Ho covid có đờm khắc phục điều trị thế nào?
Ho có đờm do Covid – 19 là một triệu chứng tương đối phổ biến ở các F0, khiến người bệnh hết sức khó chịu, mệt mỏi. Do vậy, câu hỏi “Tại sao Covid – 19 gây ho có đờm? Làm sao để giảm triệu chứng này?” này là điều mà rất nhiều F0 thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tại sao Covid – 19 gây ho có đờm?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp. Còn đờm là các chất nhầy có tính chất đặc, dính được sản xuất từ đường hô hấp để duy trì độ ẩm, hình thành hàng rào bảo vệ để các tác nhân gây hại không thể xâm nhập vào cơ thể.
Khi đang mắc Covid – 19, virus đi cơ thể qua tế bào lót niêm mạc đường thở, đặc biệt là màng nhầy. Chúng gây nhiễm trùng các mô phế nang, làm tăng tiết dịch nhầy hoặc mủ, đồng thời nhắm mục tiêu vào các sợi thần kinh cảm giác, gây nên những cơn ho có đờm.
Với trường hợp bị Covid – 19 nặng, gây tổn thương phổi lâu dài, phổi sẽ sưng lên và chứa đầy chất lỏng. Người bệnh thường phải mất vài tháng hoặc thậm chí hơn một năm để hồi phục. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng, viêm các mô phổi, viêm đường hô hấp có thể làm tăng sản xuất chất nhầy quá mức và gây tình trạng ho có đờm kéo dài dai dẳng.
☛ Tham khảo thêm: Giải đáp cơn ho do Covid!
Cách giảm ho Covid có đờm tại nhà!
Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác ho có đờm do Covid – 19 bao lâu thì hết, có thể tự hỏi hay không. Do vậy, chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng các biện pháp giảm ho có đờm do Covid – 19 tại nhà, tránh để bệnh kéo dài quá lâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần.
Một số biện pháp giảm ho có đờm có thể tham khảo:
Uống nhiều nước ấm
Uống nước ấm là biện pháp đầu tiên người bệnh Covid – 19 có thể áp dụng. Khi được cung cấp đủ nước, hệ miễn dịch sẽ được cùng cố và hoạt động tốt hơn, giúp chống lại vi khuẩn, virus gây ho.
Ngoài ra, việc uống nhiều nước ấm còn giúp giữ được độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng, nhờ vậy làm giảm khó chịu, đau rát họng mỗi khi ho.
Theo đó, người bệnh cần bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Mỗi khi xuất hiện những cơn ho, bạn cũng có thể nhấp vài ngụm nước ấm để làm dịu họng.
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là cách giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng, họng. Biện pháp này giúp người bệnh chủ động phòng tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn gây ho có đờm, đồng thời cũng giúp loại bỏ các virus Corona có trong họng, miệng.
Người bệnh có thể vệ sinh họng miệng mỗi ngày bằng cách súc miệng với nước muối. Muối có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ho, đồng thời giúp giảm ho, giảm đau họng khá hiệu quả. Cách này khá đơn giản nên rất dễ dàng áp dụng tại nhà.
Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua tại các cửa hàng thuốc hoặc pha nước muối tại nhà để súc miệng. Khi súc miệng, người bệnh ngậm một ngụm nước nhỏ trong miệng, súc miệng trong khoảng 30s rồi nhổ đi. Lặp đi lặp lại các bước này khoảng 5 – 6 lần liên tục, thường xuyên sẽ thấy ho có đờm giảm đáng kể.
Áp dụng các mẹo giảm ho có đờm từ dân gian
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian giảm ho có đờm từ thiên nhiên như là:
Sử dụng quả lê
Theo y học cổ truyền, quả lê có vị ngọt, tính mát, thường được sử dụng để tiêu đờm, bổ phế, làm sạch cổ họng.
Bạn có thể sử dụng quả lê đem chưng cùng một ít đường phèn để uống hằng ngày giúp giảm ho có đờm nhanh chóng.
Sử dụng củ cải trắng
Củ cải trắng là vị thuốc chữa ho có đờm được sử dụng phổ biến trong dân gian. Củ cải có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, làm mát và dịu họng.
Người bệnh có thể sử dụng loại thảo dược này bằng cách uống nước nấu củ cải trắng trước mỗi bữa cơm hằng ngày. Thường xuyên áp dụng sẽ thấy giảm ho có đờm đáng kể.
Sử dụng tỏi
Tỏi là loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C và hoạt chất Allicin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây ho. Đây cũng là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên sử dụng trong giai đoạn đang bị Covid – 19.
Bạn sử dụng 3 – 4 tép tỏi tươi đem nướng chín, giã nát và hòa cùng nước ấm. Mỗi lần dùng, bạn chắt nước tỏi để uống vào buổi sáng và tối mỗi ngày. Sau một thời gian ngắn, tình trạng ho có đờm, đau rát họng sẽ được cải thiện.
☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Tổng hợp bài thuốc trị ho trong dân gian
Áp dụng các bài tập thở hằng ngày
Khi bị ho có đờm, người bệnh có thể áp dụng các bài tập hít thở giúp mở rộng phổi và làm sạch chất nhầy.
Bài tập thở sâu
Với bài tập này, người bệnh có thể nằm hoặc ngồi, chỉ cần giữ cho ngực và vai được thư giãn và ở tư thế thoải mái nhất.
Cách thực hiện như sau:
- Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực để có thể cảm nhận chuyển động của hơi thở.
- Hít vào thật sâu bằng mũi kết hợp phình bụng để các cơ bụng được nở ra.
- Thở ra từ từ bằng cách mím môi, làm cho phổi và bụng xẹp xuống hết cỡ.
