Viêm amidan

Loại bỏ đau amidan bằng mẹo nhỏ!

Đau amidan là một trong những dấu hiệu của chứng bệnh viêm amidan – một trong những loại bệnh về đường hô hấp nhiều người mắc phải. Vậy làm gì để thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng? Chúng tôi xin gửi đến các bạn những mẹo nhỏ nhằm loại bỏ đau amidan hiệu quả, các bạn có thể tham khảo. Nội dung chính trong bàiMật ong giúp giảm nhanh tình trạng đau amidanLoại bỏ đau amidan bằng cách súc miệng nước muốiDùng nghệ làm giảm đau amidanLá bạc hà giúp giảm viêm, đau amidan nhanh chóngĐẩy lùi viêm, đau amidan bằng gừngDùng tỏi để kháng viêmSử dụng rau diếp cá giảm đau amidanSử dụng sản phẩm thảo dược giảm sưng đau amidan hiệu quả Mật ong giúp giảm nhanh tình trạng đau amidan Mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra mật ong còn được chứng minh các tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chữa một số bệnh và chăm sóc da hiệu quả. Ngoài ra nhờ công dụng sát khuẩn, kháng viêm, trị long đờm, đau họng… mà mật ong được sử dụng nhiều để khắc phục những tổn thương mà viêm amidan gây ra. Có thể sử dụng mật ong chữa sưng, đau amidan bằng những cách sau: Dùng mật ong và chanh tươi Chanh tươi và mật ong đều có tính sát khuẩn và chống oxy hóa cao nên có tác dụng hiệu quả trong việc chấm dứt tình các dấu hiệu viêm amidan. Lấy 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi với 2 thìa mật ong cùng 5 thìa nước trộn đều sau đó ngậm hỗn hợp này xong từ từ nuốt. Thực hiện ngày 2-3 lần sẽ giảm sưng, đau amidan nhanh chóng Mật ong và quất Nếu không có chanh thì chúng ta có thể thay thế bằng quất, quất rửa sạch cắt đôi sau đó cho thêm một ít mật ong vào rồi đem hấp cách thủy trong 10 phút. Chắt lấy nước uống hoặc nhai cả bã mỗi ngày 3 lần sẽ có công dụng rất tốt trong việc đẩy lùi viêm amidan. Mật ong và gừng tươi Lấy một củ gừng tươi rửa sạch xong thái lát mỏng, cho thêm mật ong vào và hấp cách thủy. Sau khi hấp xong chắt lấy phần nước uống sẽ giảm các triệu chứng viêm amidan hiệu quả Loại bỏ đau amidan bằng cách súc miệng nước muối Đây là một phương pháp đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng sưng, đau amidan cho cả người lớn lẫn trẻ em. Súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp sát khuẩn, diệt trùng, giảm viêm, làm dịu cổ họng cho người bệnh. Cách làm: Pha một muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm sau đó dùng dung dịch đó để súc miệng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Dùng nghệ làm giảm đau amidan Nghệ được coi là một vị thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau được lưu truyền từ đời này qua đời khác ở các nước phương Đông. Trong nghệ chứa các loại tinh chất kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp giảm tình trạng viêm, sưng, đau amidan hiệu quả. Có nhiều cách dùng nghệ để giảm đau amidan: Chúng ta có thể pha một ít bột nghệ và muối cùng nước ấm để súc miệng hàng ngày hoặc pha bột nghệ với mật ong xong uống đều đặn ngày 2 lần sáng và tối vừa giúp bệnh nhanh khỏi vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát. Lá bạc hà giúp giảm viêm, đau amidan nhanh chóng Bạc hà là loại cây dễ sống, được trồng nhiều ở trong vườn nhà, vừa được dùng như một loại rau gia vị lại vừa là một vị thuốc có tính kháng khuẩn cao. Bạc hà có tác dụng ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm amidan, viêm họng… Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn có khả năng làm dịu niêm mạc họng và loại bỏ hơi thở có mùi. Đun một ít lá bạc hà tươi với nước sau đó cho thêm trà và mật ong vào dùng uống hàng ngày sẽ thấy tình trạng viêm amidan, đau họng giảm nhanh chóng. Đẩy lùi viêm, đau amidan bằng gừng Gừng là bài thuốc dân gian phổ biến được dùng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có viêm amidan. Gừng có vị cay, tính ấm giúp sát khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ lưu thông khí huyết và có khả năng ngăn cản vi khuẩn xâm nhập gây viêm amidan. Dùng một nhánh gừng tươi cạo sạch vỏ sau đó thái sợi rồi cho vào đun sôi từ 5-10 phút, uống ngày 2 lần khi còn ấm sẽ làm giảm viêm amidan hiệu quả Dùng tỏi để kháng viêm Tỏi là nguyên liệu và gia vị dùng nhiều trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Tỏi có nhiều công dụng khác nhau chẳng hạn như chống ung thư, chống viêm, sát khuẩn tốt, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống viêm,… Muốn đẩy lùi chứng viêm, đau amidan chúng ta có thể dùng tỏi giã nát sau đó ngâm với mật ong, kiên trì uống hỗn hợp này trong vòng một tuần sẽ thấy tình trạng sưng, viêm thuyên giảm đáng kể. Sử dụng rau diếp cá giảm đau amidan Rau diếp cá được sử dụng như một loại thảo dược chữa viêm amidan hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng diếp cá theo nhiều cách: Dùng diếp cá kết hợp với nước vo gạo: Rửa sạch diếp cá sau đó giã nhuyễn rồi cho vào nồi cùng hai bát nước vo gạo, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 5 phút xong bắc ra để nguội lọc lấy nước uống. Ngày uống 1-2 lần và uống thường xuyên từ 7-10 ngày sẽ làm niêm mạc cổ họng dịu hơn, giảm các triệu chứng đau rát cổ họng, amidan… Rau diếp cá kết hợp với muối hạt: Giã nhuyễn rau diếp cá sau đó cho thêm 1 nhúm muối cùng 1 bát nước lọc, bỏ bã và dùng nước uống hoặc ngậm đều có tác dụng giảm đau amidan hiệu quả Sử dụng sản phẩm thảo dược giảm sưng đau amidan hiệu quả Ngoài sử dụng các phương pháp trên thì có một phương pháp khác vô cùng hiệu quả, nhanh chóng và an toàn đó là sử dụng sản phẩm thảo dược như Heviho đẩy lùi các triệu chứng sưng đau, viêm amidan, viêm họng… Viên uống Heviho với cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn  quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Với người bị viêm amidan mạn tính, nên dùng Heviho từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, không gây tái phát. Xem chi tiết về viên uống Heviho “TẠI ĐÂY” Trên đây là những mẹo nhỏ loại bỏ sưng, đau amidan nhanh chóng và hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo để giữ cho bản thân và gia định có một sức khỏe thật tốt. Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm amidan cấp và mạn tính, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé. Viên uống Heviho hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể bấm vào đây để tìm: Nhà thuốc gần nhất có bán Viên uống Heviho chính hãng   Chia sẻ0

Phân biệt viêm họng - viêm amidan thật đơn giản!

