Mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm với phụ nữ, sức khỏe của mẹ lúc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nhưng các chứng bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng hạt thì lại không chừa một ai. Vậy viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm và phải xử lý như thế nào? Các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé. Mục lụcBị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu?Triệu chứng viêm họng hạt khi mang thaiLàm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai?Viêm họng hạt khi mang thai uống thuốc gì?Một số cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu an toànBiện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không? 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, các mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây hại, nhất là ở vùng hầu họng và các cơ quan hô hấp – nơi được coi là cửa ngõ của cơ thể. Nếu tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng này không được khắc phục kịp thời, chúng có thể kéo dài và dẫn đến viêm họng hạt khi mang thai. Viêm họng hạt là tình trạng các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng, nguyên do là các tổ chức lympho này phải hoạt động quá sức khi chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus,… Không giống như viêm họng cấp tính, viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, nó là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây dị tật ở thai nhi nhưng nếu không điều trị sớm, các niêm mạc vùng cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và dẫn tới những biến chứng viêm họng hạt nghiêm trọng khác như áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể là viêm cầu thận, viêm màng tim, tăng nguy cơ ung thư vòm họng,… ☛ Xem chi tiết: Viêm họng hạt và những thông tin cần biết Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm họng hạt khi mang thai là do vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp được kể đến gồm phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A,… còn virus gồm các loại như virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,… Ngoài ra viêm họng hạt khi mang thai còn do một số yếu tố sau: Do rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu mang thai khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài Do mắc các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản Thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn, nấm mốc, khí độc, hóa chất,… ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top nguyên nhân gây viêm họng hạt Triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai Phụ nữ bị viêm họng hạt khi mang thai cũng có những biểu hiện tương tự như như các trường hợp viêm họng hạt ở người bình thường khác, bao gồm: Cổ họng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu Thấy các đốm đỏ nhỏ, thường mọc tập trung với nhau ở vùng niêm mạc họng Xuất hiện tình trạng ho dai dẳng nhưng không có đờm Khó thở, người bệnh thường phải thở bằng miệng Tai cảm thấy đau nhức Làm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai? Mang thai là thời điểm nhạy cảm, việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm họng hạt không thích hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm họng hạt thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Nếu xác định mẹ bầu bị viêm họng hạt, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng để nuôi cấy nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh. Có một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc hợp lý. Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt cần phải duy trì liên tục trong khoảng từ 7-10 ngày nhằm ức chế hoàn toàn vi khuẩn. Việc dừng thuốc đột ngột trong thời gian được chỉ định sẽ tạo tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát trở lại, thậm chí làm phát triển một số chủng vi khuẩn kháng thuốc. Các mẹ bầu cũng cần lưu ý là không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ vì nhóm thuốc này có thể gây dị tật thai nhi, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ,… cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra khi bị viêm họng hạt khi mang thai có thể gây ho khan kéo dài nhưng các bác sĩ thường không kê toa thuốc giảm ho cho người bệnh trừ trường hợp cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai. Viêm họng hạt khi mang thai uống thuốc gì? Nếu tình trạng viêm họng hạt khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì bắt buộc phải dùng thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên uống những loại thuốc nhóm A – thuốc đã trải qua các cuộc thử nghiệm và chắc chắn an toàn với thai nhi. Còn với những loại thuốc nhóm B – thuốc đã được thử nghiệm trên động vật nhưng chưa được sử dụng ở phụ nữ mang thai thì cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc: Có thể dùng thuốc xịt họng theo chỉ định của bác sĩ nếu muốn làm dịu cổ họng Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cũng cần kiểm tra cẩn thận các thành phần của thuốc, không dùng những loại thuốc chứa các chất làm co mạch Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không được dùng các loại thuốc như thuốc aspirin hoặc ibuprofen Cần đặc biệt tránh sử dụng những loại thuốc chứa hoạt chất xylometazoline – một chất bị khuyến cáo tránh dùng trong thai kỳ. Cephalexin, amoxicillin, penicillin là 3 loại kháng sinh được phép dùng cho bà bầu. Tuy nhiên muốn sử dụng các loại thuốc này thì các mẹ bầu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc thời gian quy định có thể khiến bệnh không khỏi và dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Một số cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu an toàn Việc sử dụng kháng sinh hoặc thuốc tây khi mang thai không được khuyến khích vì có thể dẫn đến một số rủi ro gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng và cấp bách thì các mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc các phương thuốc từ thảo dược thiên nhiên để trị bệnh. Dưới đây là một số mẹo dân gian thường dùng để chữa viêm họng hạt, các mẹ có thể tham khảo: Dùng chanh và muối Dùng chanh và muối giúp giảm các triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai tương đối hiệu quả. Các mẹ bầu thái chanh thành những lát nhỏ, trộn với muối xong ngậm đến khi muối tan hết hoặc pha nước chanh muối ngậm hàng ngày, mỗi ngày ngậm 5 lần. Kiên trì thực hiện các thấy các dấu hiệu sưng đau, rát họng và ho giảm hẳn Cà rốt và củ cải trắng Để đẩy lùi các triệu chứng viêm họng hạt, các mẹ bầu có thể uống nước cà rốt pha cùng 2-3 thìa mật ong hàng ngày hoặc pha loãng nước cà rốt với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 dùng để súc họng hàng ngày, súc 3-5 lần/ngày. Nếu tình trạng viêm họng khiến mẹ bầu khàn tiếng, mất tiếng thì có thể ép nước củ cải trắng tươi để uống vào sáng và tối, giúp trị khàn tiếng do viêm họng cực kỳ hiệu quả Sử dụng tinh bột nghệ Tinh bột nghệ không những có tác dụng làm đẹp da mà còn có thể chữa các triệu chứng viêm họng nhanh chóng. Các mẹ lấy 1/2 thìa bột nghệ cho vào 1/2 cốc nước nóng cùng 