Tổng hợp thuốc điều trị ho trong Tây y thường được kê đơn!
Mỗi dạng ho lại có những thuốc đặc trị, điều trị khác nhau. Việc sử dụng thuốc điều trị ho Tây y cần có chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng. Giới thiệu đến bạn đọc phân loại các dạng ho và thuốc điều trị ho dùng cho từng loại ho có thể được bác sĩ kê đơn điều trị, cũng như những lưu ý cần thiết cho người bệnh khi sử dụng thuốc trị ho.
Nội dung chính trong bài
Phân biệt các dạng ho
Trước hết phải khẳng định, ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể, là dấu hiệu của một số bệnh lý. Ho nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng, phiền toái lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của người mắc bệnh. Về phân loại ho, ho được chi ra nhiều dạng khác nhau trong đó phải kể đến: Ho khan, ho có đờm, ho gà.
Ho khan: ho khan là tình trạng ho không có đờm, cổ họng bị ngứa rất khó chịu nhưng lại ít có cảm giác nặng ngực khó thở, người mắc chứng ho này có thể bị khan giọng hoặc mất tiếng. Trong các loại ho thì ho khan không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hang ngày. Ho khan nếu không được điều trị đúng và để tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc ung thư vòm họng.
Ho có đờm: tình trạng cổ họng có đờm, khi ho sẽ có triệu chứng như nặng ngực, khó thở và khạc ra đầy chất nhầy đờm. Đây có thể là tình trạng sau khi mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi và viêm xoang…
Ho gà: dạng ho nhiều liên tiếp, trong 1 thời gian ngắn sẽ có nhiều cơn ho cụ thể hơn khi người bệnh ho 1 cơn ho kết thúc sau đó hít một hơi lại tiếp tục ho. Ho gà thường kéo dài gây tăng áp lực lồng ngực gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên làm cho người bệnh đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng, cơn ho có thể làm chảy nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn. Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
Thuốc điều trị ho trong Tây y chia theo dạng ho
Mỗi dạng ho lại có những loại thuốc khác nhau để phù hợp với đặc trưng của từng loại ho. Cụ thể:
Thuốc đặc trị ho khan
Chất ức chế hoạt động bằng cách làm giảm kích thích ho và chứa nhiều hoạt chất như pholcodine, dextromethorphan, codeine, dihydrocodeine, pentoxyverine, eucalyptine, alyptin, chericof,…
– Các thuốc pholcodin và dextromethorpan hay dùng để trị ho, có ít tác dụng phụ so với codein. Dextromethophan là loại thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được sử dụng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản, họng, ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp tuy nhiên nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ươngTuy nhiên có ít bằng chứng cho thấy các thuốc này có tác dụng trong trường hợp ho nặng.
– Các thuốc ho có chứa codein hay các opioid khác nói chung không nên dùng cho trẻ em, đặc biệt cấm dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Một chất có tiềm năng trị ho là cần cho việc điều trị chứng ho khó chữa ở thời gian cuối đời của bệnh nhân nặng không chữa được đó là morphin, nhưng chất opioid này không được coi là một loại thuốc ho.
Loại thuốc này có tác dụng giảm ho nếu bệnh ở tình trạng nhẹ. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong khi bị đau nhẹ và vừa. Nhưng codein không đủ hiệu lực với các trường hợp ho khan nặng. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này là có thể gây táo bón, an thần và lệ thuộc vào thuốc.
Thuốc đặc trị ho có đờm
Đối với tình trạng ho có đờm bác sĩ sẽ không kê các loại thuốc giảm ho mà sử dụng các loại thuốc long đờm, tống nhầy sẽ hiệu quả hơn cho người bệnh
- Nhóm làm long đờm như: Guaiffenesin, Natribenzoat, Terpinhydrat
- Nhóm làm tiêu chất nhầy: Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Carbocystein.
Terpin hydrat là thuốc có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, có tác dụng long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài. Tuy nhiên mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh nhờn thuốc.
Bromhexin cũng là thuốc tiêu nhầy, có tác dụng điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Hầu hết các thuốc tiêu chất nhầy làm giảm độ nhớt của đờm, làm thay đổi cấu trúc của nó và cho thấy có tác dụng làm giảm ho, nhưng tác dụng trên chức năng của phổi không nhất quán. Các thuốc tiêu chất nhầy hay dùng có thể kể là: acetylcystein, bromhexim, carbocysstein, methylcystein. Về lý thuyết, thuốc tiêu chất nhầy có thể phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, nên cần thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Bên cạnh đó người bị hoa có đờm có thể sử dụng các chất làm ẩm để làm loãng niêm dịch, dịu cổ họng mũi. Việc làm ẩm đơn giản có thể thực hiện bằng cách hít thở không khí ẩm. Có thể dùng các chất như: menthol, benzoin, các tinh dầu… để đẩy mạnh việc hít thở này. Ngoài ra người ta còn sử dụng việc hít thở khí dung có nước, natri carbonat, natri chlorid, chất điện hoạt như tyloxapol, các enzym ly giải protein như chymotrypsin và trypsin do có tác dụng làm ẩm hay hủy chất nhầy thải ra ở khí quản.
☛ Xem thêm: Đơn thuốc trị ho có đờm?
Thuốc điều trị ho gà
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn như:
- Erythromyxin liều dùng 20-40 mg/kg/ngày trong 8-10 ngày.
