Bệnh viêm đường hô hấp

Thuốc chữa viêm phế quản mãn tính phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay phương pháp trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Tây y được sử dụng phổ biến bởi chúng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Vậy thuốc chữa viêm phế quản mãn tính gồm những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcTổng quan về viêm phế quản mãn tínhKhi nào viêm phế quản mãn tính cần phải dùng thuốc?Viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì?Thuốc giãn phế quảnThuốc chống viêmThuốc long đờm, tiêu đờmThuốc giảm đau, hạ sốtThuốc kháng sinhThuốc kháng virusLưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm phế quản mãn tínhHeviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản Tổng quan về viêm phế quản mãn tính Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính không điều trị dứt điểm dẫn đến tái phát nhiều lần, khiến các ống phế quản bị viêm nhiễm nghiêm trọng tạo ra nhiều dịch đờm gây ho, khó thở. Người bệnh thường không để ý đến các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính cho đến khi chúng tiến triển nặng. Nếu không được điều trị đúng cách thì có thể biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như: Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do sức đề kháng yếu (đối tượng là người lớn tuổi và trẻ nhỏ),… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu triệu chứng viêm phế quản và cách điều trị Khi nào viêm phế quản mãn tính cần phải dùng thuốc? Viêm phế quản mãn tính làm giảm không khí ở phổi, giãn phế nang, khiến cho người bệnh bị khó thở, mệt mỏi. Các biểu hiện này thường nặng và rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng. Cụ thể như: Tình trạng ho kéo dài dữ dội, kèm với đó là đau rát họng, khàn tiếng, đau ngực khi ho. Xuất hiện đờm đặc, trắng đục, vàng hoặc xanh. Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu. Thấy khó chịu ở ngực, tức ngực, khó thở, thở rất nặng. Người bệnh mệt mỏi, khó nuốt, chán ăn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên cần phải sử dụng thuốc để điều trị, làm giảm các triệu chứng. Vì thế ngay khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám để bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng. Viêm phế quản mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc để hỗ trợ chữa viêm phế quản mãn tính sẽ giúp người bệnh cải thiện và kiểm soát được triệu chứng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tính mạng. Viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì? Các loại thuốc được dùng để chữa viêm phế quản mãn tính chủ yếu để làm giảm các triệu chứng, giảm viêm đau nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê đơn. Thuốc giãn phế quản Thuốc giãn phế quản được chỉ định cho người có tiền sử mắc COPD, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính. Loại thuốc này có tác dụng làm giãn phế quản, tăng thông luồng khí đến phổi, giảm ho, khó thở. Một số loại thuốc phổ biến được dùng bao gồm: Albutero, Metaproterenol, Levalbuterol và Pirbuterol. Tùy vào thể trạng và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như: tăng nhịp tim, đánh trống ngực, đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn. Thuốc giãn phế quản thường được dùng dưới dạng hít khi người bệnh cảm thấy khó thở. Liều lượng sử dụng tối đa 4 lần/ ngày. Bệnh nhân cần lưu ý để sử dụng đúng ống hít đúng cách để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Thuốc chống viêm Hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm khác nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Thuốc chứa Corticoid có tác dụng chống viêm tương đối mạnh giúp cắt đứt chuỗi phản ứng viêm. Tuy nhiên chúng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Thuốc Corticoid được dùng nhiều dưới dạng hít, phòng các cơn khó thở, ho hen. Các loại thuốc được sử dụng như Beclomethasone, Budesonide,… Thuốc chống viêm thường được kê sử dụng trong đợt điều trị ngắn, nếu người bệnh cần phải điều trị lâu dài thì bác sĩ sẽ cân nhắc, kê đơn với liều thấp để làm giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Thuốc long đờm, tiêu đờm Khi mắc viêm phế quản mãn tính, lượng dịch đờm sẽ được tăng tiết một cách đáng kể. Người bệnh sẽ thấy kèm các triệu chứng như: ho dai dẳng, tức ngực kèm với đờm. Bác sĩ sẽ kê thuốc tiêu đờm để làm loãng đờm, giảm độ đặc để cơ thể dễ dàng tống chúng ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng hơn. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng như: Guaifenesin, Acemuc, Ambroxol, Halixol,… Thuốc giảm đau, hạ sốt Người mắc viêm phế quản mãn tính có thể đi kèm với triệu chứng đau họng, sốt thì được kê thêm các loại thuốc này. Thuốc thường được sử dụng như: Ibuprofen, Aspirin, Anacin,… dùng cho người bị đau, sốt cao hoặc người mắc bệnh về đường tiêu hoá. Thuốc kháng sinh Viêm phế quản mãn tính do nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh bị nhiễm khuẩn gây viêm phế quản mãn tính có các biểu hiện dễ nhận biết như: ho có đờm xanh hoặc vàng, ho dai dẳng kéo dài mãi không thuyên giảm,… Khi đó bác sĩ sẽ kê một số loại nhóm kháng sinh như: Penicillin (Amoxicillin,Acid Clavulanic); Cephalosporin, Quinolone (Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin); Macrolide hoặc Doxycycline. Tùy vào mức độ cơ thể nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh khác nhau. Thế nên việc sử dụng kháng sinh cần phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban nhẹ,… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Kháng sinh trị viêm phế quản – những thông tin cần biết Thuốc kháng virus Nguyên nhân gây viêm phế quản do virus gây ra làm tổn thương niêm mạc phế quản. Bởi vậy để cải thiện triệu chứng thì cần phải tiêu diệt chúng, làm giảm lượng virus trong cơ thể. Lúc này, sử dụng thuốc kháng virus sẽ mang lại hiệu quả. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng như: Zanamivir, Rimantadine, Oseltamivir,… Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm phế quản mãn tính Người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng thuốc chữa viêm phế quản: Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có những phương pháp điều trị phù hợp. Không tăng liều hoặc giảm liều bởi có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Sử dụng thuốc đủ liệu trình để tránh bệnh tái phát. Các loại thuốc điều trị đều có tác dụng phụ, vì thế người bệnh cần nói với bác sĩ về tiền sử bệnh để tránh kê sai thuốc, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thay đổi thói quen sống để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất: Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tránh những nơi môi trường ô nhiễm. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa. Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nâng cao sức đề kháng. Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể. Tập thể dục thể thao thường xuyên. ☛ Tham khảo thêm tại: Viêm phế quản làm thế nào để nhanh khỏi? Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Heviho dùng tốt cho người bị viêm đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng bởi những lý do sau: 1. Heviho là sản phẩm duy nhất chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế. Với tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu, Heviho tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của quá trình viêm như đau rát họng, ho. 2. Thành phần chiết xuất 100% nguồn gốc thảo dược: Heviho có ưu điểm hơn các phương pháp sử dụng thuốc tân dược ở chỗ không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Hơn nữa Heviho vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau rát vùng hầu – họng, làm loãng đờm, tống đờm ra khỏi cơ thể, giảm phản xạ ho. 3. Heviho có nguồn gốc uy tín, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP và có dây chuyền hiện đại vào bậc nhất cả nước tại Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Thái Minh Hitech) BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết thêm được các loại thuốc chữa viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên người bệnh không nên tự mua thuốc về dùng bởi nếu không sử dụng đúng loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu còn điều gì cần tư vấn, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1208 để được các chuyên gia giải đáp. Chia sẻ14

Kháng sinh trị viêm phế quản - những thông tin cần biết

Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản là phương pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại kháng sinh được dùng điều trị viêm phế quản và những lưu ý khi dùng qua bài viết sau. Mục lụcViêm phế quản khi nào cần dùng kháng sinh?Các loại kháng sinh trị viêm phế quản hiện nayThuốc AmoxicillinThuốc CefuroximThuốc CephalexinThuốc PenicillinThuốc ClarithromycinThuốc ErythromycinThuốc AzithromycinMắc viêm phế quản nên dùng kháng sinh trong bao lâu?Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm phế quảnHeviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản Viêm phế quản khi nào cần dùng kháng sinh? Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây viêm phế quản thường là do vi khuẩn, virus gây ra. Nếu như không thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng. Trường hợp viêm phế quản được xác định do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Cụ thể, các dấu hiệu được chẩn đoán viêm phế quản do vi khuẩn bao gồm: bệnh nhân xuất hiện đờm, đờm có màu xanh hoặc vàng, bệnh sau 10 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao,… Thế nhưng việc sử dụng loại thuốc kháng sinh nào, liều lượng và cách dùng ra sao thì cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào loại vi khuẩn, mức độ và tình trạng của bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi liệu trình bởi có thể gây ra kháng thuốc, phản tác dụng. Còn đối với trường hợp viêm phế quản được xác định là do virus gây ra, người bệnh có những triệu chứng đi kèm như: đau rát họng, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, sốt,… Trường hợp này không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bởi sẽ không có hiệu quả. Các loại kháng sinh trị viêm phế quản hiện nay Một số loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trị viêm phế quản như: Thuốc Amoxicillin Amoxicillin được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,… Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê đơn sẽ làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa được bệnh tái phát. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, mặt và họng phù nề. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị tiểu đường, hội chứng Mononucleosis, người già, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Thuốc Cefuroxim Đây là loại thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra như: Staphylococcus aureus, Streptococcus, Haemophyllus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella… Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa da, đỏ đa, mề đay, hồng ban đa dạng,… Thuốc Cephalexin Cephalexin có có cơ chế hoạt động nhằm phá vỡ quá trình phát triển của vi khuẩn trong phế quản. Từ đó làm cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc phế quản. Thuốc có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị suy thận, đường ruột, viêm đại tràng và những người bị dị ứng nặng với penicillin. Ngoài ra chúng còn gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay, khó thở,… Thuốc Penicillin Kháng sinh Penicillin được chỉ định điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra (trong đó có viêm phế quản). Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, diệt nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Thuốc được sử dụng dưới 2 dạng là tiêm và uống. Tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê dạng Penicillin phù hợp. Chống chỉ định với những người đang bị hen suyễn, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người đang bị bệnh thận, đi ngoài, rối loạn đông máu và có tiền sử dụng dị ứng với thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, đau dạ dày, thậm chí là sốc phản vệ. Thuốc Clarithromycin Thuốc kháng sinh Clarithromycin là thuốc thuộc nhóm Macrolid, được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra (trong đó có viêm phế quản). Clarithromycin giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tránh nhiễm trùng và tổn thương lan rộng. Thuốc chống chỉ định với những người đang gặp các vấn đề về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không sử dụng thuốc cùng với các dẫn chất như: ergotamin, cisaprid, pimosid,… Thuốc Clarithromycin có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như: chóng mặt , tiêu chảy, phát ban, sốt nhẹ,… Thuốc Erythromycin Các thành phần hoạt chất có trong Erythromycin làm ức chế và ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), làm giảm viêm nhiễm, tổn thương và cải thiện được triệu chứng viêm phế quản. Thuốc chống chỉ định với những người đang mắc bệnh lý về tim mạch, người bị mất cân bằng điện giải, thiếu máu, dị ứng và mẫn cảm với thành phần của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp vài tác dụng phụ sau: nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó thở,… Thuốc Azithromycin Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định Azithromycin để kiểm soát các triệu chứng do viêm phế quản gây ra. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở phế quản, làm giảm viêm nhiễm, ngăn nguy cơ nhiễm trùng họng. