Ho

Tổng hợp cách trị ho khan hiệu quả!

Ho khan kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lựa chọn cách trị ho khan phù hợp sẽ giúp người bệnh thoát khỏi sự khó chịu không mong muốn này. Mục lụcHo khan là gì?Trị ho khan với mẹo tại nhà!Sử dụng máy tạo độ ẩmSúc miệng bằng nước muốiĂn thức ăn nóngTránh các chất kích thíchBổ sung nước cho cơ thểSử dụng mật ongTrị ho khan bằng các loại thảo dược quen thuộcChữa ho khan theo bài thuốc Đông yBài thuốc 1Bài thuốc 2Bài thuốc 3Bài thuốc 4Bài thuốc 5Cách trị ho khan trong y học hiện đạiGiảm ho khan hiệu quả, an toàn với Heviho Ho khan là gì? Ho khan là một phản xạ của đường hô hấp khi bị tác động của chất kích thích. Các cơn ho khan gây đau rát cổ họng, khiến giọng nói của người bệnh trở nên khàn, khó phát âm hơn. Ho khan không kèm theo đờm hoặc chất nhầy, tiếng ho nghe đanh và khô. Có nhiều nguyên nhân gây ho khan, trong đó phổ biến nhất gồm: Bệnh hen suyễn: Mặc dù ho khan không phải triệu chứng nổi bật nhất của hen suyễn, nhưng có một loại hen suyễn biến thể ho bao gồm triệu chứng ho khan mãn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày có thể gây kích ứng thực quản và kích hoạt phản xạ ho. Một số triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: ợ nóng, cảm giác có vị chua, tức ngực, khàn tiếng, khó nuốt, đau họng. Nhiễm virus: Virus gây cảm lạnh thông thường có các triệu chứng ngắn hạn bao gồm ho khan. Những cơn ho khan sau cảm kéo dài từ vài tuần đến hai tháng do đường thở nhạy cảm hơn sau một đợt bệnh nhiễm virus. Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae có thể gây viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, dẫn tới ho khan. Dị ứng: Môi trường không khí tiềm ẩn nhiều yếu tố gây kích ứng đường hô hấp như ô nhiễm, bụi, nấm mốc, phấn hoa. Không khí quá sạch, khô hoặc quá lạnh cũng có thể dẫn tới ho khan. Covid-19: Ho khan là một trong những triệu chứng phổ biến của Covid-19. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, khó thở. Tác dụng không mong muốn của thuốc: Một số thuốc như thuốc ức chế men chuyển dùng cho người huyết áp cao có thể gây ho khan. Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường bị ho khan do cơ thể đào thải các chất hóa học xâm nhập vào đường hô hấp và phổi. Ho khan kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thể trạng của người bệnh, đồng thời cản trở sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Việc điều trị ho khan là rất cần thiết và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Có nhiều phương pháp trị ho khan, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà có thể lựa chọn phương pháp khác nhau. ☛ Chi tiết: Bệnh ho khan Trị ho khan với mẹo tại nhà! Ngoài các cách trị ho khan bằng thuốc, dưới đây là một số mẹo chữa ho khan tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo: Sử dụng máy tạo độ ẩm Không khí khô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho khan. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, phòng làm việc của bạn sẽ giúp hạn chế các cơn ho tái phát. Súc miệng bằng nước muối Súc miệng sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và ngứa ngáy cổ họng do ho khan gây ra. Nước muỗi cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và cổ họng. Bệnh nhân nên áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày để giảm bớt các cơn ho khan. Ăn thức ăn nóng Các chất lỏng ấm như súp, trà giúp bổ sung độ ẩm, đồng thời làm giảm đau, ngứa cổ họng ngay lập tức. Người bệnh cũng cần hạn chế các thức ăn cay, nguội, đồ ăn nhanh như bánh mì, mì ống hoặc salad vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng. Tránh các chất kích thích Các chất kích thích cần tránh như khói, phấn hoa, lông thú cưng. Chúng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và kích hoạt phản xạ ho. Hút bụi thường xuyên, tắm cho thú cưng mỗi tuần một lần và cố gắng không ôm, hôn chúng sẽ giúp người bệnh giảm các cơn ho. Ngoài ra, người bị ho khan nên tránh xa nơi có khói thuốc, không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất gây nghiện. Bổ sung nước cho cơ thể Uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn ẩm và chóng lành lại. Người bệnh nên uống nước lọc, nước bổ sung điện giải hoặc nước ép trái cây, rau củ. Đồ uống có cồn hoặc cà phê nên dùng hạn chế vì chúng làm cho người bệnh cảm thấy khát hơn. Sử dụng mật ong Mật ong là một phương thuốc lâu đời có khả năng chữa đau họng, làm dịu cơn ho khan hiệu quả. Bệnh nhân có thể tự khắc phục tình trạng ho bằng cách uống 2 thìa mật ong pha với nước ấm mỗi ngày. Trị ho khan bằng các loại thảo dược quen thuộc Nếu như các bài thuốc Đông y sử dụng nhiều vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc thì cách trị ho khan bằng cây thuốc Nam quen thuộc và dễ tìm hơn. Một số cây thuốc Nam thường được sử dụng bao gồm: Lá hẹ: Ngoài sử dụng lá hẹ để nấu canh, người bệnh có thể cắt nhỏ lá hẹ cho vào bát con, thêm 2 thìa mật ong rồi đem hấp cơm. Ăn lá hẹ mật ong mỗi ngày, liên tục đến khi không còn triệu chứng ho khan. Húng chanh: Người bệnh có thể ăn sống lá húng chanh như rau sống hoặc đem giã nhỏ 1 nắm húng chanh, vắt lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 lần đến khi bệnh khỏi. Cây rẻ quạt: Cây rẻ quạt hay còn gọi là xạ can, có khả năng chữa các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, ho khan. Cách dùng rất đơn giản, lấy khoảng 15g thân rễ rẻ quạt, rửa sạch, đem giã nát rồi vắt lấy nước uống. Gừng: Gừng có khả năng giảm cơn ho khan, đau rát cổ họng hiệu quả. Bệnh nhân có thể uống trà gừng hoặc nấu nước gừng tươi uống mỗi ngày. Tỏi: Được ví như một vị thuốc kháng sinh tươi, tỏi có khả năng trị ho, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể ăn sống hoặc ngâm rượu tỏi ngậm ho. Cách trị ho khan bằng thảo dược an toàn và ít gây tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, trị ho bằng cây thuốc có các nhược điểm sau: Tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng mới thấy tác dụng rõ rệt. Mất thời gian chuẩn bị, không phù hợp với người bệnh bận rộn. Hàm lượng hoạt chất có tác dụng trong cây thuốc thấp hiệu quả trị bệnh không cao. ☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị ho khan lâu ngày tại nhà an toàn hiệu quả Kết hợp các mẹo chữa ho tại nhà với sử dụng thuốc trị ho khan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Chữa ho khan theo bài thuốc Đông y Theo Y học cổ truyền, ho khan có nguyên nhân do nội thương vì phế âm hư. Triệu chứng bệnh gồm ho khan không đờm, họng khô, đau hoặc ho ra máu, mạch sác. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là do âm hư làm giảm tân dịch, dẫn tới hỏa vượng gây tổn thương tạng phế. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường dùng trong trị ho khan: Bài thuốc 1 Rau má 20g, vỏ rễ dâu 16g, lá chanh 12g, lá tre 12g, quả dành dành 8g, cam thảo dây 8g sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml thuốc. Cách dùng: Với người lớn, mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần. Đối với trẻ em, tùy độ tuổi có thể chia thành 3 – 5 lần uống. Công dụng: Giúp làm giảm đau rát cổ họng, ngứa họng, làm dịu cơn ho, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp. Bài thuốc 2 Bài thuốc Bách hợp cố kim thang gồm các vị thuốc sinh địa hoàng 6g, đương quy 3g, huyền sâm 3g, mạch môn 5g, thục địa 9g, xuyên bối mẫu 3g, bách hợp 3g, bạch thược 3g, cát cánh 3g, cam thảo 3g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm nhuận phế, giúp trị ho khan kèm theo nóng bàn tay bàn chân, ho ra máu. Bài thuốc 3 Bài thuốc Tả quy ẩm gồm các vị thuốc kỷ tử 6g, phục linh 4g, hoài sơn 6g, ngô thù 5g, thục địa 9g, cam thảo 3g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Bổ ích thận âm, trị phế nhiệt, âm hư, mạch tế sác. Thích hợp sử dụng trong trường hợp viêm phế quản, ho khan, viêm họng mạn tính, thần kinh suy nhược. Bài thuốc 4 Bài thuốc Mạch vị địa hoàng hoàn gồm các vị thuốc thục địa 24g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, trạch tả 9g, phục linh 9g, đan bì 9g, ngũ vị tử 6g, gia thêm mạch môn. Cách dùng: Chế thành mật hoàn, mỗi viên nặng 15g, ngày uống ba lần, mỗi lần uống một viên. Công dụng: Liễm phế nạp thận, trị ho khan, ho hen, ra mồ hôi trộm, sốt theo giờ. Bài thuốc 5 Tả quy hoàn, gồm các vị thuốc sơn dược 120g, thục địa 240g, sơn thù 120g, ngưu tất 90g, thỏ ty tử 120g, quy bản 120g, cao ban long 120g. Cách dùng: Chế thành mật hoàn, mỗi viên nặng 15g, ngày uống hai lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần uống một viên, uống khi đói. Công dụng: Tư âm bổ thận, trị đầu váng mắt hoa, tự ra mồ hôi, miệng táo họng khô, ho khan do phế âm hư. Nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng thuốc Đông y trong chữa bệnh là nhờ các ưu điểm như: An toàn, lành tính. Bệnh nhân không phải lo lắng tác dụng phụ xảy ra. Có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Ngoài điều trị triệu chứng bệnh, các bài thuốc Đông y còn giúp tăng cường thể trạng, củng cố sức khỏe người bệnh. Mặc dù vậy, sử dụng thuốc Đông y cũng có một số nhược điểm sau: Nhiều địa chỉ bán, bốc thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu không rõ ràng, chưa được kiểm chứng chất lượng, dễ lẫn các tạp chất hoặc làm giả gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi sử dụng cần chuẩn bị nguyên liệu, sắc thuốc gây mất nhiều thời gian. Tác dụng chậm, cần một thời gian dài sử dụng mới thấy rõ chuyển biến tích cực mà bài thuốc mang lại. Cách trị ho khan trong y học hiện đại Để chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan, bác sĩ thường bắt đầu với các câu hỏi triệu chứng bệnh, sau đó sẽ cho thực hiện khám sức khỏe. Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gồm: Chụp X-quang, CT. Nội soi. Phép đo xoắn ốc. Điều trị nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn ho khan. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân: Viên ngậm trị ho: Viêm ngậm thường chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn giúp làm dịu kích ứng, giảm cơn ho. Thuốc giảm ho không kê đơn: Thuốc chống ho tác dụng ức chế phản xạ ho bằng cách ức chế trung tâm hô hấp. Một số thuốc như dextromethorphan, levopropoxyphen có thể làm giảm phản xạ ho. Thuốc thông mũi: Giúp giảm chảy nước mũi trong và giảm kích ứng do các chất gây dị ứng, từ đó ngăn ngừa các cơn ho khan tái phát. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc giãn phế quản: Thuộc nhóm này có các thuốc điển hình là ephedrin, theophylin được sử dụng trong trường hợp ho khan phức tạp kèm theo co thắt phế quản. Ngoài điều trị theo triệu chứng chung, với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc riêng như: Nhiễm vi khuẩn: Thường dùng thuốc kháng sinh penicillin, macrolid, cephalosporin… Nhiễm virus: Người bệnh nhiễm virus kèm sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng. Bệnh hen suyễn: Sử dụng thuốc corticosteroid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng Leukotriene… Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thuốc ức chế proton omeprazol, pantoprazole, sucralfate… ☛ Chi tiết đọc tại bài: Thuốc điều trị ho khan Phương pháp điều trị ho khan bằng thuốc Tây y thường được sử dụng vì ưu điểm sau: Đem lại hiệu quả nhanh, giúp giảm cơn ho sau vài giờ sử dụng. Dễ sử dụng, tiện lợi, phù hợp với người bận rộn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây có một số nhược điểm người bệnh cần chú ý: Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn ngủ, phát ban khi sử dụng thuốc điều trị ho khan. Sử dụng thuốc tổng hợp hóa học có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, gây suy nhược cơ thể nếu không được bồi bổ phù hợp. Xảy ra hiện tượng nhờn thuốc nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Do đó, khi sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ! Giảm ho khan hiệu quả, an toàn với Heviho Nếu người bệnh phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp điều trị nào phù hợp thì một giải pháp dành cho bạn chính là Heviho. Heviho được bào chế hoàn toàn từ thảo dược theo kỹ thuật hiện đại, khắc phục các nhược điểm của thuốc Đông y như tác dụng chậm, hàm lượng hoạt chất trong vị thuốc thấp. Heviho là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, đem lại tác dụng nhanh chóng, an toàn và không gây tác dụng phụ. Các vị thảo dược tạo nên Heviho bao gồm: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cam thảo, cát cánh, S3 – Elebosin. Trong đó, S3 – Elebosin được phân lập từ thân rễ của cây Sâm đại hành, đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Như vậy, Heviho không chỉ giúp giảm triệu chứng ho khan nhanh chóng, mà còn tác động tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp ngăn ngừa tái phát cơn ho trong thời gian dài. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho XEM TẠI ĐÂY BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Heviho (Giao hàng, thanh toán tại nhà) Trên đây là các cách trị ho khan phổ biến hiện nay. Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912#prevention-tips https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-dry-cough#home-remedies Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi. Chia sẻ16

Lưu ý khi lựa chọn thuốc ho trẻ em để hiệu quả nhất!

Thuốc ho trẻ em được xem như người bạn đồng hành của cha mẹ trên hành trình chăm sóc con khôn lớn. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc ho an toàn, hiệu quả luôn là vấn đề đau đầu với các bậc phụ huynh. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc liên quan đến chọn thuốc ho phù hợp với bé. Mục lụcNguyên nhân gây ho ở trẻ emCác loại thuốc ho cho trẻ emNhóm thuốc ức chế trung tâm hoNhóm thuốc ho long đờm, tan đờmNhóm thuốc chống dị ứngNhóm thuốc tác dụng co mạch, chống sung huyếtCách lựa chọn thuốc ho cho trẻ theo bệnhƯu nhược điểm của thuốc ho trẻ emLàm thế nào để dùng thuốc ho trẻ em an toàn?Kết hợp chăm sóc trẻ bị ho để đạt hiệu quả tốt!Siro Heviho giúp bé hết ho không tác dụng phụ Nguyên nhân gây ho ở trẻ em Ho là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ của cơ thể giúp loại bỏ chất nhầy, tác nhân kích thích hoặc dị vật ra khỏi cơ thể. Ho có nhiều loại, bao gồm ho có đờm hoặc không. Triệu chứng ho ở trẻ em liên quan đến nhiều tình huống bệnh, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn: Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm, viêm thanh quản đều có thể gây ho kéo dài kèm theo chất nhầy. Trẻ em chưa biết cách khạc đờm thường sẽ nuốt chất nhầy, dẫn đến tích tụ nhiều hơn ở cổ họng và có thể gây nôn. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Dịch dạ dày trào ngược có thể kích hoạch phản xạ ho. Điều này phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài triệu chứng ho, trẻ thường xuyên nôn mửa, khạc, trớ ra nước bọt, quấy khóc do khó chịu trong người. Bệnh hen suyễn: Trẻ em mắc bệnh này thường ho nhiều vào ban đêm kèm theo thở khò khè, kéo cử. Cơn ho cũng xuất hiện khi bé vui chơi, hoạt động thể chất. Dị ứng hoặc viêm xoang: Trẻ em bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông vật nuôi hoặc thay đổi thời tiết, hít phải khói thuốc có thể ho kéo dài, chảy nước mắt, nước mũi, đau họng, ngứa cổ hoặc phát ban. Ho do thói quen: Trường hợp này bao gồm cả yếu tố tâm lý và thể chất của trẻ. Cơn ho thường ngắn, khô, đơn lẻ nhưng không gây cản trở quá trình vui chơi, ăn, ngủ, nói chuyện. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh học về Ho Các loại thuốc ho cho trẻ em Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm với cơn ho mà các loại thuốc ho hoạt động theo cách khác nhau. Một số nhóm thuốc phổ biến gồm: Nhóm thuốc ức chế trung tâm ho Ho thường được tạo ra thông qua sự kích thích các thụ thể cảm giác của thần kinh hầu họng và phế vị. Sau đó, tín hiệu được truyền đến trung tâm ho trong não, kích hoạt phản xạ ho. Các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương như dextromethorphan, codeine, hydrocodone hoạt động bằng cách ức chế trung tâm ho trong não, nâng cao ngưỡng gây ho. Codein được chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi và hạn chế sử dụng với trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Dextromethorphan có thể làm tăng mức serotonin và xảy ra tương tác với các loại thuốc khác cũng có tác dụng này. Do đó, phụ huynh không được tự ý cho trẻ sử dụng mà không có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ. Nhóm thuốc ho long đờm, tan đờm Thuốc long đờm, tiêu đờm là loại thuốc làm loãng, khiến chất nhầy bớt đặc dính giúp dễ đào thải khỏi đường thở. Thuốc long đờm có thể dùng bằng đường uống dưới dạng viên nén, siro, xịt họng. Một số loại thuốc long đờm phổ biến như guaifenesin, carbocistein, acetylcystein, bromhexin, hyperosmolar… Thuốc ho long đờm được coi an toàn và ít nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Mặc dù vậy, ở một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, co thắt phế quản hoặc phát ban. Lưu ý, không sử dụng nhóm thuốc tiêu đờm cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ bị hen phế quản. Ngoài ra, nếu bé bị kích ứng dạ dày, loét dạ dày thì cần thận trọng khi sử dụng. Nhóm thuốc chống dị ứng Khi trẻ bị dị ứng, hệ thống miễn dịch giải phóng các kháng thể và histamine để phản ứng lại. Các triệu chứng dị ứng bao gồm hắt hơi, ho, nghẹt mũi, ngứa cổ họng. Nhóm thuốc chống dị ứng tiêu biểu là các thuốc kháng histamin như loratadine, cetirizine, fexofenadine thường được sử dụng trong trường hợp này. Nhóm thuốc chống dị ứng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, an thần, biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, chỉ dùng thuốc cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cần tuân thủ hướng dẫn chi tiết của bác sĩ về liều dùng, cách dùng phù hợp. Nhóm thuốc tác dụng co mạch, chống sung huyết Thuốc co mạch làm co các mạch máu và mô bị sưng, giải tỏa tắc nghẽn ở mũi, đường thở. Một số thuốc không kê đơn phổ biến như pseudoephedrine, phenylephrine, oxymetazoline. Nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, dưới 3 ngày để tránh tình trạng tắc nghẽn kéo dài. Do thuốc có tác dụng co mạch nên có thể gây bồn chồn, mất ngủ khiến bé quấy khóc, lười ăn. Trường hợp trẻ bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch không nên sử dụng. Cách lựa chọn thuốc ho cho trẻ theo bệnh Với từng bệnh cụ thể, bác sĩ, dược sĩ có thể tư vấn, kê đơn các loại thuốc ho phù hợp với bé: Ho khan: Trường hợp này có thể dùng thuốc ức chế trung tâm ho để giảm các đợt ho khan, ho dữ dội ở trẻ. Ngạt mũi: Sử dụng thuốc chống dị ứng có thể ngăn cản quá trình tiết chất nhầy và giúp giảm sưng trong mũi. Ho nhiều vào ban đêm: Nếu tình trạng này kéo dài liên tục ở mức độ vừa và nặng, có thể kết hợp các thuốc ức chế trung tâm ho, thuốc kháng histamine. Bệnh nhân nên cho bé dùng thuốc vào ban đêm vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Ho có đờm: Sử dụng thuốc long đờm, tan đờm giúp loại bỏ tắc nghẽn, thông thoáng đường thở. Ưu nhược điểm của thuốc ho trẻ em Cơn ho gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của con và khiến cha mẹ lo lắng không yên. Sử dụng thuốc ho là một trong những phương pháp phổ biến vì ưu điểm giảm nhanh các cơn ho giúp bé ăn ngon, ngủ yên hơn. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác dụng của thuốc ho trên trẻ em và chưa đủ cơ sở để xác định mức độ an toàn của nó. Không những thế, thuốc ho có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, gây ngủ, phát ban, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Làm thế nào để dùng thuốc ho trẻ em an toàn? Để sử dụng thuốc ho an toàn, phụ huynh cần chú ý những điều sau: Hỏi kỹ thông tin loại thuốc ho có phù hợp với độ tuổi của bé không. Không tự ý dùng kết hợp thuốc ho với các loại thuốc khác như thuốc cảm, thuốc giảm đau vì có thể gây quá liều do cùng chứa một thành phần, trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chọn đúng thuốc ho dành cho triệu chứng bệnh của trẻ. Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn, trong hướng dẫn sử dụng về cách tính liều, chia liều dùng phù hợp với cân nặng, độ tuổi của con. Không cho trẻ dùng thuốc dành cho người lớn. Để thuốc ở xa tầm với của trẻ em. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng. Việc vô tình cho trẻ dùng liều lượng thuốc ho quá cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ uống quá liều có thể gặp triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, bồn chồn, khó chịu, ảo giác, nói ngọng, nhịp tim nhanh, khó thở, co giật, mất ý thức. Trong trường hợp có các biểu hiện khác thường, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để được y bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Kết hợp chăm sóc trẻ bị ho để đạt hiệu quả tốt! Cha mẹ nên kết hợp điều trị bằng thuốc ho với các phương pháp chăm sóc trẻ bị ho tại nhà để giảm nhanh triệu chứng bệnh. Một số phương pháp giảm ho phụ huynh có thể tham khảo: Uống đủ nước: Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy giúp long đờm, làm dịu cơn ho và giảm áp lực xoang. Bạn có thể cho bé uống nước lọc, canh, súp, nước ép trái cây, sinh tố mỗi ngày để đa dạng hóa nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Súc miệng bằng nước muối: Với trẻ em lớn, cha mẹ có thể dạy bé cách súc miệng đúng cách. Nước muối sinh lý giúp làm dịu cơn đau họng. Bạn nên cho bé súc miệng hai lần mỗi ngày. Tăng cường thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể bé chống lại nhiễm trùng. Cha mẹ không cần bắt con nằm một chỗ cả ngày mà thay vào đó tránh để con hoạt động, vui chơi quá sức. Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô có thể gây kích ứng mũi khiến trẻ bị ho. Bạn có thể sử dụng máy xông hoặc máy tạo ẩm phun sương để tăng độ ẩm trong phòng. Mật ong: Trẻ em từ 1 tuổi trở nên có thể sử dụng mật ong để giảm ho tại nhà. Bạn có thể sử dụng mật ong hấp lá hẹ cho bé uống sẽ giúp đẩy lùi cơn ho. Tránh khói thuốc: Khói thuốc là một trong những tác nhân kích thích cơn ho của trẻ. Phụ huynh không hút thuốc lá xung quanh trẻ hoặc trong nhà để tránh khói thuốc có thể bám vào quần áo. ☛ Tham khảo chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị ho Siro Heviho giúp bé hết ho không tác dụng phụ Nếu như các loại thuốc ho Tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ thì một giải pháp an toàn hơn từ thảo dược chính là siro Heviho. Siro Heviho được bào chế hoàn toàn từ thảo dược không gây tác dụng phụ, gồm: Cao xạ can, cát cánh, cam thảo, mạch môn, xuyên bối mẫu, S3 – Elebosin. Thành phần S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì thế, siro Heviho không chỉ giúp bé giảm nhanh cơn ho, làm dịu niêm mạc, mà còn hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ho ở trẻ em. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán siro Heviho chính hãng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Đặt mua siro Heviho chính hãng giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về cách lựa chọn và sử dụng thuốc ho trẻ em. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/luu-y-chon-thuoc-tri-ho-cho-tre/ https://www.webmd.com/children/guide/cough-treatment  https://www.drugs.com/cg/safe-use-of-cough-and-cold-medicines-in-children.html Chia sẻ15

Trẻ ho khan kéo dài - áp dụng cách này để trị dứt điểm!

Trẻ bị ho khan kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm cách nào để trị dứt điểm tình trạng ho khan của trẻ? Hãy cùng viemduonghohap tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Thế nào là ho khan ở trẻ?2. Trẻ ho khan kéo dài có nguy hiểm không?3. Nguyên nhân khiến trẻ ho khan kéo dài4. Trẻ cần đi khám gấp khi nào?5. Chữa ho khan kéo dài ở trẻ bằng cách nào?5.1. Sử dụng thuốc uống theo chỉ định5.2. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng5.3. Áp dụng cách chữa dân gian5.4. Siro Heviho – đẩy lùi tình trạng ho khan ở trẻ Thế nào là ho khan ở trẻ? Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy. Những cơn ho khan này thường khiến cho trẻ cảm thấy ngứa rát cổ họng, gây đau họng và khàn tiếng. Ho khan kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Trẻ sẽ hay thức giấc về đêm, ăn không ngon, mệt mỏi từ đó sức khỏe của trẻ sẽ suy giảm. Biểu hiện thường thấy ở trẻ sẽ là ho khan kéo dài từng cơn, không kèm đờm, có thể ngứa rát cổ họng, ho nhiều về đêm… Ho khan ở trẻ thường sẽ hết sau 2-4 tuần, nếu ho khan kéo dài hơn 4 tuần thì sẽ thành ho mãn tính. ☛ Thông tin thêm: Trẻ bị ho khan mẹ phải làm sao? Trẻ ho khan kéo dài có nguy hiểm không? Ho khan ở trẻ là tình trạng thường hay gặp nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng ho khan kéo dài không phải là bệnh lý nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu ho khan kéo dài mãi không khỏi sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, sút cân, Từ đó sẽ làm sức khỏe của bé giảm sút và có nguy cơ chuyển biến thành bệnh mãn tính. Chính vì thế, cha mẹ cần tìm cách chữa dứt điểm tránh kéo dài gây ra bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân khiến trẻ ho khan kéo dài Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan kéo dài ở trẻ: Nhiễm virus: Trẻ bị ho khan do nhiễm virus, có thể là do đang mắc cảm lạnh, cảm cúm. Trẻ sẽ ho ngay khi mới mắc bệnh và kéo dài đến khi các triệu chứng khác đã hết. Chảy dịch mũi sau: Chất nhầy hình thành trong khoang mũi và chảy xuống phía sau cổ họng, sẽ kích thích các dây thần kinh khiến bé bị ho khan. Dị ứng: Trẻ sẽ ho khi trẻ tiếp xúc với một vật gì đó cụ thể hoặc một thời điểm nào đó trong năm. Ngoài ra các triệu chứng của dị ứng có thể kèm theo như: ngứa, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban… Môi trường sống ô nhiễm: Ho khan kéo dài ở trẻ có thể là do hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, không khí quá khô hoặc lạnh. Các bệnh về đường hô hấp: Ho khan có thể là do trẻ đang mắc một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản. Chữa ho sai cách của cha mẹ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ho khan của trẻ kéo dài mãi không khỏi. Trẻ cần đi khám gấp khi nào? Không phải trường hợp nào trẻ bị ho khan cũng cần được gặp bác sĩ để thăm khám, thông thường những cơn ho khan sẽ tự biến mất sau một thời gian. Thế nhưng, trong những trường hợp dưới đây các mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt: Trẻ bị ho khan kèm theo nôn mửa. Thở khò khè. Chảy nước dãi, khó nuốt, nuốt thấy vướng họng. Trẻ khó ăn, bỏ bú. Đau ngực khi thở sâu. Khi áp dụng các cách trị ho nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ho ngày càng nhiều. Ngoài ra, với những dấu hiệu dưới đây thì các mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức: Trẻ ho khan kèm theo biểu hiện tím tái mặt, môi. Trẻ thở mệt, thở gắng sức. Trẻ dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng trên 38,5 độ (không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt). Trẻ sốt cao 39 độ không hạ sốt trong vòng hai giờ (khi đã sử dụng thuốc hạ sốt). Chữa ho khan kéo dài ở trẻ bằng cách nào? Sử dụng thuốc uống theo chỉ định Trẻ bị ho khan kéo dài mãi không khỏi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan kéo dài. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc đặc trị để điều trị ho cho trẻ. Cha mẹ nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để đảm bảo an toàn cho trẻ. Uống đủ liều do bác sĩ chỉ định, không nên dừng khi thấy trẻ đã đỡ. Tuyệt đối cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ uống bởi có thể nhờn thuốc và gây một số tác dụng phụ không mong muốn. ☛ Thông tin thêm: Các loại thuốc Tây y điều trị ho. Ngoài ra với những cơn ho khan thông thường, cha mẹ có thể giúp trẻ tự khỏi sau một thời gian bằng cách chăm sóc hợp lý tại nhà. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng Cho trẻ súc miệng nước muối và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Thường xuyên dọn dẹp không gian ở như nhà cửa, phòng ngủ, vệ sinh đồ đạc để phòng bệnh cho trẻ. Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ. Tuy nhiên cha mẹ không nên ủ ấm quá kỹ, mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ ra mồ hôi dễ ngấm vào cơ thể gây cảm lạnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh, đi đến những nơi quá đông người, không để trẻ hít phải khói thuốc. Giữ nhiệt độ phòng ổn định: Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không nên chênh lệch quá 5 độ, phòng ngủ phải luôn thoáng mát. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để làm giảm khô họng, đồng thời làm dịu những cơn ho. Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn dầu mỡ, cay nóng và đồ uống có ga. Áp dụng cách chữa dân gian Các phương pháp dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng bởi nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính mà chi phí lại không quá đắt. Củ cải trắng Theo Đông y, củ cải trắng có vị ngọt thanh mát, tính bình thường được sử dụng để làm các bài thuốc chữa ho khan, ho kéo dài, viêm họng,.. cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Sau khi củ cải trắng đã được gọt vỏ và rửa sạch thì đem đi thái mỏng. Tiếp theo là đun với nước cho đến khi củ cải chín thì lấy nước để uống. Mẹ cho trẻ uống thường xuyên và uống khi còn ấm thì sẽ thấy tình trạng ho khan của trẻ tiến triển rõ rệt. Lưu ý: Bài thuốc này chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên. Mật ong Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, ngăn ngừa những cơn ho khan của trẻ. Bên cạnh đó, việc kết hợp mật ong với chanh, gừng, hẹ,.. sẽ tăng cường sức đề kháng và giúp giảm ho hiệu quả hơn. Cách thực hiện như sau: Cách 1: Mẹ chuẩn bị 1 quả chanh và mật ong, sau đó sử dụng nước ấm để pha mật ong với chanh rồi cho bé uống hàng ngày. Cách 2: Mẹ pha 1-2 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm. Cho bé uống vào mỗi buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng ho khan, đau rát họng. ☛ Có thể bạn muốn biết: Trị ho bằng mật ong tại nhà an toàn cho bé. Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng mật ong để chữa ho cho trẻ em dưới 1 tuổi. Lá húng chanh Lá húng chanh có tính ấm, vị chua, có tác dụng lợi phế, tiêu đờm, giải cảm. Lá húng chanh khi được kết hợp với đường phèn, quất,.. thì thường được dùng làm bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm, viêm họng, viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau: Cha mẹ chuẩn bị lá húng chanh và đường phèn mỗi loại 20g. Sau khi rửa sạch lá húng chanh với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn thì đem đi thái nhỏ. Cho 2 nguyên liệu trên vào bát rồi đem đi chưng cách thủy để chắt lấy nước sử dụng. Cha mẹ cho trẻ uống mỗi ngày một lần cho đến khi tình trạng ho khan của trẻ được thuyên giảm. Lưu ý: Bài thuốc dân gian này chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Gừng Gừng có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho có đờm, ho kéo dài, ho khan, viêm họng ở trẻ. Cách thực hiện như sau: Các mẹ có thể cắt vài lát gừng rồi hấp cách thủy với đường phèn. Sau đó chắt nước cho bé uống khi còn ấm. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, các mẹ có thể nấu nước gừng tươi để tắm hoặc ngâm chân vào buổi tối cho trẻ giúp làm ấm cơ thể và giảm những cơn ho khan vào ban đêm. Cách bài thuốc chữa ho khan kéo dài từ dân gian thường không có hiệu quả cao đối với những trường hợp bị ho khan nặng và kéo dài trên 4 tuần. Bên cạnh đó, cách chế biến cũng mất khá nhiều thời gian mà cũng khó bảo quản để mang theo bên mình. Giải pháp tiện lợi an toàn trị dứt điểm tình trạng ho khan kéo dài cho bé chính là sản phẩm siro Heviho. Siro Heviho – đẩy lùi tình trạng ho khan ở trẻ Siro Heviho được cho là giải pháp tốt nhất hiện nay để đẩy lùi được những cơn ho khan kéo dài ở trẻ. Siro Heviho được nghiên cứu và chuyển giao từ Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược như Cao xạ can, mạch môn, cát cánh, xuyên bối mẫu và cam thảo,.. an toàn lành tính, không gây tác dụng phụ nên cha mẹ có thể an tâm khi cho trẻ sử dụng. Đặc biệt chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành đã được Bộ khoa học công nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm. Sản phẩm giúp giải quyết tình trạng ho khan, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã có thể biết cách chữa dứt điểm tình trạng ho khan kéo dài ở trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý đến biểu hiện ho của con để đưa bé đi thăm khám kịp thời. Ngoài ra, nếu cha mẹ có gì thắc mắc về tình trạng ho khan hay về sản phẩm thì bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ. Chia sẻ0

Mẹo chữa ho khan bị lâu mấy cũng khỏi!

