Có rất nhiều cách giảm ho, chữa đau họng siêu nhanh, siêu đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Hãy áp dụng ngay để điều trị đau họng dứt điểm tuy nhiên những cách này sẽ không cho hiệu quả tức thì mà bạn cần kiên trì áp dụng đủ thời gian từ 5-10 ngày để trị bệnh hiệu quả. Mục lụcHiểu rõ hơn về ho và bệnh đau họngCách chữa đau họng, giảm ho nhanh nhất tại nhà1. Chữa đau họng, giảm ho với mật ong2. Hạt mè giúp giảm ho, trị đau họng3. Cách giảm ho, chữa đau họng với muối4. Nước cam chữa ho đau họng hiệu quả5. Gừng tươi trị đau họng, giảm ho cấp tốc6. Cách giảm ho, chữa đau họng hiệu quả bằng hành tây7. Chữa đau họng, giảm ho bằng tỏi tươi8. Nhai lá húng quế giúp giảm ho và trị đau họngLưu ý khi đang bị ho, đau họngPhương pháp từ thảo dược giúp giảm ho, đau rát họng Hiểu rõ hơn về ho và bệnh đau họng Ho được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với yếu tố kích thích, là cơ chế tự bảo vệ của phổi trước sự tác động của các dị vật hô hấp hoặc vi khuẩn, virus gây hại. Tình trạng ho kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải chứng bệnh nào đó, chủ yếu là liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng,… Đau họng là tình trạng khá phổ biến, thường gặp khi mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm lưỡi gà hoặc đơn giản hơn chỉ là do niêm mạc họng thiếu nước dẫn tới khô, đau. Bệnh đau họng đến từ nhiều nguyên nhân và sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau. trước khi muốn chữa đau họng bạn nên hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân. ➤ Tham khảo trong bài viết này: Bệnh đau họng. Nguyên nhân và triệu chứng Cách chữa đau họng, giảm ho nhanh nhất tại nhà Dân gian xưa đến nay lưu truyền vô số cách chữa trị ho đau họng không cần dùng kháng sinh tại nhà siêu đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả mà chỉ cần kiên trì áp dụng người bệnh sẽ nhanh chóng thấy triệu chứng bệnh đau họng biến mất 1. Chữa đau họng, giảm ho với mật ong Đầu tiên không thể không nhắc đến mật ong do mật ong được xem như một loại thần dược trong nhu cầu làm đẹp và có khả năng điều trị tận gốc một số bệnh về dạ dày và hệ hô hấp như: Ho. đau họng, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,… mật ong có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch vùng miệng họng hiệu quả để giúp đẩy lùi nhanh những triệu chứng của bệnh đau họng ✔ Mật ong nguyên chất: Có thể sử dụng mật ong nguyên chất bằng vệc mỗi ngày uống 2 thìa mật ong cùng 1 ly nước ấm giúp điều trị dứt điểm bệnh đau họng uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. ✔ Hỗn hợp mật ong: Hoặc kết hợp mật ong với một số nguyên liệu thiên nhiên để chữa đau họng hiệu quả như: Gừng tươi, nghệ, chanh đào, quất, tỏi, bột quế, giấm táo, trà mật ong,… Những nguyên liệu này đều rất phù hợp và mang lại hiệu quả tốt trong quá trình chữa bệnh ho đau họng *** Lưu ý: Không nên áp dụng cách chữa ho đau họng bằng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì mật ong không an toàn khi trẻ còn quá nhỏ. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách trị ho bằng mật ong tại nhà cho cả bé lẫn cha mẹ! 2. Hạt mè giúp giảm ho, trị đau họng Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn hãy dùng hỗn hợp hạt mè, hạt lanh cùng mật ong được trộn đều với nhau để điều trị bệnh ho đau họng của mình. 3. Cách giảm ho, chữa đau họng với muối Muối cũng là nguyên liệu điều trị đau họng siêu nhanh mà bạn không nên bỏ qua do muối có khả năng làm sạch vùng cổ họng, giảm viêm, tiêu sưng nhanh chóng sẽ giúp cổ họng của bạn dễ chịu nhanh chóng sau khi áp dụng ✔ Nước muối loãng: Sử dụng nước muối loãng súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần để làm sạch cổ họng. Loại bỏ những cơn ho, đau họng nhanh chóng và đồng thời giúp làm sạch vùng răng miệng. ✔ Muối hạt: Ngậm một chút muối hạt sâu trong