Viêm họng và viêm amidan đều là các chứng bệnh của đường hô hấp, tuy nhiên các triệu chứng của hai bệnh này tương đối giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Vậy viêm họng và viêm amidan giống và khác nhau ở điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của các bạn. Mục lụcVì sao cần phân biệt viêm amidan và viêm họng?Giống nhau giữa viêm họng và viêm amidanCấu trúc, vị trí phát bệnhNguyên nhân gây bệnhTriệu chứng chung ở 2 bệnhCách phòng ngừa bệnh giống nhauPhân biệt giữa viêm họng và viêm amidanKhác nhau về bản chấtKhác nhau về phân loại và triệu chứngKhác nhau về biến chứngCách điều trị Vì sao cần phân biệt viêm amidan và viêm họng? Viêm họng và viêm amidan rất dễ bị nhầm lẫn với nhau bởi 2 loại bệnh này na ná giống nhau. Với những người bình thường, không phải bác sĩ thăm khám rất khó để phân biệt được loại bệnh đang mắc phải. Mà người Việt ta lại thường có kiểu tự chẩn đoán bệnh cho bản thân rồi tự ý đi mua thuốc điều trị. Vô hình chung nếu bị viêm họng mà chữa mua thuốc theo điều trị viêm amidan hoặc ngược lại sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, tình trạng bệnh có thể không thuyên giảm mà chuyển sang các biến chứng khác. Chính vì vậy việc phân biệt được viêm amidan và viêm họng là điều cần thiết để tránh nhầm lần gây ra tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”! Giống nhau giữa viêm họng và viêm amidan Cấu trúc, vị trí phát bệnh Cấu trúc và vị trí phát bệnh của viêm họng và viêm amidan có sự tương đối giống nhau. Vị trí amidan thuộc vùng họng nên giữa chúng có mối liên thông với nhau. Chúng được cấu tạo bởi một bắp thịt liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và thanh quản vậy nên khi bị viêm họng hoặc viêm amidan thì sẽ đau nguyên cả một vùng này khiến cho người bệnh khó phân biệt giữa hai loại Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây nên hai chứng bệnh này là đều do vi khuẩn và vi rút. Những tác nhân này gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây sưng viêm, đặc biệt là khuẩn Streptococcus nhóm A – nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng và viêm amidan. Ngoài ra các yếu tố như sức đề kháng cơ thể yếu, môi trường và điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra đồng thời cả viêm họng và viêm amidan Triệu chứng chung ở 2 bệnh Cả viêm họng và viêm amidan đều có các triệu chứng chung như: Đau họng Khó nuốt, ăn không ngon Mệt mỏi Sưng hạch bạch huyết ở cổ Sốt Đau đầu Cách phòng ngừa bệnh giống nhau Cả viêm amidan và viêm họng đều có chung cách phòng ngừa bao gồm: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh Bỏ các thói quen xấu gây hại như uống các thức uống chưa chứa cồn, caffeine Với trẻ nhỏ thì không cho trẻ mút tay, hoặc ngậm các đồ vật bẩn, cắn móng tay Khi có biểu hiện của bệnh thì cần thăm khám chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm Phân biệt giữa viêm họng và viêm amidan Khác nhau về bản chất Viêm họng: Họng là một phần của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, họng (cổ họng) là một phần của cổ  ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng. Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm phổ biến do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, triệu chứng thường thấy là đau rát cổ họng, khó nuốt,… Viêm amidan: Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng. Có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan bị viêm thường do vi khuẩn và vi rút tấn công ồ ạt làm amidan quá tải dẫn đến sưng viêm. Khác nhau về phân loại và triệu chứng Viêm họng bao gồm các dạng với những triệu chứng đặc trưng riêng: Viêm họng cấp: Là dạng phổ biến nhất cả ở người lớn và trẻ em, xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, ho có đờm, sốt, mệt mỏi… Nếu không khắc phục nhanh sẽ lây lan sang các bộ phận khác như hàu, amidan… Viêm họng mãn tính: Viêm họng mãn tính chủ yếu hình thành do viêm họng cấp không chữa dứt điểm khiến bệnh vẫn tái phát dai dẳng. Khi này cổ họng luôn trong trạng thái khô, đau rát, khó nuốt, giọng khàn, có đờm, kèm theo những cơn ho dai dẳng không dứt Viêm họng hạt: Khi bị viêm họng hạt thì sau thành họng xuất hiện nhiều hạt lớn có thể nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ. Những hạt này gây kích ứng dẫn đến vướng víu, ngứa cổ họng, đằng hắng liên tục Viêm họng giả mạc: Loại viêm họng này ít gặp hơn các loại trên nhưng triệu chứng của nó lại phức tạp và nặng hơn rất nhiều. Khi mắc viêm họng giả mạc người bệnh thường sốt cao, sắc mặt nhợt nhạt, giả họng và amidan có màu trắng xám. Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể lan xuống thanh quản gây khó thở, thở gấp rất nguy hiểm Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đây được coi là loại viêm họng nguy hiểm nhất do rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp… Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, có hạch nổi ở cổ và gây đau, phát ban ở cổ và ngực, đau đầu, đau dạ dày, đau cơ, buồn nôn.. Viêm amidan cũng bao gồm 3 dạng là cấp tính, mãn tính và quá phát: Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-4 tuổi. Với các triệu chứng như: amidan sưng nề, mệt mỏi, chán ăn, đau rát họng, sốt cao.. Viêm amidan mãn tính: là tình trạng amidan bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành nên các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Viêm amidan mãn tính phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Khi đó người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, khạc nhổ, hơi thở hôi, thở khò khè, ho khan, niêm mạc xuất hiện mủ… Viêm amidan quá phát: là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần và kéo dài lâu khiến amidan trở lên sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng. Viêm amidan quá phát độ 1: kích thước amidan sưng có chiều ngang bằng ¼ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan qua phát độ 2: chiều ngang của amidan bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan quá phát độ 3: chiều ngang của amidan lớn hơn ½ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Đi cùng là các dấu hiệu: Thở khò khè, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ Amidan sưng to làm hẹp khoang họng gây đau đớn, khó nuốt Ho khan kéo dài, cơ thể mệt mỏi Ở trẻ nhỏ thì có các bất thường về phát âm, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ Khác nhau về biến chứng Viêm họng nếu không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và