Bật mí ngay cách giảm ho cho trẻ! - Bố mẹ đã biết chưa?

Ho kéo dài khiến bé kém ăn, ngủ không ngon giấc? Bố mẹ lo lắng tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé? Bố mẹ không biết phải làm sao để trẻ giảm và dứt hẳn những cơn ho? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bậc phụ huynh những cách giảm ho cho trẻ hiệu quả nhất. Tìm hiểu ngay nhé!

Ho gây ảnh hưởng gì đến trẻ?

Ho là một phản ứng sinh lý của cơ thể giúp loại bỏ chất nhầy, tác nhân kích thích hoặc dị vật ra khỏi cơ thể.

Ho gây ảnh hưởng gì đến trẻ? 1
Ho nhiều khiến bé khó chịu và luôn trong trạng thái mệt mỏi

Ở đối tượng trẻ nhỏ, ho thường do trẻ bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng với các tác nhân như thức ăn, phấn hoa, lông động vật… Một số trường hợp, ho ở trẻ nhỏ là triệu chứng của bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản…

Nhìn chung, dù ho do nguyên nhân nào thì đều gây nhiều khó chịu cho trẻ. Ho gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ: thường xuyên bị thức giấc về đêm, ăn không ngon, kéo theo cơ thể mệt mỏi, sút cân… Tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ho dai dẳng lâu ngày còn có nguy cơ chuyển biến thành mạn tính, thậm chí gây khó thở, ho ra máu do niêm mạc đường hô hấp bị xung huyết, tổn thương.

Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ cần có biện pháp chữa trị phù hợp để nhanh chóng dứt cơn ho, tránh để bệnh kéo dài gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khác.

Cách giảm ho cho trẻ như thế nào?

Để con nhanh chóng dứt cơn ho, phụ huynh hãy tham khảo ngay những biện pháp dưới đây:

Giảm ho từ chế độ chăm sóc

Với những cơn ho thông thường, trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian chỉ dựa vào những cách chăm sóc khoa học, hợp lý tại nhà.

Súc miệng nước muối hằng ngày

Giảm ho từ chế độ chăm sóc 1

Với những trẻ lớn, phụ huynh nên dạy trẻ cách súc họng, miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày vào sáng và tối. Nước muối là chất sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus ở đường hô hấp trên, đồng thời làm dịu niêm mạc họng, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua ở các tiệm thuốc hoặc tự pha nước muối ở nhà với công thức nửa thìa cafe muối trắng với 250ml nước ấm.

Giữ ấm cho trẻ

Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi trời trở lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ho ở trẻ nhỏ. Vì thế, bố mẹ nên đeo quấn khăn vào cổ cho trẻ để giữ ấm cổ họng, tránh bị lạnh, bị ẩm đột ngột.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Trẻ ho nhiều thường có xu hướng mất nước, gây khô niêm mạc hầu họng, càng khiến cho tình trạng ho nặng hơn.

Uống nước đầy đủ giúp cung cấp đủ nước cho các tế bào, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ để chống lại vi khuẩn hoặc virus gây ho, làm dịu các cơn đau rát họng do ho.

Với cách này, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, hạn chế nước lạnh, nước ngọt, nước có gas…

Thay đổi môi trường sống

Duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát góp phần giúp đẩy lùi bệnh ho ở trẻ nhỏ. Theo đó, cha mẹ nên:

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho trẻ: Phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề môi trường sống, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, dễ làm tình trạng ho nặng hơn. Ngoài ra, phụ huynh nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên nhằm giảm thiểu các tác nhân có thể gây dị ứng, ho ở trẻ như lông động vật, bụi, vi khuẩn…
  • Duy trì độ ẩm trong không khí: Không khí khô gây kích ứng, khô rát cổ họng, làm tăng tình trạng ho ở trẻ. Vì thế, bạn nên đặt máy xông hơi phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng cho trẻ.
  • Sử dụng tinh dầu: Bố mẹ có thể đặt trong phòng của trẻ một vài loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, thông mũi, làm dịu cơn ho như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tràm trà…

Chế độ ăn uống

Giảm ho từ chế độ chăm sóc 2

Khi bị ho, hầu hết trẻ đều có biểu hiện biếng ăn, giảm bú. Lúc này, cả gia đình cần kiên trì, khuyến khích trẻ ăn và có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bên cạnh việc ăn đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ một số loại đồ ăn giúp giảm ho cho trẻ như:

  • Sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chứa nhiều kháng thể tốt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ chống lại virus, vi khuẩn gây ho.
  • Mật ong: Với bé trên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ngậm một chút mật ong giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp và đẩy nhanh quá trình điều trị ho cho trẻ.
  • Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A: Thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ chứa nhiều Vitamin A giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, đẩy lùi vi khuẩn và virus gây ho.
  • Thực phẩm nhiều Vitamin C: Vitamin C là các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp giảm các phản ứng ho ở trẻ. Một số thực phẩm giàu Vitamin C như lựu, cam, chanh…
  • Tỏi, hành tây, tía tô: Đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khản năng giảm viêm, tiêu diệt virus, giảm ho hiệu quả.
Khi cho trẻ bị ho, cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá no. Việc này khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ. Mẹ cũng nên chế biến thức ăn của trẻ thành những món dễ ăn như bột, cháo…, hạn chế đồ chiên cay nhiều dầu mỡ, đồ cứng… để bé dễ nuốt cũng như hạn chế gây kích ứng cổ họng.

