Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Biến chứng và cách điều trị thế nào? Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcHiểu nhanh về viêm phế quảnMắc viêm phế quản có nguy hiểm không?Biến chứng của viêm phế quảnViêm phổiÁp xe phổiHen phế quảnViêm phế quản mãn tínhBệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)Bệnh tim mạchCách điều trị viêm phế quảnĐiều trị Tây yPhương pháp dân gianThay đổi lối sốngKết hợp với Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản Hiểu nhanh về viêm phế quản Viêm phế quản là bệnh xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, khiến cho đường ống dẫn khí bị thu hẹp. Tình trạng này làm ứ đọng các chất dịch nhầy, hình thành đờm ở phế nang và gây ra các vấn đề về hô hấp. Khi mắc bệnh người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: ho khan, ho có đờm, thở khò khè, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, đau nhức người, ngạt mũi ớn lạnh, sốt. Bệnh lý được chia làm 2 loại: Viêm phế quản cấp tính: Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 7-10 ngày rồi có thể tự khỏi. Viêm phế quản mãn tính: Bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài liên tục trong nhiều tháng và khó điều trị dứt điểm. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như: Nhiễm virus, vi khuẩn. Thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng (hóa chất, bụi bẩn, độc tố, khói thuốc,…) gây tổn thương ống phế quản. Người đang mắc các bệnh về hen suyễn, bệnh phổi, trào ngược dạ dày thực quản,… Sức đề kháng yếu. Ngoài ra người mắc viêm phế quản thường đi kèm với các bệnh lý khác như cảm lạnh, cúm. Vì thế khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm. ☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Triệu chứng người mắc viêm phế quản! Mắc viêm phế quản có nguy hiểm không? Viêm phế quản có nguy hiểm hay không thì cần phải xem xét vào từng trường hợp bệnh. Với viêm phế quản cấp tính, nguyên nhân gây bệnh thường do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp nên bệnh có thể tự khỏi mà không gây nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ làm tổn thương các phế nang trong phổi. Điều này sẽ làm cho bệnh chuyển biến xấu và dẫn đến các biến chứng, gây nguy hiểm cho người bệnh và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, khi thấy các triệu chứng của viêm phế quản thì cần phải đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời, làm hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của viêm phế quản Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải như: Viêm phổi Tình trạng viêm nhiễm kéo dài kèm với ho đờm sẽ rất dễ lây lan và gây viêm phổi. Đồng thời khi hệ thống miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây suy hô hấp, tràn khí màng phổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Áp xe phổi Đây là biến chứng nguy hiểm ở viêm phế quản. Khi viêm phế quản kéo dài sẽ làm sưng viêm các nhu mô phổi, hình thành mủ ở phổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm khởi phát các bệnh về tim mạch và gây nguy hiểm đến tính mạng. Hen phế quản Bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với bệnh hen phế quản bởi các triệu chứng điển hình như ho, sốt, chảy nước mũi,… Những biểu hiện này nếu kéo dài sẽ biến chứng thành hen bất cứ lúc nào. Điều trị hen phế quản rất khó, người bệnh thường phải sống chung với những cơn hen gây khó thở. Chính vì thế cần phải điều trị bệnh viêm phế quản dứt điểm từ đầu. Viêm phế quản mãn tính Nếu không được điều trị dứt điểm, giai đoạn viêm phế quản cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính. Đây là biến chứng thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Việc điều trị viêm phế quản mãn tính cũng khó khăn nhiều hơn cấp tính. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) Đây là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính làm giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như có nhiều đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở, ho kéo dài. Những người mắc căn bệnh này phải sống chung với nó suốt đời bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh tim mạch Viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và lan đến tim. Từ đó chức năng tim sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Các triệu chứng khó thở kéo dài sẽ gây thiếu hụt oxy, làm suy giảm hệ thống tim mạch và khiến bệnh tim trầm trọng hơn. Cách điều trị viêm phế quản Tùy thuộc vào mức độ bệnh thì sẽ có những cách điều trị khác nhau. Điều trị Tây y Sau khi thăm khám và tìm được chính xác nguyên nhân gây viêm phế quản. Các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp với thể trạng như: Thuốc kháng sinh: Thuốc sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Penicillin, Cephalosporin, Macrolid… Thuốc chống viêm: Thuốc làm giảm tình trạng phù nề phế quản, giảm phản ứng viêm. Thuốc ho, long đờm: Các loại thuốc làm giảm triệu chứng ho như: Codein, Dextromethorphan, acetylcystein,… Thuốc giãn phế quản: Thuốc Salbutamol được dùng trong trườn hợp co thắt phế quản gây khó thở dưới dạng xịt, uống, khí dung. Thuốc giảm đau, hạ sốt: Với những người sốt từ 38,5 độ trở sử dụng thuốc Ibuprofen để giảm đau, sốt. Với những