điều trị kịp thời thì có thể gây nên các biến chứng như: Viêm tai giữa: Vi khuẩn gây viêm họng có thể lây lan sang lỗ vòi nhĩ và tai dẫn đến viêm tai giữa. Hiện tượng này thường gặp nhiều ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm… Viêm tai giữa không được điều trị kịp thời, dứt điểm cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Viêm phổi: Khi viêm họng dẫn đến nhiễm lạnh các vi trùng từ đường hô hấp sẽ xâm nhập vào phế quản và phổi gây viêm phổi. Khi đó người bệnh sẽ mệt mỏi, khó thở, nghẹt thở, thiếu oxy nghiêm trọng gây tử vong cao Bênh tim: Một trong những tác nhân nguy hiểm gây viêm họng là viêm cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn này gây viêm họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp. Ngoài ra còn có một số biến chứng khác có thể dẫn tới tử vong như sốt, phát ban, áp xe cổ tinh hoàn, viêm túi mật, viêm màng não, hội chứng sốc độc tố tụ cầu, viêm niệu đạo hoại tử… Trong khi đó, viêm amidan nếu ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, còn không bệnh nặng hơn sẽ để lại các biến chứng: Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây áp xe quanh amidan, người bệnh bị đau lan lên tai, không nuốt được, khó khăn khi há miệng Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang. Nhiễm trùng máu Sốt thấp khớp cấp Viêm cầu thận cấp Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ… Cách điều trị Viêm họng  Các trường hợp bị viêm họng nhẹ thường sẽ tự khỏi hoặc có sử dụng các loại như nước chanh mật ong ấm pha loãng làm giảm bớt cảm giác khó chịu mà nó gây ra. Ngoài ra nếu viêm họng do nhiễm khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê thuốc penicillin giúp bạn cải thiện tình hình. Các thuốc được dùng để điều trị viêm họng: Thuốc giảm đau như paracetamol, Aspirin… Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên với bất cứ loại thuốc nào thì chúng ta cũng cần lưu ý và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ ➤  Chi tiết hơn trong bài: Thuốc dùng điều trị viêm họng Viêm amidan goài các phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian, các loại thảo dược thì viêm amidan còn được điều trị bằng một số phương pháp: Sử dụng thuốc tây y: có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh Thuốc giảm xung huyết Thuốc giảm đau Tuy nhiên việc dùng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà. Khi viêm amidan nặng, nhất là trong trường hợp bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên dùng là phẫu thuật cắt amidan ➤  Chi tiết: Phương pháp cắt amidan Hi vọng qua bài viết bạn đã phân biệt được rõ 2 chứng bệnh này! Chia sẻ0

Sỏi amidan là gì? Chữa như thế nào?

Hơi thở hôi, mùi khó chịu khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, bỏ lỡ mất nhiều cơ hội tốt. Bạn đã làm mọi cách mà tình trạng này không đỡ thì rất có thể bạn đang bị sỏi amidan – một loại dị vật thường thấy trong họng. Sỏi amidan nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực ra có rất nhiều người đang mắc phải. Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem chứng bệnh này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa nó như thế nào nhé. Nội dung chính trong bàiSỏi amidan là gì?Nguyên nhân gây sỏi amidanTriệu chứng khi mắc sỏi amidanMắc sỏi amidan có nguy hiểm?Cách chữa sỏi amidan hiệu quảTrị sỏi amidan tại nhàMẹo dân gian chữa sỏi amidanĐiều trị y tếPhòng ngừa sỏi amidanGiảm nguy cơ mắc sỏi amidan, ngăn viêm amidan với viên uống Heviho Sỏi amidan là gì? Khi các mảnh vụn thức ăn, các tế bào chết hoặc các chất khác bị mắc kẹt trên amidan sau một thời gian dài nó sẽ trở lên cứng và tạo thành sỏi hay còn gọi là sỏi amidan. Sỏi này có thể gây khó chịu, kích ứng amidan và cổ họng. Sỏi amidan là một khối cứng màu trắng hoặc hơi vàng, có nhiều kích thước khác nhau, có thể rất nhỏ hoặc rất lớn (kích thước lớn nhất được ghi nhận là 14,5 cm) Nhiều người bị mắc sỏi amidan mà không biết chúng là gì, chúng có thể trở thành nơi trú ẩn cho vi khuẩn và gây mùi khó chịu khi thở Có thể bạn nên đọc: Amidan là gì? Vai trò của amidan với cơ thể Nguyên nhân gây sỏi amidan Sỏi amidan phát triển khi vi khuẩn kết hợp với các mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt trong các kẽ hở nhỏ trên amidan, nguyên nhân do: Các đồ ăn, thức uống hàng ngày: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân hình thành nên sỏi amidan. Sử dụng các sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi amidan vì trong sữa có chứa canxi – góp phần hình thành chất nhầy gây nên sỏi amidan. Hút thuốc và sử dụng các thức uống có cồn như bia rượu dẫn đến khô miệng và cổ họng, lâu dẫn sẽ tiến triển hình thành sỏi amidan Việc vệ sinh răng miệng không tốt: Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không sạch khiến thức ăn thừa tích tụ là điều kiện giúp vi khuẩn phát triển mạnh gây các vấn đề về amidan, đặc biệt là dễ hình thành sỏi amidan. Ngoài ra sỏi amidan còn do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng xoang do vi khuẩn hoặc vi rút, các độc tố từ môi trường cũng góp phần hình thành nên sỏi amidan Hội chứng chảy dịch mũi sau khiến chất nhầy mắc kẹt trong các nếp gấp của amidan hình thành sỏi amidan Triệu chứng khi mắc sỏi amidan Các triệu chứng thường thấy khi mắc sỏi amidan bao gồm: Khi bị sỏi amidan hơi thở sẽ xuất hiện một mùi hôi khó chịu vì sỏi amidan chính là nơi trú ngụ của những vi khuẩn kỵ khí, tạo ra khí sunfua có mùi hôi Luôn có cảm giác như có thứ gì đó mắc trong miệng hoặc sau cổ họng Tai bị ù hoặc có cảm giác đau Sỏi amidan trông giống như những vệt nhỏ màu trắng hoặc vàng ở sau cổ họng. Viên sỏi lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, trong trường hợp số lượng nhiều thì chúng có thể nhô ra khỏi amidan giống như những viêm đá nhỏ bị mắc kẹt trong miệng vậy. Mắc sỏi amidan có nguy hiểm? Sỏi amidan ở giai đoạn khởi phát tuy gây nhiều khó chịu nhưng lại không quá nguy hiểm, có thể chữa trị được. Nhưng nếu cứ để bệnh kéo dài, không có biện pháp điều trị, kích thước sỏi sẽ lớn dần, sưng to gây nhiễm trùng diện rộng. Lúc đó, amidan sẽ bị chèn ép, thay đổi cấu trúc ban đầu gây nên các biến chứng như áp xe hoặc vỡ mô amidan. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng amidan, thậm chí phải áp dụng biện pháp phẫu thuật mới có thể loại bỏ được nhiễm trùng. Tóm lại, sỏi amidan sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu của bệnh, cần tiến hành điều trị ngay, không nên để lâu sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm. Cách chữa sỏi amidan hiệu quả Tùy thuộc vào từng tình trạng mắc sỏi amidan cụ thể mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến chữa sỏi amidan, mọi người có thể tham khảo: Trị sỏi amidan tại nhà Trong trường hợp bị sỏi amidan nhẹ, kích thước sỏi nhỏ, nằm ở vị trí dễ lấy thì người bệnh có thể tự lấy sỏi tại nhà bằng một số cách như: Sử dụng tăm bông: Có thể sử dụng tăm bông để nới lỏng  và khều những viên sỏi amidan ra bên ngoài. Lưu ý là đừng đẩy quá mạnh vì sẽ gây tổn thương ở cổ họng hoặc khiến viên sỏi bị đẩy vào sâu hơn, không lấy được nữa. Dùng bàn chải đánh răng: Nếu dùng tăm bông không lấy được sỏi ra, người bệnh có thể sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm cọ sát nhẹ nhàng lên bề mặt amidan để đẩy những viên sỏi ra ngoài. Nếu sỏi chưa rơi ra được thì cách này cũng giúp đẩy nó nổi ra ngoài, thuận lợi hơn cho việc lấy sỏi bằng tăm bông sau đó. Sử dụng tăm nước: Đây cũng là một cách khá hiệu quả giúp lấy sỏi amidan. Chỉ cần bật máy tăm nước với lực nước vừa phải, sau đó xịt trực tiếp vào khu vực amidan. Áp lực nước sẽ đẩy những viên sỏi nằm trong các hốc amidan bay ra ngoài. Sau khi thực hiện đẩy sỏi ra khỏi amidan xong, người bệnh cần súc miệng thật kỹ để loại bỏ hoàn toàn sỏi và những vụn sỏi còn sót lại ra bên ngoài. Tiếp đó, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa sỏi tái phát. Lưu ý: Nếu đẩy sỏi một vài lần không được thì người bệnh nên dừng lại và có thể đến các cơ sở y tế nhờ trợ giúp. Không nên cố sức phải đẩy nó bằng được, đặc biệt là không dùng ngón tay hoặc các vật sắc nhọn để cố gắng loại bỏ sỏi amidan. Việc làm này có thể gây tổn thương vùng cổ họng, nhiễm trùng amidan,… Mẹo dân gian chữa sỏi amidan Chữa sỏi amidan bằng các mẹo dân gian được khá nhiều người ưa chuộng bởi dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiễm và lành tính. Tuy nhiên, cách này phù hợp với những trường hợp sỏi mới hình thành, kích thước còn nhỏ. Dưới đây là một số mẹo dân gian loại bỏ sỏi amidan được nhiều áp dụng: Súc miệng bằng nước chanh Mẹo này có thể làm giảm kích thước sỏi amidan bằng cơ chế bào mòn thông qua Acid citric có nhiều trong chanh. Có thể cho thêm một chút muối vào nước chanh pha loãng để tăng tính sát khuẩn. Dùng nước này súc miệng đều đặn hàng ngày giúp bào mòn sỏi amidan rất tốt. Dùng dấm táo Acid axetic có trong dấm táo cũng có khả năng bào mòn sỏi tốt. Chỉ cần pha loãng dấm táo cùng nước lọc để súc miệng hàng ngày sẽ giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng. Ngoài ra, dấm táo còn có tác dụng sát trùng, giảm viêm, loại bỏ tình trạng hôi miệng do sỏi amidan gây ra. Lưu ý: Tác dụng loại bỏ sỏi của các mẹo dân gian trên sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Không phải trường hợp nào áp dụng cũng đều sẽ khỏi bệnh. Nếu thực hiện trong một thời gian mà không thấy bệnh tình tiến triển, các dấu hiệu ngày càng nặng hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng phương pháp khác hiệu quả hơn. Điều trị y tế Dùng thuốc tây y Trong một số trường hợp sỏi amidan gây đau, sưng viêm, nhiễm trùng amidan hoặc các khu vực lân cận, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để khắc phục tình trạng này.  Các thuốc thường dùng gồm kháng sinh, giảm đau, chống viêm, sát khuẩn tại chỗ. Tác dụng là ức chế vi khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng, giảm sưng đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh chứ không loại bỏ được hoàn toàn sỏi amidan. Sau khi điều trị bằng thuốc, bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng tuyệt đối phải cẩn trọng, chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe sau này. Trị sỏi amidan bằng laser Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp tái tạo bề mặt bằng laser để điều trị sỏi amidan: Các bác sĩ tiến hành một quá trình tái tạo lại amidan bao gồm định hình lại và giảm số lượng các kẽ hở của amidan khiến sỏi không thể phát triển. Sau điều trị một tuần, bệnh nhân có thể tiếp tục ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên sử dụng phương này thì sỏi amidan vẫn có nguy cơ mọc lại, chi phí thực hiện cũng tương đối cao. Cắt amidan trị sỏi dứt điểm Cách duy nhất để ngăn ngừa và loại bỏ sỏi amidan vĩnh viễn đó là phẫu thuật cắt amidan. Với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại như ngày nay thì việc cắt amidan rất an toàn nhưng sẽ gây đau họng trong vài ngày sau phẫu thuật. Ngoài ra cũng như các ca phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amidan cũng có một số rủi ro như chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng, khó thở, hôn mê… Tuy nhiên sỏi amidan chỉ là một kích ứng nhỏ, so với chi phí lớn và những rủi ro mà cắt amidan gây nên thì chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích lợi hại khi sử dụng phương pháp này Phòng ngừa sỏi amidan Để ngăn chặn hoàn toàn sự hình thành và phát triển sỏi amidan là việc gần như không thể. Với những người bị viêm amidan mãn tính hoặc quá phát thì phẫu thuật cắt amidan có thể là cách duy nhất để ngăn ngừa sỏi amidan Có thể hạn chế nguy cơ hình thành sỏi amidan bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh các loại thực phẩm nhiều canxi, không sử dụng bia rượu, chất kích thích, đồ cay nóng, dầu mỡ,… Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm và dùng chỉ nha khoa thường xuyên cũng góp phần hạn chế hình thành sỏi amidan. Hoặc sử dụng tăm nước loại bỏ các mảnh vụn và vi khuẩn cũng làm giảm nguy cơ mắc sỏi amidan. Giảm nguy cơ mắc sỏi amidan, ngăn viêm amidan với viên uống Heviho Viên uống Heviho chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Sản phẩm giúp giảm tình trạng viêm amidan, diệt khuẩn vùng hầu họng, ngăn chặn nguy cơ phát sinh ổ nhiễm khuẩn, giúp giảm nguy cơ mắc sỏi amidan. Heviho là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Ngoài S3-Elebosin từ Sâm đại hành, Heviho còn chứa các dược liệu có tác dụng tốt trên vùng hầu – họng như Xạ can, Xuyên bối mẫu. Từ đó giúp giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Heviho được bào chế dưới 2 dạng: viên uống tiện dụng cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Bạn đọc có bất kì thắc mắc nào về bệnh sỏi amidan hay sản phẩm Heviho hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu do viêm đường hô hấp đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ0

Viêm va và amidan làm sao để phân biệt được?