vùng họng cho muối ngấm đều vào vùng niêm mạc họng. Mỗi ngày lặp lại 3-4 lần. 4. Nước cam chữa ho đau họng hiệu quả Nước cam không những chứa nhiều vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng mà còn giúp chữa bệnh đau họng rất hiệu quả Mỗi ngày uống 1-2 ly nước cam ấm để chữa ho đau họng nhanh nhất có thể, bạn hãy áp dụng ngay nhé vì cách này rất hiệu quả. 5. Gừng tươi trị đau họng, giảm ho cấp tốc Có 3 cách trị ho đau họng với gừng tươi vô cùng hiệu quả do gừng chứa chất chống oxy hóa giúp làm sạch dị vật trong vùng niêm mạc họng, giảm sưng, tiêu viêm, loại trừ ho và làm dịu cổ họng rất tốt bạn nên thử ngay nhé: ✔ Gừng và muối chữa đau họng cấp tốc Gừng và muối được xem như một cặp đôi hoàn hảo trong việc chữa ho đau họng hiệu quả do có khả năng làm sạch và chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong vùng niêm mạc họng Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem rửa sạch rồi giã nát sau đó thêm muối cùng nước vào đun nhỏ lửa cho sôi kĩ đến khi chỉ còn lại 1/2 lượng nước so với ban đầu. Sau đó đem lọc lấy nước trong rồi uống mỗi ngày khi hỗn hợp còn đang ấm. ✔ Gừng cùng đường phèn Hỗn hợp này có khả năng làm dịu cổ họng và đặc biệt giúp long đờm rất tốt nếu đang bị ho có đờm kèm theo đau họng. Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng. Cho vào 1 chiếc bát nhỏ rồi bỏ cùng đường phèn và đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Dùng nước cốt này ngậm mỗi ngày từ 2-3 lần ✔ Gừng, lá me cùng chanh tươi Chuẩn bị một nắm lá me tươi và 1 củ gừng đem rửa sạch. gừng gọt vỏ rồi thái lát mỏng. Cho gừng cùng lá me vào nồi đun nhỏ lửa cùng 2 ly nước đợi sôi kĩ đến khi chỉ còn lại 1 ly nước thì cho ra ly rồi thêm 1 chút đường cùng nước cốt chanh, khuấy đều rồi uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1-2 ly để trị ho đau họng một cách nhanh chóng. 6. Cách giảm ho, chữa đau họng hiệu quả bằng hành tây Chỉ với việc mỗi ngày bạn uống 1-2 ly nước ép hành tây được pha với nước ấm và thêm 1 chút muối để đẩy lùi đau họng nhanh chóng. Nếu không áp dụng được cách này có thể thêm hành vào những món ăn hàng ngày của bạn để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 7. Chữa đau họng, giảm ho bằng tỏi tươi Đây là phương pháp có lẽ là đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất mà lại mang về hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh ho đau họng tại nhà, Chỉ bằng việc mỗi ngày bạn ngậm 1 lát tỏi tươi trong vòng 10-15 phút cho đến khi thấy vùng họng nóng lên thì nhai nuốt từ từ từ lát tỏi. Mỗi ngày lặp lại 2-3 lần để bệnh đau họng nhanh chóng biến mất. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10 cây thuốc nam trị ho hiệu quả đáng ngạc nhiên 8. Nhai lá húng quế giúp giảm ho và trị đau họng Đây là cách siêu đơn giản nhưng giúp bạn đẩy lùi triệu chứng của bệnh đau họng rất hiệu quả bằng việc mỗi ngày nhai 3-5 lá húng quế tươi đã được rửa sạch rồi nuốt từ từ trong miệng. lặp lại 2-3 lần để hiệu quả tốt hơn. Lưu ý khi đang bị ho, đau họng Khi đang bị ho, đau họng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát: Uống nhiều nước mỗi ngày là điều cần thiết cho cơ thể và tốt hơn cho người đang bị bệnh đau họng Xông hơi vùng mũi họng bằng nước nóng và thêm vài giọt dầu tràm để có hiệu quả tốt hơn. Tắm nước nóng hơn bình thường để bệnh đau họng nhanh chóng biến mất. Giữ ấm vùng cổ họng đặc biệt là vào mùa đông. Không sử dụng thực phẩm ăn uống ở thể lạnh. Tạo đủ độ ẩm trong phòng bằng một máy tạo độ ẩm là điều cần thiết. Trồng thêm cây xanh trong nhà để lọc sạch không khí trong không gian sống của gia đình bạn. Không hút thuốc lá, uống rượu bia. Không để cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm cúm. Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh hít nhiều khói bụi. Không nên tắm sau 21h Sau khí tắm không nằm trực diện với quạt hay điều hòa. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước, sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và yên tâm khi mắc bệnh ho đau họng. Bạn hãy áp dụng những cách điều trị trên ít nhất 5-7 ngày nếu không khỏi thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. ☛ Xem thêm: Bị viêm đau họng phải làm sao để giảm đau? Phương pháp từ thảo dược giúp giảm ho, đau rát họng Bạn đọc có thể tham khảo sử dụng Heviho nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Heviho mang đến 3 tác động toàn diện: Giúp nhanh giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, vướng cộm cổ họng… Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi các tổn thương niêm mạc họng, ngăn tái phát hiệu quả. Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp người lớn bị viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng. Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính. CLICK VÀO ĐÂY để đặt hàng online giap hàng tận nhà Siro Heviho và Heviho Viêm đường hô hấp là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ17
Ho
Dịu cơn ho đau rát cổ họng với tỏi
Có rất nhiều cách giúp làm dịu cơn ho đau rát cổ họng nhanh chóng mà không thể bỏ qua cách nhanh nhất từ tỏi. Đây là loại nguyên liệu được dân gian sử dụng phổ biến nhất khi đang mong muốn điều trị bệnh viêm đau rát họng. Mục lụcVì sao tỏi có thể làm dịu triệu chứng đau rát cổ họngNhững phương pháp điều trị đau họng với tỏi1. Tỏi tươi2. Tỏi mật ong3. Tỏi sữa tươi4. Tỏi ngâm giấm5. Tỏi nướng6. Tỏi và muối7. Sinh tố tỏi điều trị đau rát cổ họng8. Tỏi hấp9. Tỏi và đường phèn10. Rượu tỏiLưu ý khi điều trị đau rát cổ họng với tỏi Vì sao tỏi có thể làm dịu triệu chứng đau rát cổ họng Tỏi có tính ấm, vị hơi cay được xem như một loại kháng sinh tự nhiên do chứa hoạt chất alicin với khả năng kháng khuẩn cưc mạnh giúp làm sạch vùng niêm mạc họng, ngăn ngừa ngứa rát và điều trị đau rát cổ họng một cách nhanh chóng. >>> Tìm hiểu thêm: Bệnh đau họng là gì? Những phương pháp điều trị đau họng với tỏi 1. Tỏi tươi Tỏi tươi có khả năng trị viêm, tiêu sưng, tính nóng ấm chứa trong tỏi có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị đau rát họng, viêm ngứa họng hay bị ho khan hoặc ho có đờm. Không cần phải cầu kì chuẩn bị, việc mỗi ngày bạn tập thói quen ngậm 2 tép tỏi tươi trong miệng, sau 10-15 phút sẽ thấy vùng cổ họng nóng dần lên. Sau đó nhai và nuốt từ từ tép tỏi để điều trị đau rát họng. Mỗi ngày lặp lại 2 lần để có hiệu quả tốt hơn 2. Tỏi mật ong Mật ong có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể bên cạnh đó còn có công dụng kháng khuẩn cao giúp tiêu viêm, làm dịu cơn đau rát cổ họng nhanh chóng, tăng sức đề kháng cho cơ thể nên sẽ đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Chuẩn bị vài củ tỏi đem giã nhuyễn sau đó cho vào 1 chiếc nồi nhỏ, thêm nước và mật ong vào đun sôi thật kĩ với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sánh mịn lại thì tắt bếp. Sử dụng siro này ngậm mỗi ngày từ 2-3 lần để trị viêm họng mãn tính. 3. Tỏi sữa tươi Chuẩn bị vài nhánh tỏi tươi đem giã dập rồi bỏ vào ly sữa nóng. Đợi khi ly sữa còn ấm thì uống từ từ từng ngụm để hỗn hợp có thể làm dịu vùng họng đang bị đau rát. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt . 4. Tỏi ngâm giấm Giấm có tính axit nhẹ có khả năng làm sạch và kháng khuẩn vùng miệng họng rất tốt, giảm thiểu triệu chứng của viêm đường hô hấp trên. Bên cạnh đó các hoạt chất chống oxy hóa chứa trong giấm giúp giảm ho và đau họng rất nhanh chóng. Chuẩn bị vài củ tỏi bóc sạch vỏ rồi ngâm cùng giấm trong lọ thủy tinh. Sau khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi khi người bệnh có cảm giác đau rát vùng cổ họng hay bị ho có thể dùng 1 tép tỏi ngậm trong miệng cho đến khi thấy nóng vùng cổ họng thì nhai nuốt từ từ để đẩy lùi cơn ho và đau rát họng một cách nhanh chóng 5. Tỏi