Ho

Ho có đờm nên uống gì cho nhanh khỏi?

Vào mùa đông hoặc khi thời tiết giao mùa, độ ẩm lên cao, nóng lạnh đột ngột bạn rất dễ gặp phải những cơn ho có đờm. Việc sử dụng kháng sinh khiến nhiều người lo ngại do tác dụng phụ mà chúng mang lại nên người Việt thường lựa chọn những phương pháp thiên nhiên an toàn để điều trị. Trong bài viết này viemduonghohap.vn xin gửi tới bạn đọc kinh nghiệm khi ho có đờm nên uống gì để nhanh khỏi bệnh. Chúc các bạn áp dụng thành công những phương pháp của chúng tôi. ➤ Bài viết chi tiết: Bệnh học về ho Mục lụcHo có đờm là gì?Ho có đờm nên uống gì?Uống nhiều nước ấmNước chanh đẩy lùi nhanh chóng những cơn ho có đờmLá diếp cáLá húng chanhNước ép củ cải trắngSiro tỏiGừng tươiUống sữa kèm theo hạt tiêu đenMột số lưu ý khi đang bị ho có đờmSử dụng giải pháp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khi bị ho có đờm Ho có đờm là gì? Ho có đờm là phản xạ ho của cơ thể xuất hiện khi người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh về hô hấp, lúc này những cơn ho sẽ kèm theo dịch đờm nhầy. Phản xạ ho lúc này sẽ tốt cho cơ thể vì có thể làm sạch phổi và cổ họng do dịch đờm nhầy nhờ các cơn ho sẽ được tống sạch ra ngoài. ➤ Tham khảo: Cách trị ho có đờm cho bé Ho có đờm nên uống gì? Uống nhiều nước ấm Nước ấm có khả năng làm loãng và đẩy dịch đờm nhầy ra khỏi cổ họng nhanh chóng hơn nữa còn rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày nên uống từ 2 lít nước ấm giúp cơ thể khỏe mạnh và dịch đờm nhầy mau chóng tiêu biến. Nước chanh đẩy lùi nhanh chóng những cơn ho có đờm Nước chanh có chứa nhiều vitamin C giúp cung cấp thêm đề kháng cho cơ thể và giảm nhanh triệu chứng ho có đờm rất hiệu quả. Mỗi ngày nên uống 1-2 ly nước chanh ấm để trị bệnh ho có đờm. Lá diếp cá Lá diếp cá có công dụng rất tốt trong việc điều trị ho có đờm cùng với cách thực hiện đơn giản bạn có thể áp dụng mỗi ngày để loại bỏ bệnh nhanh chóng. Chuẩn bị một nắm lá diếp cá đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 10 phút sau vớt ra để ráo nước. Cho lá diếp cá vào máy xay nhuyễn rồi hòa cùng với một lượng nước vo gạo vừa đủ dùng. Cho hỗn hợp lên bếp đun sôi kĩ nhỏ lửa rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã và mỗi ngày uống ít nhất 2 lần khi còn đang ấm. Uống liên tục trong vòng 3-5 ngày sẽ thấy triệu chứng ho có đờm thuyên giảm rõ rệt. Lá húng chanh Uống húng chanh mật ong khi dang bị ho có đờm Theo Đông y lá húng chanh có tính ấm, vị hơi cay có công dụng trị ho, tiêu đờm, kháng khuẩn rất hiệu quả được dân gian tin dùng. Chuẩn bị 5-7 lá húng chanh tươi, rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho lá vào chén nhỏ sau đó thêm một chút đường phèn hoặc mật ong. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy từ 15-20 phút. Đợi hỗn hợp còn ấm thì chắt lấy nước cốt uống 2 lần mỗi ngày sau 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả. Nước ép củ cải trắng Củ cái trắng có tính mát, vị thanh có khả năng điều trị viêm khí quản, trị ho, long đờm, chữa khan tiếng hiệu quả. Đây là phương pháp trị ho có đờm rất an toàn được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Chuẩn bị khoảng 1kg củ cải trắng, 200 gram gừng tươi và 300 – 400ml mật ong nguyên chất. Củ cải đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái nhỏ sau đó ép lấy nước cốt. Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái thánh từng lát mỏng. Cho nước ép củ cải và gừng tươi vào ấm đun sôi kĩ nhỏ lửa trong vòng 10-15 phút. Thêm mật ong vào đun cho đến khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp. Đợi hỗn hợp nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản nơi khô thoáng dùng dần. Mỗi ngày ngậm trực tiếp 5ml hỗn hợp trong miệng và nuốt từ từ hoặc pha cùng 1 ly nước ấm. Sử dụng đều đặn 5-7 ngày giúp giảm ho tiêu đờm hiệu quả. Siro tỏi Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có chứa hoạt chất alicin có khả năng kháng khuẩn cao giúp loại bỏ đờm và giảm ho nhanh chóng. Chuẩn bị 2-3 củ tỏi tươi bóc sạch vỏ rồi giã nhuyễn. Cho tỏi vào một chiếc nồi nhỏ thêm vào đó một chút mật ong và nước sạch. Đun sôi nhỏ lửa thật kĩ cho đến khi hỗn hợp sánh mịn đồng nhất với nhau. Đợi hỗn hợp nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản ờ ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng hỗn hợp ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày lặp lại 2-3 lần, sử dụng liên tục vài ngày cho đến khi khỏi bệnh. Gừng tươi Gừng tươi mang tính nóng ấm giúp làm dịu nhanh chóng niêm mạc họng, giảm ho, long đờm hiệu quả được dân gian lưu truyền sử dụng từ xa xưa. Chuẩn bị 2 củ gừng to đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi. Cho gừng vào lọ thủy tinh có nắp, đổ đầy mật ong. Đóng nắp lọ và bảo quản nơi khô thoáng sau khoảng 2 giờ đồng hồ có thể sử dụng được. Mỗi ngày khoảng 2-3 lần pha từ 1-2 thìa cafe nước cốt gừng mật ong này vói 1 ly nước ấm và uống từ từ để trị ho có đờm. Uống sữa kèm theo hạt tiêu đen Uống sữa hạt tiêu đen khi bị ho có đờm Hạt tiêu đen có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và làm loãng dịch đờm nhầy rất hiệu quả. Hãy kết hợp sữa tươi với hạt tiêu đen để trị ho có đờm ngay hôm nay bạn nhé. Chuẩn bị một ly sữa nóng. Thêm vào đó vài hạt tiêu đen. Khuấy đều ly sữa và uống từ từ. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sau 5-7 ngày bạn sẽ thấy giảm ho và sạch đờm nhầy trong họng. ➤ Có thể bạn quan tâm: Chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực Một số lưu ý khi đang bị ho có đờm Súc miệng nước muối thường xuyên mỗi ngày từ 3-5 lần. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. đánh rằng buổi sáng, buổi tối và sau khi ăn. Giữ ấm vùng cổ họng. Tránh tắm khuya sau 21h và không tắm nước lạnh. Không gian sống cần cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa đặc biệt là phòng ngủ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chó, mèo và vật nuôi khác. Không uống nước lạnh và không ăn thức ăn khô cứng gây tổn hại thêm niêm mạc họng. Trồng thêm cây xanh trong nhà giúp lọc sạch không khí. Sau khi tắm không nên ngồi trực tiếp với gió quạt hoặc gió điều hòa. Mùa đông nên pha vài giọt tinh dầu chàm vào nước tắm, sau khi tắm xong thoa một chút dầu đó vào lòng bàn chân để giữ ấm cơ thể. ➤Xem thêm : Mẹo chữa ho có đờm lâu ngày Sử dụng giải pháp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khi bị ho có đờm Với mong muốn tìm ra giải pháp an toàn mà hiệu quả cho các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có triệu chứng ho có đờm, các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công bộ đôi sản phẩm viên uống Heviho và Siro Heviho dùng tốt cho cả gia đình. Heviho có công dụng giảm ho, tiêu đờm, giảm ngứa rát cổ họng, làm ấm họng cho người bị viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,… và đặc biệt siro Heviho có khả năng tăng sức đề kháng cho bé mà cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé yêu nhà mình. Sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học Chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Chiết xuất từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ mà vẫn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, sổ mũi, khò khè khó thở, viêm họng, tăng cường sức đề kháng giúp giảm tái phát. Ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán các sản phẩm Heviho chính hãng Bạn đọc có bất kì thắc mắc nào hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do viêm đường hô hấp đang hành hạ hàng ngày nhé.   Chia sẻ14

Mách mẹ cách trị ho có đờm cho bé an toàn hiệu quả

Mách mẹ cách trị ho có đờm cho bé hiệu quả tại nhà Vào thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa đông trẻ rất dễ bị bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là viêm họng, ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm. Việc dùng kháng sinh cho trẻ thường khiến các mẹ lo lắng do tác dụng phụ của thuốc gây ra. viemduonghohap.vn mách bạn cách trị ho có đờm cho bé an toàn hiệu quả mà không cần dùng thuốc kháng sinh. ➤ Xem chi tiết: Bệnh học ho Mục lụcHo có đờm là gì?Trẻ bị ho có đờm do đâu?Trẻ bị ho đờm có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám gấp?Những sai lầm thường gặp khi trị ho cho trẻPhương pháp điều trị ho có đờm cho béCho trẻ bú mẹ nhiều hơnCách trị ho có đờm cho bé bằng nước muối loãngVỗ rung giúp long đờm cho trẻ dưới 1 tuổiTạo thêm độ ẩm trong không gian sống của béCho bé tắm bằng nước gừng ấmGiữ ấm vùng cổ họngMassage lòng bàn chân cho béThức uống trị ho có đờm cho béNước ép củ cải trị ho có đờm cho béGừng tươiLá húng chanh trị ho có đờmUống nước cốt tỏi hấpNước chanh, nước camSử dụng Siro Heviho đẩy lùi ho đờm cho bé Ho có đờm là gì? Ho có đờm là phản xạ ho của cơ thể xuất hiện khi người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh về hô hấp, lúc này những cơn ho sẽ kèm theo dịch đờm nhầy. Phản xạ ho lúc này sẽ tốt cho cơ thể vì có thể làm sạch phổi và cổ họng do dịch đờm nhầy nhờ các cơn ho sẽ được tống ra ngoài hiệu quả hơn. Trẻ bị ho có đờm do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Viêm họng, viêm amidan Viêm mũi Viêm xoang Viêm phế quản. Trẻ bị ho gà. Viêm phổi. Trẻ bị ho đờm có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám gấp? Thông thường ho có đờm chỉ là một triệu chứng chứ không phải là bệnh và có đến 99% các cơn ho ở trẻ nguyên nhân là do virus. Lúc này, ho chính là phản xạ của cơ thể để tống xuất đờm hay virus ra bên ngoài, phòng ngừa viêm phổi. Do đó, phản xạ ho có đờm ở trẻ không phải là một tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ ho có đờm trong các trường hợp sau thì cha mẹ nên đưa bé đi khám gấp: Trẻ ho kéo dài, dai dẳng hơn 2 tuần không đỡ hoặc tái phát nhiều lần liên tục liền nhau. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ho nhiều thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh. Trẻ ho ra máu. Ho từng cơn dài, dữ dội kèm đỏ mặt và có tiếng rít sau cơn ho. Trẻ ho kèm theo triệu chứng khò khè, sổ mũi, nghi ngờ liên quan đến suyễn. Trẻ ho có đờm kèm theo các dấu hiệu bất thường như: Khó thở, thở nhanh, bú kém, mệt lừ đừ, tái xanh, không uống nước, nôn trớ,…. Những sai lầm thường gặp khi trị ho cho trẻ Rất nhiều cha mẹ gặp phải sai lầm trong quá trình điều trị ho cho trẻ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp: Sai lầm thứ nhất là coi ho là một bệnh trong khi nó chỉ là một triệu chứng và phần lớn ho ở trẻ là do virus. Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống khứ đờm và virus ra ngoài khi mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh đường hô hấp khác. Sai lầm thứ 2 là vội vàng cho trẻ dùng thuốc trị ho khi thấy con ho 3-5 ngày chưa khỏi. Thông thường, khi bị cảm, trẻ sẽ ho từ 10 -14 ngày, 3 ngày đầu ho ít, ngày thứ 4-5 ho tăng nhiều hơn do vùng niêm mạc họng, phế quản,… tiết đờm để tiêu diệt virus. Đến ngày thứ 6 trở đi trẻ vẫn ho nhiều nhưng đây cũng là lúc trẻ sắp hết ho. Vì vậy, vội vàng cho trẻ dùng thuốc ho ở giai đoạn 3-5 ngày không mang lại tác dụng gì. Ngoài ra, thuốc ho chỉ có tác dụng ngăn chặn phản ứng ho chứ không hề tiêu diệt được virus (nguyên nhân gây ho) cho nên dùng thuốc chỉ giảm ho nhất thời chứ không trị được triệt để. Một vấn đề khác đó là trẻ từ 4-6 tuổi muốn uống thuốc trị ho cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ nên việc bố mẹ tự mua thuốc trị ho cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng sẽ cực nguy hiểm. Không những vậy, nguy cơ mua phải một số loại thuốc trị ho bị cấm sử dụng cho trẻ là rất cao, chẳng hạn như các loại sau: Thuốc kháng Histamin Diphehydramine, Phenylephine, Pseudoephedrine, Brompheniramine Chlorpheniramine,… Sai lầm thứ 3 là tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi bị ho. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn còn với virus thì không có tác dụng. Trong khi ho ở trẻ 99% nguyên nhân là do virus. Vì thế, dùng thuốc kháng sinh lúc này sẽ không giải quyết hay rút ngắn được thời gian bị ho. Và cũng không ngăn ngừa được các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi,… Nguy hiểm hơn, dùng kháng sinh bừa bãi có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dị ứng, kháng thuốc,… dần dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Việc dùng kháng sinh cho trẻ phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê liều lượng phù hợp. Nếu trẻ ho kèm theo các triệu chứng bất thường thì nên đưa trẻ đi khám chứ không tùy tiện mua thuốc về cho trẻ uống. Phương pháp điều trị ho có đờm cho bé Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn Nếu bé còn đang bú mẹ thì các mẹ hãy cho con bú nhiều hơn trong thời điểm này bởi sữa mẹ giúp bé tăng cường đề kháng, đẩy lùi nhanh chóng những cơn ho có đờm ở trẻ. Cách trị ho có đờm cho bé bằng nước muối loãng Nước muối loãng có khả năng kháng khuẩn, làm sạch vùng mũi họng rất tốt. Ba mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối loãng, nên làm ấm dung dịch một chút trước khi sử dụng để nâng cao hiệu quả làm sạch cho bé. Cách này cũng áp dụng được cho cả người lớn vì rất tốt cho hệ hô hấp cùa mỗi người. Vỗ rung giúp long đờm cho trẻ dưới 1 tuổi Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho có đờm ba mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung vùng lưng cho trẻ một cách nhẹ nhàng giúp loại bỏ đờm rất hiệu quả. Trong quá trinh vỗ ba mẹ lưu ý vỗ nhè nhẹ liên tục vào phần lưng của trẻ và khum lòng bàn tay để không làm đau trẻ giúp dịch đờm nhầy dễ dàng long ra. Tạo thêm độ ẩm trong không gian sống của bé Không gian sống trong phòng của trẻ cần được đặc biệt quan tâm đến độ ẳm và nhiệt độ. Khi trẻ bị ho có đờm thì độ ẩm phù hợp là vô cùng cần thiết giúp trẻ không bị khô rát họng và nhanh chóng giảm các triệu chứng ho có đờm. Nếu thiếu độ ẩm ba mẹ có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng cho trẻ và kiểm soát tốt rằng độ ẩm luôn phù hợp. Cho bé tắm bằng nước gừng ấm Việc tắm nước gừng ấm cho trẻ rất tốt cho sức khỏe, không những giúp làm ấm cơ thể mà còn giúp đẩy lùi bệnh lý ho có đờm ở trẻ một cách nhanh chóng. Ba mẹ hãy áp dụng thử ngay nhé. Giữ ấm vùng cổ họng Vùng cổ họng và lòng bàn chân là 2 vị trí quan trọng trên cơ thể cần được giữ ấm để không bị nhiễm những bệnh lý về đường hô hấp. Khi trẻ bình thường hoặc khi đang bị ho ba mẹ đều cần hết sức chú ý giữ ấm 2 vị trí này giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Massage lòng bàn chân cho bé Ở dưới lòng bàn chân có một huyệt mang tên Dũng Tuyền. Ba mẹ có thể thoa một chút dầu nóng lên đó như dầu tràm, dầu khuynh diệp hay dầu bạc hà và massage nhẹ nhàng vị trí này bằng ngón tay. Cơn ho có đờm ở trẻ sẽ giảm đi nhanh chóng. Sau đó đi tất cho trẻ đễ giữ ấm lòng bàn chân nhé.   Massage chân – Cách trị ho có đờm cho bé hiệu quả Thức uống trị ho có đờm cho bé Nước ép củ cải trị ho có đờm cho bé Củ cải theo Đông y có tính mát giúp trị ho long đờm hiệu quả nên được nhiều mẹ áp dụng phương pháp này trị ho có đờm cho bé rất tốt. Củ cái trắng đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ rồi ép lấy nước cốt. Trước khi đi ngủ cho bé uống 1 ly nhỏ sẽ giúp cơn ho có đờm giảm đi nhanh chóng. Gừng tươi Gừng tươi mang tính nóng ấm giúp đánh bay những cơn ho và tống dịch đờm nhầy ra ngoài một cách nhanh chóng. Gừng tươi đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, cho vào một ly nước nóng, đợi nước nguội bớt thêm 1 chút mật ong vào khuấy đều. Khi hỗn hợp còn ấm ba mẹ hãy cho trẻ uống từ từ, mỗi ngày uống từ 1-2 lần. Lá húng chanh trị ho có đờm Chuẩn bị 5-7 lá húng chanh tươi đem rửa sạch rồi giã nát sau đó trọn đều với vài thìa nước sôi, đợi vài phút cho ngấm rồi gạn lấy nước trong cho trẻ uống khi còn đang ấm. Uống 2-3 lần mỗi ngày. Uống nước cốt tỏi hấp Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên do có chứa hoạt chất mang tên alicin giúp kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt tỏi có khả năng điều trị chuyên sâu những bệnh lý về hô hấp như ho khan, ho có đờm, cảm lạnh cảm cúm, viêm họng,… Chuẩn bị 2-3 tép tỏi tươi bóc sạch vỏ rồi giã nát sau đó cho vào chén nhỏ, thêm vào đó một chút mật ong hoặc đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Lấy nước cốt này cho bé uống khi còn ấm. Uống từ 2-3 lần mỗi ngày để trị ho có đờm cho bé. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mách mẹ cách trị ho có đờm cho bé an toàn hiệu quả Nước chanh, nước cam Chanh và cam có chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu đờm giảm ho hiệu quả. Hơn nữa còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bé đã trên 1 tuổi mẹ có thể áp dụng cách này giúp bé giảm ho long đờm. Pha một ly nước chanh hoặc cam nhỏ kèm theo một chút mật ong và vài hạt muối rồi khuấy đều cho bé uống 2-3 lần mỗi ngày. lưu ý nên pha cho bé nước ấm để nâng cao hiệu quả điều trị. Cách trị ho có đờm cho bé bằng nước chanh Lưu ý; Nếu tình trạng ho có đờm của trẻ chỉ mới bắt đầu và không liên quan đến bệnh lý nào về dường hô hấp thì ba mẹ nên áp dụng những phương pháp điều trị ho có đờm cho bé tại nhà. Tuy nhiên nếu bé đã ho lâu ngày không khỏi ba mẹ nên cho bé đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bé và vẫn có thể áp dụng những cách trên để hỗ trợ điều trị sâu hơn giúp bé mau khỏi bệnh. Ba mẹ cần nhớ nếu bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không sử dụng mật ong trị ho có đờm nhé. Chúc ba mẹ áp dụng thành công những phương pháp thiên nhiên an toàn của viemduonghohap.vn ☛ Có thể bạn quan tâm: Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn hiệu quả Sử dụng Siro Heviho đẩy lùi ho đờm cho bé Bên cạnh những cách chữa ho có đờm trên thì hiện nay việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang là xu hướng được nhiều người tin dùng. Siro Heviho là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Siro Heviho là giải pháp ngăn ho viêm họng có đờm an toàn cho bé được nhiều người lựa chọn Hoạt chất S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng ức chế trên 50% thể tích khối viêm. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra ra tác dụng và ứng dụng Sâm đại hành trong việc chống viêm, kháng khuẩn, sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp. Sản phẩm Siro Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tránh tái phát. Để mua Siro Heviho chính hãng do Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam bạn có thể làm theo 1 trong 3 cách sau: Cách 1: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần bạn nhất. Cách 2: Gọi đến tổng đài miễn cước 18001208 để được tư vấn thêm về bệnh và cách thức mua hàng thuận tiện nhất. Cách 3: Điền thông tin để được giao hàng tận nhà Ở ĐÂY Chia sẻ17

6 Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực – Phương pháp chữa ho có đờm hiệu quả Khi bị ho có đờm thay vì sử dụng kháng sinh để điều trị thì dân gian xưa đến nay lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn mà mang về hiệu quả, trong đó không thể không nhắc đến cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực. Cách này giúp người bệnh mau khỏi, tiết kiệm chi phí và thời gian đồng thời rất lành tính và tốt cho sức khỏe. ➤ Xem chi tiết: Bệnh học về ho Mục lụcVì sao nên trị ho có đờm bằng hoa đu đủ đực?6 Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực1. Hoa đu đủ đực + Xạ can + Mạch môn + Lá húng chanh2. Hoa đu đủ đực + Đường phèn (sử dụng được cho trẻ em)3. Hoa đu đủ đực + Mật ong + Lá hẹ + Hạt chanh tươi4. Hoa đu đủ đực + Vỏ quýt + Đường phèn + Bách bộ + Rễ cây dâu5. Hoa đu đủ đực + Rẻ quạt + Mạch môn + Lá húng chanh + Đường phèn6. Hoa đu đủ đực + Lá tía tô + Hoa khế + Đường phènNhững lưu ý khi chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đựcHeviho – Hỗ trợ điều trị ho có đờm hiệu quả từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt NamHeviho sử dụng rất tốt trong các trường hợpVới người lớnVới trẻ em Vì sao nên trị ho có đờm bằng hoa đu đủ đực? Hoa đu đủ có màu trắng hoặc màu hơi vàng thường mọc thành từng chùm ở gần gốc cây, mỗi chùm hoa chứa từ 15-20 bông. Hoa đu đủ có vị rất đắng, tính bình. Theo kinh nghiệm dân gian lưu truyền hoa đu đủ đực có khả năng làm giảm ho, long đờm, giảm nhanh triệu chứng đau rát cổ họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo Đông y hoa đu đủ đực có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người bởi thành phần hoa đu đủ đực có chứa những hoạt chất có lợi như: Canxi, đạm, iron, Beta-caroten, Phenol, Acid gallic, Carbonhydrate cùng các nhóm Vitamin A, C, E và Vitamin nhóm B. Bên cạnh đó hoa đu đủ đưc còn có công dụng điều trị một số bệnh lý khác như: Tiểu đường, chống lão hóa, điều hòa huyết áp, chống đột quỵ, tốt cho tim mạch, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa,… 6 Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực 1. Hoa đu đủ đực + Xạ can + Mạch môn + Lá húng chanh Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 15 gram. Xạ can:10 gram. Mạch môn:10 gram. Lá húng chanh: 10 gram. Thực hiện:  Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho hỗn hợp vào một chiếc bát sứ, thêm vào đó một chút muối. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy cho đến khi chín nhừ. Sau đó nghiền nát hỗn hợp đã hấp cách thủy. Ngậm 1-2 thìa cafe hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày. 2. Hoa đu đủ đực + Đường phèn (sử dụng được cho trẻ em) Chữa ho có đờm bằng hoa đủ đủ đực và đường phèn Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 20 gram Đường phèn: 5-10 gram Thực hiện:  Rửa thật sạch toàn bộ số hoa đu đủ đã chuẩn bị. Sau khi hoa đã ráo sạch hết nước đem thái nhỏ. Mang đi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Chắt lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ phần bã. Cho trẻ uống nước cốt này cùng với nước lọc mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Người lớn dùng 3 thìa cafe. ➤ Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả 3. Hoa đu đủ đực + Mật ong + Lá hẹ + Hạt chanh tươi Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 15 gram. Mật ong nguyên chất: 10ml. Lá hẹ: 15 gram. Hạt chanh tươi: 10 gram. Thực hiện:  Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi để thật ráo nước. Cho hoa đu đủ, hạt chanh và lá hẹ vào giã nhuyễn. Thêm vào 20ml nước lọc cùng 10ml mật ong rồi trộn đều. Lọc lấy phần nước cốt, loại bỏ bã rồi uống hàng ngày. Mỗi ngày uống ít nhất 2-3 lần để loại bỏ triệu chứng ho có đờm. 4. Hoa đu đủ đực + Vỏ quýt + Đường phèn + Bách bộ + Rễ cây dâu Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 20 gram. Vỏ quýt khô: 20 gram. Đường phèn: 10 gram. Bách bộ: 12 gram. Rễ cây dâu: 20 gram. Thực hiện:  Hoa đu đủ đực và rễ cây dâu đem rửa thật sạch sau đó rang cho chín vàng rồi tán thành bột mịn. Vỏ quýt khô + bách bộ + đường phèn cũng đem tán thành bột mịn. Trộn đều 2 hỗn hợp bột mịn với nhau bảo quản trong lọ thủy tinh đậy nắp kín. Mỗi lần sử dụng lấy từ 2 – 8 gram bột (tùy từng độ tuổi) sau đó hòa với nước ấm rồi uống từ từ sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày áp dụng từ 3-4 lần. 5. Hoa đu đủ đực + Rẻ quạt + Mạch môn + Lá húng chanh + Đường phèn Rẻ quạt – Một vị thuốc trị ho có đờm hiệu quả Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 15 gram. Rẻ quạt: 15 gram. Mạch môn: 10 gram Lá húng chanh: 10 gram. Đường phèn: 10 gram. (Có thể thay thế đường phèn bằng muối). Thực hiện:  Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa thật sạch sau đó thái nhỏ rồi trộn đều với nhau. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy từ 15-20 phút. Mỗi ngày ngậm hỗn hợp thuốc từ 2-3 lần rồi nuốt từ từ phần nước để chữa bệnh ho có đờm. 6. Hoa đu đủ đực + Lá tía tô + Hoa khế + Đường phèn Chuẩn bị: Hoa đu đủ đực: 10 gram. Lá tía tô: 10 gram Hoa khế: 10 gram. Đường phèn: 5 gram. Thực hiện:  Đem các nguyên liệu đi rửa thật sạch đợi ráo hết nước. Trộn đều toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị rồi mang đi hấp cách thủy 15-20 phút. Thêm vào đó một chút nước sạch. Dùng phần nước cốt ngậm mỗi ngày 2-3 lần để giảm nhanh triệu chứng ho có đờm. ➤ Xem thêm: Cách thoát khỏi ho nhiều về đêm có đờm Những lưu ý khi chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực Chỉ nên sử dụng hoa đu đủ đực khi còn tươi. Rửa thật sạch với nước để loại bỏ phần mủ trắng. Tuyệt đối không sử dụng hoa đu đủ đực cho phụ nữ mang thai vì trong hoa có chứa thành phần dễ gây sẩy thai. Không nên lạm dụng sử dụng hoa đu đủ đực quá nhiều hoặc sử dụng trong thời gian dài. Sau khi áp dụng từ 3-5 ngày mà triệu chứng ho có đờm không thuyên giảm người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu gặp phải triệu chứng bất thường khi dùng hoa đu đủ đực để chữa ho có đờm thì nên dừng lại sau đó theo dõi cẩn thận nếu không thấy bất thường mới tiếp tục sử dụng. Heviho – Hỗ trợ điều trị ho có đờm hiệu quả từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Heviho là một thành tựu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Sản phẩm với khả năng kháng viêm, giảm ho, long đờm, giảm đau….. dùng trong các trường hợp mắc bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng cấp và mãn tính, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, viêm thanh quản… Heviho chứa nhiều thành phần thảo được thiên nhiên an toàn lại mang về hiệu quả trị ho có đờm rất tốt như: Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Mạch môn,.. đều là những vị thuốc tốt giúp điều trị nhanh chóng triệu chứng ho có đờm. Heviho sử dụng rất tốt trong các trường hợp Với người lớn Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm thanh quản cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm VA. Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày, cổ họng kích ứng, khản tiếng. Với trẻ em Hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên.. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho BẤM VÀO ĐÂY nếu muốn đặt hàng Heviho online giao hàng tận nhà Chia sẻ0

Ho khan ngứa cổ họng dùng thuốc gì?