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người có tiền sử dị ứng với kháng sinh. Bệnh nhân khi mắc viêm phế quản cần chủ động đến bệnh viện thăm khám, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng. Không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây nhờn thuốc. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng Mắc viêm phế quản nên dùng kháng sinh trong bao lâu? Tùy vào mức độ bệnh của từng người, bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh nhẹ hoặc mạnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê đơn kết hợp với các loại thuốc kháng để trị viêm phế quản, cùng với đó là thời gian sử dụng phù hợp. Đối với viêm phế quản nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc khoảng 7 – 14 ngày. Trường hợp nặng hơn thì có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Giải đáp – Viêm phế quản có nguy hiểm không? Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản tương đối khó dùng. Bởi nếu lạm dụng thuốc sẽ gây ra kháng thuốc, từ đó sẽ làm cho thuốc không phát huy tác dụng. Bởi vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh và cần lưu ý một số điều dưới đây trong quá trình điều trị viêm phế quản: Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng cách. Không nên tự ý mua thuốc ngoài đơn kê khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc đổi thời gian uống thuốc. Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn nên người bệnh cần phải làm theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Người có tiền sử mắc các bệnh về phổi thì cần nói với bác sĩ. Bởi trong trường hợp này có thể gây nhiễm trùng thứ phát. Trong thời gian sử dụng kháng sinh trị viêm phế quản, nếu thấy có những triệu chứng bất thường như: dị ứng, co thắt phế quản, phát ban, trào ngược dạ dày,… thì ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để thăm khám. Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người bị viêm phế quản Để làm giảm các tác dụng phụ của kháng sinh trong điều trị viêm phế quản, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, lành tính. Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Đây là sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ13

Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản cấp là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng dễ mắc phải. Bệnh này ngày càng gia tăng bởi có nhiều tác động từ môi trường, đời sống sinh hoạt. Vậy viêm phế quản cấp biểu hiện thế nào? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm phế quản cấp là bệnh gì?Triệu chứng viêm phế quản cấpBệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây viêm phế quản cấpViêm phế quản lây nhiễm qua đường nào?Các đối tượng dễ mắc bệnhKhi nào cần gặp bác sĩ?Chẩn đoán viêm phế quản cấp tínhCách điều trị viêm phế quản cấpSử dụng thuốc Tây yPhương pháp dân gianPhòng ngừa viêm phế quản cấp tínhHeviho – hỗ trợ cải thiện viêm phế quản cấp Viêm phế quản cấp là bệnh gì? Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm, sưng. Điều này làm tăng tiết dịch ở ống phế quản, dẫn đến đường thở bị thu hẹp, gây khó thở cho người bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến mà ai cũng dễ gặp phải vài lần trong đời. Bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không gây ra bất cứ biến chứng nào. Mặc dù tình trạng nhiễm trùng đã khỏi nhưng cá cơn ho vẫn có thể dai dẳng đến vài tuần. Viêm phế quản cấp rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác nên người bệnh rất khó phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ gây bội nhiễm và chuyển sang giai đoạn mãn tính, khi đó bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến thăm khám để có phương pháp điều trị dứt điểm. Triệu chứng viêm phế quản cấp Triệu chứng của viêm phế quản cấp rất dễ nhận biết nhưng chúng lại thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác khiến cho người bệnh chủ quan. Để phát hiện được bệnh sớm, người bệnh cần chú ý đến một vài triệu chứng dưới đây: Ho đờm hoặc ho khan. Có cảm giác tức ngực khi ho. Chảy nước mũi. Đau họng, rát họng. Có đờm xanh hoặc vàng. Thở khò khè, khó thở. Sốt. Người mệt mỏi, uể oải, chán ăn. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng viêm phế quản cấp – bạn không nên bỏ qua! Bệnh có nguy hiểm không? Viêm phế quản cấp không gây nguy hiểm đến tính mạng, được điều trị tốt cũng không để lại di chứng. Thế nhưng nếu người bệnh chủ quản, điều trị sai cách thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm: Áp xe phổi: Vi khuẩn xâm nhập sâu vào phổi làm nhiễm trùng, có thể xuất hiện ổ mủ. Giãn phế quản: Làm tăng tiết dịch ở phế quản. Viêm phổi: Niêm mạc phế quản yếu khiến cho vi khuẩn tấn công, gây ra các tổn thương đến các tổ chức xung quanh phổi. Hen phế quản: Bệnh nhân sẽ ho nhiều có thể dẫn đến các cơn hen. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giải đáp – Viêm phế quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp Theo chuyên gia nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường là do virus gây ra (khoảng 90%). Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm phế quản cấp nhưng không chiếm nhiều tỷ lệ. Virus: Virus cúm A, B; Adenovirus, Metapneumovirus, RSV, Rhinovirus… Vi khuẩn: Haemophylus influenzae, vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn liên cầu hay vi khuẩn E. coli,… Ngoài ra, có những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh như: Hệ miễn dịch kém: Những người có sức đề kháng yếu khi mắc cảm lạnh hoặc có bệnh nền mãn tính sẽ dễ bị nhiễm trùng phế quản. Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thời điểm giao mùa sẽ làm cho vùng niêm mạc hô hấp dễ bị kích ứng, gây sưng viêm phế quản. Môi trường: Không khí ô nhiễm, bụi bẩn hoặc môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Thuốc lá: Những người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản. Mắc các bệnh lý khác: Người bị trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phế quản. Viêm phế quản lây nhiễm qua đường nào? Bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp sẽ tồn tại một lượng virus nhất định, chúng sẽ dễ phát tán qua giọt bắn nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm của viêm phế quản cấp. Lây trực tiếp: Cách lây nhiễm trực tiếp thông qua tiếp xúc gần giữa người với người. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… sẽ khiến cho các dịch tiết bắn ra ngoài không khí. Lây gián tiếp: Con đường lây gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. Lượng virus có thể còn bám vào những đồ vật và nếu người khác vô tình cầm phải rồi đưa tay lên mắt, mũi miệng thì cũng có thể bị phơi nhiễm. Các đối tượng dễ mắc bệnh Viêm phế quản cấp có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở người có sức đề kháng yếu. Cụ thể như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đang suy nhược cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Không chỉ vậy, tình trạng này còn tiến triển nặng và nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ. Còn đối với người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ có thai thì do hệ miễn dịch suy giảm nên khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể cũng rất hạn chế. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám khi thấy những xuất hiện những triệu chứng sau: Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho nhiều về đêm gây mất ngủ. Đờm có màu vàng hoặc xanh. Ho ra máu. Thở khò khè, khó thở. Sốt cao trên 38 độ. Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải, nghe phổi qua ống nghe và đưa ra đánh giá. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác. Từ đó đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn: Chụp X-quang: Giúp quan sát được hình ảnh của phổi để xác định bệnh nhân mắc viêm phế quản hay viêm phổi. Làm xét nghiệm dịch mũi và đờm: Tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng. Xét nghiệm chứng năng phổi: Đo khả năng di chuyển của không khí khi ra vào phổi. Thực hiện xét nghiệm máu: Đo lượng oxy và carbon trong máu. Cách điều trị viêm phế quản cấp Tùy vào thể trạng vào mức độ bệnh thì sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Sử dụng thuốc Tây y Bác sĩ sẽ chỉ định kê một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng của bệnh: Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Thuốc giãn phế quản: Người bệnh có triệu chứng ho dữ dội sẽ được kê thuốc giãn phế quản. Các loại thuốc được dùng dưới dạng khí dung hoặc dạng xịt. Thuốc kháng viêm Corticoid: Tác dụng của thuốc là làm giảm viêm nhiễm, tái tạo lại niêm mạc. Loại thuốc này được dùng theo đường uống, tiêm hoặc khí dung. Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ho. Các loại thuốc được kê như: Dextromethorphan, Terpin codein…. Thuốc long đờm: Thuốc giúp người bệnh dễ dàng tống dịch đờm ra khỏi đường thở. Một số thuốc thường kê như Acetylcystein; Ambroxol;… Thuốc hạ sốt: Được dùng trong trường hợp người bệnh bị sốt do viêm phế quản.Thuốc được dùng phổ biến như: Ibuprofen, Paracetamol,…. ☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc chữa viêm phế quản thường dùng Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ khiến bệnh nhân bị nhờn thuốc, gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Phương pháp dân gian Phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi các nguyên liệu từ thiên nhiên rất an toàn, lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng allicin – được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm phế quản cấp. Người bệnh chỉ cần ăn từ 1-2 tép tỏi sống hàng ngày thì triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Gừng: Theo đông y, gừng có tính cay, ấm có tác dụng làm giảm ho, giảm phù nề, chống viêm, kháng khuẩn. Bệnh nhân sử dụng vài lát gừng cho vào bình nước sôi, hãm khoảng 15 phút rồi bỏ ra uống trực tiếp. Áp dụng cách này ngày 2 lần sẽ thấy tiến triển rõ rệt. Lá hẹ: Trong lá hẹ có chứa hoạt chất odorin có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn và chống tụ cầu, thường được dùng để chữa ho đờm, viêm phế quản. Sử dụng lá hẹ kết hợp với đường phèn, đem đi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút rồi uống nước cốt. ☛ Tham khảo thêm tại: Top 7 bài thuốc nam trị viêm phế quản đơn giản, hiệu quả Các phương pháp dân gian chữa viêm phế quản cấp chỉ có hiệu quả với những người mới chớm bệnh hoặc triệu chứng nhẹ. Tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người thì sẽ có hiệu quả nhanh hoặc chậm, vì thế người bệnh nên áp dụng kiên trì để có hiệu quả tốt nhất. Phòng ngừa viêm phế quản cấp tính Bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa viêm phế quản cấp: Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý. Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ để nâng cao sức đề kháng. Hạn chế uống các loại đồ uống có chứa cồn, gas, cafein, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Không dùng chung đồ cá nhân hoặc tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp người bệnh dễ thở hơn. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, phòng ngủ để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc. Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh. Heviho – hỗ trợ cải thiện viêm phế quản cấp Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ16

Triệu chứng viêm phế quản cấp - bạn không nên bỏ qua!

Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng người bệnh hay chủ quan bởi các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết được triệu chứng của viêm phế quản cấp, từ đó đưa ra được hướng điều trị kịp thời. Mục lụcThế nào là viêm phế quản cấp?Nhận biết triệu chứng viêm phế quản cấpTriệu chứng thông thườngTriệu chứng qua từng giai đoạn bệnhKhi có triệu chứng viêm phế quản cấp cần làm gì?Biện pháp cải thiện viêm phế quản cấpChăm sóc tại nhàPhương pháp dân gianSử dụng thuốcHeviho – giải pháp cho người viêm phế quản cấp Thế nào là viêm phế quản cấp? Viêm phế quản cấp là tình trạng ống phế quản bị sưng viêm do virus tấn công vào niêm mạc phế quản. Khi đó, các dịch nhầy sẽ xuất hiện gây cản trở đường thở cho người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Thế nhưng hầu hết bệnh đều tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây nên. Một số loại virus thường gặp như: Adenovirus, Virus cúm A và B, Rhinovirus,… hoặc vi khuẩn như: Mycoplasma, Chlamydia,… Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp như: sức đề kháng kém, người hay hút thuốc lá, người bị trào ngược dạ dày,… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Nhận biết triệu chứng viêm phế quản cấp Viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ 3-4 ngày sau khi người bệnh mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng của bệnh cũng phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Triệu chứng thông thường Ho kéo dài: Người bệnh xuất hiện những cơn ho khan, ho có đờm. Những cơn ho này kéo dài kèm theo cảm giác đau tức ngực, chảy nước mũi. Khạc đờm: Đờm có thể là màu xanh, màu vàng hoặc trắng đục. Đây là biểu hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc vi khuẩn. Sổ mũi, ngạt mũi: Hiện tượng này xuất hiện nhiều về đêm khi người bệnh nằm bởi niêm mạc họng bị phù nề gây bít tắc. Đau họng: Cổ họng người bệnh có thể sưng lên, ngứa, rát và đau khi nuốt. Thở khò khè: Ống phế quản bị thu hẹp lại do phù nề, sưng viêm nên không khí đi qua sẽ gây ra những tiếng khò khè. Sốt: Người bệnh có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ tùy vào tình trạng bệnh. Thế nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng này. Mệt mỏi: Cơ thể luôn có cảm giác uể oải, xanh xao, chán ăn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Triệu chứng qua từng giai đoạn bệnh Triệu