Tổng hợp cách trị ho khan hiệu quả!

Ho khan kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lựa chọn cách trị ho khan phù hợp sẽ giúp người bệnh thoát khỏi sự khó chịu không mong muốn này.

Ho khan là gì?

Ho khan là gì? 1

Ho khan là một phản xạ của đường hô hấp khi bị tác động của chất kích thích. Các cơn ho khan gây đau rát cổ họng, khiến giọng nói của người bệnh trở nên khàn, khó phát âm hơn. Ho khan không kèm theo đờm hoặc chất nhầy, tiếng ho nghe đanh và khô.

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan, trong đó phổ biến nhất gồm:

  • Bệnh hen suyễn: Mặc dù ho khan không phải triệu chứng nổi bật nhất của hen suyễn, nhưng có một loại hen suyễn biến thể ho bao gồm triệu chứng ho khan mãn tính.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày có thể gây kích ứng thực quản và kích hoạt phản xạ ho. Một số triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: ợ nóng, cảm giác có vị chua, tức ngực, khàn tiếng, khó nuốt, đau họng.
  • Nhiễm virus: Virus gây cảm lạnh thông thường có các triệu chứng ngắn hạn bao gồm ho khan. Những cơn ho khan sau cảm kéo dài từ vài tuần đến hai tháng do đường thở nhạy cảm hơn sau một đợt bệnh nhiễm virus.
  • Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae có thể gây viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, dẫn tới ho khan.
  • Dị ứng: Môi trường không khí tiềm ẩn nhiều yếu tố gây kích ứng đường hô hấp như ô nhiễm, bụi, nấm mốc, phấn hoa. Không khí quá sạch, khô hoặc quá lạnh cũng có thể dẫn tới ho khan.
  • Covid-19: Ho khan là một trong những triệu chứng phổ biến của Covid-19. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, khó thở.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc: Một số thuốc như thuốc ức chế men chuyển dùng cho người huyết áp cao có thể gây ho khan.
  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường bị ho khan do cơ thể đào thải các chất hóa học xâm nhập vào đường hô hấp và phổi.

Ho khan kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thể trạng của người bệnh, đồng thời cản trở sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Việc điều trị ho khan là rất cần thiết và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp trị ho khan, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà có thể lựa chọn phương pháp khác nhau.

☛ Chi tiết: Bệnh ho khan

Trị ho khan với mẹo tại nhà!

Trị ho khan với mẹo tại nhà! 1

Ngoài các cách trị ho khan bằng thuốc, dưới đây là một số mẹo chữa ho khan tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo:

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho khan. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, phòng làm việc của bạn sẽ giúp hạn chế các cơn ho tái phát.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và ngứa ngáy cổ họng do ho khan gây ra. Nước muỗi cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và cổ họng. Bệnh nhân nên áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày để giảm bớt các cơn ho khan.

Ăn thức ăn nóng

Các chất lỏng ấm như súp, trà giúp bổ sung độ ẩm, đồng thời làm giảm đau, ngứa cổ họng ngay lập tức. Người bệnh cũng cần hạn chế các thức ăn cay, nguội, đồ ăn nhanh như bánh mì, mì ống hoặc salad vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng.

Tránh các chất kích thích

Các chất kích thích cần tránh như khói, phấn hoa, lông thú cưng. Chúng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và kích hoạt phản xạ ho. Hút bụi thường xuyên, tắm cho thú cưng mỗi tuần một lần và cố gắng không ôm, hôn chúng sẽ giúp người bệnh giảm các cơn ho.

Ngoài ra, người bị ho khan nên tránh xa nơi có khói thuốc, không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất gây nghiện.

Bổ sung nước cho cơ thể

Uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn ẩm và chóng lành lại. Người bệnh nên uống nước lọc, nước bổ sung điện giải hoặc nước ép trái cây, rau củ. Đồ uống có cồn hoặc cà phê nên dùng hạn chế vì chúng làm cho người bệnh cảm thấy khát hơn.

Sử dụng mật ong

Mật ong là một phương thuốc lâu đời có khả năng chữa đau họng, làm dịu cơn ho khan hiệu quả. Bệnh nhân có thể tự khắc phục tình trạng ho bằng cách uống 2 thìa mật ong pha với nước ấm mỗi ngày.