☛ Tham khảo thêm: Bị ho, ho có đờm nên ăn gì kiêng gì?

Mẹo dân gian giảm ho cho trẻ

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một vài mẹo dân gian giảm ho tại nhà cho trẻ. Các mẹo này đều có nguồn gốc từ các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, lành tính mà không tốn kém quá nhiều về chi phí.

Trà mật ong giảm dịu ho

Mẹo dân gian giảm ho cho trẻ 1

Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể, giúp làm dịu cổ họng và ngăn ngừa những cơn ho rất tốt.

Bạn có thể cho trẻ dùng trà mật ong nguyên chất hoặc kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác như chanh, gừng… giúp tăng cường công hiệu giảm ho hơn.

Bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị mật ong nguyên chất, nửa quả chanh và nước ấm. Bạn pha nước ấm với mật ong và nước cốt chanh cho bé uống hằng ngày.
  • Cách 2: Với cách này, bạn chỉ cần 1 – 2 thìa cafe mật ong nguyên chất pha với nước ấm. Trả mật ong dùng để uống vào sáng sớm và mỗi tối trước khi đi ngủ giúp cải thiện triệu chứng ho rất hiệu quả.

Khi thực hiện cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Trước khi cho trẻ uống trà mật ong, mẹ nên thử nhiệt độ nước, tránh cho trẻ uống trà quá nóng có thể gây bỏng.

Sử dụng gừng tươi

Gừng tươi có vị cay, tính ấm, có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Dân gian có rất nhiều cách giảm ho bằng cách dùng gừng tươi. Phụ huynh cũng có thể áp dụng các cách sử dụng gừng tươi này để giảm ho cho bé tại nhà.

  • Cách 1: Trà gừng tươi. Mẹ giã nát hoặc cắt một vài lát gừng mỏng đem chưng cách thủy với đường phèn và cho bé uống khi nước còn ấm. Cách này áp dụng nhiều lần trong ngày giúp làm ấm cơ thể, giảm ho rất hiệu quả.
  • Cách 2: Tắm nước gừng. Mẹ nấu gừng với nước và tắm cho bé. Cách này nên áp dụng vào buổi tối giúp giảm ho về đêm và giữ ấm cơ thể rất tốt.

Mẹo giảm ho với lá húng chanh

Mẹo dân gian giảm ho cho trẻ 2

Một biện pháp khác mà bạn có thể áp dụng cho trẻ tại nhà là sử dụng lá húng chanh. Đây là loại thảo dược có tính ấm, vị chua, có tác dụng lợi phế, tiêu đờm, giải cảm. Người ta thường dùng lá húng chanh kết hợp với đường phèn, quất… làm bài thuốc trị ho khan, ho có đờm, đau họng, viêm họng… rất tốt với trẻ nhỏ.

Biện pháp này chỉ được áp dụng với trẻ trên 2 tuổi. Bạn có thể thực hiện cách này như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá húng chanh với nước muối loãng để loại bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt lá.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá húng chanh vào bát, thêm vào lượng đường phèn vừa đủ.
  • Bước 3: Đem đi hấp cách thủy.
  • Bước 4: Chắt lấy nước uống một lần hằng ngày cho đến khi tình trạng ho của trẻ thuyên giảm hoàn toàn.
Các mẹo giảm ho tại nhà thường không đem lại hiệu quả điều trị cao với những trường hợp ho nặng và kéo dài. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cách này khá mất thời gian và bất tiện. 

☛ Xem thêm: Kinh nghiệm trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi

Sử dụng thuốc để giảm ho cho trẻ

Sử dụng thuốc để giảm ho cho trẻ 1
Cho trẻ uống thuốc là một biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng

Một số trẻ bị ho kéo dài không khỏi thì phụ huynh nên cho bé đi thăm khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh ho và các triệu chứng khác đi kèm mà bác sĩ sẽ kê đơn những thuốc khác nhau.

Khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

Một số nhóm thuốc được dùng khi bé bị ho như:

Thuốc giảm ho

Phản ứng ho xảy ra do các thụ thể cảm giác của thần kinh hầu họng và phế vị. Khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ho, các thụ thể này sẽ truyền thông tin về não và kích hoạt phản ứng ho để tống các tác nhân đó ra ngoài.

Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế các trung tâm ho trong não, nâng cao ngưỡng kích thích gây ho, từ đó làm giảm phản xạ ho ở trẻ nhỏ.

Một số thuốc giảm ho thường dùng hiện nay là: Dextromethophan, Hydrocodone, Codein…

Các thuốc này ức chế trung tâm ho ở não nên có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, một số thuốc có chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Vì thế, phụ huynh chỉ dùng thuốc cho trẻ khi có đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm dùng cho các trường hợp trẻ bị ho có đờm, giúp cơ thể dễ đào thải các chất nhầy ở đường thở.