Những cơn ho khan kéo dài thường ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnh. Chữa ho khan tại nhà không chỉ đơn giản mà còn dễ tìm nguyên liệu và không tốn nhiều chi phí. Chính vì thế, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn mẹo để chữa ho khan mau khỏi tại nhà. Mục lục1. Ho khan là gì?2. 8 mẹo chữa ho khan tại nhà hiệu quả2.1. Chữa ho khan bằng mật ong2.2. Sử dụng tỏi chữa ho khan2.3. Gừng chữa ho khan tại nhà2.4. Chữa ho khan bằng củ cải trắng2.5. Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho khan2.6. Trị ho khan bằng nghệ2.7. Chữa ho khan bằng lá tía tô2.8. Súc miệng nước muối3. Lưu ý khi chữa ho khan tại nhà4. Heviho – giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan Ho khan là gì? Ho khan là tình trạng ho kéo dài nhưng không có đờm hoặc chất nhầy. Đây là bệnh lý về đường hô hấp và có thể gặp ở bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở trong họng và từ đó dẫn đến phản xạ ho từng cơn. Nguyên nhân dẫn đến ho khan thường là do virus, vi khuẩn từ các bệnh lý bên trong cơ thể (cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản,…) hoặc có thể do môi trường sống (hít khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi bẩn,…). Ho khan không phải là triệu chứng nguy hiểm thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì tình trạng sẽ chuyển biến nặng hơn và trở thành mãn tính. >> Tìm hiểu chi tiết: Ho khan – thông tin chi tiết cần biết Chính vì thế, dưới đây là top 8 cách điều trị ho khan phổ biến tại nhà an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 8 mẹo chữa ho khan tại nhà hiệu quả Chữa ho khan bằng mật ong Mật ong được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đồng thời, tinh chất có trong mật ong cũng được coi như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn rất cao, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị ho khan. Cách thực hiện như sau: Bạn sử dụng 1 thìa mật ong nguyên chất rồi pha vào nước cốc nước ấm để uống hàng ngày. Bạn thực hiện cách này kiên trì 3 lần/ ngày thì tình trạng ho khan sẽ được cải thiện. Lưu ý: Không nên áp dụng cách này cho trẻ em dưới 1 tuổi. >> Thông tin thêm: Mật ong chữa ho có đờm hiệu quả. Sử dụng tỏi chữa ho khan Tỏi là nguyên liệu mà từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng để trị ho khan. Bởi trong tỏi có chứa hoạt chất S-allyl cysteine có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm giảm tần suất các cơn ho rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng tỏi cũng giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng của người bệnh. Cách thực hiện như sau: Bạn sử dụng 2-3 tép đã bóc vỏ, đập dập hoặc giã. Đun tỏi với nước cho đến khi sôi thì cho thêm vài lát gừng vào. (Bạn có thể cho thêm 2-3 thìa đường cho dễ uống) Loại bỏ bã tỏi và gừng, để nước nguội rồi uống. Bạn thực hiện kiên trì, mỗi ngày Đem tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc giã cho vào nồi cùng một ít nước Đun tỏi và nước đến khi sôi thì cho vài lát gừng vào. Có thể thêm 2-3 thìa đường Để nguội, loại bỏ bã lấy nước uống Mỗi ngày sử dụng từ 2-3 lần và thực hiện kiên trì sẽ làm giảm tình trạng ho khan. Ngoài ra, người bị ho khan cũng có thể ăn 2-3 tép tỏi sống để hỗ trợ điều trị tình trạng ho khan nhanh chóng. Gừng chữa ho khan tại nhà Gừng là gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam. Không chỉ vậy, gừng cũng là dược liệu để chữa ho rất tốt. Các tinh chất có trong củ gừng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn cho cổ họng. Bên cạnh đó, gừng cũng làm giảm các triệu chứng ho do thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Ngoài ra, gừng cũng giúp tăng cười sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Cách thực hiện như sau: Cách 1: Sau khi gừng được gọt vỏ rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng nước sôi. Sau đó, bạn bỏ thêm một nhúm muối nhỏ vào và đun cho đến khi lượng nước còn một nửa. Bạn chắt nước ra và uống khi nước còn ấm. Cách 2: Bạn có thể kết hợp gừng với mật ong để chữa ho khan. Sử dụng củ gừng đã được gọt vỏ và rửa sạch, đập dập ra rồi cho vào cốc. Đổ nước sôi và ngâm trong khoảng 10-15 phút để tinh chất hòa với nước. Khi nước còn ấm thì cho thêm 1 thìa mật ong rồi quấy đều. Bạn uống khi nước còn ấm. Người mắc ho khan nên sử dụng kiên trì, mỗi ngày uống 2-3 lần thì sẽ thấy các cơn ho khan và tình trạng rát cổ thuyên giảm. Chữa ho khan bằng củ cải trắng Theo Đông y, củ cải trắng có tính bình và thường được sử dụng trong các mẹo chữa ho khan hiệu quả. Bên cạnh đó, củ cải trắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có ích cho hoạt động kháng khuẩn, điều trị ho khan. Sử dụng củ cải trắng có thể làm dịu cổ họng và làm giảm tần suất những cơn ho khan. Cách thực hiện như sau: Củ cải trắng sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem đi xay nhuyễn. Thái củ cải thành những miếng mỏng rồi đem đi hấp cách thủy cùng mật ong khoảng 15 phút. Bạn nên uống hỗn hợp trên 3 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Kiên trì thực hiện mẹo này thì triệu chứng ho khan sẽ được cải thiện tích cực. Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho khan Kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo mà mẹo chữa ho khan rất hiệu quả, có thể sử dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ. Trong thành phần của rau diếp cá có các chất flavonoid, alkaloid. Các chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, các vitamin và dưỡng chất có trong nước vo gạo cũng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn cho vòm họng, làm giảm các triệu chứng ngứa rát cổ họng và hỗ trợ điều trị ho khan lâu ngày không khỏi. Cách thực hiện như sau: Rau diếp cá sau khi được đem đi rửa sạch thì giã nhuyễn. Lấy một bát nước vo gạo (sử dụng nước vo gạo lần 2) trộn đều với rau đã được giã. Đem hỗn hợp trên đi đun sôi khoảng 10-15 phút. Chắt bỏ bã và sử dụng 1-2 lần/ ngày. Người bị ho khan nên sử dụng sau bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất Ngoài ra, người bệnh có thể uống trực tiếp nước ép rau diếp cá. Cách này cũng giúp cải thiện triệu chứng ho khan, làm dịu cổ họng, đồng thời trị táo bón hiệu quả. Trị ho khan bằng nghệ Trong củ nghệ tươi có chứa một lượng lớn các tinh chất tốt cho cơ thể. Tinh chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị ho khan rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Chọn 1 củ nghệ tươi đã cạo vỏ và rửa sạch. Bạn giã nhỏ củ nghệ, sau đó cho thêm một chút nước lọc và 1-2 viên cục đường phèn nhỏ. Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Người bệnh uống khi hỗn hợp còn ấm. Thực hiện kiên trì hàng ngày, mỗi ngày 3 lần để tình trạng ho khan khỏi hẳn. Chữa ho khan bằng lá tía tô Lá tía tô được nhiều người biết đến là mẹo chữa ho khan tại nhà. Loại lá này rất lành tính nên có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Theo nghiên cứu, lá tía tô có khả năng tiêu đờm, trị ngứa rát cổ họng, làm giảm các cơn ho, trị ho khan hiệu quả. Ngoài ra, lá tía tô còn có công dụng an thai rất tốt cho bà bầu. Cách thực hiện như sau: Lá tía tô đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sao khô lá tía tô trên chảo rồi sau đó tán thành bột mịn. Người bệnh sử dụng 3-4 thìa bột để pha với nước ấm uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Phần bột chưa dùng đến có thể đựng trong lọ thủy tinh để bảo quản. Súc miệng nước muối Súc miệng nước muối hàng ngày có thể làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nước muối có thể sát khuẩn các mô bị viêm trong vòm họng và làm dịu cổ họng. Chính vì thế, những người bị ho khan kéo dài nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý (mua ở ngoài hiệu thuốc) bởi đây là mẹo chữa ho hữu hiệu. Lưu ý khi chữa ho khan tại nhà Bên cạnh việc chữa ho khan bằng các mẹo dân gian thì người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau: Tùy vào thể trạng và cơ địa mỗi người thì phương pháp sẽ có hiệu quả nhanh hoặc chậm. Vậy nên, khi chữa ho khan thì cần phải kiên trì và sử dụng thường xuyên. Uống nhiều nước: Khi bị ho khan, cổ họng sẽ bị khô và rát nên việc uống nhiều nước sẽ làm dịu cổ họng. Bổ sung chế độ dinh dưỡng như vitamin A, C để tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Không nên sử dụng rượu bia và thuốc lá trong thời gian chữa ho. Giữ ấm cho cơ thể để ngăn chặn virus gây hại tấn công. Vệ sinh môi trường sống, nhà cửa, phòng ngủ để giảm thiểu các tác nhân gây ra ho khan. Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa ho khan này, người bệnh gặp bất kỳ phản ứng bất thường (tình trạng ho không thuyên giảm, đau rát họng, khạc thấy có máu,…) thì nên dừng lại ngay. Sau đó đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Heviho – giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan Bên cạnh áp dụng những mẹo dân gian trên để điều trị ho khan tại nhà thì bạn có thể sử dụng Heviho để đẩy lùi tình trạng ho khan. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được bào chế từ các thành phần thảo dược an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3-Elebosin. Thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng của ho khan như đau rát, ngứa cộm cổ họng hiệu quả. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Chia sẻ14

Trẻ bị ho khan: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả! 