Viêm VA là gì và viêm amidan là gì? Hai chứng bệnh này khác nhau hay thực chất là một? Có rất nhiều người gặp khó khăn khi phân biệt viêm VA với viêm amidan. Vậy làm sao để phân biệt được hai chứng bệnh này? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây. Phân biệt viêm VA và viêm amidan Viêm VA Viêm Amidan Khái niệm VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Khi VA bị viêm và quá phát thành một khối to (gọi là sùi vòm họng) sẽ cản trở và gây khó khăn trong việc hít thở của người bệnh. Viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng phát triển đến 6 tuổi là hết, cá biệt lắm mới thấy xuất hiện ở người lớn Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng. Có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan bị viêm thường do vi khuẩn và vi rút tân công ồ ạt làm amidan quá tải dẫn đến sưng viêm Phân loại Viêm VA chia làm các loại: Viêm VA cấp tính: Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi. Khi đó các khe và hốc mũi của trẻ đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống. Các hạch góc hàm bị sưng lên. Viêm VA mãn tính: là tình trạng quá phát và xơ hóa của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Trường hợp này người mắc sẽ bị chảy nước mũi và ngạt mũi mãn tính. Viêm VA quá phát: được phân thành các cấp độ theo kích thước và độ viêm VA: VA phì đại độ 1: VA bị sưng viêm che lấp dưới 25% cửa mũi sau VA phì đại độ 2: Che lấp từ 25% – 50% cửa mũi sau VA phì đại độ 3: Che lấp 50%-75% cửa mũi sau VA phì đại độ 4: Che lấp trên 75% cửa mũi sau Viêm amidan chia thành các loại: Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, thường gặp nhiều ở trẻ từ 3-4 tuổi. Viêm amidan mãn tính: là tình trạng amidan bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành nên các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Viêm amidan mãn tính phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Viêm amidan quá phát: là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần và kéo dài lâu khiến amidan trở lên sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng. Viêm amidan quá phát độ 1: kích thước amidan sưng có chiều ngang bằng ¼ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan qua phát độ 2: chiều ngang của amidan bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan quá phát độ 3: chiều ngang của amidan lớn hơn ½ khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Nguyên nhân Nguyên nhân gây viêm VA và viêm amidan tương tự như nhau, nhiều trường hợp viêm VA chính là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan. Các nguyên nhân thường gặp là: Vi khuẩn hoặc vi rút gặp yếu tố thuận lợi, phát triển gây nhiễm trùng dẫn đến viêm VA, viêm amidan Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc hại Sức đề kháng của cơ thể yếu Mắc các bệnh đường hô hấp khác như cúm, liên tụ cầu, viêm họng… Triệu chứng Viêm VA cấp tính: Trẻ bị sốt 38-39 độ, có thể sốt cao đến 40 độ. Ngạt mũi, tình trạng ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi ngạt luôn cả hai bên Thở khó khăn, có khi phải thờ bằng miệng Chảy nước mũi, ban đầu nước mũi trong sau thì đặc dần Ho thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ 3 của bệnh do trẻ phải thở bằng miệng nhiều hoặc do dịch chảy từ vòm mũi họng xuống gây viêm họng Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi… Viêm VA mạn tính: Chảy nước mũi trong hoặc nhầy hoặc nước mũi mủ thường xuyên và kéo dài Ngạt mũi hoặc tắc mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng Viêm VA kéo dài không được điều trị còn gây ra cho trẻ những biến đổi như: chậm phát triển thể chất và tinh thần. Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc. Gương mặt bị biến đổi: miệng luôn há, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm… Viêm amidan cấp tính: Amidan bị sưng nề gây cảm giác đau rát khó chịu Người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau họng Người bệnh bị sốt cao từ 38-39 độ Viêm amidan mãn tính: Sốt cao, đau họng, hay khạc nhổ do xuất tiết Hơi thở có mùi hôi Khó thở, thở khò khè, ho khan Niêm mạc có thể xuất hiện mủ Viêm amidan quá phát: Thở khò khè, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ Amidan sưng to làm hẹp khoang họng gây đau đớn, khó nuốt Ho khan kéo dài, cơ thể mệt mỏi Ở trẻ nhỏ thì có các bất thường về phát âm, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ Biến chứng Viêm VA không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng như: Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp, viêm tai thanh dịch (nếu không được chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ) Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang, viêm xoang sáng cấp (có thể lây lan vào mắt gây các biến chứng ở mắt làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa) Gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi Ngủ ngáy hoặc ngưng thở kéo dài có thể dẫn đến suy tim Biến chứng khuôn mặt VA: Viêm VA kéo dài không được chữa trị dẫn đến rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực của trẻ khiến trẻ có các biểu hiện dễ nhận thấy như: hàm trên vẩu, răng hàm mọc lởm chởm, miệng hở, hàm dưới hẹp, mặt dài, xương ức dô ra trước, xương sườn lép và ngực không nở Viêm amidan là bệnh thường gặp, nếu ở thể nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, còn không bệnh nặng hơn sẽ để lại các biến chứng: Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây áp xe quanh amidan, người bệnh bị đau lan lên tai, không nuốt được, khó khăn khi há miệng Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây ra viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang. Nhiễm trùng máu Sốt thấp khớp cấp Viêm cầu thận cấp Nếu ở trẻ nhỏ thì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệ… Phương pháp điều trị Nếu trẻ bị viêm VA ở mức độ nhẹ thì có thể không cần phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, tăng cường đề kháng thì bệnh có thể tự khỏi Nếu bị viêm VA cấp tính thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hoặc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp Trong trường hợp viêm VA nặng, có biểu hiện nghẹt mũi hoàn toàn thì rất dễ gây các biến chứng, khi đó các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng biện pháp nạo VA Mốt số phương pháp điều trị viêm amidan: Sử dụng thuốc tây y: có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm xung huyết, thuốc giảm đau để điều trị viêm amidan. Tuy nhiên việc dùng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá đà. Khi viêm amidan nặng, nhất là trong trường hợp bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên dùng là phẫu thuật cắt amidan Các kỹ thuật điều trị Nạo VA kinh điển bằng thìa nạo Nạo VA dưới sự hướng dẫn của nội soi Nạo VA bằng năng lượng điện sóng cao tần Nạo VA bằng thiết bị cắt hút Cắt amidan kinh điển bằng thòng lọng Sử dụng điện cao