chứng viêm phế quản cấp khi ở giai đoạn đầu thường biểu hiện nhẹ nên người bệnh khá chủ quan. Thế nhưng vì vậy mà tình trạng bệnh có thể trở nặng dần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Giai đoạn đầu Các triệu chứng ở giai đoạn này thường kéo dài từ 3-4 ngày. Người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như: Sốt 38-39 độ, có trường hợp sốt cao đến 40 độ. Người bệnh bị đau cơ, mệt mỏi, đau nhức lồng ngực và tăng lên khi bị ho. Các cơn ho khan xuất hiện về đêm, ho từng cơn, kéo dài. Có cảm giác rát bỏng ở xương ức, đau do ho liên tục. Khó thở, thở ran rít và ran ngáy. Giai đoạn sau Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 ngày, tuy các triệu chứng ở giai đoạn đầu đỡ cải thiện nhưng bệnh nhân vẫn có thể còn sốt. Kèm với đó là những dấu hiệu sau: Ho khan chuyển thành ho có đờm, đờm xanh/ vàng hoặc thậm chí là ho ra máu. Tiếng thở ở phổi có thể ran ngáy và ran ẩm, gõ không thấy vùng đục. Cảm giác đau rát bỏng ở xương ức cũng giảm dần. Vẫn còn biểu hiện khó thở nhẹ. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 4-5 ngày rồi đến ngày thứ 10 thì khỏi hẳn. Tuy nhiên ở một số trường hợp ho khan kéo dài sau nhiều tuần thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị dứt điểm. Khi có triệu chứng viêm phế quản cấp cần làm gì? Những triệu chứng viêm phế cấp thường không quá nghiêm trọng, chúng có thể tự thuyên giảm và khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày. Thế nhưng người bệnh không nên chủ quan, bởi nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mình bị viêm phế quản cấp, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Khi thấy những biểu hiện dưới đây thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức: Tình trạng ho kéo dài làm mãi không thuyên giảm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ho ra máu. Đờm đặc và sẫm màu hơn. Sốt cao không thuyên giảm. Đau ngực trầm trọng, khó thở cần phải gọi ngay cấp cứu. ☛ Xem thêm: Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi bệnh? Biện pháp cải thiện viêm phế quản cấp Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp. Chăm sóc tại nhà Người bệnh nên uống nhiều nước ấm hoặc trà ấm để làm loãng đờm nhày, giúp tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Không nên hút thuốc lá, tránh xa khỏi những nơi có khói thuốc lá. Không tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ cá nhân với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giúp người bệnh dễ thở hơn. Tập thể dục, thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập. Tiêm phòng vắc-xin cúm, ho gà. Phương pháp dân gian Các biện pháp dân gian giúp làm giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra. Phương pháp này dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ bởi các nguyên liệu đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính. Trà gừng: Gừng có chứa hoạt chất gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế được các tác nhân gây hại rất tốt. Người bệnh chỉ cần một vài lát gừng cho vào cốc nước nóng, để ngâm khoảng 15 phút rồi uống khi nước còn ấm. Mỗi ngày uống trà gừng khoảng 2 lần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Mật ong: Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt virus vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra trong mật ong còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm phế quản tái phát. Bạn trộn 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh lại với nhau rồi uống vào 2 buổi sáng và tối. Áp dụng lâu dài sẽ thấy bệnh tiến triển rõ rệt. Tỏi: Tỏi có chứa nhiều hàm lượng chất allicin có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần nhai khoảng 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày sẽ cải thiện được triệu chứng. Phương pháp dân gian phù hợp với những người mới chớm bệnh hoặc các triệu chứng nhẹ. Người bệnh nên kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. ☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam hiệu quả Sử dụng thuốc Tùy vào triệu chứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nhau như: Thuốc kháng viêm: Acetaminophen và Ibuprofen là hai loại thuốc thông dụng nhất, được dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng. Thuốc giãn phế quản: Thuốc được dùng để làm giảm các triệu chứng thở khò khè bằng cách khí dung. Thuốc loãng đờm: Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như: Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein… dùng để làm loãng đờm, giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Người bệnh nên uống thật nhiều nước để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Thuốc kháng histamine: Các tác dụng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được sử dụng bởi thuốc gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc kháng virus: Thuốc thường được dùng cho người bệnh có nguyên nhân gây ra bởi virus cúm. Người bệnh không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ làm nhờn thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Heviho – giải pháp cho người viêm phế quản cấp Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu. Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Sản phẩm có công dụng: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, phế quản, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã có thêm kiến thức để nhận biết được các triệu chứng của viêm phế quản cấp, tránh nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn. Chia sẻ15

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam an toàn

Chữa viêm phế quản bằng thuốc nam được nhiều người Việt tin tưởng áp dụng bởi độ lành tính, an toàn, phù hợp với mọi đối tượng. Vậy các cách chữa đó là gì? Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Viêm phế quản mãn tính là gì?2. Thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính có hiệu quả không?3. Top 6 bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính3.1. Lá trầu không3.2. Rau diếp cá3.3. Mật ong3.4. Tỏi3.5. Gừng3.6. Lá hẹ4. Lưu ý dùng thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính5. Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người viêm phế quản Viêm phế quản mãn tính là gì? Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm, hình thành nhiều dịch nhầy làm cản trở đường khí lưu thông. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng phổ biến như: Ho kéo dài. Khạc đờm thường xuyên, đờm có màu trắng, xanh hoặc vàng. Khó thở. Người mệt mỏi Ớn lạnh. Cảm giác tức ngực. Sốt nhẹ. Các biểu hiện này thường tái đi tái lại nhiều lần, mỗi lần có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở người có thói quen hút thuốc, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất độc hại. So với viêm phế quản cấp tính, giai đoạn mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Việc điều trị chủ yếu thường là làm giãn phế quản và cải thiện triệu chứng. Bởi thế mỗi khi bệnh tái phát, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng thuốc nam để hỗ trợ điều trị. Thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính có hiệu quả không? Sử dụng thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi các nguyên liệu đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Phương pháp này đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Cơ chế của các bài thuốc đều tác động vào nguyên căn, cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chính vì vậy, nhiều người thường áp dụng phương pháp này bởi chúng mang lại hiệu quả rất tốt. Tùy vào thể trạng của từng người thì sẽ có tác dụng nhanh hay chậm khác nhau nên người bệnh cần kiên trì sử dụng. Top 6 bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính Bạn có thể tham khảo các cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam dưới đây. Lá trầu không Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic cùng với tinh dầu có khả năng tiêu diệt các loại virus gây bệnh như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.coli… Bên cạnh đó, lá trầu không còn có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, trị ho, tiêu đờn được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,… Cách làm như sau: Dùng lá trầu không: Sử dụng khoảng 4-8 lá trầu không đã rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt rồi uống hàng ngày. Kết hợp mật ong: Người bệnh sử dụng khoảng 10 lá trầu không đem đi giã nát, đổ thêm 250ml nước sôi rồi ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi đổ thêm mật ong vào khuấy đều, ngày uống khoảng 2 lần sau ăn. Kết hợp gừng: Lấy 10 lá trầu không đem đi xay nhuyễn, đổ khoảng 300ml nước sôi và ngâm trong 20 phút. Sau đó chắt lất nước cốt rồi cho thêm vài lát gừng, uống trực tiếp khoảng 2 lần/ ngày. Nên sử dụng sau bữa ăn khoảng 15 phút. ☛ Chi tiết hơn: Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không Rau diếp cá Rau diếp các có tính hàn, vị tanh nhẹ, các tác dụng làm giảm sưng, tiêu mủ, dịu họng, long đờm, giảm ho, khó thở… Ngoài ra, theo y học hiện đại, trong thành phần của rau diếp các có chứa các hợp chất như alkaloid, flavonoid, tinh dầu và các polyphenol khác có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp (trong đó có viêm phế quản). Cách làm như sau: Cần chuẩn bị khoảng 150g rau diếp cá, 20g muối tinh. Sau khi rửa sạch ra diếp cá thì đem đi xay nhuyễn hoặc giã nát. Lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt rồi cho thêm muối tinh vào khuấy đều. Chia nước cốt đó thành 2 phần bằng nhau và uống vào buổi trưa, tối trong ngày. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm rõ rệt. Mật ong Mật ong được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra mật ong còn có công dụng làm dịu họng, giảm ho, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc. Mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Cách làm như sau: Cần chuẩn bị: Mật ong và chanh. Trộn 1 muỗng mật ong và 1 muỗng chanh vào cùng nhau rồi uống. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối. Hoặc người bệnh có thể pha mật ong với chanh theo tỉ lệ 1:2 cùng với chút nước ấm, uống trực tiếp vào mỗi buổi sáng và tối. Tỏi Theo y học hiện đại, tỏi có chứa hàm lượng chất allicin – là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chóng viêm, kháng khuẩn, sát trùng mạnh, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Không những vậy, tỏi cũng giàu các vitamin và khoáng chất, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở phế quản. Cách làm như sau: Dùng tỏi nguyên chất: Bệnh nhân có thể ăn khoảng 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày để giúp cải thiện các triệu chứng. Kết hợp tỏi với cà chua, chanh: Tỏi bóc vỏ đem đi xay nhuyễn. Cà chua ép lấy nước cốt. Trộn các nguyên liệu trên rồi vắt thêm chút nước cốt chanh vào khuấy đều rồi sử dụng 1 lần/ ngày. ☛ Chi tiết hơn: Sử dụng tỏi chữa viêm phế quản Gừng Chữa viêm phế quản bằng gừng là cách được nhiều người tin tưởng áp dụng khi mắc bệnh. Trong thành phần của gừng có chứa hợp chất gingerol giúp kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, sử dụng gừng còn làm giảm các cơn ho, làm dịu họng nhanh chóng. Cách làm như sau: Chuẩn bị gừng và một chút quế. Đem 2 nguyên liệu trên đi rửa sạch, đập dập rồi cho vào bình. Đổ nước sôi vào hãm khoảng 15 phút cho đến khi các nguyên liệu ra hết tinh chất. Người bệnh uống 3-4 lần/ ngày và duy trì cho đến khi thấy triệu chứng giảm và hết hẳn. Lá hẹ Lá hẹ được sử dụng trong các bài thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính, chúng có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm. Có công dụng tiêu đờm, giải độc, trị ho, cầm máu, tán huyết,… Theo y học hiện đại, trong thành phần lá hẹ có chứa chất odorin – là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chống tụ cầu. Các bài thuốc từ lá hẹ phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Cách làm như sau: Sử dụng lá hẹ tươi, rửa sạch rồi mang đi cắt khúc. Cho lá hẹ vào bát và cho thêm chút đường phèn vào, đem đi hấp cách thủy. Người bệnh có thể dùng được cả nước lẫn cái, mỗi ngày ăn khoảng 2-3 lần. Lưu ý dùng thuốc nam chữa viêm phế quản mãn tính Người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây trong thời gian chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam: Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc nam chữa viêm phế quản. Các bài thuốc nam chỉ phù hợp với những người mới chớm bệnh, có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng. Người bệnh vẫn cần phải kết hợp với các loại thuốc được bác sĩ kê đơn và có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, các bài thuốc sẽ có tác dụng nhanh hoặc chậm nên người bệnh cần kiên trì khi sử dụng. Cần rửa sạch các nguyên liệu trước khi thực hiện để tránh tình trạng bội nhiễm. Khi thấy có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Những người cần thận trọng khi sử dụng như: Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường,… Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để làm đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn, gas và chất kích thích. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp, bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt,… ☛ Tìm hiểu thêm: Bị viêm phế quản phải làm sao cho nhanh khỏi? Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người viêm phế quản Heviho là sản phẩm nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị đi đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu. Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Sản phẩm có công dụng: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ16

Đau họng có đờm covid cải thiện cách nào?