nướng Chuẩn bị 1 tép tỏi đem nướng kĩ sau đó bóc vỏ và giã nhuyễn rồi cho vào 1 ly nước ấm cho người bệnh uống đều đặn mỗi ngày 1-2 lần. Lưu ý trong quá trình nướng không để tỏi bị cháy. Nếu là trẻ em thì chỉ cần dùng 1/2 lượng tỏi so với người lớn là đủ. Áp dụng cho đến khi triệu chứng đau rát cổ họng không còn nữa. 6. Tỏi và muối Chuẩn bị vài nhánh tỏi đem bóc vỏ rồi đập dập, trộn đều với một chút muối và thêm vào đó 2-3 thìa nước. Sau đó đem hỗn hợp cho vào nồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Lọc lấy phần nước rồi ngậm và nuốt từ từ trong miệng. Nếu ăn được tỏi bạn có thể nhai cả phần tỏi đã được hấp chín thì càng tốt. Sau vài ngày áp dụng bạn sẽ thấy vùng họng giảm đau rát đáng kể hoặc biến mất. 7. Sinh tố tỏi điều trị đau rát cổ họng Nghe có vẻ khá lạ lẫm nhưng cách này giúp bạn đánh bật nhanh chóng triệu chứng đau rát cổ họng rất hiệu quả. Hãy thử ngay nhé. Chuẩn bị: Hành tây, cà rốt, mùi tây, thì là, xà lách và tỏi tươi, mỗi thứ 1 ít vừa đủ dùng rồi đem các nguyên liệu đi rửa sạch và cắt khúc. Cho toàn bộ vào máy xay sinh tố, thêm 200ml nước lọc rồi xay nhuyễn. Mỗi ngày uống 1 ly sinh tố này trước khi ăn sáng 10 phút. Uống liền trong vòng 3-5 ngày. 8. Tỏi hấp Chuẩn bị vài nhánh tỏi để nguyên vỏ rồi đập dập sau đó cho vào bát thêm vào đó 1 chút mật ong rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống nước này 3 lần mỗi lần 1-2 thìa cafe để điều trị dứt điểm triệu chứng đau rát cổ họng nhanh chóng. Chỉ sau 30 phút sử dụng hỗn hợp bạn sẽ dứt được cơn ho và ngứa rát họng giảm thiểu rất nhiều. Sử dụng cho đến khi khỏi hẳn. 9. Tỏi và đường phèn Dùng 1 củ tỏi đem bóc vỏ rồi đập dập rồi cho vào 1 chiếc nồi nhỏ, thêm vào một chút đường phèn và nước sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi cạn bớt nước và thu được một hỗn hợp sánh mịn. Dùng hỗn hợp này uống mỗi ngày 1-2 lần để điều trị viêm và đau rát cổ họng. 10. Rượu tỏi Chuẩn bị vài củ tỏi đem bóc vỏ rồi đập dập sau đó cho vào chai rượu nhỏ ngâm cùng. Đưa mũi sát vào miệng chai rượu tỏi rồi hít thật sâu để hơi hăng của rượu cùng với tỏi xông được vào vùng mũi họng của người bệnh. Mỗi ngày lặp lại từ 4-5 lần cho đến khi rượu tỏi hết hơi cay nồng thì thay bình rượu tỏi mới. Lặp lại trong vòng từ 3-5 ngày để đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Lưu ý khi điều trị đau rát cổ họng với tỏi Do tỏi có tính nóng ấm nên khi điều trị đau rát cổ họng người bệnh không nên lạm dụng điều trị trong thời gian quá lâu. sau 7 ngày điều trị nếu không đỡ thì nên áp dụng phương pháp khác hoặc đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp điều trị đau rát cổ họng bằng tỏi kết hợp với mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu không thể dùng được tỏi sống bạn có thể kết hợp tỏi trong các món ăn hàng ngày của mình qua việc xào nấu, cách này cũng giúp điều trị bệnh đau rát họng thuyên giảm. Lưu ý với trẻ nhỏ khi thực hiện điều trị với tỏi thì lượng tỏi sử dụng chỉ cần bằng 1/2 của người lớn là được. >>> Có thể bạn quan tâm: Đau họng nên ăn gì uống gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh đau rát cổ họng hiệu quả hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình. Chúc các bạn áp dụng thành công. Chia sẻ0
Chẩn đoán và điều trị ho
Ho nhiều gây mệt và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường Ho không phải một bệnh, mà là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Ho do cảm cúm, viêm họng thường kết thúc trong vòng 3 tuần, ho lâu hơn gọi là ho kéo dài và thường gây ra bởi các bệnh khác. Vậy làm thế nào để phân biệt các nguyên nhân gây ho? Nội dung chính trong bàiHo là gìChẩn đoán các nguyên nhân gây hoĐiều trị hoĐiều trị nguyên nhânĐiều trị triệu chứngCác biện pháp không dùng thuốcGiải pháp cho ho khan, ho có đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ho là gì Ho là phản xạ bảo