Nguyên nhân dẫn đến ho khan, ngứa cổ họng có đờm
Ho khan, ngứa cổ họng có đờm là triệu chứng rất phổ biến mà ai cũng gặp phải đặc biệt là vào thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột khiến vùng niêm mạc họng của bạn bị tổn thương dẫn đến những cơn ho kéo dài. Vậy đâu là nguyên nhân ho khan, ngứa cổ họng có đờm? bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mục lục
Nguyên nhân ho khan ngứa cổ từ yếu tố bên ngoài
Một vài yếu tố tác động từ bên ngoài là nguyên nhân chính khiến người bệnh bị ho khan, ngứa rát cổ họng có đờm cần lưu ý:
1- Do môi trường sống bị ô nhiễm
Có thể bạn đang sống trong môi trường bị ô nhiễm do chứa quá nhiều khói và bụi bẩn nên hàng ngày việc hít phải chúng sẽ khiến những cơn ho khan xuất hiện, nếu không có biện phấp điều trị thì những cơn ho sẽ kéo dài kèm theo ngứa cổ họng và có đờm, lúc này sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị.
2- Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày
Bạn thường áp dụng một số thói quan xấu trong sinh hoạt hàng ngày như: Hút thuốc lá, uống bia rượu hoặc uống nhiều nước đá lạnh, ăn nhiều đồ ăn cay nóng gây ra tổn thương cho vùng niêm mạc họng dẫn đến ho khan hoặc ho có đờm.
3- Lý do về thời tiết
Thời tiết là điều chúng ta không thể điều chỉnh vì vậy khi thời tiết có sự thay đổi nóng lạnh đột ngột hay những cơn mưa bỗng nhiên ập đến rất dễ khiến bạn bị ho, viêm đau họng, sưng họng và đau rát nếu không điều trị.
4- Đặc thù về công việc
Hạn chế nói to và nói nhiều khi đang bị ho, ngứa rát cổ họng
Có thể công việc hàng ngày yêu cầu bạn phải nói quá nhiều, nói to hoặc thường xuyên phải hát khi bạn là ca sĩ thì yếu tố này đều gây tổn hại đến cổ họng của bạn, ban đầu sẽ chỉ là đau rát cổ họng, khó nuốt, nuốt vướng sau đó sẽ xuất hiện những cơn ho khiến bạn rất khó chịu.
5- Chưa biết cách bảo vệ vùng cổ họng thật tốt
Có thể bạn đã để vùng cổ họng của mình bị nhiễm lạnh khi không giữ ấm nó vào những ngày mùa đông lạnh, hãy cẩn thận hơn để những cơn ho sớm biến mất khi cổ họng của bạn được an toàn bằng việc giữ ấm nó.
6- Vấn đề vệ sinh cá nhân và răng miệng còn kém
Vệ sinh răng miệng là điều hết sức quan trọng giúp giữ sạch vùng niêm mạc họng của bạn. Hãy đánh răng và súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để không còn những cơn ho khan kéo dài bạn nhé.
Nguyên nhân ho khan ngứa cổ từ yếu tố bên trong
Ho khan có thể là do người bệnh bị nhiễm một số bệnh lý như:
1- Viêm họng, đau họng
Khi bạn đang bị viêm họng, đau họng thì đương nhiên sau đó những cơn ho sẽ kéo đến và ở lại rất lâu nếu bạn không có phương pháp điều trị bệnh kịp thời cho mình do lúc này vùng họng bị viêm sưng gây tổn thương và kích ứng dẫn đến những cơn ho xuất hiện.
★ Tìm hiểu thêm: Viêm họng là bệnh gì?
2- Viêm phế quản, viêm phổi
Đây là những bệnh lý về đường hô hấp. Khi mắc những bênh này người bệnh thường có kèm theo nhiều triệu chứng như: Khô rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm hoặc có thể sẽ bị sốt. Hãy có biện pháp điều trị ngay để đảm bảo sức khỏe cho mình.
3- Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày
Nguyên nhân ho khan do bệnh trào ngược Dạ dày – Thực quản
Nghe có vẻ như không liên quan mấy đến những cơn ho nhưng trên thực tế khi dịch vị axit trong dạ dày, thực quản của bạn bị dư thừa sẽ trào ngược lên gây kích ứng vùng họng và xuất hiện những cơn ho khan kéo dài hoặc ho có đờm.
4- Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh hay cảm cúm là bệnh lý thông thường mọi người đều gặp phải, có người bị nhẹ, có người bị nặng, lúc này triệu chứng kèm theo thường là những cơn ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc sốt cao
5- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Khi thời tiết thay đổi sức đề kháng của cơ thể yếu hơn và lúc này vi khuẩn hoặc virus rất dễ dàng tấn công vào cơ thể đặc biệt là vùng mũi họng vì liên quan đến đường thở. Vi khuẩn và virus sẽ đi theo không khí khi bạn hít thở đi vào vùng mũi họng và gây ra những triệu chứng sưng đau họng rát cổ họng, ho khan, ho gió, dịch đờm tiết nhiều.
6- Mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang
Tất cả các lỗ thông xoang đều gắn liền với nhau nên khi bạn bị viêm mũi, viêm xoang cũng sẽ gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc họng gây ra triệu chứng ho gió, ho khan hoặc ho kéo dài kèm theo chảy nhiều dịch mũi nếu không được điều trị dứt điểm thì những cơn ho sẽ dai dẳng rất lâu.
★ Bài viết tham khảo: Ho có đờm do viêm họng
Làm gì khi bị ho khan, ngứa họng có đờm
Khi bị ho khan ngứa cổ, có đờm người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị dưới đây để bệnh nhanh khỏi. Tùy vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây ho của mỗi người mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Bao gồm:
Áp dụng mẹo dân gian chữa ho khan ngứa cổ
Mẹo dân gian chữa ho khan, ngứa họng có đờm thường áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát và chưa tiến triển nghiêm trọng. Các mẹo được nhiều người áp dụng được kể đến như:
Dùng muối hạt
Mẹo dùng muối hạt chữa ho khan ngứa cổ được xem là khá hiệu quả mà cách làm lại cực đơn giản. Người bệnh có thể pha nước muối ấm súc miệng hàng ngày vừa giúp sạch cổ họng vừa loại bỏ được vi khuẩn cùng tác nhân gây ho, ngứa họng ra bên ngoài.
Cách làm như sau: Lấy 1/2 – 3/4 thìa cà phê muối pha vào 240ml nước ấm. Khuấy cho muối tan hết rồi dùng dung dịch này súc họng trong khoảng 10 giây (chú ý cần ngửa cổ để nước muối vào sâu trong cổ họng) sau đó nhổ ra. Cần thực hiện cách này 2-3 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi mới đi từ ngoài về, như vậy tình trạng ho khan ngứa họng sẽ được cải thiện đáng kể.
Uống trà gừng mật ong
Một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khan, ngứa họng là do niêm mạc họng bị tổn thương, khô nứt,… Để cải thiện tình trạng này thì uống trà gừng mật ong được xem là một mẹo cực hữu hiệu. Gừng có tính ấm, giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Còn mật ong chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng làm dịu cổ họng, phục hồi tổn thương niêm mạc họng. Cách làm trà gừng mật ong để giảm ho khan ngứa họng như sau:
- Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất pha vào cốc nước ấm.
- Cho thêm 2 lát chanh vào để tăng khả năng sát khuẩn
- Gừng sau khi rửa sạch, bào mỏng thì cũng cho vào cốc nước ấm sẵn chanh mật ong ở trên.
- Khuấy đều để các nguyên liệu tan và tiết tinh chất ra.
- Cuối cùng là cho người bệnh uống khi trà còn ấm.
- Nên làm trà này uống 2-3 lần mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.
*** Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dùng tỏi chữa ho khan
Tỏi có tính ấm, giúp cơ thể thải độc tố nên được dùng nhiều để trị ho, cảm cúm, ngứa rát họng,… Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều thành phần như Allicin, vitamin E, C có khả năng sát khuẩn, diệt trừ các vi khuẩn gây bệnh đường mũi họng cực hiệu quả.
Để chữa ho khan ngứa cổ, người bệnh có thể sử dụng tỏi không hoặc kết hợp chúng với những nguyên liệu khác như đường phèn, muối,… Cách làm như sau:
- Tỏi nướng: Tỏi sau khi nướng chín thì người bệnh có thể ăn trực tiếp để giảm ho, ngứa họng. Với trẻ nhỏ không ăn trực tiếp được thì mang giã nhuyễn rồi pha với nước ấm cho trẻ uống. Ngày dùng 1 lần đến khi khỏi ho.