Một số thuốc long đờm được dùng phổ biến hiện nay như: Carbocystein, Acetylcystein, Bromhexin…

Bố mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc này vì:

  • Thuốc long đờm có thể gây kích ứng đường tiêu hòa, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Các thuốc long đờm chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ bị hen phế quản.

Thuốc chống viêm

Khi cơ thể bị dị ứng với các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, bụi, lông động vật…, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể và các Histamin nội sinh, gây ra các phản ứng ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa họng… ở trẻ để ngăn ngừa các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, khi phản ứng xảy ra quá mức lại gây ra triệu chứng ho, sổ mũi… lâu ngày ở trẻ nhỏ.

Thuốc chống viêm giúp ức chế các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng này.

Các thuốc chống viêm tiêu biểu như: Loratadine, Ceftirizin…

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn khi bệnh nhân bị ho do nhiễm virus, vi khuẩn. Thuốc giúp cơ thể nhanh chóng tiêu diệt các vi sinh vật gây hại này, từ đó làm giảm cơn ho.

Sử dụng thuốc là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tìm kiếm để giảm ho cho con. Tuy vậy, đây lại là phương pháp điều trị kém an toàn, gây nhiều tác dụng phụ với sức khỏe của trẻ như: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, phát ban, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhiều thuốc tây y sử dụng cho trẻ chưa có cơ sở để chứng minh được mức độ an toàn.

☛ Tham khảo thêm: Lựa chọn thuốc ho an toàn cho trẻ!

Các chuyên gia cho rằng, trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, dễ gặp phải tác dụng không mong muốn do thuốc. Do đó, khi điều trị ho cho trẻ, cha mẹ nên có một biện pháp vừa giảm ho hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của trẻ. Chuyên gia khuyên bạn tìm đến siro Heviho – giải pháp hoàn hảo đẩy lùi các cơn ho ở trẻ.

Siro Heviho – giải pháp đẩy lùi các cơn ho ở trẻ

Siro Heviho được cho là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp đẩy lùi những cơn ho gây nhiều khó chịu ở trẻ nhỏ.

Siro Heviho - giải pháp đẩy lùi các cơn ho ở trẻ 1

Siro Heviho là sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp cả nước. Sản phẩm giúp giảm đau rát họng, ngứa họng, ho ở trẻ em.

Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính như: cao xạ can, mạch môn, cát cánh, xuyên bối mẫu, cam thảo, S3 – Elebosin… Bạn có thể an tâm sử dụng sản phẩm này cho bé mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc ở trẻ.

Đặc biệt, siro Heviho có chứa S3 – Elebosin… được chiết xuất từ Sâm đại hành đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Nhờ đó, sản phẩm vừa giúp trẻ giải quyết tình trạng ho, vừa tác động vào các yếu tố gốc rễ gây viêm, ho, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ho rất hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán siro Heviho chính hãng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Đặt mua siro Heviho chính hãng giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

Trẻ bị ho khi nào cần thăm khám?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Do vậy, không phải lúc nào trẻ bị ho cũng cần đi thăm khám bác sĩ. Phụ huynh có thể áp dụng các cách giảm ho cho trẻ ngay tại nhà.

Thế nhưng, khi thấy một số dấu hiệu sau đây, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để thăm khám sớm nhất:

  • Chảy nước dãi, khó nuốt, nuốt thấy vướng họng.
  • Ho khiến bé quấy khóc về đêm, bỏ ăn bỏ bú.
  • Ho kéo dài trên 2 tuần hoặc ho không thuyên giảm khi đã áp dụng các phương pháp trị ho.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định các xét nghiệm phù hợp để đưa ra kết luận về tình trạng ho của trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với trẻ.

Mặc dù là một triệu chứng bệnh thường gặp nhưng đôi khi, ho có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu khi trẻ bị ho dưới đây cảnh báo phụ huynh trẻ cần được cấp cứu ngay:

  • Ho dữ dội, da xanh xao.
  • Ho ra máu, chất nhầy màu xanh lá cây hoặc đờm có mùi hôi.
  • Trẻ bị ho khan kèm theo nôn mửa.
  • Trẻ khó thở, thở rít to, không bú được.
  • Trẻ bị đau, tức ngực khi thở sâu.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi hoặc sinh non hơn 3 tuần.

Bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về các cách giảm ho cho trẻ tại nhà:

Lời kết

Ho sẽ không là bệnh lý nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và giảm ho đúng, chuẩn khoa học cho trẻ. Hi vọng với những thông tin trên đây, phụ huynh đã hiểu và biết cách giảm ho cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý đến một số biểu hiện khi ho ở trẻ để thăm khám và trị liệu kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.childrens.com/health-wellness/home-remedies-for-cough-in-kids-infographic

https://www.healthline.com/health/kids-dry-cough

https://www.webmd.com/cold-and-flu/cough-home-remedies-babies-toddlers

http://eupharma.vn/cach-cham-soc-tre-bi-ho-746/

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...