Ho khan ngứa cổ là tình trạng bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân nào dẫn tới triệu chứng này, thuốc nào trị ho khan ngứa họng? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho bạn. Mục lụcNguyên nhân gây ho khan ngứa họngThuốc trị ho khan ngứa cổ họngThuốc giảm ho ngứa cổ họngThuốc kháng HistaminBài thuốc dân gian trị ho ngứa cổMật ongLá húng chanhLá diếp cáGiải pháp mới cho ho khan ngứa cổ từ chất kháng viêm thảo dược Nguyên nhân gây ho khan ngứa họng Ho khan là tình trạng ho không tiết ra các dịch nhầy, thường kèm theo ngứa họng, rát họng, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Mắc các bệnh lý hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng quá mức với những tác nhân gây dị ứng (khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá,…) gây giải phóng histamin. Đồng thời gây ngứa cổ họng, dẫn đến ho khan kéo dài. Ngoài ra còn kèm theo chảy mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, cơ thể mệt mỏi,… Dị ứng thuốc: Một số người cơ địa dị ứng với một số loại thuốc như kháng sinh Penicillin. Dị ứng thực phẩm: Sau khi sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng đối với cơ địa từng người, sẽ hình thành những phản ứng bất thường, trong đó có tình trạng ho khan, kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu vùng hầu – họng. Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là nguyên nhân điển hình, khi axit trong dạ dày bị trào ngược vào ống thực quản, gây ngứa rát họng và ho kéo dài. Mất nước khiến khô miệng, cổ họng không đủ nước bọt. Thuốc trị ho khan ngứa cổ họng Khi bị ho khan ngứa họng, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc sau đây: Thuốc giảm ho ngứa cổ họng Các thuốc ức chế trung tâm gây ho, từ đó có tác dụng giảm ho như Codein. Dextromethophan. Dextromethophan – có tác dụng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng. Tuy có độc tính thấp nhưng người dùng không nên lạm dụng bởi nó có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện): Chúng giúp giảm ho ,giảm đau nhẹ, nhưng không có tác dụng trong trường hợp ho nặng. Tác dụng phụ không mong muốn như: táo bón, an thần và gây lệ thuộc thuốc. Lưu ý là Codein chỉ dành cho người lớn, không dùng cho trẻ em do gây ức chế hô hấp. Dextromethophan có thể dùng được cho trẻ em. Thuốc kháng Histamin Một số thuốc chống dị ứng cũng được sử dụng để làm dịu cơn ho, giảm ho và an thần như Diphenylhydramin, Chlopheniramin,…Nhóm thuốc này được điều trị ho khan, ho do dị ứng, kích ứng hầu họng. Hầu hết người bệnh khi gặp phải chứng ho khan ngứa cổ họng sẽ đều tìm đến thuốc tây đầu tiên để cải thiện nhanh chóng cảm giác khó chịu. Song, phương pháp này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như tụt huyết áp, chóng mặt, rối loạn nhịp tim hoặc ảnh hưởng đến dạ dày. Vì thế, nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dung. Bên cạnh đó nên tìm hiểu sử dụng các bài thuốc dân gian để mang lại hiệu quả chữa trị nhanh chóng. Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc trị ho thường được bác sĩ kê đơn  Bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ Các bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến trong ho khan ngứa họng: Mật ong Trong mật ong chứa các thành phần giúp làm dịu cổ họng, bớt đau rát, kháng khuẩn, giảm kích ứng. Do đó, mật ong góp mặt trong danh sách các vị thuốc chữa bệnh ho ngứa cổ họng. Bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp với lá hẹ xanh, gừng, tỏi, chanh đào, quất,…và dùng đều đặn ngày 2 lần. Mật ong là bài thuốc trị ho khan ngứa họng hiệu quả Lá húng chanh Lá húng chanh hay còn gọi là dương tử tô, rau thơm lùn, có tác dụng lợi phế, giải độc, ức chế vi khuẩn. Bạn hấp cách thủy với mật ong và dùng trước mỗi bữa ăn. Lá diếp cá Không chỉ được biết đến là thực phẩm quen thuộc, lá diếp cá còn là một bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng hiệu quả. Bạn lấy nước sau khi xay nhuyễn loại lá này, đem trộn đều với nước vo gạo, dùng sau ăn 30-60 phút để đạt hiệu quả tốt. Trên đây là một số bài thuốc dân gian để trị ho khan, ngứa cổ họng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần áp dụng kiên trì trong một thời gian dài thì mới thấy rõ được hiệu quả. Giải pháp mới cho ho khan ngứa cổ từ chất kháng viêm thảo dược Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công giải pháp mới dành riêng cho chứng ho khan, ngứa rát cổ họng, với tên Heviho. Đây là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ như phương pháp dùng thuốc tây mà vẫn có hiệu quả tốt và nhanh chóng. Heviho chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, giúp giảm kích ứng vùng hầu – họng. Từ đó giúp giảm ho, đau rát, ngứa cộm cổ họng hiệu quả. Heviho có 2 dạng bào chế thích hợp cho mọi lứa tuổi: viên uống Heviho cho người lớn, siro Heviho dành cho trẻ em. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho và siro Heviho CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Siro Heviho hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0

Lợi và hại khi dùng thuốc ho cho trẻ

Thay đổi thời tiết, không khí ô nhiễm là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là chứng ho ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ho thì các mẹ có nên cho dùng thuốc ngay không? Nếu phải dùng thì thuốc ho cho trẻ có những mặt lợi hay hại gì? Tại sao trẻ dễ bị ho? Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Ho là một biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc các bệnh như: Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm amidan… hoặc khi trẻ bị cảm cúm, hít phải khói bụi, dị vật. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm thông thoáng đường thở bằng cách tống dịch, đờm nhầy ra bên ngoài. Do đó ho có tác dụng làm sạch đường hô hấp, thậm chí trong những trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nó còn giúp bệnh mau khỏi hơn. Rõ ràng đây là một phản xạ tốt và là cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể. Nhiều mẹ thấy con ho đờm và sổ mũi liền ngay lập tức tìm mua kháng sinh, thuốc ho về cho uống để mau chóng giảm triệu chứng. Thậm chí khi đưa con đi khám còn đòi phải cho con uống thuốc ho. Trước thực trạng đó, các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng cha mẹ đừng quá sốt ruột khi thấy con bị ho và chỉ nên khắc phục triệu chứng đi kèm. Cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Thức ăn nên nấu loãng, không ép trẻ ăn nhiều mà chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lợi và hại khi dùng thuốc ho cho trẻ Nhìn chung thuốc ho dùng cho trẻ có bốn nhóm chính với những ưu nhược điểm như sau: Nhóm tác dụng lên thần kinh trung ương: Bao gồm Codein, dextromethorphan. Đây là nhóm thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp, có tác dụng cắt cơn ho nhanh nhưng cần thận trọng khi dùng cho bé, đặc biệt là không dùng cho trẻ sơ sinh. Các mẹ cần chú ý vì dextromethorphan có trong thành phần rất nhiều loại thuốc hoặc siro trị ho và chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi. Riêng đối với thuốc ho chứa hoạt chất Codein chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, thận trọng sử dụng cho các bé từ 12 đến 18 tuổi có các vấn đề về hô hấp. Thuốc làm loãng đờm, tan đờm: Bao gồm acetylcystein, bromhexin… Có tác dụng tống đờm ra khỏi đường hô hấp, dùng khi trẻ có nhiều đờm, đờm đặc không khạc ra được. Các thuốc này tương đối an toàn tuy nhiên cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Không nên dùng cho trẻ bị ho dưới 2 tuổi. Thuốc có tác dụng chống dị ứng: Bao gồm alimemazin, diphenhydramin, clopheniramin… Các thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm kích ứng họng và giảm ho, đặc biệt ho do dị ứng. Thuốc gây buồn ngủ nên làm giảm ho về ban đêm. Thuốc cũng gây cho bé khô miệng, chán ăn và táo bón. Thuốc co mạch, chống sung huyết: Bao gồm pseudoephedrin, giúp giảm sung huyết mũi, chống nghẹt mũi. Không nên dùng cho các bé có bệnh tim mạch. Ngoài ra thuốc còn gây kích thích nhẹ nên bé có thể bị khó ngủ chán ăn khi uống. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho bé dùng thuốc ho Trường hợp trẻ ho nhiều nhưng không có biểu hiện khó thở nặng lên, bạn có thể cho con sử dụng thuốc ho thảo dược cũng rất an toàn. Quan trọng là thảo dược có tác dụng long đờm, làm loãng đờm, không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể sẽ giúp giảm triệu chứng tốt mà trẻ vẫn thấy dễ chịu. >> Xem thêm: Cách chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều Siro Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ đã được chứng minh về tính an toàn và có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Siro Heviho là siro thảo dược duy nhất có chứa chất chống viêm S3-Elebosin được chiết xuất từ thảo dược Sâm đại hành. Có tác dụng vừa giảm sưng viêm, vừa giúp làm loãng đờm dễ tống ra ngoài. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để: Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm. Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm. Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY   Chia sẻ0

Chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều - Mách mẹ cách!

Thời tiết ô nhiễm, thời điểm giao mùa, khí trời se lạnh cũng là lúc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ho nhiều. Nguyên nhân bởi lúc này trong không khí vi khuẩn, virus sinh sôi nhiều và tấn công tới hệ hô hấp non nớt của bé. Chăm sóc trẻ bị ho, ho nhiều như thế nào là tốt nhất, để trẻ nhanh khỏi ho nhất là câu hỏi của hầu hết các phụ huynh. Nhằm giải tỏa lo lắng của cha mẹ, hôm nay Viemduonghohap.vn sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc bé khi bé bị ho nhiều tới các mẹ nhé. Chăm sóc trẻ bị ho nhiều Mục lụcHo ở trẻ là gì?Trẻ bị ho nhiều do đâu?1. Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản2. Bị trào ngược axit3. Bị hen suyễn4. Bị dị ứngCác dạng bệnh ho mà trẻ hay gặp phảiHo khan từng cơnHo ra đờmTrẻ bị ho gàTrẻ bị ho nhiều khi nào nên gặp bác sĩ?Cách chăm sóc khi trẻ bị ho nhiềuChế độ dinh dưỡngSử dụng thuốcVệ sinh cho béSử dụng phương pháp dân gianGiải quyết bài toán trẻ bị ho, ho nhiều về đêm với Siro heviho Ho ở trẻ là gì? Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng đánh bật các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Ho có thể chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể nhưng cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Phản xạ ho bao gồm: hít vào, một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín, lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài sau khi thanh môn mở ra, và thường đi kèm với một âm thanh đặc trưng. Ho có thể xảy ra một cách cố ý lẫn vô ý. Nhiều virus và vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua ho. ☛  Chi tiết: Bệnh học về Ho  Trẻ bị ho nhiều do đâu? 1. Do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản Các nguyên nhân này đều có thể khiến cơn ho của trẻ kéo dài. Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm gây ra thường ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm thanh khí phế quản, bé sẽ ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo thở khó. Những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát cơn ho bằng các loại thuốc khác. 2. Bị trào ngược axit Nếu trẻ bị trào ngược axit, sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Muốn trẻ hết ho thì phải khắc phục được chứng trào ngược axit, tuy nhiên việc điều trị chứng bệnh này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, kỹ thuật y tế và nhiều vấn đề khác. 3. Bị hen suyễn Hen suyễn là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Tuy nhiên, bạn khó có thể chẩn đoán bệnh vì các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Triệu chứng bạn dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là khò khè, trẻ thường bị vào ban đêm. Điều trị bệnh hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa. Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn thấy con có các triệu chứng hen suyễn. 