- Tỏi và đường phèn: Cho tỏi tươi giã nát vào bát cùng đường phèn và chút mật ong, sau đó mang hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Hấp xong lấy hỗn hợp này cho người bệnh ngậm và nuốt từ từ. Dùng 3 lần/ngày sẽ thấy tình trạng ho khan, đau rát cổ họng giảm hẳn.
- Tỏi và muối: Tỏi tươi thái thành các lát mỏng xong tẩm với một chút muối rồi ngậm cho đến khi hết vị cay. Mỗi ngày ngậm 3-5 lát sẽ giúp sát khuẩn, giảm ho, tiêu đờm rất tốt.
★ Xem thêm: Mẹo chữa ho, viêm họng nhanh cấp tốc tại nhà
Sử dụng thuốc tây
Nếu bạn đã bị ho quá 7 ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác mà không khỏi thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân và kê thuốc uống. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số số loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc kháng sinh
Được bác sĩ kê trong trường hợp ho khan do nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các loại được kể đến như: Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Cefuroxime, Cephalexin, Cefaclor, Erythromycin, Spiramycin, Azithromycin,…
Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho cần phải có sự chỉ định của bác sĩ vì với mỗi đối tượng liều lượng sử dụng sẽ là khác nhau. Việc dùng quá liều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thuốc kháng histamin
Dùng trong trường hợp ho khan do dị ứng hoặc bị kích thích. Các loại thường được bác sĩ kê gồm: Alimemazin, chlopheniramin, desloratadine, promethazine,…
Thuốc chống viêm
Thuốc có tác dụng giảm tình trạng sưng đau do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp (là nguyên nhân gây ho) gây ra. Alphachymotrypsin là thuốc được kê phổ biến cho bệnh nhân ho khan ngứa cổ.
Thuốc giảm phản xạ ho
Loại thuốc này không chỉ tác động trực tiếp lên trung tâm gây ho ở thành tủy để giảm ho mà còn có tác dụng an thần ức chế hô hấp. Codein và Dextromethorphan là hai loại thuốc giảm phản xạ ho thường được sử dụng.
Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
Thuốc này được kê nếu nguyên nhân gây ho khan ngứa họng là do bị trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
Thuốc hạ sốt
Dùng khi ho khan, ngứa họng kèm theo sốt cao. Paracetamol là loại dùng phổ biến.
Chăm sóc tại nhà
Hãy tránh xa thuốc lá để bảo vệ niêm mạc họng khi đang bị ho
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh có thể áp dụng thêm vài phương pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà để bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể như:
- Súc miệng với nước muối ấm ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt nên đánh răng sau khi ăn.
- Tập thói quen sử dụng khẩu trang khi ra đường để tránh hít nhiều bụi bẩn.
- Uống nhiều nước. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước điều này rất tốt cho cơ thể của bạn.
- Nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt để tránh gây tổn thương vùng niêm mạc họng.
- Luôn giữ gìn không gian sống trong lành, sạch sẽ và đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết cho người bệnh
- Nói không với rượu, bia và thuốc lá khi đang bị ho.
Hết ho khan, ngứa cổ, rát họng với Heviho
Heviho là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược trong đó phải kể đến Sâm đại hành. S3-ELEBOSIN – hoạt chất trong Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).
S3-Elebosin kết hợp với các dược liệu hàng đầu dành cho bệnh viêm đau họng, ho, ngứa rát cổ họng có đờm,… như: Xạ Can, Xuyên bối, Cát cánh… tác dụng vào gốc rễ quá trình gây viêm, giúp hồi phục niêm mạc đường hô hấp, từ đó không gây tái phát.
Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi lứa tuổi là viên uống Heviho và siro Heviho
Viên uống Heviho dùng tốt cho các trường hợp:
- Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm thanh quản cấp và mạn tính.
- Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp người lớn bị viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.
Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
- Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
- Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
- Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
Đặt giao Heviho về tận nhà TẠI ĐÂY
Bạn đọc có bất kì thắc mắc nào hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do viêm đường hô hấp đang hành hạ hàng ngày nhé.