1 thìa muối rồi quấy đều, uống mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Với các mẹ bầu bị đau dạ dày thì nên uống hỗn hợp này sau khi ăn no, có thể pha 1 thìa bột nghệ cùng với 1 cốc sữa nóng sau đó sử dụng để không gây kích ứng cho dạ dày. Lá tía tô Dùng lá tía tô đun nước uống hàng ngày sẽ giúp các mẹ bầu giảm đau họng hiệu quả. Trường hợp mẹ bầu bị sốt cũng có thể dùng tía tô nấu cháo với gạo nếp rang giải bệnh, có thể dùng chung với vỏ quýt để trị ho, đau họng. Ăn cháo nóng với nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng là cách giúp diệt vi khuẩn vùng họng tức thì ☛ Tham khảo thêm: Cách chữa viêm họng hạt an toàn, hiệu quả từ tự nhiên Biện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai Để các mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm họng hạt, ngoài việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ đề ra thì cần phối hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà, giúp hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị: Nên uống từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, hạn chế tình trạng khô rát họng. Không những vậy, cung cấp đủ nước giúp ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai Nên uống 1 cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để giảm ho, cải thiện tình trạng nóng rát ở họng. Trong mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm giúp ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh Nên súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày để làm sạch răng miệng, giảm sưng viêm và kháng khuẩn Nếu xuất hiện các cơn ho dai dẳng, các mẹ bầu có thể uống trà gừng để cải thiện tình trạng này Bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như trái cây, rau xanh, trứng, cá,… Viêm họng hạt khi mang thai nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát và hiếm khi gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh đi kèm với triệu chứng nổi hạch hoặc nóng sốt nghiêm trọng thì nên chủ động đến viện thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chứng bệnh này hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Chia sẻ13
Viêm họng hạt
Tìm hiểu phương pháp đốt họng hạt bằng laser
Đốt họng hạt bằng laser là phương pháp điều trị viêm họng hạt khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về phương pháp đốt họng hạt bằng laser, xem ưu nhược điểm của phương pháp này như thế nào. Và ngoài phương pháp này ra thì còn phương pháp đốt họng hạt nào khác không nhé. Mục lụcViêm họng hạt là gì? Điều trị viêm họng hạt như thế nào?Thế nào là viêm họng hạt?Điều trị viêm họng hạtKhi nào nên đốt họng hạtPhương pháp đốt họng hạt bằng laserCác phương pháp đốt họng hạt khácĐốt họng hạt bằng điệnĐốt họng hạt bằng kỹ thuật PlasmaRủi ro gặp phải khi đốt họng hạt bằng laserNhững lưu ý trước và sau khi đốt họng hạt bằng laser Viêm họng hạt là gì? Điều trị viêm họng hạt như thế nào? Thế nào là viêm họng hạt? Viêm họng hạt là một chứng bệnh đường hô hấp mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh là hệ quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài của niêm mạc họng và amidan khiến các tế bào lympho phải hoạt động quá sức, rồi phình to hình thành các hạt. Nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt có thể là do vi khuẩn hoặc virus, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm mũi,… Khi mắc chứng bệnh này người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau rát cổ, họng khô, sưng hạch bạch huyết, ho khan, đau vướng khi nuốt,… Viêm họng hạt thường gặp nhiều hơn ở người lớn, tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ khiến người bệnh khó chịu, gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc kịp thời, điều trị đúng cách thì bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi,… ☛ Xem chi tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng hạt Điều trị viêm họng hạt Vì viêm họng hạt là căn bệnh khó điều trị, dễ tái phát nên người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị khả quan. Để điều trị viêm họng hạt đầu tiên phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, sau đó cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 phương pháp điều trị viêm họng hạt chính là: Một là điều trị bằng thuốc: Các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm họng hạt gồm: thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, long đờm,…Cách điều trị này thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp người bệnh viêm họng hạt ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng. Ngoài ra, khi điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống, sinh hoạt khoa học, và sử dụng kèm các bài thuốc dân gian như nhai lá bạc hà, ngậm tỏi, chanh mật ong,… nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao hiệu quả điều trị Hai là điều trị bằng đốt họng hạt: Đây là phương pháp sử dụng laser hoặc điện hay kỹ thuật plasma nhằm loại bỏ các hạt viêm, giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng. Phương pháp này thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp viêm họng hạt ở giai đoạn nặng. ☛ Xem thêm: Loại bỏ họng hạt bằng phương pháp đốt họng hạt Khi nào nên đốt họng hạt Đốt họng hạt là một thủ thuật nhằm loại trừ các hạt viêm ở thành sau họng. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm họng hạt nào cũng có thể áp đụng điều trị bằng phương pháp này. Việc chỉ định đốt họng hạt hay không phải tùy thuộc và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và cần được bác sĩ chuyên môn cân nhắc kỹ về lợi ích cũng như tác hại của nó mạng lại cho người bệnh. Có rất nhiều người bệnh lo lắng việc áp dụng đốt họng hạt mang lại nhiều rủi ro, đồng thời băn khoăn không biết khi nào nên đốt họng hạt. Về vấn đề này, các bãc sĩ cho biết: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà có nên đốt họng hạt hay không. Nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng thì không nên đốt họng hạt, chỉ nên áp dụng điều trị bằng thuốc tây y theo phác đồ. Còn trường hợp viêm họng hạt nặng hơn, người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính, họng xuất hiện nhiều hạt to, cấp độ viêm nhiễm nặng, không đáp ứng tốt với thuốc điều trị thì có thể dùng liệu pháp đốt họng hạt nhằm giảm triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Phương pháp đốt họng hạt bằng laser Đốt họng hạt bằng laser là kỹ thuật điều trị viêm họng hạt tương đối phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng nhiệt từ laser nhằm phá vỡ các tế bào ở thành họng, giúp loại bỏ các hạt lympho, làm giảm cảm giác vướng víu, khó chịu vùng cổ họng cho người bệnh. Ưu điểm của phương pháp đốt họng hạt bằng laser: Mức độ xâm lấn thấp Ít đau Thủ thuật đơn giản Thực hiện nhanh Nhược điểm của phương pháp đốt họng hạt bằng laser: Chỉ có tác dụng với những hạt lớn Không loại bỏ hoàn toàn các mô lympho quá phát ở thành họng. Có thể kích thích các hạt nhỏ trên thành họng phát triển nhanh hơn Làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc họng, hình thành sẹo không thể đảo ngược Viêm họng hạt vẫn có khả năng tái phát Các phương