Ho gà

Ho gà là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra những cơn ho dữ dội. Khi bị ho gà lượng oxy trong phổi sẽ bị giải phóng toàn bộ ra ngoài, khiến người bệnh phải hít sâu vào một cách dữ dội mới có thể bù đắp lượng oxy vừa bị hao tổn.

Trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao hơn và phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng hơn từ nó. Đối với trẻ nhỏ ho gà còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu để biến chứng nguy hiểm xảy ra khi không được điều trị kịp thời. vậy nên ba mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề này. Hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ khi trẻ dưới 2 tháng tuổi để đảm bảo sự an toàn cho con yêu của bạn.

Ho gió

Ho gió là một bệnh lý do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Ho gió làm cho đường hô hấp trên bị kích thích và sưng lên. Trẻ nhỏ có đường thở hẹp hơn người lớn nên khi bị sưng lên sẽ càng khó khăn cho việc thở hơn. Nhiều trường hợp cảm thấy khó thở và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Ho gió là những tiếng ho nhẹ thành từng cơn không dài kèm theo giọng nói khàn khàn và tiếng thở khó khăn. Khi thấy trẻ xanh xao nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì lúc này có thể những cơn ho khan đã làm ảnh hưởng đến đường thở của trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ 1

Người bệnh nên đi khám khi thấy triệu chứng ho của mình kéo dài quá 1 tuần đặc biệt là từ 4-8 tuần để có phương pháp điều trị kịp thời. Lúc này bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc chỉ đơn giản hơn là thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống nghẹt mũi, tiêu đờm,.. tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Các phương pháp điều trị ho

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám và chuẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh ho, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc sau: thuốc kháng histamin, thuốc ức chế ho như pholcodine, dextromethorphan, nhóm thuốc tiêu đờm (Acemuc, Bromhexin, Ambroxol), nhóm thuốc giãn phế quản (Salbutamol, Terbutalin) và các loại thuốc đặc trị ho

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc không có chỉ dẫn sẽ khiến bệnh lâu khỏi và có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

  Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị ho trong Tây y.

Điều trị ho bằng bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian để làm giảm những cơn ho. Các bài thuốc dân gian điều trị ho sẽ an toàn, lành tính và thường không gây ra tác dụng phụ.

Điều trị ho bằng bài thuốc dân gian 1

Muối: Muối có tác dụng kháng khuẩn giúp cho cổ họng sạch vi khuẩn. Chính vì thế, súc miệng bằng nước muối sẽ làm giảm những cơn ho đồng thời giúp loại bỏ các chất kích ứng trong cổ họng.

Khi ho hoặc đau họng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt (hoặc nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc). Thực hiện súc miệng khoảng 3-4 lần/ tuần thì những cơn ho sẽ được cải thiện.

Mật ong: Mật ong được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt nấm, diệt vi khuẩn gây hại. Thành phần Albumin và Pantothenic trong mật ong có vai trò kích thích hình thành tế bào mới, giúp làm lành các tổn thương bên trong lớp niêm mạc họng và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.

Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất để chữa ho. Pha mật ong với nước ấm và uống hàng ngày (đặc biệt là vào buổi sáng). Bên cạnh đó, bạn có thể sử mật ong kết hợp với quất, chanh đào, tỏi, lá hẹ,.. để hỗ trợ điều trị ho.

Lưu ý: Không nên sử dụng mật ong để chữa ho cho trẻ dưới 1 tuổi và người bị bệnh tiểu đường.

 Tham khảo từ bài viết này:Tổng hợp các bài thuốc trị ho hiệu quả trong dân gian

Cách phòng tránh bệnh ho tại nhà

Cách phòng tránh bệnh ho tại nhà 1
Hãy tránh xa thuốc lá khi đang bị ho
  • Tạo đủ độ ẩm cần thiết cho không gian sống của người bệnh bằng cách sử dụng một máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ bằng nước muối loãng mỗi ngày ít nhất hai lần.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Không nên uống bia rượu, không hút thuốc lá và nói không với đồ uống lạnh.
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ đặc biệt là sau khi ăn.
  • Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe tốt hơn.
  • Duy trì luyện tập những bài tập thể dục mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Heviho- Giải pháp giảm ho đơn giản hiệu quả

Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng ho một cách nhanh chóng, vừa có khả năng giảm viêm hiệu quả. Từ đó đẩy lùi quá trình viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng.

Heviho- Giải pháp giảm ho đơn giản hiệu quả 1

Sử dụng Heviho thế nào cho hiệu quả?

1- Với dạng viêm uống cho người lớn

  • Liều thường dùng: ngày 4 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn.
  • Liều duy trì: ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn.

Trường hợp mạn tính, ho lâu ngày nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

2- Với dạng siro cho trẻ nhỏ

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.

Nên dùng siro Heviho ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...