Trị ho khan bằng các loại thảo dược quen thuộc

Trị ho khan bằng các loại thảo dược quen thuộc 1

Nếu như các bài thuốc Đông y sử dụng nhiều vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc thì cách trị ho khan bằng cây thuốc Nam quen thuộc và dễ tìm hơn. Một số cây thuốc Nam thường được sử dụng bao gồm:

  • Lá hẹ: Ngoài sử dụng lá hẹ để nấu canh, người bệnh có thể cắt nhỏ lá hẹ cho vào bát con, thêm 2 thìa mật ong rồi đem hấp cơm. Ăn lá hẹ mật ong mỗi ngày, liên tục đến khi không còn triệu chứng ho khan.
  • Húng chanh: Người bệnh có thể ăn sống lá húng chanh như rau sống hoặc đem giã nhỏ 1 nắm húng chanh, vắt lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 lần đến khi bệnh khỏi.
  • Cây rẻ quạt: Cây rẻ quạt hay còn gọi là xạ can, có khả năng chữa các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, ho khan. Cách dùng rất đơn giản, lấy khoảng 15g thân rễ rẻ quạt, rửa sạch, đem giã nát rồi vắt lấy nước uống.
  • Gừng: Gừng có khả năng giảm cơn ho khan, đau rát cổ họng hiệu quả. Bệnh nhân có thể uống trà gừng hoặc nấu nước gừng tươi uống mỗi ngày.
  • Tỏi: Được ví như một vị thuốc kháng sinh tươi, tỏi có khả năng trị ho, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể ăn sống hoặc ngâm rượu tỏi ngậm ho.

Cách trị ho khan bằng thảo dược an toàn và ít gây tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tuy nhiên, trị ho bằng cây thuốc có các nhược điểm sau:

  • Tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng mới thấy tác dụng rõ rệt.
  • Mất thời gian chuẩn bị, không phù hợp với người bệnh bận rộn.
  • Hàm lượng hoạt chất có tác dụng trong cây thuốc thấp hiệu quả trị bệnh không cao.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị ho khan lâu ngày tại nhà an toàn hiệu quả

Kết hợp các mẹo chữa ho tại nhà với sử dụng thuốc trị ho khan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Chữa ho khan theo bài thuốc Đông y

Chữa ho khan theo bài thuốc Đông y 1

Theo Y học cổ truyền, ho khan có nguyên nhân do nội thương vì phế âm hư. Triệu chứng bệnh gồm ho khan không đờm, họng khô, đau hoặc ho ra máu, mạch sác. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là do âm hư làm giảm tân dịch, dẫn tới hỏa vượng gây tổn thương tạng phế.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường dùng trong trị ho khan:

Bài thuốc 1

Rau má 20g, vỏ rễ dâu 16g, lá chanh 12g, lá tre 12g, quả dành dành 8g, cam thảo dây 8g sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml thuốc.

Cách dùng: Với người lớn, mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần. Đối với trẻ em, tùy độ tuổi có thể chia thành 3 – 5 lần uống.

Công dụng: Giúp làm giảm đau rát cổ họng, ngứa họng, làm dịu cơn ho, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp.

Bài thuốc 2

Bài thuốc Bách hợp cố kim thang gồm các vị thuốc sinh địa hoàng 6g, đương quy 3g, huyền sâm 3g, mạch môn 5g, thục địa 9g, xuyên bối mẫu 3g, bách hợp 3g, bạch thược 3g, cát cánh 3g, cam thảo 3g.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Công dụng: Dưỡng âm nhuận phế, giúp trị ho khan kèm theo nóng bàn tay bàn chân, ho ra máu.

Bài thuốc 3

Bài thuốc Tả quy ẩm gồm các vị thuốc kỷ tử 6g, phục linh 4g, hoài sơn 6g, ngô thù 5g, thục địa 9g, cam thảo 3g.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Công dụng: Bổ ích thận âm, trị phế nhiệt, âm hư, mạch tế sác. Thích hợp sử dụng trong trường hợp viêm phế quản, ho khan, viêm họng mạn tính, thần kinh suy nhược.

Bài thuốc 4

Bài thuốc Mạch vị địa hoàng hoàn gồm các vị thuốc thục địa 24g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, trạch tả 9g, phục linh 9g, đan bì 9g, ngũ vị tử 6g, gia thêm mạch môn.

Cách dùng: Chế thành mật hoàn, mỗi viên nặng 15g, ngày uống ba lần, mỗi lần uống một viên.

Công dụng: Liễm phế nạp thận, trị ho khan, ho hen, ra mồ hôi trộm, sốt theo giờ.

Bài thuốc 5

Tả quy hoàn, gồm các vị thuốc sơn dược 120g, thục địa 240g, sơn thù 120g, ngưu tất 90g, thỏ ty tử 120g, quy bản 120g, cao ban long 120g.

Cách dùng: Chế thành mật hoàn, mỗi viên nặng 15g, ngày uống hai lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần uống một viên, uống khi đói.

