Ho là một phản xạ của cơ thể giúp làm sạch cổ họng và đường thở khỏi chất gây kích ứng hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, ho khan kéo dài gây không ít khó chịu cho bạn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Mục lụcHo khan là gì?Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì?Bệnh hen suyễnBệnh trào ngược dạ dày thực quảnViêm xoang, viêm mũi họngNhiễm trùng đường hô hấpUng thư phổiBệnh lý khácTriệu chứng của tình trạng ho khan kéo dàiHo khan kéo dài lâu ngày có chữa được không?Chẩn đoánPhương pháp điều trịCách chữa ho khan kéo dài hiệu quả tại nhà!Heviho – Giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan kéo dài Ho khan là gì? Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy, âm thanh nghe khô và khàn. Bạn có thể cảm thấy như bị kích thích ở phía sau ống họng, dẫn tới phản xạ ho từng cơn. Ho khan thường khó kiểm soát và xuất hiện trong thời gian dài. Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho khan. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất khiến tình trạng ho khan kéo dài mãi không khỏi: Bệnh hen suyễn Hen suyễn dạng ho là tình trạng đường thở sưng lên và bị thu hẹp lại. Triệu chứng chính của bệnh này bao gồm ho khan không có đờm. Những người bị hen suyễn dạng ho thường không có các triệu chứng quen thuộc của hen suyễn như thở khò khè hoặc khó thở. Cơn ho do hen suyễn có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm, thường kéo dài từ sáu tuần trở lên. Tình trạng ho trở nên nặng hơn nếu người bệnh tăng cường vận động hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng như khói bụi, nước hoa, lông vật nuôi. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản Khi acid trong dạ dày trào ngược vào thực quản và được hít vào, nó có thể gây ra ho khan, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khàn giọng, khó nuốt hoặc hôi miệng. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích bệnh hen suyễn gây ra triệu chứng như thở khò khè. Viêm xoang, viêm mũi họng Các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi họng làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất nhầy trong mũi.gây hội chứng chảy dịch mũi. Chảy dịch mũi sau là hiện tượng chất nhầy chảy xuống hệ thống xoang qua mũi sau đến cổ họng. Điều này gây cảm giác bất thường, khó chịu khi có gì đó mắc kẹt, dẫn tới triệu chứng ho khan kéo dài, khàn tiếng, khó nuốt, gây buồn nôn hoặc thở khò khè. Nhiễm trùng đường hô hấp Ho khan là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường hô hấp do virus, thường biến mất ngay sau khi bạn khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn ho có thể kéo dài kể cả khi bệnh đã thuyên giảm. Các bệnh thường gặp liên quan đến nhiễm virus gồm bệnh cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi… Ung thư phổi Mặc dù trường hợp này ít gặp, nhưng đôi khi ho khan dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ho khan có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, tức ngực, thở khò khè, khàn tiếng, ho ra máu, giảm cân không rõ nguyên nhân. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm nếu mắc thêm một trong những triệu chứng đi kèm này. Bệnh lý khác Một số bệnh lý khác có thể gây ho khan dai dẳng gồm: Co thắt phế quản. Phình động mạch chủ. Tắc nghẽn đường thở. Viêm màng phổi. Tràn khí màng phổi. Lupus ban đỏ hệ thống. Khối u thanh quản. Bệnh lao. Bệnh ho gà. Điều trị các bệnh lý về huyết áp tim mạch sử dụng thuốc ức chế men chuyển như enalapril, lisinopril gây tác dụng phụ là ho kéo dài Triệu chứng của tình trạng ho khan kéo dài Ho khan kéo dài có thể xảy ra với các triệu chứng khác, bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Cảm giác có chất lỏng chảy xuống phía sau cổ họng. Hắng họng thường xuyên. Đau họng. Khàn tiếng. Thở khò khè, khó thở. Ợ chua hoặc có vị chua trong miệng. Trường hợp ít gặp có thể ho ra máu. Tình trạng này có thể khiến bạn mệt mỏi và gây ra nhiều vấn đề như: Gián đoạn giấc ngủ. Đau đầu. Chóng mặt. Nôn mửa. Đổ nhiều mồ hôi. Tiểu không kiểm soát. Gãy xương sườn. Ngất. Ăn mất ngon. Tim đập nhanh. Chảy máu nướu răng. Ho khan kéo dài lâu ngày có chữa được không? Chẩn đoán Việc xác định nguyên nhân gây ho khan dai dẳng là yếu tố quyết định phương pháp và dự đoán kết quả điều trị bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm ban đầu cho bạn như: Chụp X-quang: Mặc dù chụp X-quang phổi không xác định được những nguyên nhân gây ho như chảy dịch mũi sau, hen suyễn hay trào ngược, nhưng nó giúp kiểm tra bước đầu ung thư phổi, viêm phổi và các bệnh phổi khác. Chụp cắt lớp CT: giúp tìm các dấu hiệu gây ho mãn tính ở các hốc xoang như túi nhiễm trùng. Kiểm tra chức năng phổi: giúp chẩn đoán hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua đo lường lượng không khí mà phổi bạn có thể chứa và tốc độ bạn thở ra. Xét nghiệm chất nhầy: giúp tìm vi khuẩn gây viêm họng, viêm phế quản… Nội soi phế quản: xác định các bất thường tại đường dẫn khí của bạn. Phương pháp điều trị Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm triệu chứng ho, đồng thời chữa tận gốc bệnh. Thuốc được sử dụng để điều trị ho khan kéo dài có thể bao gồm: Thuốc kháng histamin, corticosteroid, thuốc thông mũi: điều trị dị ứng và hiện tượng chảy dịch mũi sau. Thuốc hen suyễn dạng hít: giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở. Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, nấm gây ra ho khan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Thuốc chẹn acid: khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Một số bệnh lý mãn tính gây ho khan như viêm xoang, viêm họng mãn tính, hen suyễn… không thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng ho khan kéo dài thông qua các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách chữa ho khan kéo dài hiệu quả tại nhà! Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng ho khan kéo dài, tăng chất lượng cuộc sống người bệnh: Môi trường trong nhà Không khí lạnh, khô sẽ khiến cổ họng của bạn bị kích thích dẫn tới ho. Bạn nên giữ nhiệt độ và chất lượng không khí trong nhà ở điều kiện tốt nhất để giảm thiểu những cơn ho ghé thăm. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc máy xông để tăng độ ẩm trong nhà và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tránh chất kích thích Một số chất xâm nhập vào hệ hô hấp có thể kích hoạt phản xạ ho và làm chậm quá trình chữa lành tổn thương do cơn ho gây ra. Các chất kích thích cần tránh bao gồm: khói bụi, nước hoa, phấn hoa, lông thú cưng, chất tẩy rửa… Súc miệng nước muối Nước muối giúp làm dịu các mô bị viêm và làm lành vết thương. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng ho khan kéo dài. Uống nhiều nước Uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn được giữ ẩm. Bạn nên uống ít nhất tam cốc nước mỗi ngày để chắc chắn bản thân được cung cấp đủ nước. Không hút thuốc lá Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá có thể gây kích ứng phổi và làm trầm trọng thêm tình trạng ho. Nếu bạn đang hút thuốc lá, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về phương pháp giúp bạn bỏ thuốc lá hiệu quả. Thay đổi lối sống Để ngăn ngừa cơn ho và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bạn nên: Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Che mũi, miệng bất cứ khi nào ho hoặc hắt hơi. Thường xuyên dọn dẹp khu vực trong nhà, đặc biệt với đồ chơi, điện thoại di động, mặt bàn. Rửa tay thường xuyên, sau khi ho, ăn, đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với người bị bệnh. Tiêm vacxin định kỳ. Sử dụng tinh dầu Có nhiều loại tinh dầu từ thảo dược tự nhiên có khả năng giảm ho tức thì: Tinh dầu khuynh diệp: Có khả năng điều trị ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang. Tinh dầu quế: Tinh dầu quế có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn chặn mầm bệnh đường hô hấp trong thời gian ngắn. Tinh dầu hương thảo: Giúp làm dịu các cơ trong khí quản, giảm tình trạng đau rát họng do ho khan kéo dài. Tinh dầu cây bách: Tinh dầu cây bách có chứa camphene, giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác dễ chịu, giảm ho tạm thời. Tinh dầu oải hương: Giúp cải thiện các triệu chứng của hen suyễn, bao gồm ho khan. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu đặt trong phòng khách hoặc phòng ngủ của mình. Mật ong Mật ong không thể trị ho dứt điểm, nhưng nó giúp làm dịu niêm mạc và thúc đẩy quá trình điều trị. Bạn có thể pha mật ong với nước chanh ấm hoặc trà thảo mộc. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Heviho – Giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan kéo dài Ngoài việc áp dụng các mẹo trị ho khan tại nhà, một giải pháp giúp đẩy lùi tình trạng ho khan kéo dài có tên Heviho. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng của ho khan như đau rát họng, ngứa họng, khó nuốt. Đồng thời, Heviho còn hỗ trợ giảm tình trạng viêm đường hô hấp, một trong những nguyên nhân dẫn tới ho khan kéo dài. Heviho được bào chế từ các thành phần thảo dược an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3-Elebosin. Đặc biệt, thành phần S3-Elebosin phân lập từ thân rễ Sâm đại hành, là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Heviho vừa giải quyết gốc rễ viêm đường hô hấp, vừa tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu sâu hơn về tình trạng ho kéo dài. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912 https://www.healthline.com/health/dry-cough Chia sẻ17
Ho
Bệnh ho - Tất cả thông tin dành cho bạn
Ho là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến ở nước ta do nhiều nguyên nhân tác động. Viemduonghohap.vn xin tổng hợp thông tin về bệnh ho trong bài viết dưới đây để đọc giả có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về bệnh lý này. Mục lục1. Ho là gì?2. Nguyên nhân bệnh ho là do đâu?2.1. Cảm lạnh, cảm cúm2.2. Thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày2.3. Hen suyễn2.4. Viêm phổi2.5. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản2.6. Do tắc nghẽn đường thở3. Bệnh ho được phân ra những loại nào?3.1. Ho khan3.2. Ho có đờm3.3. Ho gà3.4. Ho gió4. Khi nào cần gặp bác sĩ5. Các phương pháp điều trị ho5.1. Điều trị bằng thuốc Tây y5.2. Điều trị ho bằng bài thuốc dân gian6. Cách phòng tránh bệnh ho tại nhà7. Heviho- Giải pháp giảm ho đơn giản hiệu quả Ho là gì? Ho là một cách mà cơ thể của bạn đang loại bỏ những loại chất gây kích ứng bên trong vùng cổ họng ra ngoài. Khi có sự kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp của bạn thì hệ thống thần kinh sẽ gửi một cảnh báo đến não của bạn. Lúc này não sẽ phản ứng bằng cách co cơ ở vùng ngực và bụng để đẩy ra một luồng không khí. Phản xạ này gọi là ho. Ho chính là một phản xạ phòng thủ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể của bạn thoát khỏi các chất kích thích như dịch nhầy và các chất gây dị ứng như: Khói, bụi, nấm mốc hoặc phấn hoa. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh và nó xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng ho sẽ cho người bệnh biết rõ hơn về nguyên nhân gây ho mà bạn đang gặp phải có thể là ho gió, ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân bệnh ho là do đâu? Cảm lạnh, cảm cúm Người bệnh để cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh cảm cúm sẽ kéo theo những cơn ho sau khi có cảm giác sưng đau vùng họng, chảy nước mũi. Nếu không điều trị kịp thời thì những cơn ho sẽ ngày càng nặng hơn và dễ trở thành ho mãn tính rất khó điều trị được. Thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày Do người bệnh có thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá kèm theo việc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân rất lớn dẫn đến bạn bị ho do vùng họng bị tổn thương nặng nề gây ra. Hen suyễn Đây là một bệnh lý di truyền người bệnh sẽ mắc bệnh lý này khi vừa sinh ra hoặc nhiễm bệnh rất sớm. hen suyễn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó thở đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Và những cơn ho từ đó sẽ xuất hiện do tai – mũi – họng nằm trong cùng một hệ thống thông xoang nên vi khuẩn dễ dàng đi từ mũi xuống họng gây ra những cơn ho dai dẳng kéo dài. Viêm phổi Người mắc bệnh viêm phổi chắc chắn sẽ phải đối mặt với những cơn ho do phổi của người bệnh lúc này yếu, vi khuẩn tích tụ gây ra viêm nhiễm trong cơ thể kéo dài. Những cơn ho cũng không ngừng xuất hiện đặc biệt là vào ban đêm. Cần điều trị dứt điểm bệnh viêm phổi để những cơn ho không còn nữa. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản Đây là bệnh lý khi người bệnh bị dư thừa dịch vị acid trong dạ dày, thực quản khiến chúng trào ngược trở lại vùng họng gây ra những tổn thương nặng nề cho niêm mạc họng của người bệnh. Từ đó sẽ xuất hiện những cơn ho liên tục và kéo dài. Ho do nguyên nhân trào ngược Dạ dày – Thực quản Do tắc nghẽn đường thở Nếu người bệnh ăn phải thứ gì đó bị mắc nghẹn trong đường thở gây ra những dấu hiệu dưới đây thì nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để giữ an toàn tính mạng. Dấu hiệu có thể thấy khi đường thở bị tắc nghẽn: Da xanh Mất ý thức không có khả năng nói Thở khó khăn và nghe thấy tiếng khò khè ở phổi Bệnh ho được phân ra những loại nào? Bạn nên chú ý đến chi tiết vấn đề ho của bạn bằng việc xác định rõ: Bạn bị ho khi nào: Có thể bị ho vào ban ngày hoặc ho nhiều về đêm hay khi bạn đang ăn, trong khi đang tập thể dục cũng có thể xuất hiện những cơn ho. Thời gian ho bao lâu: Bạn đã bị ho dưới 2 tuần, trên 6 tuần hoặc trên 8 tuần, mỗi thời gian ho kéo dài sẽ là tình trạng bệnh khác nhau và cả mức độ nguy hiểm cũng tăng lên theo thời gian ho kéo dài của bạn. Hiệu ứng phản xạ nguy hiểm kèm theo khi bị ho: Tiểu không tự chủ, nôn mửa, mất ngủ về đêm, chán ăn, người mệt lả có thể dẫn đến suy nhược cơ thể nếu để bệnh ho kéo dài. Ho khan Ho khan là bị ho mà không có chất nhầy. Ho khan thường khó kiểm soát và có thể xuất hiện những cơn ho dài. Ho khan xảy ra do cơ thể bạn có vùng viêm nhiễm hoặc có sự kích thích trong đường hô hấp của bạn, Ho khan là những cơn ho liên tục và rất dữ dội, không thể kiểm soát được. Sau khi trải qua một cơn ho khan bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và đau rát cổ họng. Khi bị ho quá nhiều có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn từ người bệnh. Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, ho khan thường kéo dài trong vài tuần. Các nguyên nhân gây ho khan khác có thể bao gồm: Viêm thanh quản, đau họng, viêm amidan, viêm xoang, hen suyễn, dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng thuốc (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển), tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, hít phải nhiều khói và bụi bẩn. ☛ Chi tiết đọc tại: Ho khan Ho có đờm Ho có đờm là những cơn ho kèm theo dịch nhầy gọi là đờm. Nguyên nhân do người bệnh bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm phổi, hen suyễn hoặc viêm phế quản gây ra Những cơn ho này thường ngắn hơn ho khan. Trong quá trình ho sẽ xuất hiện nhiều dịch đờm nhầy mà người bệnh muốn tống nó ra khỏi vùng cổ họng, mũi và phổi. Ban đầu đờm sẽ chỉ có màu trắng trong, sau khi bệnh trở nặng sẽ chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu cho người bệnh. Ho có đờm là một dạng bệnh ho cấp tính nếu kéo dài dưới 3 tuần và trở thành mãn tính nếu những cơn ho có đờm kéo dài trên 8 tuần ở người lớn còn với trẻ em thì ho mãn tính là khi trẻ bị ho từ 4 tuần trở lên ☛ Chi tiết đọc tại: Ho có đờm Ho gà Ho gà là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra những cơn ho dữ dội. Khi bị ho gà lượng oxy trong phổi sẽ bị giải phóng toàn bộ ra ngoài, khiến người bệnh phải hít sâu vào một cách dữ dội mới có thể bù đắp lượng oxy vừa bị hao tổn. Trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao hơn và phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng hơn từ nó. Đối với trẻ nhỏ ho gà còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu để biến chứng nguy hiểm xảy ra khi không được điều trị kịp thời. vậy nên ba mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề này. Hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ khi trẻ dưới 2 tháng tuổi để đảm bảo sự an toàn cho con yêu của bạn. Ho gió Ho gió là một bệnh lý do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Ho gió làm cho đường hô hấp trên bị kích thích và sưng lên. Trẻ nhỏ có đường thở hẹp hơn người lớn nên khi bị sưng lên sẽ càng khó khăn cho việc thở hơn. Nhiều trường hợp cảm thấy khó thở và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ho gió là những tiếng ho nhẹ thành từng cơn không dài kèm theo giọng nói khàn khàn và tiếng thở khó khăn. Khi thấy trẻ xanh xao nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì lúc này có thể những cơn ho khan đã làm ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Khi nào cần gặp bác sĩ Người bệnh nên đi khám khi thấy triệu chứng ho của mình kéo dài quá 1 tuần đặc biệt là từ 4-8 tuần để có phương pháp điều trị kịp thời. Lúc này bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc chỉ đơn giản hơn là thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống nghẹt mũi, tiêu đờm,.. tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Các phương pháp điều trị ho Điều trị bằng thuốc Tây y Sau khi thăm khám và chuẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh ho, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc sau: thuốc kháng histamin, thuốc ức chế ho như pholcodine, dextromethorphan, nhóm thuốc tiêu đờm (Acemuc, Bromhexin, Ambroxol), nhóm thuốc giãn phế quản (Salbutamol, Terbutalin) và các loại thuốc đặc trị ho Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc không có chỉ dẫn sẽ khiến bệnh lâu khỏi và có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. ☛ Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị ho trong Tây y. Điều trị ho bằng bài thuốc dân gian Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian để làm giảm những cơn ho. Các bài thuốc dân gian điều trị ho sẽ an toàn, lành tính và thường không gây ra tác dụng phụ. Muối: Muối có tác dụng kháng khuẩn giúp cho cổ họng sạch vi khuẩn. Chính vì thế, súc miệng bằng nước muối sẽ làm giảm những cơn ho đồng thời giúp loại bỏ các chất kích ứng trong cổ họng. Khi ho hoặc đau họng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt (hoặc nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc). Thực hiện súc miệng khoảng 3-4 lần/ tuần thì những cơn ho sẽ được cải thiện. Mật ong: Mật ong được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt nấm, diệt vi khuẩn gây hại. Thành phần Albumin và Pantothenic trong mật ong có vai trò kích thích hình thành tế bào mới, giúp làm lành các tổn thương bên trong lớp niêm mạc họng và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho. Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất để chữa ho. Pha mật ong với nước ấm và uống hàng ngày (đặc biệt là vào buổi sáng). Bên cạnh đó, bạn có thể sử mật ong kết hợp với quất, chanh đào, tỏi, lá hẹ,.. để hỗ trợ điều trị ho. Lưu ý: Không nên sử dụng mật ong để chữa ho cho trẻ dưới 1 tuổi và người bị bệnh tiểu đường. ☛ Tham khảo từ bài viết này:Tổng hợp các bài thuốc trị ho hiệu quả trong dân gian Cách phòng tránh bệnh ho tại nhà Hãy tránh xa thuốc lá khi đang bị ho Tạo đủ độ ẩm cần thiết cho không gian sống của người bệnh bằng cách sử dụng một máy tạo độ ẩm trong phòng. Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ bằng nước muối loãng mỗi ngày ít nhất hai lần. Uống nhiều nước mỗi ngày. Không nên uống bia rượu, không hút thuốc lá và nói không với đồ uống lạnh. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ đặc biệt là sau khi ăn. Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe tốt hơn. Duy trì luyện tập những bài tập thể dục mỗi ngày. Bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Heviho- Giải pháp giảm ho đơn giản hiệu quả Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng ho một cách nhanh chóng, vừa có khả năng giảm viêm hiệu quả. Từ đó đẩy lùi quá trình viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Sử dụng Heviho thế nào cho hiệu quả? 1- Với dạng viêm uống cho người lớn Liều thường dùng: ngày 4 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn. Liều duy trì: ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống sau ăn. Trường hợp mạn tính, ho lâu ngày nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất. 2- Với dạng siro cho trẻ nhỏ Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml. Nên dùng siro Heviho ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ16
Thuốc điều trị ho khan - Tổng hợp!
Ho khan khiến cổ họng đau rát, có thể gây khan tiếng, mất tiếng tạm thời. Khi bị ho khan việc đầu tiên người bệnh sẽ nghĩ đến việc mua thuốc uống để điều trị. Vậy thuốc điều trị ho khan gồm những loại thuốc nào, dùng trong trường hợp nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây! Mục lụcHo khan và các loại thuốc trị ho khanThuốc trị ho khan Tây yThuốc đặc trị ho khan DextromethophanThuốc Codein trị ho khan dẫn xuất á phiệnThuốc trị ho khan AlimemazinCác loại thuốc khácLưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho khanThuốc Đông y trị ho khan hiệu quảBài thuốc trị ho khan do cảm lạnhBài thuốc trị ho khan lâu ngàyBài thuốc giảm ho khan làm dịu họngBài thuốc đặc trị ho khanBài thuốc bị ho khan họng khô đau rátƯu nhược điểm của bài thuốc Đông yBài thuốc dân gian trị ho khan tại nhàCủ cải trắngRau diếp cá và nước vo gạoNghệ tươiTỏiMật ongHeviho giải pháp cho tình trạng ho khan đến từ Viện hàn lâm Ho khan và các loại thuốc trị ho khan Ho khan là tình trạng ho không có đờm, người mắc bệnh có thể do hít phải vật thể lạ hoặc khói thuốc gây kích thước; do họng gặp phải vấn đề, do phế quản bị kích thích khi cảm lạnh hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý như hen phế quản, trào ngược thực quản…. ➤ Chi tiết hơn trong bài: Ho khan – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Người bị ho khan tiếng rất nặng, khàn hoặc mất tiếng. Nếu ho khan do bệnh lý thì cần điều trị bệnh lý trước khi bệnh khỏi thì ho khan cũng chấm dứt. Với các trường hợp không tìm được nguyên nhân hoặc điều trị nguyên nhân mà không hết ho thì việc sử dụng thuốc điều trị ho là cần thiết. Thuốc điều trị ho khan có thể là: Thuốc Tây y Thuốc Đông y Bài thuốc dân gian. Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng loại thuốc trị ho khan nhé! Thuốc trị ho khan Tây y Thuốc đặc trị ho khan Dextromethophan Dextromethophan là thuốc kháng sinh trị ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não – trung tâm gây ho. Thuốc được sử dụng để điều trị giảm ho do họng, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc khi phế quản hít phải chất kích thích, đặc biệt có tác dụng điều trị hiệu quả với các trường hợp ho khan, ho mãn tính lâu ngày không khỏi Dextromethophan mặc dù là thuốc kháng sinh có độc tính thấp, tuy nhiên không thể vì thế mà lạm dụng thuốc. Nếu dùng thuốc thường xuyên liều cao có thể gây ức chế thần kinh và có những biết chứng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Thuốc Codein trị ho khan dẫn xuất á phiện Codein giảm ho tác dụng trực tiếp lên nào bộ, thuốc ho Codein có tác dụng hỗ trợ điều trị ho trong các trường hợp ho nhẹ, ho do dị ứng hoặc hít phải dị vật, giảm ho khan trong các trường hợp bệnh nhẹ, khi bị ho khan nặng, ho mãn tính sử dụng codein không đủ hiệu lực. Bên cạnh giảm ho, codein còn có tác dụng giảo đau. Khi sử dụng codein có thể gặp phải các tác dụng phụ như táo bón, an thần và lệ thuộc thuốc. Thuốc trị ho khan Alimemazin Đây cũng là loại kháng sinh, có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng hô hấp như viêm mũi, hát hơi, sổ mũi. Điều trị chứng ho khan, ho do chị ứng hoặc kích ứng, ho lâu ngày không khỏi. Alimemazin là thuốc trị ho an thần có tác dụng chống ho kháng cholin-ergic, kháng sero-tonin và an thần, thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp ho khan, ho dị ứng, và ho nhiều về đêm. Tác dụng phụ của Alimemazin là gây cảm giác buồn ngủ, nên chỉ nên sử dụng thuốc Alime-mazin về ban đêm. Các loại thuốc khác Ngoài 3 loại thuốc trên. điều trị ho khan có thể sử dụng các loại thuốc khác như: Thuốc phối hợp: atussin, decolsin, rhumenol…. Ngoài giảm ho các loại thuốc này có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi. Thuốc ngậm giảm ho: loại thuốc này cần được kiểm tra thành phần trước khi dùng. Đặc biệt lưu ý đối với bệnh nhân tiểu đường cần xem xét thành phần cẩn thận. Lưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho khan Tất cả các loại thuốc Tây khi sử dụng điều trị ho có thể có kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo: Chỉ sử dụng khi có chỉ định bác sĩ. Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng thuốc Liên hệ ngay bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng không mong muốn Tất cả các loại thuốc Tây y đều gây tác dụng phụ nhất định chính vì vậy tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc. Sử dụng thuốc không đúng mục đích có thể gây tác dụng ngược! Thuốc Đông y trị ho khan hiệu quả Đông y chia ra các bài thuốc trị ho khan theo từng nguyên nhân gây bệnh. Áp dụng đúng bài thuốc vào từng trường hợp sẽ có hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc trị ho khan do cảm lạnh Thành phần: Bách bộ 12gram Cát cánh 8 gram Kinh giới 8 gram Cam thảo 6 gram Củ gừng tươi 6 gram Cách sử dung: Đem các nguyên liệu trên cùng với một lượng nước phù hợp, sắc cô đặc còn nửa phần nước. Có thể chia thuốc thành các phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Dùng khi thuốc còn nóng. Bài thuốc trị ho khan lâu ngày Thành phần: Bách bộ 12 gram Ý dĩ 12 gram Bách hợp 12 gram Mạch môn đông 12 gram Tang bạch bì 6 gram Bạch phục linh 12 gram Sa sâm 6 gram Địa cốt bì 6 gram Cách sử dụng: Đem các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước phù hợp, sắc cô đặc còn nửa phần để dùng. Dùng thuốc thay cho nước lọc. Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh tình được thuyên giảm. Bài thuốc giảm ho khan làm dịu họng Thành phần: Trần bì (vỏ quýt): 10 gram Xương bồ: 12 gram Ngân hoa: 10 gram Liên kiều: 12 gram Tang diệp: 20 gram Mạch môn: 12 gram Cỏ mực: 20 gram Thiên môn: 16 gram Tía tô: 16 gram Cách sử dụng: Rửa sạch, phơi khô các loại dược liệu dưới điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh. Đun trong 500ml nước với lửa nhỏ, để từ 30 – 25 phút. Khi lượng nước thuốc chỉ còn ½, đem uống dần trong ngày. Bài thuốc đặc trị ho khan Thành phần: Ngân hoa: 10 gram Liên kiều: 12 gram Bồ công anh: 20 gram Lá húng chanh: 16 gram Phòng phong: 10 gram Kinh giới: 16 gram Bạn hạ: 10 gram Tía tô: 16 gram Trần bì: 10 gram Huyền sâm: 12 gram Cam thảo: 12 gram Cách sử dụng: Làm sạch các loại dược liệu và phơi khô. Sau đó tiến hành đun với 400ml nước. Đun cho đến khi nước cô đặc lại chỉ còn ½, đổ ra bát và chia đều uống trong ngày. Áp dụng ngày 3 lần. Bài thuốc bị ho khan họng khô đau rát Thành phần: Rau má 20 gram Vỏ rễ dâu (sao cùng với mật) 16 gram Lá tre 12 gram Lá chanh 12 gram Cam thảo 8 gram Quả dành dành (sao vàng) 8 gram Cách sử dụng: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn (trừ vỏ rễ dâu và quả dành dành đã được sao qua). Cho các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào trong nồi cùng với năm phần nước và sắc cô đặc còn hai phần nước. Chia phần nước trên thành hai phần và sử dụng trong ngày. Lộ trình sử dụng tối thiểu 7 ngày, người bệnh được khuyên sử dụng đến khi bệnh tình dần được cải thiện. Ưu nhược điểm của bài thuốc Đông y Bài thuốc Đông y trị ho khan thường hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nhưng lại ít khi có tác dụng phụ Việc sử dụng bài thuốc Đông y đòi hỏi tính kiên trì cao Quá trình chế biến sử dụng thường lách cách tốn thời gian Bài thuốc dân gian trị ho khan tại nhà Đây là những bài thuốc truyền miệng, được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Tất cả các bài thuốc dân gian đều an toàn tuy nhiên tính hiệu quả thì chưa được kiểm chứng khoa học. Một số bài thuốc chữa ho khan dân gian bao gồm: Củ cải trắng Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính bình vì vậy được sử dụng rất nhiều trong chữa ho khan. Cách sử dụng: Rửa sạch, gọt bỏ vỏ sau đó giã xay nhuyễn củ cải trắng. Cho thêm một ít mật ong và đem chưng cách thủy khoảng 15 phút là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê Sử dụng kiên trì cách này đến khi triệu chứng ho khan được cải thiện đáng kể. Rau diếp cá và nước vo gạo Rau diếp cá khi kết hợp với nước vo gạo tạo thành một loại kháng sinh tự nhiên có thể điều trị ho khan. Bài thuốc này khá an toàn áp dụng được với cả người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữa mang thai. Cách làm như sau: Rau diếp cá tươi đem rửa sạch giã nhuyễn sau đó trộn đều với 1 bát nước vo gạo. Sau đó đem hỗ hợp này đi đun sôi khoảng 20 phút thì có thể sử dụng. Sử dụng bài thuốc này đòi hỏi tính kiên trì mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh khỏi hẳn. Nghệ tươi Nghệ tươi có chứa nhiều tinh chất tốt cho cơ thể trong đó đặc biệt kể đến tinh chất curcumin với tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và điều trị chứng ho khan rất hiệu quả. Cách sử dụng: Củ nghệ tươi rửa cạo sạch vỏ, giã nhuyễn sau đó thêm 1 ít nước lọc và đường phèn. Lấy hỗn hợp đó đi trưng cách thủy 10 phút là có thể sử dụng. Nên sử dụng khi còn ấm, ngày uống 3 lần và duy trì đều dặn đến khi chấm dứt tình trạng ho khan Tỏi Tỏi là một gia vị nhà bếp được xem như một loại kháng sinh tự nhiên với hoạt chất acillin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn tình trạng ho khan rất tốt. Cách sử dụng như sau: Trước khi đi ngủ, lấy củ tỏi đã bóc vỏ, cát thành từng lát. Rửa sạch chân sau đó đắp phần tỏi cắt lát lên lòng bàn chân, sử dụng băng gạc y tế để cố định lại. Sáng dậy gỡ bỏ và rửa sạch chân với nước ấm Kiên trì thực hiện mỗi ngày các triệu chứng ho khan sẽ được cải thiện. Tuy nhiên cần lưu ý, cách này không sử dụng cho trẻ nhỏ vì da trẻ rất mẫn cảm dễ tổn thương đắp tỏi có thể gây bỏng. Mật ong Được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, mật ong chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, có khả năng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Đặc biệt, các tinh chất bên trong mật ong còn có tính kháng khuẩn rất cao, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, hỗ trợ điều trị ho khan hiệu quả. Cách sử dụng trị ho khan như sau: Lấy 1 thìa mật ong pha với nước ấm để uống, thực hiện cách này 3 lần/ngày Mật ong không nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Sử dụng mật ong trị ho khan cần tính kiên trì cao. Heviho giải pháp cho tình trạng ho khan đến từ Viện hàn lâm Heviho là giải pháp cho các bệnh hô hấp được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó có ho khan, ho lâu ngày không khỏi. Sản phẩm Heviho được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ như phương pháp dùng thuốc tây mà vẫn có hiệu quả tốt và nhanh chóng lại thuận tiện không cần phải sắc trước khi dùng như các bài thuốc Đông y Alkaloid trong Xuyên bối mẫu và dịch chiết Xạ can có tác dụng giảm tần suất và mức độ cơn ho, do đó giúp người bệnh nhanh chóng dứt ho hiệu quả. Ngoài ra, thành phần S3-ELEBOSIN còn có tác dụng kháng viêm – nguyên nhân chính gây kích thích đường hô hấp tạo thành các cơn ho, giúp giảm ho mà không gây tái phát. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về thuốc trị ho khan, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ18
Ho do viêm họng nên ăn gì, uống gì, kiêng gì?