pháp đốt họng hạt khác Ngoài phương pháp đốt họng hạt bằng laser thì còn các phương pháp đốt họng hạt khác như: Đốt họng hạt bằng điện Phương pháp này giúp loại bỏ các hạt bằng núm điện ở nấc 6 – 8 vôn. Trước khi đốt thì người bệnh sẽ được gây tê và sau khi đốt xong thì cần chấm họng bằng Betadin 5% hoặc dung dịch súc miệng SMC. Nhiều trường hợp sau khi đốt họng hạt bằng điện, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề… Hiện nay thì kỹ thuật đốt họng hạt bằng điện ít được sử dụng do gây đau nhiều, chảy máu kéo dài và có nguy cơ hình thành sẹo. Ngoài ra, phương pháp này cũng không giải quyết được triệt để các hạt lympho ở thành họng khiến bệnh có nguy cơ tái phát cao. Đốt họng hạt bằng kỹ thuật Plasma Kỹ thuật này tạo ra các lon Plasma có nhiệt độ thấp nhằm phá vỡ các mô nhưng không gây đau, chảy máu và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Không những vậy, phương pháp này còn có mức độ xâm lấn thấp nên thời gian phục hồi nhanh và hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng. Nhược điểm của phương pháp này đó là chi phí thực hiện cao. Rủi ro gặp phải khi đốt họng hạt bằng laser Khi thực hiện phương pháp đốt họng hạt bằng laser, có thể tiềm ẩn các biến chứng như: Gây chảy máu kéo dài: Khi thực hiện đốt viêm họng hạt, các mô niêm mạc họng bị xâm lấn và có xu hướng chảy máu. Thường thì tình trạng này sẽ được kiểm soát sau vài tiếng đồng hồ. Nhưng với những bệnh nhân bị tiểu đường hay rối loạn đông máu thì tình trạng chảy máu sau đốt họng hạt có thể kéo dài trong nhiều ngày, rất nguy hiểm. Bị nhiễm trùng: Với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc không chăm sóc, kiêng khem kỹ sau khi đốt họng hạt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết đốt gây nhiễm trùng, sưng viêm. Tạo sẹo ở thành họng: Sẹo ở thành họng xảy ra khi đốt họng hạt nhiều lần, chăm sóc không đúng cách hoặc đốt ở các cơ sở không uy tín, bác sĩ tay nghề kém, máy móc cũ. Khi đó những vết đốt sẽ phát triển thành sẹo lồi, không những gây cộm, vướng víu và khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp Có thể kích thích bệnh bùng phát mạnh hơn: Một số trường hợp, do sự tác động của tia laser, nhiệt điện hoặc ion plasma có thể dẫn tới kích các hạt lympho phát triển về số lượng và kích thước, khiến bệnh viêm họng hạt bùng phát mạnh hơn Gây kích ứng vùng lưỡi, họng: Khi đốt họng hạt, các tia laser, nhiệt điện có thể khiến vùng lưỡi và họng bị kích ứng, dẫn tới tổn thương niêm mạc họng và lưỡi. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu, thậm chí xảy ra viêm nhiễm tại khu vực này nếu không được xử lý đúng cách. Những lưu ý trước và sau khi đốt họng hạt bằng laser Việc chăm sóc người bệnh đúng cách trước và sau khi đốt họng hạt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện, đồng thời kéo dài hiệu quả sau khi đốt. Lưu ý trước khi đốt họng hạt Trước khi đốt họng hạt, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với việc sinh hoạt khoa học, điều độ để tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng Người bệnh không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trước khi đốt họng hạt nếu không được sự cho phép của bác sĩ Nên uống một cốc nước ấm trước khi đốt họng hạt khoảng 30 phút để làm ẩm niêm mạc họng Chăm sóc người bệnh sau khi đốt họng hạt Người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, cần ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức Có chế độ ăn uống phù hợp, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt Tuyệt đối không ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc các đồ ăn lạnh vì như vậy sẽ gây tổn thương niêm mạc họng Thời gian đầu sau khi đốt họng hạt, người bệnh cần hạn chế nói to, nói to sẽ ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc họng Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng thêm các loại thuốc khác nếu chưa được bác sĩ đồng ý Sau đốt họng hạt người bệnh nên luyện tập nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe Trên đây là những thông tin về phương pháp đốt họng hạt bằng laser. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn đang muốn điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp này. Nếu vẫn còn những thắc mắc về chứng viêm họng hạt hay phương pháp đốt họng hạt, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ0
Giải đáp viêm họng hạt bao lâu thì khỏi?
Viêm họng hạt là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp, có diễn tiến kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Chính vì vậy rất nhiều người thắc mắc rằng viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn cùng theo dõi các thông tin dưới đây. Viêm họng hạt là gì? Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính quá phát, bệnh xảy ra khi họng bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần khiến các tế bào lympho bị tổn thương và hình thành các hạt nhỏ ở thành họng. Thông thường viêm họng hạt không gây ra các triệu chứng đột ngột và nặng nề như viêm họng cấp. Các triệu chứng của bệnh diễn tiến âm thầm và dai dẳng nên rất khó để chữa dứt điểm. Trong trường hợp viêm họng hạt không được điều trị hoặc điều trị sai cách bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính xơ teo và gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm xoang mũi, áp xe thành họng, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tai giữa,… ☛ Xem chi tiết về bệnh: Viêm họng hạt và những thông tin cần biết Nguyên nhân viêm họng hạt Viêm họng hạt có thể do các nguyên nhân sau gây nên: Do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cổ họng gây sưng viêm Do người bệnh bị viêm xoang lâu ngày khiến dịch nhày từ xoang chảy đến họng, bao phủ niêm mạc họng đồng thời khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ quan này. Lâu dần dẫn đến tình trạng viêm và xuất hiện các hạt nhỏ trên thành họng Do cắt amidan vì sau khi cắt amidan các lympho ở thành sau họng có thể phát triển mạnh hơn để bù vào phần mô đã bị cắt sau phẫu thuật, điều này có thể gây bệnh nhiều hơn Ngoài ra, các yếu tố như môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại, trào ngược dạ dày thực quản, suy gan,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt Triệu chứng viêm họng hạt Những dấu hiệu viêm họng hạt thường gặp bao gồm: Cổ họng đau và khô rát Khi nuốt thường bị đau và khó nuốt, ăn không ngon Xuất hiện các hạch bạch huyết Luôn cảm giác cổ vướng víu, khó chịu như có dị vật mắc ở cổ họng Nhìn bằng mắt thấy cổ họng đỏ, có các mảng trắng hoặc xám, nổi các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau Người bệnh có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, khó chịu Nhiều trường hợp có cảm giác ớn lạnh Hơi thở có mùi hôi thối ☛ Xem thêm: Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính Viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Viêm họng hạt bao lâu thì khỏi là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp thì viêm họng hạt là là một chứng bệnh mãn tính, bệnh sẽ không thể tự khỏi mà cần phải có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra viêm họng hạt là một bệnh lý