4. Bị dị ứng Dị ứng cũng có thể gây ra ho kéo dài, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Để biết chính xác, bạn nên đưa trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng. Những thứ dễ gây dị ứng thường có trong thực phẩm, phấn hoa, lông vật nuôi và bụi. Các dạng bệnh ho mà trẻ hay gặp phải Bé ho nhiều, ho có đờm hay ho khan ho nhiều về đêm về sáng là do khá nhiều nguyên nhân, tùy từng dấu hiệu mà có thể có các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp ho thường gặp ở trẻ Ho khan từng cơn Loại ho khan đa số thường gặp ở những bé sống trong môi trường tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất. Ngoài ra ho khán từng cơn ở trẻ thường bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi ☛  Tổng hợp thông tin: Ho khan, nguyên nhân và cách điều trị  Ho ra đờm Ho có đờm là loại ho gây ra bởi trong đường hô hấp dưới của bé có chất dịch nhầy. Lý do bé ho ra đờm có thể bé mắc viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc bé mắc hen. Phản ứng ho xảy ra giúp bé loại bỏ chất đờm nhầy qua đường hô hấp dưới. Trẻ bị ho gà Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy. Trẻ bị ho nhiều khi nào nên gặp bác sĩ? Bình thường bé có biểu hiện ho thông thường chỉ dùng các phương pháp dân gian là có thể điều trị cho bé giảm ho và tự khỏi, tuy nhiên bạn cần chủ động đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám và điều trị ngay lập tức nếu bé có những biểu hiện sau: Bé có biểu hiện tím tái môi và quanh môi. Mặt, da và môi tím tái khi ho. Bé cảm thấy khó chịu, khó thở khi nói chuyện và tức ngực khi hít thở sâu Bé ho, thở khò khè cảm giác có quá nhiều đờm mũi, họng. Bé ăn kém, bỏ bú và sức yếu, lờ đờ không nhanh nhẹn Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt. Bé thở mệt, thở gắng sức hoặc ngừng thở ☛  Tìm hiểu thêm: Chuẩn đoán và điều trị ho Trẻ bị ho, sốt cao cha mẹ cần chú ý cho trẻ đi khám Cách chăm sóc khi trẻ bị ho nhiều Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến thời gian và quá trình hồi phục khi trẻ bị ho. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giảm nhanh triệu chứng ho ở trẻ, rút ngắn thời gian điều trị. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng không cân bằng, bất hợp lý, không những không cải thiện được triệu chứng mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, khi trẻ bị ho, bố mẹ nên: Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ để trẻ tăng sức đề kháng và đỡ mệt mỏi: Ăn đầy đủ dinh dưỡng thịt cá và rau xanh Trẻ còn bú thì tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng. Bổ sung cho trẻ đủ nước, nước trái cây, sữa chua, bổ sung đủ nước cũng như các chất điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng. Cho trẻ ăn súp vừa đủ dinh dưỡng, thức ăn mềm giúp trẻ đỡ đau họng. Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho của bé tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Và không nên: Không nên cho trẻ ăn những thức ăn cứng vì dễ làm xước vết thương ở họng Không cho trẻ ăn quá nhiều gia vị cay nóng vì chỉ làm trẻ ho nhiều hơn. Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga. Súp, cháo giúp trẻ đủ dinh dưỡng và đau rát họng ở trẻ Sử dụng thuốc Trong trường hợp trẻ bị ho kèm theo sốt, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng paracetamol thì nên chú ý sử dụng đúng liều đối với trẻ hoặc trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng trở lên nếu con được sinh ra sau 37 tuần và nặng hơn 4kg. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh dùng ibuprofen nếu trẻ được 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn và nặng ít nhất là 5 kg. Những loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm nhanh các cơn sốt của bé. Vệ sinh cho bé Hỉ mũi (xì mũi) Với những trẻ lớn đã có thể tự xì mũi, hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc. Nếu mũi quá khô, có thể dùng xịt mũi vào 2 bên mũi và bắt hướng dẫn trẻ xì mũi như ở trên. Ngoáy mũi Với những trẻ nhỏ chưa biết xì mũi , phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên. Vệ sinh cá nhân Nên giữ vệ sinh tay chân bé thật sạch sẽ, tránh để trẻ mút tay khiến tình trạng viêm họng, nhiễm trùng họng càng xấu hơn. Khi trẻ viêm họng hay mệt mỏi, tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho của bé. Bạn có cho trẻ ngồi trong phòng tắm và sử dụng nước ấm hoặc nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu gừng hoặc tinh dầu sả chanh.  Không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Bạn nên thận trọng giữ bé tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng bé bị bỏng. Sử dụng phương pháp dân gian Sử dụng phương pháp dân gian khi trẻ bị ho nhiều cũng được rất nhiều phụ huynh tin dùng và áp dụng từ thời xưa cho tới nay. Bé ho nhiều, bạn có thể cho trẻ sử dụng những sản phẩm an toàn: Mật ong chưng với quất, lá hẹ. đường phèn chưng với lê…Những  sản phẩm này có nguồn gốc từ thảo dược rất an toàn cho trẻ nhỏ và có thể sử dụng nhiều ngày mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu bé trên  một tuổi, bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian cho bé bằng mật ong. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng những thức uống này, vì chúng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong. ☛  Xem kĩ hơn: Các bài thuốc trị ho cho bé bằng mật ong Giải quyết bài toán trẻ bị ho, ho nhiều về đêm với Siro heviho Siro Heviho chính là giải pháp trị dứt điểm những cơn ho  kéo dài, giúp bé giảm ho, tiêu đờm. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng ho một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Cách sử dụng siro Heviho: Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml. Dùng trước bữa ăn. Nên dùng ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Siro Heviho về tận nhà Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn đề bệnh hô hấp của trẻ, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do bệnh viêm họng nhé. Chia sẻ17

Loading...