Các động tác này lặp đi lặp lại khoảng 3 – 5 lần. Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần mỗi ngày để hỗ trợ giảm ho có đờm.
Bài tập nằm ngửa
Bài tập này nên được thực hiện ít nhất 1 giờ sau bữa ăn, giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi bằng trọng lực.
Cách thực hiện bài tập này như sau:
- Nằm ngửa trên thành, giữ đầu thẳng, mắt nhìn lên trần nhà và uốn cong đầu gối.
- Chống hông bằng gối khủy tay để hông cao hơn phần ngực. Duy trì tư thế này trong khoảng 5 phút.
- Người bệnh có thể hít thở sâu nếu có thể.
Cách này áp dụng nhiều lần trong ngày giúp đờm được tống ra khỏi phổi dễ dàng hơn.
Thay đổi lối sống sinh hoạt để giảm ho Covid
Bên cạnh các biện pháp giảm ho có đờm tại nhà trên thì việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng giúp người bệnh giảm ho có đờm nhanh chóng hơn. Bạn nên:
- Giữ ấm cơ thể: Để giảm ho có đờm, người bệnh nên giữ ấm cơ thể bằng cách hạn chế đến những nơi có gió lạnh, tắm nước lạnh hoặc uống nước đá.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phục hồi sức khỏe.
- Hạn chế kích thích niêm mạc họng: Một số món ăn có thể gây kích thích niêm mạc họng và gây phản xạ ho có đờm như thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, các chất kích thích hoặc các hoạt động không tốt cho họng như nói quá to, la hét, nói nhiều… cần được hạn chế tối đa trong giai đoạn bị ho có đờm.
- Kê cao đầu khi ngủ: Khi bị ho có đờm, người bệnh sẽ ho nhiều hơn vào ban đêm. Để giảm tình trạng này, bạn nên kê cao gối khi ngủ hoặc nằm nghiêng để tránh đờm tiết ra gây cản trở đường thở và gây ho.
- Tập thể dục mỗi ngày: Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao giúp giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu do Covid – 19 cũng như nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và giúp nhanh chóng phục hồi.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị ho Covid có đờm
Ho có đờm do Covid – 19 là triệu chứng khiến người bệnh hết sức khó chịu, mệt mỏi. Do vậy, sau khi áp dụng các mẹo trên mà không đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể tìm đến bác sĩ để kê đơn thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng này. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:
Thuốc long đờm, tiêu đờm
Khi bị ho có đờm, bác sĩ sẽ không kê đơn các thuốc giảm ho mà sẽ ưu tiên các loại thuốc tiêu đờm, long đờm. Các thuốc này có khả năng phá vỡ các liên kết và làm loãng chất nhầy, giúp cơ thể đào thải chúng ra khỏi đường thở thông qua phản xạ ho.
Có thể kể đến các thuốc như:
- Thuốc long đờm: Natri benzoat, Terpin Hydrat, guaifenesin…
- Thuốc tiêu đờm: Ambroxol, N- acetylcystein, Carbocystein…
Cần lưu ý, các thuốc long đờm, tiêu đờm có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: làm tràn dịch màng phổi, kích thích gây viêm, loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được kê đơn trong trường hợp ho có đờm xảy ra do sự bội nhiễm vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm, giúp giảm ho nhanh hơn.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là: Penicillin, Erythromycin, Amoxicillin…
☛ Chi tiết hơn: Thuốc điều trị ho trong Tây y!
Lưu ý khi dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Cần tuân thủ đúng liều lượng, thời điểm dùng, cách sử dụng của thuốc. Tránh tự ý tăng hoặc giảm liều, đặc biệt là các thuốc kháng sinh do có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh.
- Không dừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa hết liệu trình điều trị bởi có thể làm cho tình trạng ho tái phát trở lại và nặng hơn.
- Cần báo lại cho bác sĩ về các thuốc đang dùng cùng để tránh tương tác thuốc, gây tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi nào người bệnh cần đi thăm khám gấp?
Ho có đờm do Covid – 19 thường diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng trong một vài trường hợp cơn ho có thể kéo dài nhiều hơn 4 tuần dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, trong một số trường hợp sau đây, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức:
- Ho có đờm kèm theo sốt cao.
- Ho đờm lẫn máu, nước bọt có màu hồng.
- Ho nhiều đờm đặt quán, đồng cỏ màu xanh, trắng đục hoặc vàng.
- Ho kèm theo thở mệt, khó thở, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi kéo dài.
Heviho – Giải pháp thảo dược đẩy lùi ho Covid có đờm
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành. Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng vượt trội trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan… kể cả ho có đờm do Covid và hậu Covid với công thức toàn diện ba tác động:
- Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản.
- Chứa S3 – elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
hoạt chất S3-ELEBOSIN (chiết xuất từ Sâm đại hành) có trong Heviho đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tác dụng của S3-ELEBOSIN tương đương với Indomethacin tại thời điểm 24h của quá trình viêm.
- S3-ELEBOSIN có nguồn gốc thảo dược nên có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ như các thuốc tân dược.
- Có thể kết hợp S3-ELEBOSIN với các thảo dược khác để tạo ra chế phẩm giúp cải thiện tối ưu viêm đường hô hấp cấp và mạn tính.
Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.
Hiện nay, Heviho có hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng
Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/coughing-up-mucus-covid-5191212
- https://covid19.gov.vn/f0-bi-ho-co-dom-dung-thuoc-tri-ho-nao-171220312202609191.htm
- https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-tai-nha-cho-f0-bi-ho-co-dom-va-tac-nghen-phoi-169220312092013262.htm