Viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là các đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng đặc biệt là viêm họng hạt. Do bố mẹ thường chủ quan và nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh với bệnh khác hoặc điều trị sai cách dẫn đến bệnh lâu khỏi, kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung thêm thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ để giúp bạn có cách chăm sóc con tốt hơn.

Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng hạt

Theo thống kê tỷ lệ trẻ mắc viêm họng hạt ít hơn người lớn, nhưng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non nớt nên dễ chuyển sang các bệnh biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận, viêm màng tim gây hẹp hoặc hở van tim, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Dưới đây là các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Phần nhiều trẻ sơ sinh bị viêm họng hạt là do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu, bị sinh non.
  • Với những trẻ từ 1 tháng tuổi nguyên nhân có thể là do vi khuẩn liên cầu, phế cầu hoặc các loại vi khuẩn có sẵn trong họng, hoặc do vỡ nước ối trước khi sinh, trẻ bị sặc nước ối, ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay trong quá trình chăm sóc phục hồi sau sinh.
  • Trẻ bị nhiễm virus khi mắc các bệnh như cúm, tay chân miệng hoặc bị lây nhiễm từ người lớn.
  • Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, còi xương hoặc đang mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa, gió lạnh, trẻ không mặc đủ ấm.
  • Thường xuyên uống nhiều nước lạnh hoặc ở trong phòng máy lạnh, nhiệt độ thấp.
  • Môi trường sống chứa nhiều khói bụi, ẩm thấp, nấm mốc, mần bệnh,…thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Dị ứng: trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, một số trẻ bị dị ứng cơ địa rất dễ bị viêm họng hạt.

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng hạt cần biết

Với mỗi nguyên nhân và độ tuổi của trẻ, bệnh viêm họng hạt sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng phần lớn các trẻ khi mắc bệnh đều có những triệu chứng sau:

Trẻ sơ sinh bị viêm họng hạt

Trẻ sơ sinh

  • Nếu nguyên nhân là do virus, trẻ sơ sinh thường sẽ có những dấu hiệu như xuất hiện các đốm đỏ xung quanh miệng. Bàn tay, bàn chân, mông hoặc các bộ phận khác phát ban ( dễ nhầm với bệnh tay chân miệng), bé bỏ bú, ăn không thấy ngon miệng.
  • Khóc nhiều, đặc biệt khi ăn: Do trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp được, chúng chỉ có thể thể hiện qua tiếng khóc. Khi bị viêm họng hạt, trẻ sẽ quấy khóc, nhất là khi ăn do vùng họng bị sưng tấy, đau rát, khó nuốt.
  • Cổ họng sưng đỏ: Bố mẹ có thể quan sát bằng mắt thường thấy cổ họng trong của bé bị sứng đỏ (lưu ý, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng bé).
  • Trẻ thường bực bội, bồn chồn.
  • Không hoạt bát, vui vẻ như thường.
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Trường hợp sốt cao thường có nhiều biến chứng đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý.
  • Nôn nửa,tiêu chảy.
  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Ho: đây là dấu hiệu điển hình nhất của viêm họng hạt, bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy vào tình trạng của bệnh.

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn như:

  • Trẻ thường xuyên kêu đau rát cổ họng, ngứa ngáy, khô họng.
  • Không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
  • Hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt (38-39 độ).
  • Ho khan hoặc ho có đờm, khạc ra có chất nhầy có màu vàng hoặc xám xanh.
  • Họng của trẻ sưng tấy, xuất hiện các hạt có màu trắng hoặc màu đỏ xung quanh vòm họng. Các hạt có kích thước to nhỏ khác nhau.

Biến chứng viêm họng hạt ở trẻ

Cũng như người lớn, viêm họng hạt nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Một số biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Gây viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang.
  • Gây viêm thanh quản, viêm phế quản, thậm chí gây viêm phổi.
  • Gây áp xe thành họng, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan.
  • Gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim.
  • Viêm họng hạt kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ trở thành bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Từ đó, khiến cổ họng luôn trong tình trạng viêm nhiễm và có thể chuyển thành ung thư vòm họng về sau.
  • Một số trường hợp biến chứng xảy ra không được cấp cứu kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ tử vong.