Ho do viêm họng nên ăn gì – uông gì – kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi, bị ốm hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp như ho, viêm họng. Việc biết được khi ho do viêm họng nên ăn gì, uống gì và kiêng gì sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh nhanh hơn và tránh làm bệnh trở nên nặng hơn. Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu khi viêm họng ho nên ăn gì, uống gì và kiêng gì? Mục lụcNhững loại thực phẩm nên ăn khi bị ho do viêm họngNhững món canh có tính mátThực phẩm giàu kẽmBị viêm họng – ho nên ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin CThực phẩm giàu tinh bộtThức ăn mềm, dễ nuốtCác món luộcHo do viêm họng nên uống gìNước tinh khiếtUống nước lá tía tôHãy uống trà nóngMật ongNước trái câySữa chuaViêm họng – Ho nên kiêng gì?Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ nướng khô cứngThức ăn cay nóngĐồ uống chứa cồnĐồ ăn gây kích thích cổ họngThực phẩm ngọt chứa nhiều đườngMột số lưu ý khi đang bị ho – viêm họngHeviho cải thiện tình trạng ho do viêm họng tại nhàCông dụngĐối tượng sử dụngTại sao nên sử dụng Heviho khi bị ho do viêm họng Những loại thực phẩm nên ăn khi bị ho do viêm họng Những món canh có tính mát Những món canh có tính mát nên ăn khi bị viêm họng kèm theo ho vì chúng có khả năng làm dịu vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương, giảm sự cọ sát xảy ra ở cổ họng khi thức ăn đi qua. Bạn có thể ăn những món canh như: Canh mồng tơi, rau đay. Canh bầu, bí, canh mướp. Canh hẹ, đậu hũ. Canh trứng, cà chua,… Thực phẩm giàu kẽm Kẽm chính là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cơ thể do kẽm đóng vai trò giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Bổ sung thêm kẽ sẽ giúp đẩy lùi nhanh triệu chứng viêm họng, ho mà bạn đang gặp phải. Những thực phẩm giàu kẽm gồm có: Củ cải trắng. Rau chân vịt. Tôm, cua, ốc, ngao, sò… Nước cốt dừa. Bị viêm họng – ho nên ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C Vitamin C rất tốt cho người bị ho – viêm họng Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và làm giảm sự đau rát ở cổ họng rất hiệu quả. Làm mát cơ thể. Vì vậy bổ sung vitamin C cho cơ thể là điều cần thiết đặc biệt là khi đang bị viêm họng kèm theo ho. Những loại thực phẩm giàu Vitamin C nên bổ sung bao gồm: Trái cây tươi: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi,… Các loại rau xanh. Đu đủ. Ớt chuông. Bông cải xanh. Thực phẩm giàu tinh bột Thực phẩm chứa nhiều tinh bột rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh viêm họng. Hãy bổ sung thêm tinh bột mỗi ngày qua: Bột yến mạch, ngũ cốc,… giúp cơ thể bổ sung thêm hàm lượng magie, sắt, mangan cần thiết. Thức ăn mềm, dễ nuốt Khi bị viêm họng và ho cổ họng lúc này rất nhạy cảm, và dễ bị xước kèm theo hiện tượng sưng tấy nặng nề nếu sử dụng những loại thực phẩm cứng. Vì vậy những loại thức ăn mềm dễ nuốt được khuyên dùng trong giai đoạn này là rất cần thiết. Để giảm ma xát lên thành họng bạn hãy sử dụng những loại thực phẩm mềm như: Cháo bí đỏ thịt nạc. Cháo gà. Cháo yến mạch Soup rau củ. Soup khoai tây cà rốt,… Các món luộc Thay vì việc phải chế biến các món ăn một cách cầu kì và nhiều loại gia vị thì món luộc vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, lại dễ ăn, vừa tốt cho người bị viêm họng vì món luộc có tính mát sẽ không gây kích ứng cho vùng niêm mạc họng. Những món luộc bạn có thể sử dụng như: Rau củ quả luộc, thịt luộc,…. Người bị ho do viêm họng nên ăn nhiều món luộc thay cho các món chiên nướng Ho do viêm họng nên uống gì Nước tinh khiết Nước là một nguyên liệu hết sức cần thiết giúp cho cho cơ thể hoạt tốt, tăng quá trình tuần hoàn và trao đổi chất hiệu quả hơn và đặc biệt tốt cho người bị viêm họng. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp người bị viêm họng, ho giảm sự khô rát tại vùng niêm mạc họng, làm mát cơ thể và thải độc tố. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lít nước và nên uống nước ấm để bảo vệ niêm mạc họng. Uống nước lá tía tô Theo Đông y lá tía tô có tính ấm có công dụng giải cảm, trị ho, tiêu đờm. Vì vậy người bị bệnh viêm họng, ho hoàn toàn có thể uống một ly nước ép tía tô mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi đem rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cốt và uống hàng ngày. Có thể cho thêm vài hạt muối để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hãy uống trà nóng Trà nóng giúp làm giảm nhanh triệu chứng khô rát và sưng đau tại vùng niêm mạc họng. Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy bạn thưởng thức một ly trà nóng như: Trà hoa cúc, trà chanh, trà đào,… giúp bạn tỉnh táo và có một ngày làm việc hiệu quả, có thể kèm theo một chút mật ong, một lát chanh hoặc gừng tươi vào ly trà tùy theo sở thích để tăng cao hiệu quả điều trị ho do viêm họng. Mật ong Mật ong từ xa xưa đã mang về cho người Việt nhiều công dụng tốt trong phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm họng, ho. Do mật ong có tính kháng khuẩn cao giúp làm sạch và làm dịu nhanh chóng vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương, giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm. Mỗi ngày người bệnh có thể ngậm 1-2 thìa cafe mật ong nguyên chất trong miệng rồi nuốt từ từ. lặp lại 2-3 lần hoặc uống một ly nước ấm pha thêm 2 thìa cafe mật ong rồi uống từ từ để điều trị ho do viêm họng. >>> Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm họng từ mật ong Nước trái cây Vitamin lúc này là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể vì vậy việc bổ sung nước trái cây hàng ngày là điều tuyệt vời nhất. Mỗi ngày bạn hãy uống 1-2 ly nước ép từ trái cây tươi giúp bổ sung lượng vitamin cần thiết như: Nước cam. Nước chanh. Nước táo. Nước ép lựu, ổi, dâu tây,… Bổ sung thêm nước trái cây khi đang bị ho do viêm họng Sữa chua Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng và bảo vệ tốt vùng niêm mạc họng đang bị viêm nhiễm, hơn nữa sữa chua còn kích thích tiêu hóa tốt, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng. Ngoài ra sữa chua chính là một loại thực phẩm mềm, trơn mát, dễ nuốt và không gây kích thích thành họng. Nên bổ sung 1 ly sữa chua mỗi ngày giúp đẩy lùi triệu chứng ho và viêm họng. Viêm họng – Ho nên kiêng gì? Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ nướng khô cứng Những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên, rán ngập dầu sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương nặng nề hơn, dịch đờm nhầy từ đó sản sinh nhiều hơn dẫn đến kéo dài thời gian bị bệnh. Hơn nữa những loại thực phẩm này rất khô cứng, khi đi qua thành họng có thể làm tổn thương và xước thêm vùng cổ họng khiến niêm mạc họng rất lâu hồi phục. Những loại đồ ăn nên tránh bao gồm: Thịt, cá chiên. Thịt nướng. Bánh mì khô. Những loại đồ ăn giòn cứng Bánh quy. Cơm cháy. Những món xào nhiều dầu mỡ. Thức ăn cay nóng Những món ăn cay nóng thường kích thích vị giác và mang đến cảm giác ăn ngon tuy nhiên những người đang bị ho, viêm họng tuyệt đối nên kiêng do đồ ăn cay nóng sẽ kích thích trực tiếp đến niêm mạc họng, gây thêm nhiều tổn thương, vùng viêm nhiễm lan rộng ra và những cơn ho sẽ kéo dài. Đồ uống chứa cồn Sử dụng thương xuyên thứ uống chứa nhiều cồn như bia, rượu sẽ khiến vùng cổ họng bị khô rát, gây cảm giác nóng rát tại cổ họng, ngứa họng vì vậy những người đang bị ho hoặc viêm họng tuyệt đối tránh xa những loại đồ uống này nếu không muốn làm tổn thương nặng nề vùng cổ họng của mình. Đồ ăn gây kích thích cổ họng Một số loại đồ ăn không gây hại tuy nhiên lại gây kích ứng trực tiếp đến vùng cổ họng khiến những cơn ho không thể chấm dứt, và bạn không nên sử dụng chúng khi đang bị ho. Những loại thực phẩm này bao gồm: Tôm nguyên vỏ Hạt hướng dương, hạt bí, óc chó, hạnh nhân,… Vừng, lạc, đậu phộng,… Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường Tất cả những loại đồ ngọt đều có chứa nhiều arginine đây chính là chất tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây ra hiện tượng tiết nhiều dịch đờm ở cổ họng khiến tình trạng viêm đau họng và những cơn ho sẽ diễn biến ngày một nặng thêm nếu người bệnh lạm dụng thực phẩm này khi đang bị bệnh. Những thực phẩm ngọt nên tránh như: Chocolate. Bánh ngọt. Kẹo. Nước ngọt đóng chai. Hãy nói không với đồ ngọt khi đang bị ho – viêm họng Một số lưu ý khi đang bị ho – viêm họng Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng và lòng bàn chân. Nên tắm trước 9h tối. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày và súc miệng với nước muối loãng hoặc giấm táo pha loãng. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và giặt sạch sẽ chăn ga gối. Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng. Không tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Heviho cải thiện tình trạng ho do viêm họng tại nhà Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn thảo dược nên lành tính và có thể sử dụng lâu dài, rất thích hợp cho người bị viêm họng mạn tính, ho đờm lâu ngày. Công dụng Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm ở người bị viêm đường hô hấp Giúp giảm đau, nóng rát họng, ngứa họng, ho khan, vướng họng, khó nuốt. Đối tượng sử dụng Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Tại sao nên sử dụng Heviho khi bị ho do viêm họng Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855) Chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi lứa tuổi: viên uống Heviho cho người lớn, Siro Heviho dành cho trẻ nhỏ BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Siro Heviho hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Trên đây là tổng hợp những loại thực phẩm người bị ho do viêm họng nên sử dụng hoặc nên tránh tuy nhiên sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên từ 3-5 ngày nếu không thấy triệu chứng thuyên giảm thì người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn. Chia sẻ0
Ho lâu ngày không khỏi: nguyên nhân và bệnh lý cảnh báo!
Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn – Kiến thức cần biết Ho luôn được xem là hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống bụi bẩn, dịch đờm nhầy hoặc dị vật ra khỏi đường thở giúp chúng ta dễ chịu hơn. Tuy nhiên ho lâu ngày không khỏi lại có thể là cảnh báo người bệnh đang mắc những bệnh lý phức tạp hơn. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp giúp loại bỏ nhanh chóng những cơn ho kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sồng của bản thân mình. ➤ Bài viết chi tiết về Bệnh học ho Mục lụcHo lâu ngày không khỏi vì sao vậy?Nguyên nhân khiến người lớn ho lâu ngày không khỏiHo lâu ngày không khỏi triệu chứng bệnh gì?Viêm họng mãn tínhViêm phổiHo laoHo gàHen phế quảnBệnh viêm phổi tắc nghẽnUng thư phổiMột số bệnh lý khác có thể gặp khi bị ho lâu ngày không khỏiHo lâu ngày ở người lớn có gây nguy hiểm không?Giải pháp trị ho lâu ngày không khỏiNhững thói quen xấu khiến ho lâu ngày không khỏi lại càng nặng thêmTại sao uống kháng sinh nhưng ho lâu ngày vẫn không khỏi?Heviho giúp giảm ho lâu ngày an toàn hiệu quảCông dụngĐối tượng sử dụngTại sao nên sử dụng Heviho khi bị ho lâu ngày không khỏi Ho lâu ngày không khỏi vì sao vậy? Thông thường những cơn ho chỉ kéo dài từ 5-7 ngày sẽ tự hết hoặc người bệnh sử dụng thuốc hay thảo dược để điều trị tuy nhiên ho lâu ngày không khỏi kéo dài trên 2-3 tuần là dấu hiệu bất thường và người bệnh không nên chủ quan. Các chuyên gia cho rằng khi bị ho lâu ngày không khỏi là do hiện tượng viêm nhiễm kéo dài sẽ phá hủy các tế bào tại niêm mạc hầu họng khiến những cơn ho không thể chấm dứt. Lúc này thành phế quản do viêm sưng sẽ dày lên, mất dần độ co gián, đàn hồi. kích thích nghiêm trọng đến niêm mạc đường thở gây ra những cơn ho kéo dài không thể khỏi. Nguyên nhân khiến người lớn ho lâu ngày không khỏi Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho lâu ngày không khỏi ở người lớn. Người bệnh hãy chú ý giữ gìn sức khỏe nếu thấy mình ở 1 hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây nhé: Người bị bệnh viêm đau họng, viêm mũi, viêm xoang mãn tính. Người bệnh bị trào ngược dạ dày, thực quản. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bị viêm phổi, viêm phế quản mãn tính. Người thường xuyên hút thuốc lá kéo dài nhiều năm. Lạm dụng uống nước đá lạnh và sử dụng nhiều bia, rượu. Người bị bệnh lao phổi. Ho lâu ngày không khỏi triệu chứng bệnh gì? Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây: Viêm họng mãn tính Viêm họng sẽ là dấu hiệu đầu tiên khiến người bệnh bị ho lâu ngày không khỏi. Nguyên nhân là do người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc thường xuyên uống nước đá lạnh khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng đi kèm như: sốt cao, ho kèm theo dịch đờm nhầy màu xanh hoặc màu vàng, đau rát cổ họng, ngứa họng. Khàn tiếng, mất tiếng,… Viêm phổi Ho lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Người bệnh viêm phổi thường đi kèm với nhiều triệu chứng như: Ho khan và đặc biệt ho nhiều về đêm có đờm, ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi. Đôi khi còn ho ra máu. Khó thở, sốt cao kèm theo đau tức ở vùng ngực. Lúc này người bệnh không nên chủ quan mà nên đi khám ngay để có hướng điều trị phù hợp. Ho lao Ho lao cũng là một bệnh lý về đường hô hấp do những cơn ho lâu ngày không khỏi biến chứng thành. Thời gian ho kéo dài từ trên 1 tháng và kèm theo đờm cùng máu tươi. bên cạnh đó người bị ho lao cũng xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau tức vùng ngực, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, đổ nhiều mồ hoi vào ban đêm. Ho gà Ho gà thường gặp nhiều ở trẻ em – Ba mẹ cần lưu ý Ho là là bệnh lý không thể bỏ qua nếu người bệnh đang bị ho lâu ngày không khỏi. Ho gà thường gặp phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên người lớn nếu có sức đề kháng yếu cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này. Triệu chứng của bệnh ho gà thường là: Người bệnh bị ho dữ dội kéo dài nhiều ngày không khỏi khiến người bệnh rất mệt mỏi. Sau những cơn ho sẽ nghe thấy tiếng rít đặc trưng như tiếng gà gáy. Khi bị ho gà cần được đi khám và điều trị sớm để không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hen phế quản Đây là bệnh lý cũng rất dễ gặp phải ở mọi độ tuổi đặc biệt là người già và trẻ nhỏ sau khi bị ho lâu ngày không khỏi. Người bệnh sẽ thường kèm theo triệu chứng khó thở, thở dố, thường xuyên khạc nhiều đờm nhầy. Bệnh viêm phổi tắc nghẽn Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn đối với những người hút thuốc lá triền miên trong một thời gian dài rất dễ gặp phải tình trạng bệnh viêm phổi tắc nghẽn. Bệnh thường kèm theo dấu hiệu đau rát họng, khạc ra đờm có dính máu, khó thở hoặc thở gấp khi phải vận động dù chỉ là vận động nhẹ. Ung thư phổi Ho lâu ngày kèm theo máu đặc biệt hiểm nguy bởi có khả năng phổi đã tiếp theo thời kỳ bị ung thư. Một số bệnh lý khác có thể gặp khi bị ho lâu ngày không khỏi Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Áp se phổi. Có dị vật trong đường thở. Bệnh lý về tim mạch. Cảm lạnh, cảm cúm kéo dài và cơ thể có sức đề kháng yếu. Ho lâu ngày ở người lớn có gây nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Hầu hết tất cả những nguyên nhân gây ra ho lâu ngày đều là lành tính có thể điều trị dứt điểm tuy nhiên nếu người bệnh không đi khám để có phác đồ điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và không thể chữa dứt điểm. Vì vậy lời khuyên cho tất cả chúng ta nếu thấy triệu chứng ho lâu ngày từ trên 2-3 tuần thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Giải pháp trị ho lâu ngày không khỏi Khi bị ho lâu ngày người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó có thể áp dụng thêm những cách dưới đây giúp bệnh mau khỏi hơn: Uống đủ nước mỗi ngày lưu ý chỉ nên uống nước ấm. Chỉ nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được thăm khám. Có thể sử dụng thêm những loại siro trị ho để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc long đờm giúp làm sạch cổ họng và dễ thở hơn. Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng. Uống thêm trà nóng kèm mật ong mỗi ngày giúp giảm nhanh những cơn ho. Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe bản thân. Có chế độ nghỉ ngơi khoa học giúp bản thân nhanh khỏi bệnh. Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng thêm những phương pháp hỗ trợ điều trị ho lâu ngày tại nhà bằng thảo dược như: Mật ong. Giấm táo. Cây rẻ quạt. Cam thảo. Củ cải trắng. Gừng. Tỏi, Hoa đu đủ đực… Uống trà nóng mỗi ngày giúp giảm nhanh những cơn ho dai dẳng Những thói quen xấu khiến ho lâu ngày không khỏi lại càng nặng thêm Dưới đây là một số thòi quen xấu khiến những cơn ho lâu ngày của bạn không thể thuyên giảm hãy cẩn trọng và tránh xa những điều sau: Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá cũng các chất kích thích khác. Luôn luôn uống nước đá lạnh. Chủ quan không giữ ấm cơ thể, tắm muộn hoặc tắm nước lạnh. Tự ý mua thuốc về sử dụng không có chỉ dẫn của bác sĩ. Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, khô cứng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ gây tổn thương niêm mạc họng. Sau khi tắm tiếp ngồi trực tiếp với gió quạt hoặc gió điều hòa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Không vệ sinh nhà cửa và không gian sống sạch sẽ khiến cơ thể hít nhiều bụi bẩn. Ra ngoài không đeo khẩu trang. Ăn uống thiếu dưỡng chất khiến cơ thể giảm sút sức đề kháng. Tại sao uống kháng sinh nhưng ho lâu ngày vẫn không khỏi? Ho lâu ngày và đã sử dụng thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn không khỏi có thể do những nguyên nhân sau: Lạm dụng thuốc kháng sinh: tự ý mua thuốc điều trị, dùng thuốc kháng sinh giảm ho, trị viêm họng không hợp lý, lạm dụng thuốc trong thời gian dài gây nên kháng thuốc, nhờn thuốc. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc kháng sinh cơ thể sẽ quá mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút mà tại vùng niêm mạc họng còn yếu, chẳng thể hồi phục sau một số cơn ho. Uống thuốc không đủ liều lượng: bác sĩ kê đơn điều trị nhưng lại dùng thuốc không theo liệu trình, chưa uống hết đơn thuốc đã dừng hẳn khi thấy bệnh thuyên giảm khiến cho cơn ho tái đi tái lại nhiều lần, nhờn thuốc và thuốc không còn tác dụng điều trị. Căng thẳng, stress quá độ: dù đã dùng đúng liệu lượng cách sử dụng thuốc nhưng người bệnh thường xuyên làm việc kiệt sức, căng thẳng khiến cho cơ thể dễ bị cảm lạnh. Tác hại là xuất hiện những cơn ho khan, ho có đờm dai dẳng. Đây là lý do vì sao khi kê thuốc điều trị bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân xây dựng chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thằng, stress. Cơ thể thiếu nước: uống kháng sinh khi thuốc đi vào cơ thể gây hiện tượng mất nước, điều này buộc người bệnh phải bổ sung nước cho cơ thể. Nếu bạn lười uống nước để cổ họng khô thì ho sẽ kéo dài. Môi trường sống khói bụi: bệnh nhân chữa trị ho bằng thuốc kháng sinh nhưng lại không giữ gìn, tránh những tác nhân như khói bụi, chất hóa học sẽ làm thuốc không phải công dụng mà bệnh tình sẽ càng trở phức tạp. Như vậy dùng kháng sinh điều trị ho lâu ngày không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân. Việc kết hợp uống thuốc đúng cách và chế độ sinh hoạt, môi trường sống xanh sạch sẽ giúp đẩy lùi bệnh. Nếu điều trị ho lâu ngày bằng kháng sinh mà 7-10 ngày vẫn không khỏi không giảm cơn ho thì người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện thăm khám lại. Heviho giúp giảm ho lâu ngày an toàn hiệu quả Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn thảo dược nên lành tính và có thể sử dụng lâu dài, rất thích hợp cho người bị viêm họng mạn tính, ho đờm lâu ngày. Công dụng Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm ở người bị viêm đường hô hấp Giúp giảm đau, nóng rát họng, ngứa họng, ho khan, vướng họng, khó nuốt. Đối tượng sử dụng Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Tại sao nên sử dụng Heviho khi bị ho lâu ngày không khỏi Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855) Chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng sau 3-5 ngày Heviho có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi lứa tuổi: viên uống Heviho cho người lớn, Siro Heviho dành cho trẻ nhỏ BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Siro Heviho hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ15
Trẻ sơ sinh bị ho: nguyên nhân và giải pháp
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh về đường hô hấp hơn những trẻ lớn hơn biểu hiện có thể là ho gió, ho khan, ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi. Các chuyên gia và bác sĩ khuyên cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Cần cho trẻ đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi. Trẻ sơ sinh bị ho. Nguyên nhân và giải pháp Mục lụcHo là gì?Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hoGiải mã tiếng ho ở trẻ sơ sinh1. Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh, cảm cúm2. Trẻ sơ sinh bị ho do ho gà3. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản, hen suyễn.4. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi5. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm khí quảnGiải pháp nào giúp giảm ho ở trẻ sơ sinhSử dụng tinh dầu tràmCung cấp thêm độ ẩm trong không gian sống của trẻMassage lòng bàn chânTắm cho trẻ trong nước gừng ấmVệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lýNâng cao đầu cho trẻ khi nằmCho trẻ bú mẹ nhiều hơnTrẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì, kiêng gì?Thực phẩm mẹ nên dùng khi trẻ sơ sinh bị hoThực phẩm mẹ nên kiêng khi trẻ sơ sinh bị hoNhững lưu ý khi trẻ sơ sinh đang bị hoSiro Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ho là gì? Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống dị vật, dịch nhầy ra khỏi hệ hô hấp giúp đường thở thông thoáng. Trẻ sơ sinh bị ho được chia làm hai dạng là ho khan và ho có đờm Ho khan xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị dị ứng. Ho có đờm là biểu hiện trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dẫn đến những cơn ho có kèm theo nhiều dịch đờm nhầy trong vùng cổ họng. ➤ Xem chi tiết: Bệnh học về ho Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho Trẻ sơ sinh bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau ba mẹ không nên chủ quan vì hiện tượng ho ở trẻ sơ sinh là không được xem nhẹ Trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm họng,… Nhà có người hút thuốc lá khiến trẻ phải gián tiếp ngửi khói thuốc. Thời tiết khắc nghiệt, nong lạnh đột ngột. Trẻ có bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản…. Trẻ bị ho gà. Môi trường sống của trẻ không sạch, chứa nhiều bụi bẩn. Trẻ bị dị ứng. Sử dụng than củi để sưởi sau khi sinh. Trẻ bị sặc hoặc hóc dị vật. Giải mã tiếng ho ở trẻ sơ sinh Như đã nói ở trên trẻ sơ sinh bị ho do rất nhiều nguyên nhân và mang theo nhiều dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Cùng giải mã tiếng ho của trẻ sơ sinh qua các trường hợp phổ biến dưới đây: 1. Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh, cảm cúm Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị ho, nguyên nhân này sẽ kèm theo triệu chứng như: Ho khan, nghẹt mũi, viêm họng. Nếu triệu chứng nặng hơn có thể kèm theo ho có đờm hay sốt nhẹ đặc biệt là vào ban đêm. 2. Trẻ sơ sinh bị ho do ho gà Ho gà là bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị ho gà sẽ xuất hiện những triệu chứng: Ho nhiều theo từng cơn, sau khi ho sẽ hít vào thật sâu nghe giống tiếng gà gáy, Sắc mặt đổi màu, mắt lồi và lưỡi thè ra, nổi tĩnh mạch ở cổ. Khi thấy con có những dấu hiệu này ba mẹ hãy lập tức nên cho con đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ và ba mẹ nhớ tiêm chủng vacxin cho con đầy đủ. 3. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản, hen suyễn. Đây là triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi bé bị cảm lạnh, cảm cúm kèm theo sổ mũi. Hoặc bệnh hen suyễn là do di truyền. bệnh sẽ rất nghiêm trọng nếu virus xâm nhập vào phổi của trẻ dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm khó lường. Trẻ bị ho do viêm phế quản, hen suyễn sẽ kèm theo triệu chứng: Trẻ thở rất khó khăn, chảy nhiều nước mắt, biểu hiện bi ngứa, sốt nhẹ, chán ăn, thở khò khè 4. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi Triệu chứng viêm phổi xuất hiện sau khi trẻ bị cảm lạnh thông thường do vi khuẩn hoặc virus. Lúc này bé bị ho kèm theo dịch đờm nhầy màu xanh hoặc vàng và có thể kèm theo sốt. Khi bé viêm phổi kèm theo sốt ba mẹ nên cho con đi khám ngay để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. 5. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm khí quản Đây là bệnh lý về đường hô hấp khiến cho lớp màng khí quản bị viêm sưng gây ảnh hưởng đến đường thở và dẫn đến việc trẻ sơ sinh có những triệu chứng như ho từng cơn, tiếng ho to, thở khò khè, trẻ thở yếu ớt, trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều do khó thở, da tái xanh. nếu bé có hiện tượng sốt ba mẹ không được chủ quan cần đưa con đi khám ngay lập tức. Giải pháp nào giúp giảm ho ở trẻ sơ sinh Sử dụng tinh dầu tràm Tinh dầu tràm có tính ấm nóng sẽ giúp làm ấm cơ thể và đẩy lùi những cơn ho nhanh chóng cho trẻ sơ sinh.Mẹ có thể pha một chút tinh dầu tràm vào nước tắm cho trẻ hoặc thoa một chút dầu lên lòng bàn chân trẻ sau đó đi tất. Lòng bàn chân là nơi tuyệt đối giúp cơ thể giữ ấm một cách toàn diện. Cung cấp thêm độ ẩm trong không gian sống của trẻ Độ ẩm là điều thiết yếu cho trẻ khi đang bị ho. Cha mẹ hãy cung cấp đủ độ ẩm cần thiết trong phòng của trẻ bằng việc sử dụng một máy tạo ẩm trong phòng và luôn kiểu soát tốt độ ẩm phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh để cải thiện những cơn ho của trẻ hiệu quả hơn. Massage lòng bàn chân Lòng bàn chân có một huyệt gọi là huyệt Dũng Tuyền. Mẹ hãy thoa một chút dầu nóng lên đó có thể là dầu tràm, dầu khuynh diệp hay dầu bạc hà và massage nhẹ nhàng vị trí này bằng ngón tay. Cơn ho ở trẻ sơ sinh sẽ giảm đi nhanh chóng. Sau đó đi tất cho trẻ đễ giữ ấm lòng bàn chân nhé. Trẻ sơ sinh bị ho mẹ hãy massage lòng bàn chân cho trẻ Tắm cho trẻ trong nước gừng ấm Nước gừng giúp làm ấm cơ thể trẻ nhanh chóng giúp những cơn ho thuyên giảm rõ rệt. Mẹ chuẩn bị 2 củ gừng đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ sau đó ép lấy nước cốt. Đun sôi nước này rồi pha cùng với nước tắm cho trẻ sơ sinh. Lưu ý da trẻ sơ sinh còn non mẹ nên sử dụng nước tắm có độ ấm vừa đủ và không lạm dụng quá nhiều nước gừng trong quá trình tắm cho trẻ. Hơn nữa khi trẻ bị ho cũng nên hạn chế tắm không nên tắm quá thường xuyên cho trẻ tránh việc cơ thể của trẻ bị nhiễm lạnh thêm sẽ kéo dài những cơn ho không mong muốn Vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý Việc sử dụng nước muối vệ sinh vùng mũi hàng ngày rất tốt cho cả người lớn, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ so sinh khi đang bị ho. Nước muối sẽ giúp làm sạch vùng mũi, mang vi khuẩn ra khỏi đường thở và hệ hô hấp của trẻ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Nâng cao đầu cho trẻ khi nằm Mẹ hãy cho bé nằm gối cao hơn một chút so với những ngày bình thường cách này giúp trẻ dễ thở hơn và không làm khô họng. Giúp những cơn ho biến mất nhanh chóng. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn Sữa mẹ là nguồn cung cấp sức đề kháng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vậy nên khi trẻ đang bị ho mẹ hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn việc kết hợp thê, sữa ngoài cho trẻ để giúp con nhanh khỏi ho nhé. Hãy cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều hơn khi đang bị ho ➤Có thể bạn quan tâm: Trị ho có đờm cho trẻ nhỏ an toàn từ gian bếp Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì, kiêng gì? Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn bé bú mẹ là chủ yếu vì vậy giai đoạn này việc mẹ ăn gì? kiêng gì? rất quan trọng với sức khỏe và đề kháng của con giúp con nhanh chóng khỏi những cơn ho không mong muốn khi gặp phải. Mách mẹ những thực phẩm nên bổ sung để cho bé bú trong giai đoạn này. Thực phẩm mẹ nên dùng khi trẻ sơ sinh bị ho Uống nhiều nước ấm mỗi ngày. Các loại cháo, soup nóng. Tăng cường thịt bò, thịt gà. Rau củ quả tươi theo mùa. Đu đủ chín. Mẹ nên ăn thêm chuối. Bổ sung nhiều VitaminC để nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và bé yêu. Thực phẩm mẹ nên kiêng khi trẻ sơ sinh bị ho Đồ ăn cay nóng, giòn cứng hoặc quá lạnh. Thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ. Đồ ăn để lâu không còn giá trị dinh dưỡng. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh đang bị ho Tuyệt đối không sử dụng mật ong điều trị ho cho trẻ sơ sinh. Giữ ấm cẩn thận vùng cổ họng và lòng bàn chân của trẻ. Nếu trẻ ăn thêm sữa ngoài tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa đã nguội lạnh. Không cho trẻ nằm điều hòa hoặc sử dụng quạt trực tiếp vào cơ thể của trẻ. Hạn chế tắm cho trẻ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ kéo dài cơn ho. nếu tắm nên tắm với nước gừng ấm hoặc thêm tinh dầu tràm vào nước tắm cho trẻ. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ ho dai dẳng và tuyệt đối không tự mua thuốc về cho trẻ uống. ➤ Bài viết liên quan: Cách chăm sóc trẻ khi bị ho nhiều Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn. Tuy nhiên lời khuyên cho cha mẹ là nên đưa con đi khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sức khỏe bất thường vì trẻ sơ sinh còn non yếu và có sức đề kháng kém hơn những trẻ lớn hơn nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng. Siro Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ đã được chứng minh về tính an toàn. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để: Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm. Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm. Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát. Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em: Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp: Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng. Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ Chia sẻ0