dai dẳng và có thể tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thích hợp. Do đó các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng diễn ra trong thời gian dai và dễ dàng bùng phát trở lại nếu gặp thời tiết thay đổi hoặc có các yếu tố kích thích khác Viêm họng hạt có xu hướng kéo dài hơn viêm họng cấp, tuy nhiên thời gian diễn tiến của bệnh còn phụ thuộc vào quá trình điều trị và chăm sóc của từng bệnh nhân. Chính vì vậy không thể trả lời chính xác được là viêm họng hạt bao lâu thì khỏi. Tùy vào từng trường hợp bệnh và điều kiện chăm sóc, điều trị của từng bệnh nhân mà thời gian khỏi bệnh sẽ khách nhau. Trong trường hợp người bệnh được tích cực điều trị và chủ động dự phòng tái phát thì các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm trong một thời gian ngắn. Còn trường hợp ngược lại, nếu người bệnh chủ quan, không được điều trị đúng cách có thể khiến nhiễm trùng tái phát nhiều lần lần, không biết khi nào khỏi. Không những vậy nó còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Làm gì để bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi? Tuy viêm họng hạt là căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm nhưng để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đồng thời giúp bệnh nhanh khỏi, chúng ta có thể thực hiện những việc sau: Thứ nhất là cần tích cực thực hiện các biện pháp điều trị Việc không điều trị tích cực là một trong những nguyên nhân khiến viêm họng hạt kéo dài và dai dẳng. Chính vì vậy để kiểm soát triệu chứng và chấm dứt tình trạng nhiễm trùng ở hầu họng, người bệnh cần tích cực thực hiện các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Các biện pháp điều trị viêm họng hạt thường được áp dụng gồm: Dùng các loại thuốc tây nhằm giảm các triệu chứng như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm ho Đốt điện để loại bỏ các hạt ở thành họng ☛ Xem thêm: Điều trị viêm họng hạt với tây y Thứ hai là phối hợp với các mẹo chữa tại nhà Viêm họng hạt cấp tình thường có đáp ứng tốt với thuốc điều trị nhưng khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc sử dụng thuốc thường không mang lại kết quả nhanh như trước. Do đó bạn có thể kết hợp với các mẹo chữa viêm họng hạt tại nhà để có kết quả khả quan. Các mẹo thường dùng để chữa viêm họng hạt như: Nhai lá bạc hà: Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh chất menthol có tác dụng gây tê nhẹ, kháng viêm và giảm đau. Người bệnh có thể lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch sau đó nhai và nuốt lấy nước sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm họng hạt đáng kể. Có thể nhai cùng vài hạt muối để hiệu quả hơn Ngậm tỏi: Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất allicine và các hợp chất thực vật có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn và giảm đau. Ngậm 2-3 lát tỏi tương trong khoảng 30 phút có thể làm giảm nhanh các triệu chứng viêm họng hạt. Ngoài ra, người bệnh có ngậm hỗn hợp tỏi ngâm với mật ong cũng mang lại hiệu quả đáng kể Uống trà gừng: Tinh chất có trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm hôi miệng, ức chế liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng hầu họng. Uống trà gừng mỗi ngày có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm họng hạt. Ngoài các nguyên liệu trên thì người bệnh có thể sử dụng các dược liệu khác như: húng chanh, trầu không, rau má, nghệ, củ cải, quất,…để làm giảm triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng hạt hiệu quả. Thứ ba là người bệnh cần chủ động dự phòng tình trạng viêm họng hạt tái phát Vì các triệu chứng của viêm họng hạt rất dễ tái phát nên sau thời gian điều trị người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh, tránh tái phát theo những lưu ý phía dưới đây. Phòng ngừa viêm họng hạt tái phát Nhưng biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt tái phát bao gồm: Điều trị triệt để khi mới bắt đầu có dấu hiệu viêm họng, tránh việc không điều trị hoăc để nặng mới điều trị Thường xuyên vệ sinh răng miệng và khu vực hầu họng sạch sẽ. Nên đánh răng và súc họng hàng ngày sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn Không uống nước lạnh và sử dụng các đồ ăn lạnh, đồ quá cay, quá nóng Không nên hút thuốc hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia,… Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực, bàn chân mỗi khi trời chuyển lạnh Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi đi ra ngoài cần phải đeo khẩu trang đầy đủ Bổ sung đầy đủ cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất, kết hợp với việc tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm họng hạt thì cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi viêm họng hạt bao lâu thì khỏi. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hô hấp tốt cho bản thân và gia đình. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ15
Sự khác nhau giữa viêm họng hạt và ung thư vòm họng
Bệnh viêm họng hạt và bệnh ung thư vòm họng là những bệnh về hô hấp, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, nhất là những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, đâu là sự khác nhau giữa viêm họng hạt và ung thư vòm họng? Các bạn đã phân biệt được chưa? Dưới đây là những thông tin tin cậy về viêm họng hạt và ung thư vòm họng để trả lời cho câu hỏi trên nhé. Mục lục1. Ung thư vòm họng là gì?2. Viêm họng hạt là gì?3. Điểm giống nhau của bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng4. Bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng khác nhau thế nào?4.1. Bản chất bệnh4.2. Khác nhau từ nguyên nhân gây bệnh4.3. Đối tượng mắc bệnh4.4. Sự khác nhau từ dấu hiệu nhận biết của bệnh4.5. Thời gian điều trị Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao đứng đầu trong số các bệnh ung thư thường gặp vùng đầu và cổ. Phía sau của họng gọi là vòm mũi họng được lót bằng hàng triệu tế bào được phân chia và phát triển theo một trình tự nhất định. Khi các tế bào này không kiểm soát được sự phân chia dẫn tới sự hình thành và phát triển của khối u. Thông thường các khối u vòm mũi họng là khối u ác tính- Ung thư ác tính, chúng có tốc độ phát triển nhanh và cực kì nguy hiểm tới tính mạng người bệnh Viêm họng hạt là gì? Bệnh viêm họng hạt là bệnh hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người có cơ địa yếu. Viêm họng hạt là dạng viêm họng mãn tính quá phát. Lympho ở thành họng làm việc tiêu diệt vi sinh vật có hại liên tục trong một thời gian dài nở to tạo thành hạt, các hạt này thường được hình thành ở phía sau thành họng. Kích thước to nhỏ khác nhau có thể to bằng hạt ngô. Những hạt này luôn bị kích thích khiến người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Điểm giống nhau của bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng Bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng cùng là những bệnh về đường hô hấp. CHúng có những biểu hiện rất giống nhau, chính vì vậy nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai bệnh. Nếu không tìm hiểu kĩ và đi khám, xét nghiệm rất dễ bị hiểu lầm. Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng hạt hoặc ung thư vòm họng thường có những triệu chứng dưới đây: Đau đầu, nhức đầu Đau, ngứa rát cổ họng Nghẹt mũi, khó thở Có hiện tượng chảy máu cam Đau rát cổ họng nên có hạch nổi vùng cổ Ù tai, hoa mắt chóng mặt Vì bệnh ung thư vòm họng là bệnh khá phức tạp, nên bệnh dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh cảm cúm, viêm xoang và các bệnh nội khoa về thần kinh hya mạch máu, chính vì vậy khiến cho việc chẩn đoán và xác định bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng khác nhau thế nào? Bản chất bệnh Bệnh viêm họng hạt: Bệnh viêm họng hạt là bệnh lành tính, tuy có gây khó chịu cho người bệnh, nhưng dễ điều trị khỏi Bệnh ung thư vòm họng: Là căn bệnh ác tính nguy hiểm, có tốc độ phát triển khủng khiếp, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng Khác nhau từ nguyên nhân gây bệnh Bệnh ung thư vòm họng Mặc dù nguyên nhân của bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố sau đây được coi là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Do virus: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến virus Epstein-Barr (EBV). Yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện trong một gia đình. Sống trong môi trường ô nhiễm: Môi trường khói bụi, không khí bị nhiễm hóa chất độc hại… cũng chính là yếu tố giúp các tế bào ung thư có điều kiện phát triển. Thức ăn và cách chế biến: Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu bia, cà muối, dưa muối… Quan hệ tình dục bằng đường miệng: Theo các chuyên gia, ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ có thể có virus HPV sinh sống tiềm tàng. Trường hợp thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường miệng nguy cơ nhiễm virus HPV rất cao. Nhiễm virus EBV: Virus EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của virus herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết virus EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng. Theo thống kê, có trên 80% bệnh nhân ung thư vòm họng là người lớn tuổi, số còn lại là người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ngày nay con số thống kê các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đang ngày càng trẻ hóa dần. Càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư vòm họng. Bệnh viêm họng hạt Đầu tiên virus tấn công, phá hủy tế bào niêm mạc họng trước, sau đó nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập và lây lan theo. Khi đó tình trạng viêm nhiễm xuất hiện khiến các Lympho phải liên tục làm việc dẫn tới kiệt sức và không kháng nổi virus, vi khuẩn dẫn đến bệnh viêm họng hạt. Viêm họng hạt do lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, làm việc trong môi trường ô nhiễm độc hại Viêm xoang, viêm amidan mãn tính, hội chứng trào ngược dạ dày, suy gan, rối loạn dạ dày ruột,… là những nguyên nhân viêm họng hạt rất khó điều trị. Do hội chứng trào ngược dạ dày: Khi mắc bệnh lý trào ngược dạ dày, dịch vị axit này sẽ trào ngược lên khoang miệng, hầu họng thông qua đường thực quản khiến niêm mạc tại đây bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. ➤ Xem kĩ hơn thông tin: Nguyên nhân gây viêm họng hạt Đối tượng mắc bệnh Bệnh ung thư vòm họng Bệnh ung thư vòm họng có thể gặp ở nhiều lưa tuổi tuy nhiên đối tượng dễ mắc nhất là từ 35- 60 tuổi Nam giới dễ mắc hơn nữ giới Những đối tượng có tiền sử rượu bia và hút thuốc Gia đình có tiền sử bị bệnh ung thư Bệnh viêm họng hạt Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm họng hạt Trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc viêm họng hạt bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu, nhất là những thời điểm thời tiết giao mùa, trời lạnh đột ngột, không khí ẩm ướt, vi khuẩn dễ tấn công gây nên các bệnh về hô hấp. Những đối tượng mắc viêm mũi viêm xoang Những người hay hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá Sự khác nhau từ dấu hiệu nhận biết của bệnh Bệnh viêm họng hạt Ngứa rát cổ họng: Vùng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kích thích sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa rát, khó chịu. Có cảm giác vướng tại cổ họng: Cổ họng nổi hạt đỏ, các hạt sưng to trong họng sẽ làm bệnh nhân bị viêm họng hạt cảm thấy vướng víu, đặc biệt là khi nuốt. Khó nuốt, nuốt đau: Họng là con đường chính để thức ăn trôi xuống dạ dày do đó khi ăn uống, phải nhai nuốt thức ăn, bạn sẽ thấy đau, thậm chí buốt vì thức ăn cọ xát với niêm mạc họng đang bị tổn thương. Cổ họng sưng đỏ: Mức độ viêm nhiễm càng nặng thì tình trạng sưng đỏ, tấy tại cổ họng càng nghiêm trọng. Ho khan, ho có đờm: Họng bị kích thích, có cảm giác ngứa rát nên cơ thể sản sinh ra các cơn ho nhằm xoa dịu tình hình. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm do các ổ viêm nhiễm tiết ra. Sốt: Khi viêm nhiễm quá nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao là một trong những biểu hiện báo động hệ miễn dịch đang tăng cường hoạt động, chống đỡ lại các đợt tấn công của tác nhân gây bệnh. ➤ Xem đầy đủ thông tin: Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt Bệnh ung thư vòm họng Với bệnh ung thư vòm họng, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy hơi vướng, hay nghẹt nhẹ ở mũi. Thời gian không triệu chứng này kéo dài từ 8-10 tháng, sau đó sẽ chuyển đến giai đoạn lâm sàng kết hợp một hoặc tất cả các triệu chứng được liệt kê dưới đây: Hiện tượng mũi: Chảy máu mũi- chảy máu cam: Hiện tượng này ít, có thể có bệnh nhân ung thư vòm họng gặp, có thể không gặp Mũi bị nghẹt một bên, sau đó chuyển dần đến 2 bên Chảy nước mũi kèm mủ xuống họng Đau nhức sau mũi, vùng trên màn hầu. Hiện tượng tai: Xuất hiện viêm tai giữa do vòi nhĩ bị nghẹt Người bệnh ung thư vòm họng có ù tai Có cảm giác nặng tai, nghe kém, chảy mủ ở tai, ban đầu 1 tai sau chuyển sang cả 2 tai. Hiện tượng đầu: Đau đầu, đau âm ỉ 1 bên sau chuyển sang cả 2 bên Đau thần kinh hàm trên hay hàm dưới và liệt các dây thần kinh sọ khác. Song thị ( liệt dây VI) Một vài triệu chứng khác Xuất hiện u, hạch hoặc khối cứng ở cổ Nuốt nước bọt thấy vướng, đau Khàn tiếng, nói mất giọng không rõ tiếng Khạc ra đờm nhầy có thể có lẫn máu Ho ra máu Trên đây là những triệu chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh ung thư vòm họng, khi xuất hiện một số triệu chứng trên, người bệnh nên cảnh giác và đến khám ngay tại những cơ sở khám chữa uy tín, khi đó bác sĩ khám và yêu cầu làm các xét nghiệm để được chẩn đoán kịp thời. Thời gian điều trị Bệnh viêm họng hạt là căn bệnh thông thường cảu đường hô hấp, thời gian điều trị cũng như cách điều trị đơn giản, nhanh chóng không ảnh hưởng tối sức khỏe Bệnh ung thư vòm họng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác, nên người bệnh không chú ý, khiến bệnh phát triển âm thầm, đến khi bệnh có những dấu hiệu nặng thì đá muộn, khó điều trị gây nguy hiểm tới tính mạng Trên đây là những thông tin về đặc điểm khác nhau của bệnh viêm họng hạt và ung thư vòm họng. Bạn hãy lắng nghe cơ thể, khi có bất cứ dấu hiệu nào về sức khỏe, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chia sẻ0
Mắc viêm họng hạt nên uống gì cho nhanh khỏi?