Công dụng: Tư âm bổ thận, trị đầu váng mắt hoa, tự ra mồ hôi, miệng táo họng khô, ho khan do phế âm hư.

Nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng thuốc Đông y trong chữa bệnh là nhờ các ưu điểm như:

  • An toàn, lành tính.
  • Bệnh nhân không phải lo lắng tác dụng phụ xảy ra.
  • Có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc.
  • Ngoài điều trị triệu chứng bệnh, các bài thuốc Đông y còn giúp tăng cường thể trạng, củng cố sức khỏe người bệnh.

Mặc dù vậy, sử dụng thuốc Đông y cũng có một số nhược điểm sau:

  • Nhiều địa chỉ bán, bốc thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ ràng, chưa được kiểm chứng chất lượng, dễ lẫn các tạp chất hoặc làm giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Khi sử dụng cần chuẩn bị nguyên liệu, sắc thuốc gây mất nhiều thời gian.
  • Tác dụng chậm, cần một thời gian dài sử dụng mới thấy rõ chuyển biến tích cực mà bài thuốc mang lại.

Cách trị ho khan trong y học hiện đại

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan, bác sĩ thường bắt đầu với các câu hỏi triệu chứng bệnh, sau đó sẽ cho thực hiện khám sức khỏe. Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gồm:

  • Chụp X-quang, CT.
  • Nội soi.
  • Phép đo xoắn ốc.

Cách trị ho khan trong y học hiện đại 1

Điều trị nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn ho khan. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân:

  • Viên ngậm trị ho: Viêm ngậm thường chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn giúp làm dịu kích ứng, giảm cơn ho.
  • Thuốc giảm ho không kê đơn: Thuốc chống ho tác dụng ức chế phản xạ ho bằng cách ức chế trung tâm hô hấp. Một số thuốc như dextromethorphan, levopropoxyphen có thể làm giảm phản xạ ho.
  • Thuốc thông mũi: Giúp giảm chảy nước mũi trong và giảm kích ứng do các chất gây dị ứng, từ đó ngăn ngừa các cơn ho khan tái phát. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuộc nhóm này có các thuốc điển hình là ephedrin, theophylin được sử dụng trong trường hợp ho khan phức tạp kèm theo co thắt phế quản.

Ngoài điều trị theo triệu chứng chung, với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc riêng như:

  • Nhiễm vi khuẩn: Thường dùng thuốc kháng sinh penicillin, macrolid, cephalosporin…
  • Nhiễm virus: Người bệnh nhiễm virus kèm sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng.
  • Bệnh hen suyễn: Sử dụng thuốc corticosteroid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng Leukotriene…
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thuốc ức chế proton omeprazol, pantoprazole, sucralfate…

☛ Chi tiết đọc tại bài: Thuốc điều trị ho khan

Phương pháp điều trị ho khan bằng thuốc Tây y thường được sử dụng vì ưu điểm sau:

  • Đem lại hiệu quả nhanh, giúp giảm cơn ho sau vài giờ sử dụng.
  • Dễ sử dụng, tiện lợi, phù hợp với người bận rộn.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây có một số nhược điểm người bệnh cần chú ý:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn ngủ, phát ban khi sử dụng thuốc điều trị ho khan.
  • Sử dụng thuốc tổng hợp hóa học có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, gây suy nhược cơ thể nếu không được bồi bổ phù hợp.
  • Xảy ra hiện tượng nhờn thuốc nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Do đó, khi sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ!

Giảm ho khan hiệu quả, an toàn với Heviho

Nếu người bệnh phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp điều trị nào phù hợp thì một giải pháp dành cho bạn chính là Heviho.

Giảm ho khan hiệu quả, an toàn với Heviho 1

Heviho được bào chế hoàn toàn từ thảo dược theo kỹ thuật hiện đại, khắc phục các nhược điểm của thuốc Đông y như tác dụng chậm, hàm lượng hoạt chất trong vị thuốc thấp. Heviho là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, đem lại tác dụng nhanh chóng, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Các vị thảo dược tạo nên Heviho bao gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cam thảo, cát cánh, S3 – Elebosin. Trong đó, S3 – Elebosin được phân lập từ thân rễ của cây Sâm đại hành, đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn.

Như vậy, Heviho không chỉ giúp giảm triệu chứng ho khan nhanh chóng, mà còn tác động tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp ngăn ngừa tái phát cơn ho trong thời gian dài.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho XEM TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Heviho (Giao hàng, thanh toán tại nhà)

Trên đây là các cách trị ho khan phổ biến hiện nay. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có cách xử lý phù hợp.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912#prevention-tips
  • https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-dry-cough#home-remedies
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...