vệ của cơ thể. Động tác đẩy khí ra nhanh và mạnh giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh có kích thước lớn ra khỏi đường hô hấp. Ho xuất hiện trong rất nhiều bệnh khác nhau, các trường hợp ho dai dẳng cần điều trị đúng vào nguyên nhân gây bệnh mới có thể trị ho dứt điểm, các thuốc giảm ho, long đờm chỉ giúp cải thiện triệu chứng tức thì. Chẩn đoán các nguyên nhân gây ho Trường hợp ho dưới 3 tuần- hay ho cấp thường không đáng lo ngại, nguyên nhân chủ yếu là do các đợt viêm nhiễm cấp tính tại đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản… Ho sẽ khỏi sau khi các bệnh trên được điều trị. Trường hợp ho trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài, bao gồm ho bán cấp (từ 3 đến 8 tuần) và ho mạn tính (kéo dài trên 8 tuần). Một số nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài: Bệnh ở đường hô hấp trên: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, polyp mũi… đều có thể gây go kéo dài. Trào ngược dạ dày- thực quản: dịch vị dạ dày trào ngược lên phía trên gây kích ứng dẫn đến ho. Đây là nguyên nhân khá thường gặp ở các bệnh nhân ho kéo dài. Bệnh lý mạn tính ở phổi: một số bệnh mạn tính ở phổi như hen phế quản, COPD, lao phổi, ung thư phổi… đều có biểu hiện là ho kéo dài. Tính chất cơn ho có thể khác nhau đôi chút tuy nhiên không đặc hiệu, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa mới có thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Ho do thuốc lá: việc hút thuốc khiến đường hô hấp phải tiếp nhận một lượng lớn các hóa chất độc hại, do đó cơ thể phản ứng lại bằng cách ho để đẩy chúng ra ngoài. Khoảng 40% bệnh nhân hút thuốc lá hằng ngày có biểu hiện ho dai dẳng (kèm đau ngực), ban đầu là ho khan, về sau chuyển sang có đờm, đờm trắng, vàng hoặc có thể sẫm màu. Nhiễm trùng đường hô hấp: ít gặp, tuy nhiên ho có thể dai dẳng ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Do thuốc: thuốc chẹn thụ thể angiotensin – một nhóm thuốc điều trị huyết áp cao phổ biến có tác dụng không mong muốn là gây ho khan kéo dài, không đáp ứng với các thuốc giảm ho thông thường. Trường hợp này bệnh nhân cần đi gặp bác sỹ điều trị để được đổi sang loại thuốc hạ áp khác. Trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất có thể dẫn đến ho kéo dài. Tuy vậy, bệnh nhân không thể tự xác định được nguyên nhân gây ho mà phải đi thăm khám chuyên khoa. Để chấm dứt tình trạng ho dai dẳng, bên cạnh điều trị giảm triệu chứng, người bệnh cần điều trị đúng vào nguyên nhân gây ho cụ thể. Điều trị ho Điều trị nguyên nhân Ho cấp do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: + Bệnh thường gây ra do virus, do đó bệnh nhân cần nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục. Bệnh có thể tự khỏi. + Một số trường hợp bệnh do vi khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ. Chú ý dùng đúng liều và đủ liệu trình để có hiệu quả điều trị và giảm đề kháng kháng sinh. Ho do các bệnh mạn tính khác: điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Ho do thuốc lá: ngưng hút thuốc. Polyp mũi: phẫu thuật cắt bỏ polyp. Ho do thuốc điều trị tăng huyết áp: gặp bác sỹ để được đổi sang loại thuốc hạ áp khác. Điều trị triệu chứng Các bệnh nhân ho nhiều gây mệt, có hoặc không xác định được nguyên nhân gây ho có thể sử dụng các thuốc giảm ho theo chỉ định kết hợp với điều trị nguyên nhân. Bên cạnh nhóm dược phẩm có nguồn gốc tây y, bệnh nhân có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vừa có tác dụng giảm ho, long đờm khá tốt lại an toàn, sử dụng được dài ngày, phù hợp với các bệnh nhân có bệnh mạn tính hoặc các bệnh nhẹ, không cần sử dụng các chế phẩm tây y. Các biện pháp không dùng thuốc Một số thảo dược có thể sử dụng tại nhà giúp cải thiện ho Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc thì các biện pháp không dùng thuốc có vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý điều chỉnh lối sống để nâng cao sức để kháng và góp phần cải thiện bệnh: Tránh tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm. Giữ ấm cổ họng, súc miệng – họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Uống nhiều nước, có thể sử dụng thêm một số thảo dược tại nhà như trà gừng, mật ong, … để giúp cổ họng đỡ khô, giảm kích ứng. Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Giải pháp cho ho khan, ho có đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Mới đây, các nhà Khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho các trường hợp ho khan, ho đờm, ho lâu ngày hay tái phát với tên gọi Heviho. Với thành phần S3-ELEBOSIN được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kết hợp với các thảo dược Xạ can, Xuyên bối mẫu, Heviho giúp ức chế triệt để quá trình viêm đường hô hấp, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn cách thoát khỏi những cơn ho dai dẳng nhé! BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC GIAO HEVIHO TẬN NHÀ Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Nguồn tham khảo https://en.wikipedia.org/wiki/Cough https://www.healthline.com/symptom/cough https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/stubborn-cough#1 https://www.medicalnewstoday.com/articles/318931.php Chia sẻ0
Ho khan - Thông tin chi tiết bạn nên biết
Ho khan kéo dài là triệu chứng khá phố biến. Mặc dù ho khan thường không phải vấn đề nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, cản trở sinh hoạt bình thường và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy ho khan xuất phát từ đâu và làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng ho khan kéo dài? Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu chi tiết hơn về ho khan và những vấn đề liên quan đến bệnh lý này. Nội dung chính trong bàiHo khan là gì?Các nguyên nhân gây ho khan và cách khắc phụcNhiễm khuẩn hô hấp cấpHo khan do thuốcMột số bệnh mạn tínhNgười bị bệnh trào ngược dạ dày – Thực quảnHo do kích ứngHo khan có nguy hiểm không?Nên làm gì khi bị ho khan kéo dài?Những điều nên làmNhững điều nên tránhHo khan – khi nào cần gặp bác sĩĐối với trẻ emĐối với người lớnHeviho giải pháp cho tình trạng ho khan Ho khan là gì? Ho khan là một phản xạ có điều kiện nhằm mục đích giúp phổi đẩy không khí ra bên ngoài. Mặc dù ho khan là phản xạ hữu ích của cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh, tuy nhiên nếu ho nhiều và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hoặc có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong vấn đề điều trị. Ho được chia thành 2 loại phổ biến là ho có đờm và ho khan. Ho khan là ho không kèm theo đờm, thường gây ra do kích ứng. Ho khan thường kèm theo cảm giác khó chịu cổ họng hoặc ngứa họng. Ho khan có thể xảy ra trong thời gian ngắn, thường trong vòng 1 tuần đối với các bệnh cảm cúm thông thường, hoặc kích ứng do thời tiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trên 8 tuần ở người lớn và trên 4 tuần ở trẻ nhỏ sẽ được coi là ho khan mạn tính. Các nguyên nhân gây ho khan và cách khắc phục Ho khan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường nhất là nhiễm khuẩn hô hấp hoặc kích ứng với các yếu tố môi trường. Ít gặp hơn. Ho khan có thể gặp trong các bệnh mạn tính như hen phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản, ho do suy tim,… hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Bệnh nhân bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng cấp, viêm VA cấp… có thể xuất hiện triệu chứng ho khan. Bệnh thường gặp lúc giao mùa, thay đổi thời tiết, khi sức đề kháng giảm sút tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Các trường hợp ho do cảm cúm có thể tự hết sau khoảng 5-7 ngày mà không cần can thiệp điều trị, bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm ho để cải thiện triệu chứng, chú ý giữ ấm, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để cơ thể chóng hồi phục. Ho khan do thuốc Một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn là gây ho. Điển hình là nhóm thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến trong điều trị cao huyết áp. Bệnh nhân mới dùng thuốc cao huyết áp và bị ho khan dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc giảm ho thông thường nên đến gặp bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác thích hợp hơn. Một số loại thuốc tây có thể là nguyên nhân gây ho khan Một số bệnh mạn tính Thường gặp nhất là hen phế quản (hen suyễn). Bệnh nhân hen thường xuất hiện các đợt khó thở, dấu hiệu thở khò khè điển hình, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, ho cũng là một dấu hiệu rất thường gặp, bệnh nhân thường ho nhiều về đêm, lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng ho có đờm. Bệnh nhân viêm họng mạn có thể gặp triệu chứng ho khan dai dẳng. Giai đoạn này niêm mạc họng bị teo, eo họng rộng, tiết nhầy không đủ sẽ gây khô họng, kích ứng và ho. Một số bệnh viêm mạn tính khác ở đường hô hấp cũng có thể gây ho khan dai dẳng không dứt. Ho khan mạn tính cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nội khoa như suy tim, xơ phổi, hoặc ung thư phổi…Các trường hợp ho khan kéo dài là hậu quả của các bệnh khác, bên cạnh điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác để điều trị vào nguyên nhân bệnh. Người bị bệnh trào ngược dạ dày – Thực quản Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của ho khan dai dẳng. Dịch vị dạ dày trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây ra ợ nóng, buồn nôn, ho khan dai dẳng, khàn giọng… Ho do kích ứng Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng có thể có biểu hiện ho khan khi thời tiết thay đổi, hoặc do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên trong môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm… Các trường hợp này, người bệnh cần tách khỏi các yếu tố dị nguyên, triệu chứng ho khan sẽ thuyên giảm và hết dần. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến ho khan. Để xử lý triệt để tình trạng này, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân ho khan là gì và có hướng điều trị phù hợp mới có thể chấm dứt tình trạng ho lâu ngày. Bên cạnh đó, các sản phẩm có khả năng giảm ho hiệu quả rất cần thiết để cải thiện nhanh triệu chứng, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Ho khan có nguy hiểm không? Ho khan trên thực tế không gây nguy hiểm nếu người bệnh được điều trị kịp thời và dứt điểm. Tuy nhiên nếu ho khan kéo dài trên 2 tuần và không có phác đồ điều trị do người bệnh chủ quan không đi thăm khám bác sĩ hoặc nghĩ bệnh sẽ tự khỏi thì nguy cơ biến chứng sang những bệnh lý nguy hiểm là rất cao. Vì vậy sau khi bị ho trên 2 tuần mà áp dụng những biện pháp dân gian không khỏi người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và cho điều trị cho bạn với phác đồ phù hợp. Khi bị ho khan kéo dài cần chú ý đến một số bệnh lý người bệnh có thể mắc như: Viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính, lao phổi, xơ phổi, tràn dịch màng phổi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư phổi, ung thư phế quản ( Những bệnh lý nguy hiểm này thường gặp nhiều hơn ở những người có tiền sử hút thuốc lá kéo dài trên 10 năm). Nên làm gì khi bị ho khan kéo dài? Những điều nên làm Điều đầu tiên khi bị ho khan kéo dài trên 2 tuần bạn nên đi khám ngay để sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó có thể kết hợp với những phương pháp tại nhà giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn bằng những cách dưới đây: Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng với người bị ho khan Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Luyện tập thể chất để nâng cao sức khỏe với những môn thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Súc miệng với nước muối loãng 2-3 lần mỗi ngày. Luôn giữ gìn môi trường sống trong sạch. Trồng thêm cây xanh trong không gian sống giúp lọc sạch không khí. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng giúp người bệnh dễ chịu hơn. Uống nhiều nước mỗi ngày và nên uống nước ấm. Bổ sung thêm nước hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Kê gối cao hơn bình thường một chút khi ngủ. Không nên nằm trực diện với gió điều hòa hoặc gió quạt. Tắm bằng nước nóng và có thể thêm gừng giã nhỏ hoặc một chút tinh dầu tràm vào nước tắm. Nên ăn những loại thức ăn mềm và dễ nuốt. Những món canh có tính mát. Tạo thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài giúp hạn chế tối đa việc hít khói và bụi bẩn. Xông hơi vùng mũi họng hàng ngày với nước nóng và một số loại tinh dầu như: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh, tinh dầu khuynh diệp,… Bổ sung thêm các loại gia vị có tính nóng ấm vào bữa ăn như: Tỏi, hành, hẹ, gừng,… Áp dụng một số nguyên liệu thiên nhiên điều trị ho khan như: Mật ong, chanh, quất, gừng, tỏi, lá hẹ, đường phèn,… Giành thêm thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho cơ thể giúp đảm bảo sức khỏe. Những điều nên tránh Không nên tắm sau 9h tối. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi tránh tình trạng dị ứng với lông chó hoặc mèo,… Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, khô cứng, thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ dễ gây tổn thương nặng hơn vùng hầu họng. Nên nói không với thuốc lá, bia, rượu hoặc chất kích thích khi đang bị ho khan Không nên làm việc quá sức. hạn chế nói to hoặc la hét. Không nên hút thuốc lá khi đang bị ho khan Ho khan – khi nào cần gặp bác sĩ Người bệnh khi mới bị ho không nhất thiết phải đi khám ngay bởi có những loại ho chỉ sau vài ngày có thể tự khỏi hoặc sau khi người bệnh sử dụng một số cây thuốc nam trị ho là sẽ hết. Tuy nhiên nếu ho khan kéo dài hoặc người bệnh gặp một số triệu chứng dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh ủ lâu ngày dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với trẻ em Ba mẹ nên cho trẻ đi khám khi thấy những dấu hiệu dưới đây: Trẻ bị ho trên 5 ngày Khó thở, khò khè. Trẻ sốt trên 38,5ºC Trẻ mệt mỏi, người tím tái, nhợt nhạt. Trẻ bị mất nước, khô miệng và gặp nhiều khó khăn khi nhai nuốt. Trẻ quấy khóc thường xuyên và bỏ ăn. Đối với người lớn Người lớn cần đi khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu ho dưới đây: Ho kéo dài trên 2 tuần. Sốt cao trên 38ºC. Ho liên tục, ho dữ dội không ngừng. Ho ra máu. Người thường xuyên bị ợ nóng hoặc trào ngược axit dạ dày gây ra những cơn ho. Ho khan có thể chỉ là triệu chứng của bệnh lí về hô hấp thông thường tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghiêm trọng đặc biệt là đối với trẻ em, người cao tuổi, người có tiền sử về bệnh hen suyễn, lao phổi. Đặc biệt đối với người bị ho kèm theo triệu chứng sốt cao không giảm, tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở thì cần đưa đi cấp cứu ngay để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Heviho giải pháp cho tình trạng ho khan Viên uống Heviho là giải pháp cho các bệnh hô hấp được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó có ho khan, ho lâu ngày không khỏi từ nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Alkaloid trong Xuyên bối mẫu và dịch chiết Xạ can có tác dụng giảm tần suất và mức độ cơn ho, do đó giúp người bệnh nhanh chóng dứt ho hiệu quả. Ngoài ra, thành phần S3-ELEBOSIN còn có tác dụng kháng viêm – nguyên nhân chính gây kích thích đường hô hấp tạo thành các cơn ho, giúp giảm ho mà không gây tái phát. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Nguồn tham khảo https://en.wikipedia.org/wiki/Cough https://www.healthline.com/health/dry-cough#treatment Chia sẻ17