Viêm họng hạt là bệnh phổ biến thường gặp ở đường hô hấp ai cũng dễ dàng mắc ít nhất 1-2 lần. bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị từ sớm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị viêm họng hạt không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Vậy mắc viêm họng hạt nên uống gì cho nhanh khỏi? Dưới đây là một số gợi ý mà ai cũng nên tham khảo nhé. Điều trị viêm họng hạt với các nguyên liệu tự nhiên Mục lục1. Nguyên nhân gây viêm họng hạt2. Viêm họng hạt nên uống gì cho nhanh khỏi2.1. Uống thuốc Tây Y2.2. Điều trị viêm họng hạt bằng các bài thuốc dân gian2.3. Uống Heviho hỗ trợ điều trị ngăn ngừa viêm họng hạt Nguyên nhân gây viêm họng hạt Bệnh viêm họng hạt do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng những nguyên nhân dưới đây là không thể không kể đến: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng hạt. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu bạn không cẩn thận làm tổn thương vùng khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công nên có thể dẫn đến viêm nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào khoang miệng gây viêm họng hạt. Sau khi ăn nên vệ sinh răng, kẽ răng và lợi thật sạch sẽ, súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển. Do vi khuẩn, virus: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh: Một số loại virus hợp bào, virus adeno, virus gây bệnh cảm cúm, sởi, liên cầu khuẩn, phế cầu, H. influenzae (vi trùng trực cầu khuẩn gram âm). Các bệnh đường hô hấp: Biến chứng của viêm họng cấp: Với bệnh viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh viêm họng cấp trở nên nặng hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ chuyển sang viêm họng mạn tính quá phát hay còn gọi là viêm họng hạt. Biến chứng của viêm amidan mạn tính: Viêm amidan mạn tính bản chất là viêm họng hạt làm sưng viêm cổ họng, gây đau rát khó chịu. Do mắc một số bệnh đường tiêu hóa: Người đang bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… sẽ có nguy cơ bị bệnh viêm họng hạt cao hơn các đối tượng khác. Trường hợp này, để chữa viêm họng một cách triệt để, người bệnh cần phải điều trị khỏi các bệnh đường tiêu hóa. Môi trường sống ô nhiễm: Có nhiều khói bụi độc hại, thời tiết thay đổi thất thường, quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ dễ gây ra bệnh. Một số nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của một số chất (thuốc tẩy) hay một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây viêm họng. Bất kỳ chấn thương trực tiếp nào liên quan đến cổ họng hoặc vùng cổ đều có thể gây ra đau họng. Đau họng có thể do dị vật bị mắc kẹt trong cổ họng, ví dụ xương hoặc miếng thức ăn. Việc bạn la hét quá mức hoặc la hét nhiều khiến cổ họng và thanh quản có thể bị đau rát gây viêm họng. ➤ Hiểu kĩ hơn về bệnh trong bài: Bệnh viêm họng hạt Viêm họng hạt nên uống gì cho nhanh khỏi Uống thuốc Tây Y Để điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây, người bệnh cần thăm khám, và điều trị theo kê đơn và theo dõi của bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh lý và tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau: Thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm: Roxithromy, penixilin, amoxilin… Thuốc có tác dụng đi vào các ngõ ngách ở hầu họng, loại bỏ các loại vi khuẩn trong vòm họng. Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin… Được sử dụng để giảm viêm, tiêu mủ, giảm phù nề ở họng. Thuốc làm loãng đờm: Acid Chymotrypsin… Giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp, được sử dụng cho bệnh nhân viêm họng hạt có nhiều đờm. Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen… được sử dụng để giảm đau, giảm sốt cho những bệnh nhân viêm họng hạt kèm theo sốt và đau nhức cơ thể. Thuốc khác: Thuốc chữa trào ngược dạ dày, thuốc kháng histamin… dược sử dụng cho những bệnh nhân viêm họng hạt do trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng hoặc các tình trạng khác… Thuốc kháng sinh chữa viêm họng hạt tại chỗ: Những dạng thuốc kháng sinh có dạng ngậm hoặc xịt cũng được chỉ định nhằm giúp giảm đau và giảm viêm nhanh hơn. Liều lượng, cách sử dụng và thời gian dùng thuốc được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc về điều trị khi chưa có đơn thuốc điều trị viêm họng hạt từ bác sĩ. ➤ Bạn có thể xem đầy đủ: Các thuốc trị viêm họng hạt dứt điểm Thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị viêm họng hạt Điều trị viêm họng hạt bằng các bài thuốc dân gian Chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô Lá tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến, không thể thiếu trong nhiều món ăn. Khi bị viêm họng hạt, bạn hãy dùng lá tía tô tươi, rửa sạch, nghiền lấy nước uống ngày 5 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá tía tô, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị viêm họng. Trước khi ăn, bạn có thể thêm hành và tiêu nhằm giúp tăng khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh ở hầu họng. Chữa viêm họng hạt bằng mật ong Mật ong là thức uống rất bổ dưỡng, giàu vitamin và tăng cường sức đề kháng rất tốt. Nó có tác dụng chống nhiễm trùng và bảo vệ cổ họng được dân gian tin dùng và đem lại hiệu quả. Từ xa xưa dân gian đã sử dụng mật ong để điều trị các bệnh về hô hấp như viêm họng hay đường ruột. Có rất nhiều cách dùng mật ong giúp bảo vệ cổ họng các bạn có thể tham khảo: 1.Mật ong chanh 1-2 thìa mật ong hòa cùng 1 cốc nước ấm 200ml Vắt thêm 1/2 quả chanh tươi Khuấy đều uống nóng có tác dụng sát khuẩn bảo vệ cổ họng 2.Mật ong pha nước ấm Pha 1-2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm Khuấy đều và uống Áp dụng đều đặn sáng tối các triệu chứng đau rát họng do viêm họng hạt sẽ cải thiện rõ rệt, ngoài ra còn rất tốt cho đường tiêu hóa 3.Mật ong chanh và tỏi Tỏi 2-3 nhánh bóc vỏ, đập dập Bỏ vào cốc nước ấm cùng 1-2 thìa mật ong Vắt thêm 1/2 trái chanh Ngâm khoảng 5-10 phút cốc hỗn hợp Uống khi còn ấm nóng Chữa viêm họng hạt bằng rau diếp cá Lấy một nắm rau diếp cá và đem rửa sạch rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Dùng nước cốt này đun sôi cùng với nước gạo đặc. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 nước rau diếp cá, kiên trì dùng vài ngày sẽ có kết quả rất tốt. Đây là cách chữa viêm họng hạt được sử dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả cao Chữa viêm họng hạt bằng gừng 1.Trà gừng Gừng tươi rửa sạch và thái lát mỏng hoặc đập dập nát cho vào cốc nước nóng Đậy nắp cốc đợi thêm 5-10 phút để các hoạt chất từ gừng tan ra Bỏ thêm 1-2 thìa con mật ong hoặc đường phèn Vắt thêm nửa trái chanh tươi Khuấy đều và uống khi cốc nước trà gừng còn ấm nóng Uống 2-3 cốc/ ngày sẽ thấy cổ họng dịu đi và bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt 2.Gừng chanh nghệ và mật ong Nghệ 20g Gừng 20g Chanh tươi 20g Đem rửa sạch những nguyên liệu trên và thái mỏng Cho hỗn hợp vào bát, bỏ thêm 2-3 thìa mật ong, đường phèn hấp cách thủy từ 15-20 phút Bỏ ra chắt lấy nước cốt. Mỗi lần uống pha thêm nước ấm Uống nhiều lần trong ngày ➤ Xem thêm: Mẹo chữa viêm họng hạt trong gian bếp Uống Heviho hỗ trợ điều trị ngăn ngừa viêm họng hạt Các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu thành công bộ sản phẩm viên uống Heviho và siro Heviho – giải pháp thế hệ mới đầy lùi viêm đường hô hấp. Với chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, trong đó có S3-Elebosin từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, Heviho giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng đau cổ họng, giảm nhanh các triệu chứng của viêm VA như ho, đờm, sổ mũi và tăng cường sức đề kháng giảm tái phát. Với trường hợp viêm họng mạn tính, nên sử dụng Heviho từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, tái tạo niêm mạc cổ họng mà không gây tái phát. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng hạt nhanh nhất nhé! Chia sẻ0
Viêm họng hạt có nên đốt không và đốt khi nào?
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn. Đốt viêm họng hạt là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, cách chữa trị này không thể loại bỏ hết hạt mà có thể khiến bệnh nhanh tái phát và nặng hơn. Vậy khi nào nên đốt họng hạt, khi nào không? Và có cách nào để ngăn ngừa bệnh tái phát? Dưới đây là một số thông tin tin cậy giải đáp thắc mắc người bệnh có thể tham khảo? Các hạt của viêm họng hạt phát triển to Mục lụcĐốt họng hạt là gì?Có nên đốt họng hạt không?Khi nào được chỉ định đốt họng hạt?Đốt viêm họng hạt có ảnh hưởng tới sức khỏe?Hệ lụy sức khỏe nếu không điều trị viêm họng hạtNhững lưu ý khi đốt viêm họng hạtĐịa chỉ đốt viêm họng hạt uy tínTại Hà NộiTại TP. Hồ Chí MinhGiảm viêm họng hạt với Heviho Đốt họng hạt là gì? Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Các hạt nổi lên trên thành họng sau, ban đầu các hạt nhỏ li ti nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị thì các hạt ngày càng phình to ra. Đốt họng hạt là phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt hiện đại, sử dụng tia laser hoặc nhiệt để loại bỏ các hạt trong thành họng. Cách thực hiện đốt họng hạt rất đơn giản và nhanh gọn, bệnh nhân ngồi ghế thực hiện phẫu thuật giống với khi soi khám, được tiêm thuốc tê vùng niêm mạc nên không hề cảm thấy đau. Ngay sau khi kết thúc tiểu phẫu, cảm giác khó chịu sẽ mất ngay. Chính vì vậy nên rất nhiều người bệnh tin rằng chỉ có đốt họng hạt mới có thể điều trị triệt để bệnh viêm họng hạt, liệu rằng cách nghĩ đó có đúng không? Đốt họng hạt là phương án sau cùng mà bác sĩ khuyên người bệnh áp dụng, khi bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị bằng nội khoa mà khoog mang lại hiệu quả cao. Đốt họng hạt thường được dùng cho trường hợp viêm họng hạt mạn tính hoặc họng xuất hiện nhiều hạt to viêm nhiễm nặng, người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi nên sẽ được tư vấn đốt hạt. ➤ Xem đầy đủ hơn trong bài: Phương pháp đốt họng hạt Có nên đốt họng hạt không? Như đã nói ở trên, muốn điều trị bệnh viêm họng hạt hiệu quả, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hợp nhất, bệnh mới nhanh khỏi nhất. Không phải bệnh nhân mắc bệnh viêm họng hạt nào cũng có thể áp dụng phương pháp đốt họng hạt bởi còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Đốt viêm họng hạt chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết các triệu chứng bệnh chứ không loại bỏ được tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Nhiều người tốn tiền điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt nhưng bệnh xuất hiện trở lại sau thời gian ngắn. Thậm chí, đốt họng hạt còn có thể khiến nhiều hạt phát triển hơn, các hạt trong họng tiếp tục mọc nhiều hơn vì không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Không chỉ vậy việc đốt họng nhiều lần còn gây ra nhiều hậu quả xấu, khiến người bệnh có cảm giác nuốt vướng, khó chịu. Bên cạnh đó, những phương pháp đốt viêm họng hạt như đốt lạnh sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài vì chúng không thể chữa dứt điểm bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị viêm họng hạt do trào ngược dạ dày thì cách đốt hạt không có tác dụng. Chỉ khi nào điều trị bệnh trào ngược dạ dày dứt điểm thì mới cải thiện được tình trạng viêm họng hạt. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, tin tưởng tuyệt đối với cách chữa trị bệnh này. Việc đốt họng hạt hay không sẽ do bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị, bệnh nhân không nên tự ý tìm các phòng khám hay cơ sở khám chữa bệnh bên ngoài mà yêu cầu bác sĩ đốt họng hạt. Đốt viêm họng hạt Khi nào được chỉ định đốt họng hạt? Không phải trường hợp viêm họng hạt nào cũng nên đốt họng hạt vì phương pháp này không mang lại hiệu quả trị bệnh tối ưu (chỉ đốt được các hạt to, hạt nhỏ vẫn còn), dễ gây biến chứng, bệnh vẫn có thể tái phát lại. Vì thế, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, các bác sĩ chỉ khuyến cáo người bệnh đốt họng hạt trong những trường hợp thực sự cần thiết. Cụ thể là chỉ đốt họng hạt khi bệnh quá nặng làm các hạt viêm ngày càng to lên khiến việc điều trị bằng các phương pháp khác không có tác dụng. Tuy nhiên, vì các hệ lụy, phiền toái và biến chứng mà phương pháp này có thể gây ra, người bệnh cần đến thăm khám và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng đảm bảo. Đốt viêm họng hạt có ảnh hưởng tới sức khỏe? Phương pháp đốt viêm họng hạt chỉ loại bỏ những hạt to, không thể loại bỏ hết những hạt họng li ti, ngoài ra chúng rất dễ gây xâm lấn, tổn thương vùng họng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nên thực hiện không đúng kỹ thuật. Dưới đây là những biến chứng mà bệnh nhân đốt họng hạt phải đối diện: Gây sẹo tại họng Việc đốt viêm họng hạt không thể loại bỏ tận gốc bệnh, chính vì vậy người bệnh cần đốt nhiều lần nên sẽ để lại sẹo ở họng cho người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị sẹo to, chỉ cần há miệng đã có thể thấy sẹo. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy vướng víu, khó nuốt vì sẹo ở họng. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng khi áp dụng cách chữa trị này. Nhiễm trùng tại chỗ Sau khi thực hiện đốt họng hạt, người bệnh khó kiểm soát sạch sẽ vùng họng nên nguy cơ các loại vi khuẩn tấn công vùng họng rất dễ dàng. Chính vì vậy người bệnh dễ nhiễm trùng vùng họng, việc điều trị nhiễm trùng họng rất khó và chi phí tốn kém, thậm chí nếu vết thương nhiễm trùng nặng, mưng mủ thời gian dài sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh Xuất hiện hạt u ở cổ họng Đốt họng hạt chỉ giải quyết những hạt to, những hạt bé li ti sẽ phát triển ngoài ra người bệnh còn đối diện với những không u mọc nhiều ở họng gây nên những khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Ung thư vòm họng Đốt viêm họng hạt không khỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh nan y phát triển, trong đó phổ biến nhất là ung thư vòm họng. Bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị. Thậm chí tử vong nếu bệnh tiến triển xấu đi. ➤ Có thể bạn muốn biết: Ăn gì kiêng gì trước và sau khi đốt họng hạt Hệ lụy sức khỏe nếu không điều trị viêm họng hạt Theo các chuyên gia Tai-Mũi-Họng, bệnh viêm họng hạt tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng không có nghĩa là không ảnh hưởng tới sức khỏe, và bệnh cũng khá nguy hiểm. Chính vì vậy, khi mới có dấu hiệu khởi phát, người bệnh nên có kế hoạch, biện pháp điều trị kịp thời để tránh để bệnh trở nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể: Bệnh viêm họng hạt gây ép xe, viêm nhiễm thành họng, viêm nhiễm amidan Bệnh viêm họng hạt nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi. Dịch nhầy chảy xuống dây thanh quản có thể gây viêm dây thanh quản, viêm phế quản, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Viêm họng hạt gây biến chứng xa là gây viêm thấp khớp, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cầu thận. Bệnh viêm họng hạt nếu để kéo dài và không được điều trị dứt điểm, khi đó niêm mạc họng sẽ sưng to kèm theo triệu chứng ho dai dẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bắt gặp các biểu hiện như ho ra máu, đầu thường xuyên bị đau nhức dữ dội. Về lâu dài có thể biến chứng gây ung thư vòm họng. ➤ Xem đầy đủ: Bệnh viêm họng hạt gây nguy hiểm gì tới sức khỏe Những lưu ý khi đốt viêm họng hạt Họng hạt có nên đốt hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Nếu thực hiện đốt họng hạt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Đốt họng hạt chống chỉ định với trẻ em dưới 15 tuổi. Không thực hiện đốt họng hạt khi bị viêm xoang mũi hoặc mới điều trị viêm xoang mũi xong. Sau khi đốt họng hạt, người bệnh cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi giúp niêm mạc họng nhanh hồi phục. Nên ăn các đồ ăn dạng mềm lỏng như súp, cháo,… Hạn chế ăn thực phẩm quá ngọt, đồ ăn cay nóng, đồ uống lạnh hoặc có cồn,.. Không hút thuốc lá, không tiếp xúc với khói thuốc hoặc môi trường ô nhiễm, khói bụi. Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên tập thể dục, thể thao với những bài tập nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng. Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng hầu họng mỗi khi trời lạnh. Tái khám định kỳ sau khi đốt họng hạt. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi đốt, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời. Địa chỉ đốt viêm họng hạt uy tín Tại Hà Nội Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám, đốt họng hạt uy tín tại Hà Nội, mọi người có thể tham khảo: 1. Bệnh viện Tai Mũi Họng TW Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Tại TP. Hồ Chí Minh Tại TP. Hồ Chí Minh, người bệnh có thể đến các địa chỉ dưới đây để thăm khám, điều trị đốt họng hạt: 1. Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Hồ Chí Minh Địa chỉ: 153-155-157 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 2. Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh 3. Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn Địa chỉ: Số 1-3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh 4. Bệnh viện Nhân dân 115 Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh 5. Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh Địa chỉ: Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh Giảm viêm họng hạt với Heviho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công và giới thiệu giải pháp đánh bay viêm họng hạt với Heviho. Hiện nay đã có viên uống Heviho và siro Heviho rất tiện lợi cho cả người lớn và trẻ em sử dụng Heviho với thành phần S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn kết hợp với các thảo dược quý khác có tác dụng giảm ho, long đờm, khò khè khó thở giúp ngăn chặn quá trình viêm, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho Đặt giao Heviho về tận nhà TẠI ĐÂY Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về các bệnh hô hấp và thông tin sản phẩm Heviho, các bạn hãy gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ! Chia sẻ0