Viêm amidan mãn tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nói đến bệnh viêm amidan, đặc biệt là viêm amidan mãn tính thì chắc hẳn trong chúng ta không ai còn xa lạ gì. Nó là một loại bệnh tai mũi họng gặp ở tất cả các lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên và cả người lớn. Vậy bệnh viêm amidan mãn tính là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Bệnh viêm amidan mãn tính là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mãn tính
- 3. Triệu chứng của viêm amidan mãn tính
- 4. Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính
- 5. Viêm amidan mãn tính trường hợp nào phải cắt amidan?
- 6. Làm gì để khắc phục khi cơ thể mắc viêm amidan mãn tính?
- 7. Heviho – Giải pháp giúp ngăn viêm amidan hiệu quả
Bệnh viêm amidan mãn tính là gì?
Amidan là các hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau họng, có vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc vi rút có ý định xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Bệnh viêm amidan là một loại bệnh tai mũi họng phổ biến, thường gặp. Khi mắc bệnh amidan sẽ có tình trạng viêm và sưng to do bị nhiễm trùng. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm vậy nên khi có biểu hiện sưng đau họng các bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Viêm amidan mãn tính là amidan bị nhiễm trùng trong 1 thời gian dài, tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến hình thành các túi nhỏ trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Các viên sỏi amidan cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng hoặc cảm giác nghẹn cho người bệnh ở mặt sau cổ họng. Viêm amidan mãn tính thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi.
☛ Xem tổng quan qua bài viết: Bệnh viêm amidan
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là một chứng bệnh nhiễm trùng nên nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do virus và vi khuẩn.
- Vi khuẩn: Streptococcus, phế cầu, tụ cầu, xoắn khuẩn, liên cầu, Mycoplasma…
- Virus: cúm, Epstein-Barr, Parainfluenza, Enteroviruses, Herpes simplex
Một nguyên nhân khác dẫn đến viêm amidan mãn tính là mắc các bệnh hô hấp liên quan tới vi khuẩn bội nhiễm có thể gây nên viêm amidan như liên tụ cầu, cúm, viêm họng mãn tính…
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Thay đổi thời tiết đột ngột.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất.
- Cấu trúc của amidan nhiều hốc, kẽ nên thường là nơi trú ngụ của vi khuẩn.
- Tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm ở miệng như: viêm lợi, viêm xoang, sâu răng,…
- Không điều trị dứt điểm viêm amidan khiến bệnh tái phát nhiều lần.
Triệu chứng của viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là tình trạng tái phát nhiều lần nên sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
- Đau họng, khô rát họng.
- Ho khan, ho có đờm.
- Quan sát bằng mắt thường thấy amidan sưng to.
- Sốt nhẹ, dai dằng, thường sốt về chiều tối.
- Hôi miệng.
- Nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm, ấn vào thấy đau.
Tình trạng viêm amidan mãn tính ở người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau. Viêm amidan ở người lớn là loại xơ chìm gây tình trạng teo amidan, tạo ổ chứa vi khuẩn để bùng phát biến chứng còn viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ thuộc loại quá phát với biểu hiện amidan ngày càng sưng to. Ngoài ra các triệu chứng riêng của viêm amidan xơ chìm và viêm amidan quá phát:
Viêm amidan xơ chìm:
- Amidan teo nhỏ, rắn lại, bề mặt gồ ghề, xuất hiện nhiều xơ và mủ trắng
- Ấn vào niêm mạc sẽ thấy mủ chảy ra từ các hốc
- Niêm mạc họng có màu đỏ, hai bên amidan sưng tấy, có trường hợp lấn cả vào khoang họng
- Thở khò khè, ngáy to khi ngủ
Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu rất rõ rệt, tuy nhiên những triệu chứng này dễ bị nhầm các bệnh hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng,… Vậy nên khi thấy xuất hiện các triệu chứng như trên thì mọi người nên chú ý điều trị viêm amidan đúng cách, kịp thời, tránh biến chứng dẫn đến các bệnh khác như viêm phế quản, viêm cầu thận cấp, viêm thanh quản, viêm khớp cấp, ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng máu…
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính
Phương pháp dân gian điều trị tại nhà
Các mẹo dân gian chữa viêm amidan mãn tính là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, làm giảm triệu chứng của bệnh.
Mật ong: Loại thực phẩm này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên bởi chúng có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm lành nhanh lớp niêm mạc bị tổn thương. Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng mật ong nguyên chất để ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ. Kiên trì thực hiện cách này 3-4 lần/ ngày.