- Ampixilin liều dùng 70-100mg/kg/ngày từ 8-10 ngày.
- Dung dịch dimedron 0,15% uống 5-10 ml/lần, dùng 1 ngày từ 2-3 lần.
- Kháng sinh Histamin tổng hợp.
- Siro phennergan 10-20 ml/ngày, gadenal 3-4 mg/kg/ngày, seduxen 2-3 mg/kg/ngày.
Thuốc trị ho Tây y chia theo dạng thuốc
Thuốc trị ho dạng tiêm
Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm đưa trực tiếp thuốc vào bên trong cơ thể người bệnh thông qua tĩnh mạch nên hiệu quả nhanh. Đây là loại thuốc cần được thực hiện tại bệnh viện, bởi những bác sĩ có tay nghề, người bệnh không thể tự ý tiêm thuốc tại nhà.
Một số loại thuốc thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm thông dụng bao gồm: amoxicillin, roxithromycin… Người bệnh lưu ý, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh trị ho nên cần cân nhắc trước khi dùng.
Thuốc trị ho dạng siro viêm ngậm đặc trị viêm họng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ho là do người bệnh bị viêm họng. Thuốc kháng sinh trị ho đặc trị viêm họng giải quyết căn nguyên nguồn bệnh, giúp thuyên giảm triệu chứng ho chỉ sau vài giờ. Loại thuốc này đa số được bào chế dưới dạng thuốc nước hoặc viên ngậm với vị ngọt dễ uống.
Thuốc kháng sinh trị ho dạng này thường được kê đơn chung với các loại thuốc khác có tác dụng hỗ trợ cắt đứt cơn ho, ngăn ngừa tái phát.
☛ Xem thêm: Thuốc trị viêm họng
Thuốc trị ho chống dị ứng
Những loại thuốc kháng sinh trị ho chống dị ứng thường có công dụng làm hạn chế sự phát triển của bệnh viêm họng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng ho. Thuốc kháng sinh trị ho chữa viêm họng phổ biến bao gồm: histamin, corticoid…
Cũng giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc kháng sinh trị ho cũng cần được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên sử dụng sai liều lượng do bác sĩ hoặc đơn thuốc đưa ra.
Thuốc trị ho tác dụng trên đờm
Gồm tất cả các loại thuốc kháng sinh trị ho làm thay đổi tính chất, đặc tính và độ bám dính của đờm trên bề mặt đường hô hấp. Tác dụng của thuốc là làm loãng đờm và hóa giáng đờm. Trong đó:
- Thuốc kháng sinh trị ho làm loãng đờm: giúp tăng tiết dịch trên bề mặt đường hô hấp khiến đờm sẽ trở nên lỏng hơn. Một số loại thuốc kháng sinh trị ho như: guaifenesin, terpinhydrat, natribenzoat…
- Thuốc kháng sinh trị ho hóa giáng đờm: tác dụng trực tiếp vào đờm, giúp đờm bớt đặc. Bao gồm các loại: ambroxol, acetylcysteine, carbocisteine, bromhexin…
Trong quá trình uống thuốc kháng sinh trị ho tác dụng trên đờm, người bệnh lưu ý nên uống nhiều nước hỗ trợ tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi uống thuốc cũng cần uống nhiều nước hơn bình thường.
Thuốc giảm ho
Một số loại thuốc kháng sinh trị ho có thể kể đến như: codein, pholcodin, dextromethorphan…. Những loại thuốc này khi đưa vào cơ thể có tác dụng giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin chủ yếu mang đến tác dụng an thần, giảm ho và làm dịu, dùng để trị ho khan do kích ứng, dị ứng. Bao gồm: diphenhydramine, chlorpheniramine, alimemazin…
Thông thường, những loại thuốc này được bào chế qua đường hít, ngậm và có hiệu quả khá tốt với những trường hợp chớm ho đến ho lâu ngày. Khi sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên vỏ hộp.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ho
- Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc ho để điều trị. Mỗi dạng bệnh lý khác nhau cùng với nguyên nhân khác nhau sẽ cần dùng những loại thuốc khác nhau chính vì vậy chỉ có bác sĩ khám bệnh cho bạn mới hiểu tình trạng của bệnh nhân để kê thuốc.
- Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.
- Các loại thuốc điều trị ho đều có tác dụng phụ nhất định. Vì vậy cần cung cấp tiểu sử bệnh cho bác sĩ để tránh kê đơn thuốc sai, gây tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucom, u phì đại tuyến tiền liệt, người mang thai, trẻ em và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, tai biến mạch máu não.
- Cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như ameflu, atussin, tiffy… vì đó đều là những thuốc phối hợp từ 3 đến 5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của thầy thuốc.
- Dùng đúng liều lượng chỉ định, không nên tăng liều dùng dần để tránh gây nhờn thuốc. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa đủ liệu trình kê của bác sĩ vì các triệu chứng đã thuyên giảm mà dừng thuốc sẽ dễ khiến tình trạng ho tái phát.
Phương pháp từ thảo dược giúp giảm ho hiệu quả
Bạn đọc có thể tham khảo sử dụng Heviho nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Heviho mang đến 3 tác động toàn diện:
- Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng…
- Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi các tổn thương niêm mạc họng, ngăn tái phát hiệu quả.
Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
- Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp người lớn bị viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.
Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
- Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
- Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
- Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.
CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Heviho và Siro Heviho
hoặc
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán các sản phẩm Heviho chính hãng
Viêm đường hô hấp là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.