tần để cắt amidan Cắt amidan bằng sóng điện từ Sử dụng laser hoặc dao siêu âm, dao mổ đơn cực để cắt amidan Cắt amidan bằng thiết bị cắt hút hoặc forcep lưỡng cực Cách phòng bệnh Vệ sinh răng miệng sạch sẽ Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh Bỏ các thói quen xấu gây hại như uống các thức uống chưa chứa cồn, caffeine Với trẻ nhỏ thì không cho trẻ mút tay, hoặc ngậm các đồ vật bẩn, cắn móng tay Khi có biểu hiện của bệnh thì cần thăm khám chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh kéo dài gây nên những biến chứng nguy hiểm Viêm VA và viêm amidan là hai chứng bệnh hoàn toàn khách nhau, tuy nhiên chúng có một số triệu chứng tương đối giống nhau nên mọi người dễ bị nhầm lẫn hai chứng bệnh này là một. Hi vọng các thông tin chúng tôi cung cấp bên trên sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ hai chứng bệnh này. Ngoài ra để hiểu sâu hơn về từng chứng bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đường link dưới đây: Amidan là gì, vị trí vai trò của amidan Viêm VA: Bệnh trẻ nhỏ rất dễ mắc! Điều cần biết trước – trong và sau cắt amidan! Phương pháp nạo VA cho trẻ – Tất cả thông tin Giải pháp cho viêm VA, viêm amidan từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho viêm đường hô hấp (trong đó có viêm VA và viêm amidan) với tên Heviho dưới 2 dạng bào chế là viên uống cho người lớn và siro cho trẻ nhỏ. Heviho chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan, và viêm VA như ho, đờm, đau rát họng,…sau khoảng 5 ngày sử dụng mà không có tác dụng phụ. Heviho đã được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế tổ chức ở Hàn Quốc và đã đạt giải vàng. Sản phẩm là sự lựa chọn hàng đầu khi mắc viêm VA, viêm amidan cấp và mạn tính. Để được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng Viêm đường hô hấp của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé. Siro Heviho và Viên uống Heviho hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể bấm vào đây để tìm: Nhà thuốc gần nhất có bán Siro Heviho hoặc Nhà thuốc gần nhất có bán Viên uống Heviho chính hãng Chia sẻ0

Viêm amidan quá phát - cách điều trị triệt để nhất!

Bệnh viêm amidan chắc hẳn không còn xa lạ trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ từng loại viêm amidan thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin về chứng viêm amidan quá phát – một chứng bệnh nguy hiểm nhất trong các loại viêm amidan. Bệnh thường gặp ở người sống trong những vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường như ở nước ta. Nội dung chính trong bàiViêm amidan quá phát là gì?Các cấp độ viêm amidan quá phátNguyên nhân nào gây tình trạng viêm amidan quá phát?Triệu chứng viêm amidan quá phátViêm amidan quá phát có nguy hiểm?Điều trị viêm amidan quá phát bằng cách nào?Sử dụng thuốc tây ySử dụng các sản phẩm chiết xuất thảo dượcPhẫu thuật cắt amidanViêm amidan quá phát có thể phòng ngừa? Viêm amidan quá phát là gì? Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm nhiều lần và kéo dài lâu ngày làm amidan trở lên sưng to hơn bình thường, lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ. Tình trạng này xảy ra ở bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính và theo thống kế thì có khoảng 21% trẻ em và 8-10% người lớn mắc phải chứng bệnh này. Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ➤ Hiểu thêm: Viêm amidan – bệnh hô hấp Các cấp độ viêm amidan quá phát Viêm amidan quá phát được chia làm 3 loại là 3 cấp độ khác nhau: Viêm amidan quá phát độ 1: Đây là thể bệnh mà amidan bị viêm có kích thước to tròn, phần cuống gọn, chiều ngang bằng 1/4 khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan quá phát độ 2: Trường hợp này amidan bị viêm cũng có kích thước và hình dạng giống như độ 1 nhưng chiều ngang của amidan lại bằng 1/3 khoảng cách hai chân trụ trước của amidan Viêm amidan quá phát độ 3: Ở thể này chiều ngang của amidan lớn hơn và bằng 1/2 khoảng cách giữa hai chân trụ trước của amidan Để xác định được cấp độ của viêm amidan quá phát chúng ta cần đến gặp chuyên gia tai mũi họng để được thăm khám, xét nghiệm và đưa ra kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân nào gây tình trạng viêm amidan quá phát? Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm amidan quá phát gồm: Nguyên nhân do mắc viêm amidan cấp tính nhưng không được chữa trị kịp thời khiến bệnh trở nên nặng hơn, kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần và cuối cùng dẫn đến giai đoạn viêm amidan quá phát Do các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm VA, viêm xoang gây ra Do amidan có cấu trúc hang hốc, có nhiều kẽ hở là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và gây sưng viêm, tình trạng sưng viêm kéo dài không được chữa trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm amidan quá phát Sức đề kháng của cơ thể yếu, cơ địa dễ dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát Ngoài ra viêm amidan quá phát còn do môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và các khí độc hại, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém Triệu chứng viêm amidan quá phát Khi bị viêm amidan quá phát, có thể sẽ có những triệu chứng như: Amidan sưng to khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó khăn trong việc giao tiếp và ăn uống, làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu Tình trạng ho khan kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ thường xuyên Hơi thở xuất hiện mùi hôi cùng với đó là họng luôn có cảm giác đau rát như mắc vật gì bên trong Có hiện tượng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ vì viêm amidan quá phát gây bít tắc đường hô hấp Ở trẻ nhỏ nếu có những bất thường về phát âm hoặc khó nuốt cùng với chậm phát triển thể chất thì rất có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm amidan quá phát Viêm amidan quá phát có nguy hiểm? Viêm amidan quá phát nếu không được xử lý sớm bệnh có thể gây ra những biến chứng như: Biến chứng tại chỗ: viêm nhiễm lan rộng gây sưng tất, áp-xe amidan. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau, khó nuốt, đau tai, họng sưng to khó nói, sốt cao, hơi thở có mùi hôi,… Biến chứng lân cận: amidan bị viêm có thể gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh và gây ra các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm mũi viêm xoang, viêm thanh – phế quản Biến chứng toàn thân: nếu bệnh tiến triển nặng có thể biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm cơ tim,… Các độc tố từ liên cầu khuẩn có thể khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, đau họng, nổi hạch, nổi ban,… Như vậy, viêm amidan quá phát, đặc biệt là càng cấp độ nặng càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều trị viêm amidan quá phát bằng cách nào? Viêm amidan quá phát là tiến triển nặng của bệnh viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính. Viêm amidan cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dứt điểm tránh gây các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên điều trị viêm amidan quá phát cần có thời gian và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được nhiều người áp dụng: Sử dụng thuốc tây y Khi sử dụng thuốc tây y để điều trị viêm amidan quá phát, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kết hợp các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh như clamoxyl, augmentine, cephalexine, zinnat,.. thường được kê đơn để điều trị viêm amidan. Trong trường hợp viêm amidan do liên cầu tan huyết thì phải điều trị bằng kháng sinh chống liên cầu pennicilin G và thời gian điều trị ít nhất là 2 tuần Thuốc giảm xung huyết: Các loại thuốc như alpha choay, amitase giúp giảm sưng huyết, phù nề, giảm ho hoặc các dung dịch để súc họng như bicacbonate, nước muối sinh lý 0,9%… cũng là một liệu pháp điều trị viêm amidan quá phát Thuốc giảm đau: Viêm amidan quá phát khiến họng sưng đau liên tục, trong trường hợp này chúng ta có thể sử dụng thuốc giảm đau là một liệu pháp cần thiết. Paracetamol là thuốc thường được sử dụng bởi tính an toàn cao, tuy nhiên cần lưu ý cần sử dụng đúng liều lượng và quy cách. ➤ Nếu bạn đang bị viêm amidan quá phát mà muốn điều trị bằng kháng sinh thì không thể bỏ qua bài viết: Kháng sinh trị viêm amidan phải dùng đúng! Sử dụng các sản phẩm chiết xuất thảo dược Hiện nay có rất nhiều sản phẩm với thành phần là các thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi chứng viêm amidan hiệu quả. Một trong số đó là sản phẩm Heviho – được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng. Phẫu thuật cắt amidan Khi bị viêm amidan quá phát thì phương pháp điều trị được khuyên là phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phải cắt amidan, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Còn nếu thuộc các trường hợp sau thì người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật cắt amidan: Một là bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần mà không khỏi, một năm tái phát 7, 8 lần hoặc nhiều hơn Hai là người bệnh gặp phải các biến chứng như áp xe quanh amidan, xuất hiện hạch viêm ở cổ, viêm xoang hoặc viêm khớp Amidan quá phát phì đại gây tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, khó nói, ngủ ngáy hay thậm chí ngưng thở. ➤  Để hiểu rõ hơn về những lưu ý khi phẫu thuật cắt amidan, mọi người có thể tham khảo thêm thông tin: Những điều cần biết trước trong và sau khi cắt amidan Viêm amidan quá phát có thể phòng ngừa? Viêm amidan quá phát nói riêng hay viêm amidan nói chung đều có thể phòng ngừa được. Để phòng ngừa viêm amidan cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Nếu đang mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… cần được điều trị triệt để,dứt điểm, chớ nên coi thường để bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng khó điều trị Không nên uống nước lạnh và ăn các thực phẩm cay nóng Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng Nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả Giữ răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước ấm Hạn chế các thức uống chứa cồn hoặc caffeine Lời kết: Viêm amidan quá phát là bệnh lý rất dễ gặp phải nhưng lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bảo vệ sức khỏe của mình là điều cần thiết, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mình mắc bệnh hãy đến ngay các bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Chia sẻ0

Viêm amidan cấp tính: nguyên nhân và cách trị triệt để!

Amidan là một bộ phận có tác dụng ngăn chặn các yếu tố gây hại từ môi trường vào trong cơ thể. Tuy nhiên amidan lại rất dễ bị viêm nhiễm do cấu tạo hang hốc là điều kiện tốt cho các tác nhân xấu xâm nhập và gây hại. Khi vi khuẩn, vi rút tấn công amidan sẽ gây ra tình trạng viêm amidan cấp tính. Vậy viêm amidan cấp tính là gì? Viêm amidan cấp tính có nguy hiểm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây. Nội dung chính trong bàiThế nào là viêm amidan cấp tính?Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tínhViêm amidan cấp tính do vi rútViêm amidan cấp tính do vi khuẩnDấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tínhViêm amidan cấp tính có thể gây biến chứng gì?Một số biện pháp khắc phục viêm amidan cấp tính tại nhàĐiều trị viêm amidan cấp tính hiệu quảDùng thuốc tây yPhẫu thuật cắt amidanChữa viêm amidan cấp tính bằng một số mẹo đơn giảnGiải pháp ngăn viêm amidan cấp tính từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Thế nào là viêm amidan cấp tính? Amidan là khối tân bào nằm ở thành bên họng, có cấu trúc giống thịt. Amidan nằm ở giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên có tác dụng tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể khỏi các vi rút, vi khuẩn gây hại. (Hiểu rõ hơn về amidan qua bài: Amidan là gì, vị trí vai trò của amidan trong cơ thể) Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng viêm to, xảy ra do nhiễm trùng. Chứng bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Viêm amidan được chia thành 3 loại chính đó là viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính và viêm amidan tái phát. Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan khẩu cái viêm xung huyết và xuất tiết, tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên, gây nên bởi vi khuẩn và hoặc vi rút. Ngoài ra tình trạng viêm amidan cấp tính thường là dấu hiệu ở thời kỳ đầu của các bệnh viêm nhiễm gây ra bởi các vi khuẩn hoặc vi rút khác như viêm khớp cấp, viêm màng não, bại liệt, dịch viêm não… Viêm amidan cấp tính nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn thành viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ rất nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính Vì amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài nên amidan rất dễ bị nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do vi rút hoặc vi khuẩn Viêm amidan cấp tính do vi rút Các loại virus có thể gây viêm amidan cấp tính gồm: Andenovirus là loại vi rút liên quan đến cảm lạnh và viêm họng thông thường Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của cảm lạnh thông thường Vi rút cúm thông thường RSV là vi rút hợp bào đường hô hấp gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính Coronavirus là loại vi rút có thể gây lây nhiễm ở người, nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) Ngoài ra còn có một số loại vi rút khác cũng gây viêm amidan cấp tính như: Virus Epstein-Barr, Vi rút Herpes simplex, Cytomegalovirus… Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm amidan cấp tính là Streptococcus pyogenes. Còn các loại ít phổ biến hơn có thể kể đến như: Staphylococcus aureus (Khuẩn tụ cầu vàng) Mycoplasma gây viêm đường hô hấp và viêm phổi Vi khuẩn Chlamydia Bordetella gây ho gà Vi