➤ Xem chi tiết với bài viết: “Viêm họng hạt có nguy hiểm không?”

Những điều cần làm khi trẻ bị viêm họng hạt

1. Viêm họng hạt là tình trạng họng viêm nhiễm lâu ngày, rất khó điều trị, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, khi phát hiện con mình xuất hiện các dấu hiệu viêm họng hạt cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm biện pháp chữa trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho bé, bởi đôi khi nó sẽ khiến trẻ dễ gặp phải biến chứng hơn. Tất cả các loại thuốc sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cha mẹ cần giữ cho môi trường trong lành, sạch sẽ, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng. Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, nấm mốc. Tránh xa những nơi đông người, tụ tập dễ lây truyền bệnh.

Làm dịu cổ họng khi trẻ bị viêm họng hạt

3. Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu cơn đau rát họng, có thể dùng nước chanh hoặc trà ấm, không dùng nước lạnh hoặc quá nóng. Nếu con bạn dưới 1 tuổi thì không sử dụng mật ong, dễ gây ngộ độc. Nếu bé đã có thể súc miệng thì cho bé súc miệng bằng nước muối ngày 3 lần làm sạch vùng khoang miệng. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, giảm tình trạng khô rát họng. Chế biến thức ăn mền, dễ nuốt. Giảm ho cho trẻ bằng siro.

4. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên chia nhỏ số lần bú, bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ lượng nước cho con mỗi ngày. Đồng thời trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Với trẻ đã ăn dặm cần làm lỏng thức ăn, dễ nuốt, ăn nhiều hoa quả,…

5. Bé thường xuyên quấy khóc sẽ rất mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy mẹ cần cho bé nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bé bị sốt nhẹ, mẹ cần trườm và lau bằng khăn ấm các vùng như cổ, trán, nách, bẹn để hạ nhiệt.

➤ Có thể bạn muốn đọc: Mẹo chữa viêm họng hạt với nguyên liệu trong gian bếp nhà bạn!

Nguyên tắc điều trị khi trẻ bị viêm họng hạt

Hạ sốt

Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Sốt là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể chống lại bệnh. Việc trẻ bị sốt khi viêm họng hạt là điều thường gặp. Khi bé bị sốt, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh xử lý, tránh việc nôn nóng, mất kiểm soát. Việc trẻ sốt cao không được hạ sốt đúng cách dễ bị co giật và ảnh hưởng tới não bộ cùng các cơ quan bộ phận khác.

Đầu tiên khi trẻ bị sốt, bạn cần nhanh chóng hạ sốt cho bé. Nếu áp tay vào trán hoặc cơ thể trẻ thấy nóng hay cặp nhiệt độ mà cao trên 37 độ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt nhanh. Nhiệt độ dưới 38,5 độ (với trẻ sơ sinh) hoặc 39 độ (với trẻ lớn hơn) thì hạ nhiệt bằng cách lấy khăn bông mền lau các vùng trán, cổ, nách, bẹn, sau lưng bằng nước ấm.Việc lau cơ thể cho bé bằng nước ấm giúp nhanh chóng hạ nhiệt. Chú ý khi lau nhẹ nhàng, tránh làm bé đau, không dùng nước lạnh để trườm cho trẻ.

Nếu bé sốt cao, từ 38-39 độ thì bố mẹ có thể cho con dùng thuốc hại sốt, giảm đau. Các loại thuốc hạ sốt cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng cách giữa các bữa uống là 4 tiếng và liều lượng hợp lý.

Trên 39 độ, họng đau, không há được miệng, khó thở, dãi chảy nhiều cần đưa trẻ đến bệnh viên thăm khám ngay lập tức, tránh để viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn cổ họng.