Đau họng có đờm là một trong những triệu chứng tương đối phổ biến khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tình trạng này gây cảm giác hết sức khó chịu và mệt mỏi cho F0. Vậy, đau họng Covid có đờm có nguy hiểm không? Nên làm gì để giải quyết triệu chứng này? Cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Mục lụcTriệu chứng đau họng có đờm covidĐau họng có đờm do Covid bao lâu khỏi?Làm gì khi mắc đau họng có đờm Covid?Cải thiện tại nhàSử dụng mẹo dân gianThuốc Tây y giảm đau họng có đờmLời khuyên cho người bệnh đau họng có đờm CovidThay đổi chế độ ăn uốngThói quen sinh hoạt lành mạnhĐau họng có đờm Covid khi nào cần thăm khám?Heviho – Giải pháp cho đau họng có đờm Covid từ Viện Hàn lâm Triệu chứng đau họng có đờm covid Đau họng là biểu hiện thường thấy ở người nhiễm Covid- 19. Theo thống kê, có đến 90% người bệnh Covid – 19 gặp triệu chứng này. Còn đờm là các chất nhầy có kết cấu đặc, dính được sản xuất từ đường hô hấp. Chúng có tác dụng duy trì độ ẩm cũng như hình thành hàng rào bảo vệ để các tác nhân gây hại không xâm nhập vào cơ thể. Khi người bệnh mắc Covid- 19, virus corona tấn công mạnh vào niêm mạc, xoang, họng, đường hô hấp và trên phổi của bạn. Chúng di chuyển qua tế bào lót niêm mạc đường thở, đặc biệt là màng nhầy. Độc tố của chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, nhiễm trùng các mô phế nang, làm tăng tiết dịch nhầy hoặc mủ, dẫn đến triệu chứng đau họng có đờm. Triệu chứng này sẽ gây ra các biến chứng khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ khi mắc Covid- 19. Với trường hợp bị Covid- 19 nặng, phổi sẽ bị tổn thương và sưng lên, chứa đầy chất lỏng. Nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, viêm phổi cấp, viêm đường hô hấp và tình trạng đau họng có đờm kéo dài dai dẳng là rất cao. Tuy nhiên, đau họng có đờm cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp thông thường. Để biết chính xác tình trạng này có phải do nguyên nhân Covid hay không, bạn nên thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà. Đau họng có đờm do Covid bao lâu khỏi? Tình trạng đau họng có đờm do Covid bao lâu khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức đề kháng của người bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, phương pháp chữa,… Với những người bệnh có sức đề kháng tốt và được chăm sóc phù hợp, tình trạng trên chỉ kéo dài 3-4 ngày đến 1 tuần. Nhưng đối với những người yếu thì đau họng có đờm có thể kéo dài hơn, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Bên cạnh đó, người bị nhiễm virus corona có thể bị các triệu chứng hậu Covid như đau họng, ho kéo dài,… Vậy nên, vẫn chưa xác định được chính xác thời gian khỏi chứng đau họng có đờm do Covid. Làm gì khi mắc đau họng có đờm Covid? Đau họng có đờm Covid gây nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy, bạn cần làm gì để đối phó với tình trạng này? Dưới đây là một số biện pháp giảm đau họng có đờm Covid bạn có thể tham khảo: Cải thiện tại nhà Súc miệng với nước muối Súc miệng bằng nước muối là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm triệu chứng đau họng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, giúp giảm rát họng, giảm đau họng nhẹ, cân bằng trạng thái PH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mạc niêm mạc họng. Người bệnh nên súc họng thường xuyên với nước muối sinh lý kết hợp với dung dịch Chlorhexidine gluconate, là dung dịch được WHO và các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong nước súc miệng để diệt vi rút. Thực hiện 2-3 lần/ ngày, sau 3- 5 ngày sẽ có hiệu quả. Uống nước ấm Bên cạnh súc miệng bằng nước muối, uống nhiều nước ấm cũng là một biện pháp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của F0. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giúp đề kháng chống lại virus, vi khuẩn gây ho. Đồng thời, nước ấm còn có tác dụng giữ cho niêm mạc họng có độ ẩm nhất định, làm mềm vùng bị tổn thương, từ đó làm giảm đau rát và xua tan các triệu chứng đau họng. Màng nhầy trong cổ họng cũng cần được cung cấp đủ nước để được pha loãng, làm ấm và giảm tổn thương khi ho khạc đẩy đờm ra ngoài. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên uống đủ 1.5- 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau. Mỗi khi xuất hiện cơn ho, bạn cũng nên uống một vài ngụm nước để làm dịu vết thương trong họng. Dùng kẹo ngậm giảm đau rát Sử dụng kẹo ngậm giảm đau với thành phần 2,4-Dichlorobenzyl Alcohol (1.2 mg) và amylmetacresol (0.6 mg) giúp loại bỏ vi khuẩn và virus gây đau rát họng. Xông họng tăng cường độ ẩm Một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng khi mắc Covid- 19 đó là xông họng để tăng cường độ ẩm cho họng. Hơi nước giúp làm dịu họng, làm lỏng chất nhầy có trong họng và ức chế sự sinh sôi của virus. Bệnh nhân Covid- 19 có thể xông họng bằng các loại thảo dược như hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, gừng hoặc bưởi,… Lưu ý không xông trực tiếp vào người, đồng thời khi xông thì bạn nên hít thật mạnh bằng mũi và miệng để hơi nước có thể vào phổi. ☛ Tham khảo thêm tại: Chữa đau họng, giảm ho nhanh cấp tốc tại nhà Sử dụng mẹo dân gian Sử dụng gừng tươi Gừng tươi có nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt có hiệu quả trong việc trị đau họng có đờm. Tính ấm trong gừng tươi sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn ở cổ họng. Bên cạnh đó, trong củ gừng còn chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống oxy hóa mạnh và chống viêm mạnh. Khi sử dụng gừng tươi, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng viêm hay đau rát ở hầu họng, ức chế virus gây nhiễm trùng và tiêu đờm hiệu quả. Cách sử dụng gừng tươi như sau: Rửa sạch củ gừng tươi, cắt thành những lát mỏng, khoảng 4mm. Ngậm trực tiếp gừng và một ít muối trong miệng đến khi miếng gừng hết vị cay, nhai  và nuốt bã. Thực hiện 3- 5 lần/ ngày để hỗ trợ long đờm, giảm ho. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp gừng cùng với mật ong hoặc chanh, đun sôi với nước và uống khi còn ấm để tăng nhanh chóng cải thiện sức khỏe nhé. Sử dụng lá hẹ Sử dụng lá hẹ là một phương pháp hữu hiệu, dễ thực hiện mà còn an toàn và lành tính. Lá hẹ có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, giảm ngứa, giảm đau rát cũng như ho có đờm. Theo y học hiện đại, lá hẹ chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin A, C, K, canxi, allicin, sulfit hay odorin,… Đây đều là các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn làm giảm đờm nhanh chóng hơn. Mẹo trị đau họng có đờm đơn giản bằng lá hẹ bạn có thể tham khảo như: Lá hẹ hấp cùng mật ong hoặc đường phèn và gừng tươi,… Cách thực hiện như sau: Rửa sạch lá hẹ, để ráo nước và cắt khúc vừa phải. Cho lá hẹ đã thái vào bát cùng với mật ong/ đường phèn cùng gừng tươi rồi hấp cách thủy. Chắt lấy nước để nguội, uống 3 lần/ ngày. Bên cạnh đó, còn nhiều cách thực hiện khác như nấu cháo lá hẹ cùng trứng hay uống nước lá hẹ xay. Tuy nhiên, với những trường hợp ho có đờm quá nặng thì nên đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp thăm khám phù hợp. Sử dụng mật ong Mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như cải thiện được tình trạng đau họng có đờm. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và kháng vi rút mạnh, giúp cơ thể tiêu diệt tác nhân độc hại gây nhiễm trùng. Bạn có thể hòa mật ong cùng với một chút giấm táo hoặc chanh vào nước ấm, uống đều đặn mỗi lần 1 ngày vào buổi sáng để làm dịu và cải thiện tình trạng ngứa rát họng. Thuốc Tây y giảm đau họng có đờm Với trường hợp đau họng có đờm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc Tây y để giảm đau họng có đờm. Cần chú ý, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại với sức khỏe. Bạn cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Một số thuốc Tây y thường được kê đơn là: Thuốc chống viêm Có tác dụng làm giảm sưng đau, ngăn cản phản ứng viêm, giảm tiết đờm nhầy ở niêm mạc  do COVID-19 gây nên. Có thể dùng các loại thuốc như: ibuprofene, diclophenac,…Nếu nặng hơn có thể sử dụng các nhóm thuốc corticosteroid như Dethamethason dạng viên nén 0.5mg hoặc Methylprednisolon dạng viên nén 16mg nhưng phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc long đờm Các bác sĩ sẽ ưu tiên kê các loại thuốc tiêu đờm, long đờm khi người bệnh bị đau họng có đờm như: Thuốc tiêu đờm: Ambroxol, Carbocystein, N- acetylcystein… Thuốc long đờm: Terpin Hydrat, Natri benzoat, guaifenesin,… Các thuốc này có khả năng làm loãng chất nhầy, giúp cơ thể đào thải chúng ra khỏi đường thở thông qua phản xạ ho. Lưu ý người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định vì chúng có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được kê đơn trong trường hợp đau họng có đờm có thể kể đến như: Amoxicillin, Penicillin, Erythromycin.. Chúng sẽ có tác dụng phòng ngừa tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn gây ra, giúp giảm đau họng nhanh hơn. ☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc điều trị viêm đau họng Lời khuyên cho người bệnh đau họng có đờm Covid Bên cạnh sử dụng thuốc tây y và sử dụng các mẹo dân gian, F0 cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để thúc đẩy quả trình phục hồi. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho người bệnh bị nhiễm virus corona nói chung và bị đau họng có đờm Covid nói riêng. Cùng theo dõi nhé! Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh phù hợp để người bệnh không cảm thấy đau và khó nuốt khi ăn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Ưu tiên ăn những món mềm, lỏng, dễ nhai như cháo loãng, súp,…mang lại nhiều khoáng chất và năng lượng cho người bệnh cũng như không gây trầy xước vùng niêm mạc họng. Nên sử dụng các loại gia vị có tính ấm như gừng, tỏi, tía tô, hành tây,… để giảm nhanh triệu chứng ho cũng như giảm dịch đờm hiệu quả. Chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất như kẽm, selen, sắt,.. để kích thích vị giác cho người bệnh cũng như giúp kháng viêm, làm lành niêm mạc bị tổn thương. Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E có trong rau xanh và hoa quả đa sắc màu. Một thực đơn ăn uống hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng vòm họng, nhanh lành những tổn thương bên trong họng. Vậy nên, bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bạn nên hạn chế ăn một số loại thức ăn sau: Thức ăn cay nóng: Nên tránh nêm các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt,.. vào chế độ ăn của bệnh nhân đau họng vì chúng sẽ gây kích ứng làm niêm mạc họng, tạo cảm giác đau rát và sưng viêm . Đặc biệt, nó còn làm tăng dịch đờm nhầy bên trong cổ họng khiến ho và nôn ói nhiều. Thức ăn nhiều dầu mỡ: Lượng dầu mỡ trong thức ăn quá nhiều sẽ làm tổn thương họng và khiến cho người bệnh ho nhiều hơn. Thức uống có gas và thức uống chứa cồn: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng những loại thức uống này khi bị đau họng có đờm bởi lượng cồn trong đó làm khô rát cổ nghiêm trọng, tạo điều kiện cho ổ viêm phát triển. Thói quen sinh hoạt lành mạnh Áp dụng các bài tập thở hàng ngày để mở rộng phổi và làm sạch chất nhầy. Kê cao đầu khi ngủ: Bạn nên kê cao gối khi ngủ hoặc nằm nghiêng để đờm không tiết ra gây khó thở và ho Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ hết các vi khuẩn ở vùng hầu họng. Giữ ấm cổ họng bằng cách quàng khăn ấm, mặc áo kín cổ, và dùng đồ uống nóng để có hiệu quả trị viêm họng tốt nhất. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cũng như giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể. Bạn chỉ cần khoảng 30 phút mỗi ngày để chạy bộ hoặc tập yoga,.. Đau họng có đờm Covid khi nào cần thăm khám? Người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ khi gặp các tình trạng dưới đây: Ho có đờm kèm theo sốt cao. Ho ra nhiều đờm đặc, đờm có màu xanh, trắng đục hoặc vàng. Ho đờm ra máu, nước bọt có màu hồng. Ho kèm theo đau đầu, đau tức ngực, khó thở, thở mệt. Ngoài ra, với trường hợp đau họng có đờm do Covid kéo dài hơn 3- 4 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Heviho – Giải pháp cho đau họng có đờm Covid từ Viện Hàn lâm Heviho là sản phẩm nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị đi đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3 – Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu. Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giảm nhanh chóng triệu chứng của viêm đường hô hấp trong đó có ho, đau họng do Covid gây ra. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho các trường hợp viêm đường hô hấp, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ , người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. Hiện nay, Heviho có hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY Chia sẻ16

Loading...