khuẩn Fusobacterium gây viêm họng nặng Vi khuẩn gây bệnh lậu Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính Viêm amidan cấp tính là bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, khi mắc bệnh người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Triệu chứng amidan bị sưng nề: đây là triệu chứng đầu tiên và nhìn rõ nhất khi bị viêm amidan cấp tính Amidan bị viêm và sưng đau: khi vi khuẩn tấn công amidan chúng sẽ gây ra các ổ viêm đồng thời làm amidan bị sưng lên kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu Triệu chứng đau khi nuốt nước bọt hoặc uống nước: khi amidan bị sưng viêm chắc chắn sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ngay cả khi nuốt nước bọt hay chỉ đơn giản là uống nước Với trẻ nhỏ các em sẽ có dấu hiệu chán ăn lười ăn vì viêm amidan khiến trẻ có cảm giác đau rát, khó chịu khi nuốt thức ăn Cơ thể mệt mỏi đau nhức: Viêm amidan cấp tính khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi do amidan sưng đau, ăn uống gặp khó khăn Triệu chứng thở khò khè, khản giọng, mất tiếng, ho có đờm, ớn lạnh, đau dạ dày, nôn… Viêm amidan cấp tính có thể gây biến chứng gì? Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ biến chứng thành viêm amidan mãn tính và viêm amidan hốc mủ, kéo theo đó là các hệ lụy như: Nhiễm trùng tai giữa Áp xe amidan Sốt phát ban Ngưng thở khi ngủ Sốt thấp khớp Viêm cầu thận ☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Mắc viêm amidan cấp có nguy hiểm? Một số biện pháp khắc phục viêm amidan cấp tính tại nhà Nghỉ ngơi giúp cơ thể tập trung năng lượng chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra Uống nhiều nước làm cổ họng không bị khô và giảm bớt sự khó chịu. Nên uống nước ấm và hạn chế các thức uống có chứa caffeine Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp sát khuẩn và giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng Ngậm các viên ngậm làm giảm đau họng Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm để giảm bớt sự kích thích họng do không khí khô Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như khói bụi, thuốc lá Điều trị viêm amidan cấp tính hiệu quả Điều trị viêm amidan có nhiều cách, nếu tình trạng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, còn trong trường hợp không thể điều trị tại nhà thì có thể lựa chọn một trong những cách sau: Dùng thuốc tây y Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng đau rát khi amidan bị sưng viêm, một số loại có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc như acetaminophen, ibuprofen. Thuốc kháng sinh cũng là một trong những giải pháp giúp thoát khỏi tình trạng viêm amidan do vi khuẩn. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan do vi khuẩn nào bác sĩ cũng kê đơn có thuốc kháng sinh cho người bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cần phải cẩn trọng vì những tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc có thể gây ra Penicillin là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến có tác dụng ức chế và tiêu diệt các các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp cho các nhiễm trùng không lây lan. Ngoài các loại thuốc trên, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm, thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc kháng nấm,… ☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc kháng sinh trị viêm amidan dùng như thế nào cho đúng cách? Phẫu thuật cắt amidan Nếu tình trạng viêm amidan cấp tính kéo dài và tái phát nhiều lần, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này việc điều trị viêm amidan sẽ gặp nhiều khó khăn và trong nhiều trường hợp để điều trị dứt điểm viêm amidan, bác sĩ sẽ phải chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan chỉ được khuyên trong trường hợp bệnh nhân bị mắc viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát. Ngoài ra nếu viêm amidan gây ra các vấn đề thứ phát như: ngưng thở khi ngủ, khó thở hoặc khó nuốt, gây áp xe khó điều trị, viêm mô tế bào amidan thì cũng được khuyến cáo phẫu thuật cắt amidan. Có nhiều phương pháp được sử dụng để cắt amidan như: sử dụng laser, sóng vô tuyến, năng lượng siêu âm, sử dụng nhiệt độ lạnh hoặc kim được đốt nóng nhằm loại bỏ amidan ➤ Xem thêm: Phương pháp cắt amidan Chữa viêm amidan cấp tính bằng một số mẹo đơn giản Với một số trường hợp viêm amidan cấp tính nhẹ, các triệu chứng còn chưa tiến triển, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo trị bệnh đơn giản dưới đây: Dùng húng quế Húng quế được coi là phương thuốc dân gian có công dụng điều chỉnh miễn dịch, giảm ho và long đờm rất tốt nên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan. Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm trong húng quế sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng. Chỉ cần đun sôi 1 nắm lá húng quế trong 10 phút, sau đó lọc bỏ bã rồi trộn với 1 thìa nước cốt chanh. Lấy hỗn hợp này cho người bệnh uống ngày 3 lần. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan cấp tính thuyên giảm nhanh chóng. Dùng chanh và mật ong Mật ong được biết đến là một kháng sinh tự nhiên vừa giúp diệt khuẩn, kháng viêm vừa giúp phục hồi, tái tạo vùng niêm mạc bị tổn thương. Chanh thì giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố vi lượng, nâng cao miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, trong chanh còn chứa chất saponin có tính kháng khuẩn cao, đồng thời giúp giảm lượng đờm mà cơ thể sản sinh. Kết hợp chanh và mật ong được xem là bài thuốc vô cùng hiệu quả trong điều trị viêm amidan cấp tính. Chỉ cần lấy 1 thìa mật ong trộn với 1/2 thìa nước cốt chanh tươi, sau đó đưa cho người bệnh uống. Nên ngậm nuốt từ từ để hỗn hợp ngấm vào thành họng, giúp giảm ngay các triệu chứng khó chịu mà viêm amidan gây ra. Một lưu ý là không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì trong mật ong chứa 1 lượng nhỏ vi khuẩn Clostridium botulinum có thể khiến trẻ bị bệnh. Ngoài mẹo dùng húng quế hay mật ong và chanh để chữa viêm amidan cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu khác như: muối, dấm táo, lá cây xô thơm,… cũng mang lại hiệu quả trị bệnh khả quan. Giải pháp ngăn viêm amidan cấp tính từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sử dụng thuốc tây y mặc dù mang lại tác dụng nhanh nhưng chỉ là nhất thời và gây nhiều tác dụng phụ, vậy nên các sản phẩm thảo dược được cho là hiệu quả và an toàn hơn khi muốn đẩy lùi viêm amidan. Một trong những sản phẩm giúp đẩy lùi chứng viêm amidan hiệu quả đó là Heviho – là thành tựu nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đảm bảo về chất lượng và hiệu quả. Với thành phần gồm S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm. Viêm amidan là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng kỹ lưỡng để có cách xử trí thích hợp. Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY Chia sẻ0

Loading...