Trẻ bị ho khan khó chịu dẫn tới biếng ăn, quấy khóc. Điều này khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ vì lo lắng bệnh tình của con có nguy hiểm không. Bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn cách xử lý khi thấy con bị ho khan đúng chuẩn hiệu quả. Mục lụcThế nào là ho khan ở trẻ em?Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khanTrẻ ho khan có thể gặp triệu chứng nào khác?Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho khan?Bé bị ho khan khi nào phải thăm khám gấp?Mẹo chữa dứt điểm ho khan cho bé tại nhàThay đổi môi trường sốngKê cao gối khi đi ngủUống đủ nước mỗi ngàySúc miệng nước muốiTránh các hoạt động thể chấtChế độ dinh dưỡng đảm bảoSử dụng siro Heviho giúp bé yêu đẩy lùi cơn ho khan hiệu quả Thế nào là ho khan ở trẻ em? Ho khan là trường hợp ho không có đờm hoặc chất nhầy, âm thanh nghe đanh và khô. Bé có thể cảm thấy ngứa cổ họng dẫn tới phản xạ ho. Hệ thần kinh của trẻ em đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường, yếu tố thời tiết. Điều này dẫn tới sự khác biệt rõ rệt về khả năng phản xạ và kiểm soát hô hấp so với người lớn. Nếu như ở người lớn, ho mãn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần thì với trẻ em, ho mãn tính kéo dài từ 4 tuần trở lên. Ho là một phần quan trọng trong hệ thống bảo vệ của cơ thể, giúp loại bỏ vi khuẩn, chất kích thích gây hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan xuất hiện thường xuyên và kéo dài nhiều ngày, cha mẹ cần có biện pháp chữa trị phù hợp để ngăn chặn nó. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ho khan ở trẻ em. Dưới đây là một số bệnh thường gặp: Dị ứng: Ho khan có thể là một triệu chứng của dị ứng, đặc biệt nếu nó thường xuất hiện khi bé tiếp xúc với vật gì đó cụ thể hoặc thời điểm nhất định trong năm. Ngoài ra, các triệu chứng khác của dị ứng có thể mắc kèm như hắt xì, ngứa, chảy nước mắt, sổ mũi, phát ban. Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là một bệnh mãn tính liên quan đến tình trạng viêm và thu hẹp đường thở. Hen suyễn có thể được kích hoạt bởi các yếu tố từ môi trường, bệnh hô hấp hoặc vận động. Những cơn ho khan kéo dài thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm hoặc lúc bé đang chơi. Bạn có thể nghe thấy tiếng thở rít từng cơn khi con ngủ. Nhiễm virus: Một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra có thể dẫn đến ho khan ở trẻ gồm viêm phổi, bệnh cúm, viêm phế quản, cảm lạnh thông thường. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mà tiếng ho có thể nghe khàn và thở khò khè hơn. Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus không đáp ứng điều trị với kháng sinh. Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cúm, cảm lạnh thông thường có nhiều triệu chứng, bao gồm ho khan. Tình trạng ho khan dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần dù bệnh đã khỏi. Chất kích thích: Một số chất kích thích phổ biến có thể gây viêm họng dẫn tới ho khan ở trẻ gồm: khói thuốc lá, khí thải xe cộ, ô nhiễm không khí, bụi bặm, không khí quá lạnh hoặc khô. Nếu bé tiếp xúc với chất kích thích thường xuyên, tình trạng ho khan có thể trở thành bệnh mãn tính. Trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng bé có thể gặp gồm ho khan, thường xuyên nôn mửa hoặc khạc ra nước bọt, có vị khó chịu trong miệng, cảm giác nóng trong ngực (ợ chua). Tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển. Ho khan do thói quen của bé mà không có nguyên nhân cụ thể. Do tắc nghẽn đường thở khi ăn hoặc chơi đồ chơi. Nếu bé bị tắc nghẽn đường thở, tiếng ho của bé có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng tống dị vật ra ngoài. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng động nghẹn. Trong trường hợp này, cha mẹ cần có biện pháp sơ cứu hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt. Trẻ ho khan có thể gặp triệu chứng nào khác? Ho khan dai dẳng gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của bé, bao gồm: Quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc. Nôn mửa. Chóng mặt, mệt mỏi. Chán ăn, bỏ bữa. Đái dầm. Tim đập nhanh. Chảy máu nướu, chân răng. Đổ nhiều mồ hôi. Gãy xương sườn. Bé chậm lớn, giảm cân. Trẻ bị ho khan có thể kèm theo các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bao gồm: Chảy nước mũi, nghẹt mũi. Hắng họng thường xuyên. Đau họng. Khàn tiếng. Thở rít, thở khò khè, khó thở. Trường hợp ít gặp có thể ho ra máu. ☛ Tham khảo thêm: Ho khan kéo dài không khỏi là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho khan? Điều đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng dẫn tới xác định sai mức độ bệnh của con. Bạn nên theo dõi từng biểu hiện của con, bao gồm: Thời gian và cường độ ho (vào ban ngày hay ban đêm, ho nhiều lần hay ngắt quãng…). Đặc điểm của tiếng ho (tiếng khàn, đanh…). Xác định nguyên nhân dẫn đến ho (thay đổi thời tiết, khả năng hít phải dị vật, bé vận động nhiều…). Tiền sử bệnh của bé. Các triệu chứng kèm theo ho khan như sốt. Sau khi xác định được vấn đề đang xảy ra với bé, bạn có thể: Đưa bé đến cơ sở y tế nếu tình trạng khẩn cấp. Nếu bé bị sốt, bạn có thể mua thuốc hạ sốt cho bé. Lưu ý không cho trẻ uống aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye. Bạn có thể hỏi ý kiến dược sĩ nhà thuốc trong lựa chọn thuốc thích hợp. Làm loãng, loại bỏ chất nhầy trong mũi của con bằng nước muối sinh lý. Tạo không khí trong lành xung quanh bé, kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ trong nhà phù hợp thông qua các thiết bị, máy móc. Bé bị ho khan khi nào phải thăm khám gấp? Hầu hết các cơn ho khan thường tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa nếu: Bé dưới 3 tháng tuổi hoặc sinh non hơn 3 tuần. Khó thở, thở rít to, không bú mẹ được. Ho do có dị vật. Ho dữ dội, da xanh xao, đặc biệt nếu trẻ chưa tiêm chủng bệnh ho gà. Nôn mửa nhiều lần. Chảy nước dãi không kiểm soát. Ho kéo dài hơn 2 tuần. Ho ra máu, chất nhầy màu xanh lá cây hoặc đờm có mùi hôi. Sốt cao. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định một số xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. ☛  Tham khảo thêm: Thuốc điều trị ho khan  Mẹo chữa dứt điểm ho khan cho bé tại nhà Dưới đây là một số biện pháp trị ho khan cho bé cha mẹ có thể tham khảo: Thay đổi môi trường sống Thay đổi độ ẩm không khí: Để điều trị ho khan vào ban đêm, bạn nên đặt máy xông hơi phun sương hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ. Độ ẩm có tác dụng làm giảm các kích thích gây ho. Tránh khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây kích ứng phổi và làm bé ho nặng hơn. Tốt hơn nhất các thành viên trong gia đình không nên hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của con. Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, thông mũi, làm dịu các cơn ho như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà, bạc hà, oải hương… Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Đảm bảo môi trường sống trong lành, giảm thiểu các nguy cơ gây ho khan như bụi, lông vật nuôi, vi khuẩn… Kê cao gối khi đi ngủ Tác động của trọng lực sẽ khiến chất nhầy đọng lại ở phía sau cổ họng và gây ho. Một cách để phòng tránh điều này xảy ra chính là kê cao gối khi ngủ. Nó cũng giúp giảm chứng ợ nóng hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, từ đó đem lại sự ngon giấc cho bé mà không bị gián đoạn bởi cơn ho kéo đến. Uống đủ nước mỗi ngày Trẻ bị ho khan nhiều có xu hướng bị mất nước. Nước không chỉ tác dụng hydrat hóa, mà còn giúp hệ thống miễn dịch chống lại nguồn nhiễm trùng hoặc virus gây ho, đồng thời làm dịu cơn đau họng. Bạn nên cho con uống nước ấm, súp gà và hạn chế nước ngọt, nước có ga. Súc miệng nước muối Nước muối giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giảm thời gian ho, làm dịu các mô bị viêm và chữa lành vết thương. Bạn nên hướng dẫn bé cách súc miệng đúng cách. Tránh các hoạt động thể chất Vận động nhiều có thể gây ra tình trạng co thắt đường thở tạm thời, dẫn tới cơn ho. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tránh để bé chơi các trò vận động hoặc chơi trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo Một số loại thực phẩm giúp chữa ho cho trẻ em bạn có thể tham khảo: Sữa mẹ: Sữa mẹ là một nguồn kháng thể tốt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Bạn nên kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi hay không trước khi bắt đầu cho bé ăn. Mật ong: Nếu bé từ 1 tuổi trở lên, bạn có thể cho con ăn mật ong. Tuy mật ong không thể trị ho dứt điểm, nhưng nó giúp làm dịu niêm mạc và đẩy nhanh quá trình điều trị. Cà rốt: Cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus gây ho. Nước ép lựu: Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp làm dịu cơn cảm lạnh và ho của trẻ. Trái cây có múi: Uống nước cam hoặc chanh có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, đồng thời làm dịu tắc nghẽn và làm loãng chất nhầy. Ngoài các thực phẩm nên dùng, một số loại thực phẩm bạn cần tránh đưa vào chế độ ăn của bé như: Đường: Không nên cho trẻ ăn nhiều kẹo, đồ ngọt khi trẻ bị cảm hoặc ho. Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô khiến trẻ khó nuốt và làm tăng nguy cơ mắc nghẹn khi ăn. Thức ăn cay hoặc đồ chiên nhiều dầu mỡ: Nó có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng ho của bé. ☛ Có thể bạn muốn biết: Bài thuốc trị ho khan cho trẻ hiệu quả Sử dụng siro Heviho giúp bé yêu đẩy lùi cơn ho khan hiệu quả Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng siro Heviho cho bé yêu của mình. Siro Heviho là sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. Sản phẩm giúp giảm đau rát họng, ngứa họng, ho khan ở trẻ em. Siro Heviho được bào chế từ các thành phần thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ: Cao xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, xuyên bối mẫu, S3-Elebosin. Bạn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm cho bé mà không phải lo kháng thuốc hay tác dụng phụ. Đặc biệt, hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giúp giải quyết tình trạng ho khan, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ nguyên nhân gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho chính hãng Đặt giao Siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn biết cách xử lý khi trẻ bị ho khan. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/dry-cough-in-kids#summary https://www.healthline.com/health/kids-dry-cough#relief-tips https://www.parents.com/health/cough/wet-cough-vs-dry-cough-in-kids-causes-symptoms-and-home-remedies/ Chia sẻ16