Diếp cá: Trong thành phần của rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal, glucid, cellulose… chúng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Đồng thời, trong loại rau này có chứa các chất chống oxy hóa làm giảm đau, sưng viêm, thúc đẩy tái tạo niêm mạc cổ họng. Bạn nên rửa sạch rau diếp cá rồi đem đi xay nhuyễn cùng một chút muối, lọc bỏ bã và chia làm 2 lần uống trong ngày. Thực hiện cách này hàng ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Tỏi: Đây cũng là thảo dược được dùng để chữa viêm amidan mà nhiều người áp dụng. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm sưng viêm và kháng khuẩn. Bạn thái tỏi thành từng lát mỏng rồi ngâm cùng với mật ong trong hũ thủy tinh. Đậy kín nắp rồi ngâm trong khoảng 2 ngày là có thể sử dụng được, mỗi ngày uống khoảng 2 lần và thực hiện kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm tại: Bài thuốc đông y chữa viêm amidan hiệu quả
Sử dụng Thuốc Tây y
Viêm amidan nặng thì phải dùng đến kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh nhằm chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên cần được kê đơn và chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, được sử dụng để ngừa biến chứng do viêm amidan mãn tính gây ra. Các nhóm thuốc kháng sinh beta lactam (Iba-mentin, Acid cluvulanic, Amoxicilin,…), nhóm kháng sinh macrolide (Erythromycin, Clarithromycin, Roxithromycin…).
- Thuốc chống viêm: Các men chống viêm (Alpha Chay), Amitase, Prednisolon, Methylprednisolone… có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm và có thể hạ sốt.
- Thuốc hạ sốt: Trường hợp người viêm amidan mãn tính có biểu hiện sốt liên tục thì sẽ được kê thêm một số loại thuốc như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,…
- Thuốc ngậm: Tyrotab.
- Dung dịch xúc miệng: Cineline.
- Xông họng: Gentamycin 80mg pha với 1 ống Dexamethason.
- Các loại thuốc giảm ho, long đờm…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm amidan uống thuốc gì?
Phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp được khuyến cáo cho những người mắc viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát. Tuy nhiên phẫu thuật cắt amidan cũng mang lại nhiều nguy hại mà người bệnh cần cân nhắc. Chẳng hạn như sau cắt amidan cơ thể sẽ mất đi hệ thống miễn dịch và có thể gây chảy máu do amidan xơ dính, ngoài ra chi phí phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật cũng rất tốn kém.
Viêm amidan mãn tính trường hợp nào phải cắt amidan?
Phẫu thuật cắt amidan khá phổ biến với người mắc phải tình trạng viêm amidan mãn tính. Thường các trường hợp sau đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt amidan:
- Bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần từ 5-6 lần/ năm.
- Viêm amidan đã gây những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, hoặc các biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…..
- Viêm amidan kích thước quá to gây cản trở đường ăn, uống, thở của người bệnh thì cũng nên cắt.
Cắt amidan không thể thực hiện đối với các trường hợp viêm amidan mãn tính sau:
- Bệnh nhân mắc một số bệnh lý toàn thân như: bệnh chảy máu, rối loạn đông máu, tăng huyết áp, suy tim…;
- Bệnh nhân đang thực hiện điều trị cấp các bệnh lý về mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết…
- Bệnh nhân bị các bệnh lý mạn tính khác như: tiểu đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS…
- Bệnh nhân là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.
Làm gì để khắc phục khi cơ thể mắc viêm amidan mãn tính?
Giúp cơ thể khắc phục khi mắc viêm amidan mãn tính chúng ta cần có lối sống tích cực và tuân thủ một số biện pháp sau:
- Cần nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, có năng lượng, sức đề kháng chống lại các vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau củ xanh, trái cây tươi, thịt, cá,… để tăng cường sức khỏe.
- Nên uống nhiều nước ấm làm dịu cổ họng, giúp cổ họng không bị khô, không có cảm giác khó chịu.
- Súc miệng với nước muối ngăn ngừa vi khuẩn và làm sạch cổ họng.
- Khi bị bệnh nên sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm ẩm ướt để giảm bớt sự kích thích họng do không khí khô.
- Tuyệt đối nên tránh xa các loại chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, và các nơi có khói.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, cúm,…
- Nếu tình trạng viêm nặng thì cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
☛ Tham khảo thêm: Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Heviho – Giải pháp giúp ngăn viêm amidan hiệu quả
Ngoài ra để hạn chế và hỗ trợ điều trị viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng các chế phẩm có thành phần thảo dược với công dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn để giúp ngăn ngừa quá trình viêm, hạn chế dùng kháng sinh và rất an toàn cho người bệnh.
Heviho là sản phẩm được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chứa thành phần S3-Elebosin là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Sản phẩm giúp nhanh chóng giải quyết các triệu chứng khó chịu của viêm amidan, đồng thời tấn công ổ viêm, giảm tái phát trong các trường hợp viêm amidan cấp và mạn tính.
Với công thức toàn diện 3 tác động:
- Giúp giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng.
- Chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt. Ngoài ra, Heviho được bào chế dưới 2 dạng rất tiện dụng, viên uống cho người lớn và siro thơm ngon dễ nuốt cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về tình trạng viêm amidan mãn tính. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.