Chế độ ăn

Cho trẻ uống nhiều nước ép hoa quả cung cấp vitamin C

Cho trẻ uống nhiều nước ép hoa quả cung cấp vitamin C

Khi trẻ bị viêm họng hạt, cổ họng bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nên việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Bạn nên chú ý đến các loại thức ăn của trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, chia nhỏ các bữa bú trong ngày. Cho trẻ bú nhiều để cung cấp đủ dưỡng chất và kháng thể cho bé, tăng cường sức đề kháng, bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không cho trẻ uống mật ong khi chưa đủ 1 tuổi (vì dễ gây ngộ độc).

Với trẻ lớn hơn, thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp, canh,…chứa nhiều kẽm, vitamin c tốt cho cơ thể khi bị viêm họng hạt. Cho trẻ uống nhiều nước, trà ấm để làm dịu cảm giác đau rát họng. Không nên bắt ép trẻ ăn nhiều, tránh thức ăn khô cứng, cay nóng, đá lạnh,…

Vệ sinh miệng sạch sẽ

Duy trì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, súc miệng bằng nước muỗi loãng (nếu trẻ có thể tự súc miệng).

Điều trị bằng thuốc

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, dùng thuốc xịt họng cho trẻ để giảm nhiệt, chống viêm , tiêu sưng, giảm đau,…Dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm ( theo chỉ dẫn của bác sĩ), nhưng tuyệt đối không dùng asprin gây hội chứng Reye ở trẻ em.

Điều trị các triệu chứng như ho khan, ho có đờm bằng các loại siro thảo dược dành riêng cho trẻ nhỏ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống gây hiện tượng nhờn thuốc.

Lưu ý: Riêng với trường hợp trẻ bị viêm họng hạt có mủ, ngoài những nguyên tắc điều trị trên, các bạn cần chú ý đến việc làm sạch những vết mủ loét ra khoang miệng, ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng. Viêm họng hạt mủ ở trẻ khó phục hồi nếu điều trị tại nhà, nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ trị liệu phù hợp.

Phòng ngừa viêm họng hạt cho trẻ

Viêm họng hạt có thể tái phát nhiều lần chính vì vậy dù bé đã bị hoặc không bị cha mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh cho bé bằng cách:

  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ bằng cách đánh răng đều đặn ngày 2 lần, không quên dùng nước muối súc miệng để làm sạch miệng. Với trẻ sơ sinh nên dùng gạc, tia lưỡi rơ lợi lưỡi cho bé hằng ngày
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm độc hại, ổ dịch viêm họng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Mặc ấm khi thời tiết lạnh giá, không nên cho trẻ nhỏ ăn uống quá nhiều đồ lạnh vì nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt, đối với trẻ sơ sinh nên tăng cường bú sữa mẹ.
  • Tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn quá nóng, hoặc cay sẽ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm.
  • Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ thường xuyên.
  • Khi cho trẻ ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang cho bé.
  • Lau khô mồi hôi cho trẻ khi bé vận động nhiều.
  • Điều trị đúng cách khi trẻ bị viêm họng họng thông thường nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ bị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.

Giảm tình trạng viêm họng hạt cho trẻ với Siro Heviho

Mới đây, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công giải pháp cho viêm đường hô hấp (trong đó có viêm họng hạt) ở trẻ dưới dạng chế phẩm mang tên Siro Heviho. Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược đã được chứng minh và hiệu quả và tính an toàn.

Giảm tình trạng viêm họng hạt cho trẻ với Siro Heviho 1

Siro Heviho chứa S3-Elebosin được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khò khè khó thở do viêm họng hạt gây ra cho trẻ. Dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên, dự phòng khi thời tiết thay đổi hoặc có dấu hiệu chớm ho, có đờm ở cổ họng, đau rát họng. Mỗi đợt dùng từ 7-10 ngày, nếu bé ho lâu ngày có thể dùng từ 1-2 tháng cho tới khi hết các triệu chứng. Mẹ nên dùng ngay Siro Heviho ngay cho bé để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bấm vào đây để được giao tận nhà Siro Heviho

Tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin về viêm họng hạt ở trẻ. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...