6 Bài thuốc dân gian trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả!

Các bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi được rất nhiều người quan tâm bởi chúng thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính và rất dễ tìm kiếm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bài thuốc qua bài viết dưới đây. ☛ Tìm hiểu trước: Bệnh ho – Tất cả thông tin dành cho bạn Mục lục1. Vì sao ho lâu ngày không khỏi?1.1. Ho lâu ngày không khỏi do các bệnh lý1.2. Ho lâu ngày không khỏi do tác nhân khác2. Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả2.1. Trị ho lâu ngày bằng củ cải trắng2.2. Gừng – vị thuốc chữa ho lâu ngày hiệu quả2.3. Sử dụng tỏi trị ho kéo dài2.4. Bài thuốc trị ho kéo dài không khỏi từ mật ong2.5. Hoa đu đủ đực trị dứt điểm chứng ho lâu ngày2.6. Cam thảo giảm tình trạng ho kéo dài3. Lưu ý khi chữa ho lâu ngày không khỏi bằng các bài thuốc4. Đánh bay ho lâu ngày không khỏi với Heviho Vì sao ho lâu ngày không khỏi? Ho lâu ngày không khỏi (ho dai dẳng) là tình trạng ho kéo dài, tái diễn trong nhiều ngày khiến người mắc phải thường mất ngút và mệt mỏi.  Bệnh rất dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa đông lạnh nên hay bị tái phát, nếu không được điều trị nhanh chóng thì sẽ làm gây tổn thường đường hô hấp. Ho lâu ngày không khỏi do các bệnh lý Phổi tắc nghẽn mãn tính: nguyên nhân của bệnh là do hút thuốc và người mắc bệnh thường từ 40 tuổi trở lên. Đây là tình trạng phế quản co thắt không phục hồi và thường phải can thiệp bằng thuốc và điều trị mới cảm thấy dễ thở hơn. Triệu chứng của bệnh thường là ho kéo dài kèm nhiều đờm. Viêm họng mãn tính: tình trạng niêm mạc họng cổ bị viêm kéo dài. Bệnh này thường rất dai dẳng, kéo dài, rất khó điều trị và dễ tái phát. Biểu hiện của bệnh là đau họng kéo dài, ngứa rát họng, ho nhiều, ho dai dẳng không khỏi và có đờm. Lao phổi: bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra ở phổi người bệnh. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh nhiều nơi trên cơ thể và thường có những dấu hiệu như sau: ho dai dẳng, ho khan kèm theo đờm và máu, đau ngực, đổ mồ hôi về đêm, sút cân… Viêm phổi: Là tình trạng bị viêm các phế nang trong phổi. Khác với các bệnh lý khác, viêm phổi sẽ thường xuyên ho vào ban đêm và dai dẳng. Ngoài ra, ho còn có kèm theo đờm màu xanh hoặc lẫn máu, sốt cao, run lạnh… Ho lâu ngày không khỏi do tác nhân khác Vấn đề về sức khoẻ: Đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn thì nguy cơ gặp phải tình trạng ho kéo dài rất cao. Ngoài ra, trào ngược axit dạ dày cũng gây ra ho dai dẳng lâu ngày. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể: bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong thời gian mắc bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng, làm dịu cổ họng và đẩy lùi ho. Với những người bệnh uống ít nước thì sẽ khiến tình trạng ho kéo dài không khỏi. Tâm lý: căng thẳng hoặc stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ho bị kéo dài, không những vậy mà tình trạng có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Lạm dụng thuốc không kê đơn (OTC): một vài loại thuốc tây hoặc thuốc xịt mũi có tác dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Thế nhưng việc sử dụng thuốc vượt quá 3 ngày có thể gây ra phản ứng phụ như: chảy nước mũi hoặc tắc nghẽn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể khiến cho những cơn ho diễn ra nặng nề hơn. Môi trường sống: nguyên nhân như khói bụi, không khí ẩm mốc hoặc quá khô, phấn hoa, lông thú cưng,… có thể gây kích ứng họng. Điều này có thể gây kích ứng ho, nhất là đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Khi thấy tình trạng ho lâu ngày kèm theo các biểu hiện như: đau ngực, khó thở, thở khò khè, có đờm hoặc lẫn máu,… thì bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. ☛ Chi tiết: Ho lâu ngày không khỏi: nguyên nhân và bệnh lý cảnh báo! Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả Bạn có thể tham khảo các bài thuốc trị ho dưới đây để tình trạng ho lâu ngày không khỏi thuyên giảm: Trị ho lâu ngày bằng củ cải trắng Củ cải trắng không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn mà còn là vị thuốc chữa ho được nhiều người biết đến. Trong thành phần của củ cải trắng chứa nhiều nước, chất xơ, năng lượng và các loại chất dinh dưỡng khác như: chất béo, protein, kali, vitamin C, vitamin B3, phospho, sắt, magie,… Ngoài ra, chất Raphinin có trong củ cải trắng có tác dụng ức chế đối với một số vi khuẩn như Staphylococus aureus (tụ cầu), Streptococus pneumoniae (liên cầu) và E.Coli. Đây là các vi khuẩn thường gây bệnh viêm hầu họng, viêm phế quản,…dẫn đến các chứng ho, ho lâu ngày không khỏi. Để điều trị ho lâu ngày không khỏi, các thực hiện rất đơn giản như sau. Cách 1: Nước củ cải trắng Bạn mua củ cải trắng sạch rồi gọt vỏ, rửa sạch. Thái củ cải thành miếng nhỏ rồi đem đi luộc. Chắt bỏ bã, lấy nước uống 1 lần/ ngày vào mỗi buổi tối. Thực hiện kiên trì khoảng 7-10 ngày thì sẽ triệu chứng ho giảm rõ rệt. Cách 2: Củ cải trắng kết hợp mật ong Bạn chuẩn bị: 2 củ cải trắng tươi và mật ong nguyên chất. Gọt sạch vỏ củ cải trắng rồi đem rửa sạch, sau đó thái sợi. Ngâm củ cải trắng với mật ong trong hũ. Đậy nắp hũ thật kín để qua đêm. Hôm sau, bạn có thể chắt lấy nước để uống. Bạn kiên trì thực hiện khoảng 5-7 ngày sẽ thấy giảm ho rõ rệt. Gừng – vị thuốc chữa ho lâu ngày hiệu quả Từ lâu, gừng được xem là vị thuốc chữa ho lâu ngày rất hiệu quả. Trong Đông Y, gừng tính nóng có tác dụng làm dịu cổ họng nhanh và ngăn ngừa các cơn ho hiệu quả. Theo y học hiện đại, trong thành phần của gừng có hoạt chất gingerols, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm, giảm sưng, giúp cải thiện triệu chứng ho lâu ngày không khỏi. Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hoá có trong gừng cũng giúp làm loãng đờm và làm dịu niêm mạc họng, hạn chế tối được tình trạng kích ứng gây ho. Bài thuốc trị ho lâu ngày bằng gừng như sau: Cách 1: Gừng kết hợp đường phèn Cần chuẩn bị: 1 củ gừng và đường phèn. Lấy 1 củ gừng tươi đem đi gọt vỏ, rửa sách rồi thái lát mỏng. Bỏ gừng vừa thái vào bát rồi cho thêm đường phèn vào. Đem đi hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút rồi để nguội. Bạn có thể ngậm 1 thìa hỗn hợp khoảng 2-3 lần/ ngày. Thực hiện kiên trì 2-3 ngày sẽ đẩy lùi được triệu chứng ho lâu ngày không khỏi hiệu quả. Cách 2: Gừng kết hợp với muối Chuẩn bị: 1 củ gừng và một ít nước muối. Gừng sau khi gọt vỏ thì đem đi rửa sạch và giã nát. Cho nước gừng và nồi rồi cho thêm một chút nước muối đem đi đun. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1/2 so với lượng nước ban đầu. Chắt nước gừng và sử dụng ngày 1 lần. Lưu ý: Đối với bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi bằng gừng, những đối tượng sau đây không nên sử dụng: Người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân bị sỏi mật hoặc bệnh gan. Người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh nhân bị xuất huyết hoặc trĩ. Người bệnh tim, cao huyết áp. Sử dụng tỏi trị ho kéo dài Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần trong củ tỏi chứa nhiều chất selen, nhiều nguyên tố vi lượng, chất kháng sinh acillin… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Chính vì thế, tỏi có thể làm giảm tình trạng ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Cách 1: Tỏi kết hợp mật ong Chuẩn bị: 1 củ tỏi và mật ong. Bóc vỏ tỏi ra sau đó đập dập hoặc giã nát. Cho tỏi vào bát rồi thêm khoảng 3 thìa cà phê mật ong. Hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 20 phút rồi lấy ra và để nguội. Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng  khoảng 1 thìa cà phê. Sau 1 tuần sử dụng sẽ thấy giảm ho rõ rệt. Cách 2: Tỏi kết hợp cùng sữa và mật ong Chuẩn bị: 5 củ tỏi và 200ml sữa. Bóc vỏ tỏi sau đó đập dập. Cho tỏi và sữa vào nồi rồi đun sôi cho tỏi chín. Lọc lấy phần sữa rồi thêm 2 thìa mật ong uống khi còn ấm. Bạn nên uống khoảng 200ml sữa tỏi mỗi ngày chứ không để qua đêm. Thực hiện uống 1 lần hoặc có thể chia 2-3 lần trong ngày để uống. Bài thuốc trị ho kéo dài không khỏi từ mật ong Mật ong được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt nấm và vi khuẩn đối với họng rất tốt. Theo nghiên cứu y học chỉ ra rằng, trong thàng phần của mật ong có chứa Albumin và Pantothenic có vai trò kích thích hình thành tế bào mới, giúp làm lành các tổn thương bên trong lớp niêm mạc họng và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm họng. Ngoài ra, trong mật ong có chứa nhiều vitamin, acid amin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Chính vì thế, mật ong được xem là phương pháp trị ho lâu ngày không khỏi vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc bằng mật ong như sau: Cách 1: Mật ong kết hợp với quất Chuẩn bị: 2-3 quả quất tươi và mật ong. Đem rửa sạch quất, bổ đôi và loại bỏ hạt. Cho quất và mật ong vào bát rồi đem hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Để nguội hỗn hợp, dùng 2-3 lần/ ngày và dùng sau bữa ăn. Cách 2: Mật ong kết hợp với gừng Chuẩn bị: 1 củ gừng và mật ong nguyên chất. Gừng sau khi gọt vỏ rồi giã nhuyễn lấy nước cốt. Cho vào bát nước cốt gừng, 50ml nước lọc và khoảng 2 thìa cà phê mật ong. Hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút. Bạn sử dụng nhiều lần trong ngày và kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng ho lâu ngày cải thiện đáng kể. Lưu ý: Không nên sử dụng các bài thuốc trị ho bằng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. >> Tham khảo thêm: Cách chữa ho có đờm bằng mật ong Hoa đu đủ đực trị dứt điểm chứng ho lâu ngày Hoa đu đủ đực có khả năng làm giảm ho, long đờm, giảm nhanh triệu chứng đau rát cổ họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo y học hiện đại, hoa đu đủ đực có chứa hoạt chất quý như beta – carotene, phenol, vitamin C,… có tác dụng chống sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, hoa đu đủ đực thường được dùng để chữa các bệnh ho như: ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho gió, ho do sưng họng,… Dưới đây là cách chữa ho bằng hoa đu đủ đực như sau: Chuẩn bị: 20g hoa đu đủ đực, 10g đường phèn. Rửa thật sạch hoa đu đủ ròi để ráo nước. Sau đó thái nhỏ hoa rồi đem đi hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Chắt lấy nước cốt và sử dụng 2-3 lần/ ngày. Đối với trẻ nhỏ thì pha nước cốt này với nước lọc, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê nước cốt. Đối với người lớn thì dùng 3 thìa cà phê nước cốt. Cam thảo giảm tình trạng ho kéo dài Trong Đông y, cam thảo là loại thảo dược có vị ngọt, tính bình, không độc, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm. Không những vậy mà Y học hiện đại cũng nghiên cứu ra rằng, trong thành phần của cam thảo có chưa hơn 300 hợp chất khác nhau, có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, có khả năng làm lành những thương tổn vùng niêm mạc họng. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị: 2-3 lát cam thảo. Rửa sạch cam thảo rồi hãm trong nước sôi. Uống nước cam thảo hàng ngày (uống như cách uống trà hàng ngày cho đến khi hết ngọt thì bỏ bã đi). Kiên trì thực hiện và uống đều đặn trong khoảng 5-7 ngày thì triệu chứng ho lâu ngày sẽ giảm nhiều. Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc bằng cam thảo này để chữa ho lâu ngày không khỏi thì có thể sẽ gặp tác dụng phụ gây khó chịu ở dạ dày. Khi đó, nên ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng xuống cho phù hợp. ☛ Đọc thêm: Mách cách trị ho lâu ngày hiệu quả, an toàn! Lưu ý khi chữa ho lâu ngày không khỏi bằng các bài thuốc Bạn cần lưu ý một số điều sau khi áp dụng các bài thuốc chữa ho lâu ngày để tình trạng ho sớm thuyên giảm và hạn chế tái phát: Cần phải rửa sạch các nguyên liệu và ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Các bài thuốc trị ho lâu ngày là nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, có sẵn và dễ thực hiện nhưng hiệu quả sẽ tùy theo cơ địa từng người. Trong thời gian chữa ho, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Luôn giữ ấm cơ thể, không nên tắm muộn, tắm nước lạnh. Không uống nước đá lạnh trong thời gian chữa ho. Bổ sung chế độ ăn uống hợp ý, khoa học để tăng cường sức đề kháng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để sử dụng khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Đánh bay ho lâu ngày không khỏi với Heviho Heviho là thành tựu nghiên cứu khoa học đã được cấp bằng sáng chế của PGS.TS Lê Minh Hà công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm đạt giải vàng trong Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc. Heviho có chứa S3-ELEBOSIN (chiết xuất từ Sâm đại hành) – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Cơ chế hoạt động nhờ ức chế đáng kể sự suy giảm hệ lưới nội bào và khả năng chống viêm rất mạnh do ngăn cản hình thành các yếu tố trung gian gây viêm bao gồm IL-12p40, IL-6, TNF-alpha. Kết quả mang lại 4 tác dụng đồng thời kháng viêm, giảm đau, giảm ho và long đờm, tính an toàn cao cho người sử dụng. Bên cạnh đó, với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên: Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Mạch môn, Cát cánh và Cam thảo… không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày. Heviho có tác dụng: Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm ở người bị viêm đường hô hấp Giúp giảm đau, nóng rát họng, ngứa họng, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, vướng họng, khó nuốt. Để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho: BẤM VÀO ĐÂY Để đặt giao Heviho tại nhà: BẤM VÀO ĐÂY Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những cơn ho dai dẳng lâu ngày nhé! Chia sẻ14

Loading...