người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa thì dùng Tylenol, Panadol, Anacin không chứa Aspirin. ☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp của Bộ Y tế Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng sai thuốc hoặc liều lượng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh. Phương pháp dân gian Phương pháp dân gian phù hợp với những người đang có những triệu chứng nhẹ, bệnh mới chớm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nguyên liệu của các bài thuốc đều từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, phù hợp cho mọi đối tượng. Mật ong Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều hoạt chất antoioxidant có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Bởi vậy mà chúng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm phế quản. Người bệnh cần chuẩn bị gồm: 1 cốc giấm táo, 1 thìa mật ong, 2 cốc nước lọc rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện. Tỏi Tỏi được ví như một chất kháng sinh tự nhiên, trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất allicin có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin A, B, C và các khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Bệnh nhân có thể ăn 1-2 tép tỏi sống hàng ngày. Hoặc dùng tỏi đã đập dập ngâm với giấm ăn, mật ong, sau khoảng 15 ngày là có thể sử dụng để chữa viêm phế quản. ☛ Tìm hiểu thêm: Chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả Rau diếp cá Rau diếp cá có chứa hợp chất như alkaloid, flavonoid, tinh dầu và các polyphenol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Sử dụng 1 nắm rau diếp cá đã rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi cho thêm chút muối tinh. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi hoà cùng với 1 cốc nước ấm. Người bệnh sử dụng trực tiếp đều đặn 1-2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Thay đổi lối sống Hạn chế tiếp xúc với môi trương ô nhiễm, nhiều khói bụi, hoá chất độc hại,… Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá. Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa gas, cồn như rượu, bia, cà phê. Tránh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ đạc với những người đang mắc các vấn đề về đường hô hấp. Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khoẻ. Khi thấy có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. ☛ Xem thêm tại: Bị viêm phế quản làm sao nhanh khỏi? Kết hợp với Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản Sản phẩm Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước của các nhà Khoa học hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chứa S3 – Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Kết luận Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Viêm phế quản có nguy hiểm không?”. Bạn không nên chủ quan và cần theo dõi sức khoẻ của mình, khi thấy các triệu chứng bất thường thì cần lập tức đến bệnh viện thăm khám, tránh bệnh chuyển biến nặng. Ngoài ra nếu còn điều gì cần hỗ trợ, bạn có thể gọi đến 1800.1208 để được tư vấn. Chia sẻ16
Bệnh viêm đường hô hấp
Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả tại nhà!
Sử dụng tỏi để chữa viêm phế quản là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Không chỉ vậy, tỏi còn hỗ trợ cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, ngừa viêm phế quản tái phát. Để hiểu rõ hơn về cách chữa này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcChữa viêm phế quản bằng tỏi có hiệu quả không?6 cách chữa viêm phế quản bằng tỏiSử dụng tỏi sốngKết hợp gừng với tỏiMật ong và tỏiTỏi, giấm, mật ongTỏi, cà chua, chanhDùng tỏi đắp lên huyệt dũng tuyềnLưu ý khi dùng tỏi chữa viêm phế quảnHeviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản Chữa viêm phế quản bằng tỏi có hiệu quả không? Tỏi là nguyên liệu quen thuộc thường có sẵn trong nhà bếp của mỗi người Việt. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, các tác dụng giảm viêm, long đờm, chữa ho rất an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Còn với y học hiện đại, thành phần của tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn như: Hoạt chất Allicin: Đây là chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Hoạt chất Diallyl sulfide: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và đẩy lùi tế bào ung thư. Hoạt chất Ajoene: Đây là chất chống oxy hoá mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại, ngăn ngừa viêm phế quản. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất rất tốt như: vitamin A, B, C, D, PP, hydrat carbon, magie, photpho , calcium, iot, natri, kẽm,… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. ☛ Tìm hiểu thêm: Mắc viêm phế quản bao lâu thì khỏi? 6 cách chữa viêm phế quản bằng tỏi Dưới đây là những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi được nhiều người áp dụng. Sử dụng tỏi sống Ăn tỏi sống là cách đơn nhất mà bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Bệnh nhân chỉ nên ăn khoảng 1-2 tép tỏi sống đã bóc vỏ, khoảng vài lần trong ngày. Hoặc có thể kết hợp tỏi với những món xào, nấu để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng viêm phế quản giảm rõ rệt. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng với trẻ nhỏ, người bị nóng trong, nhiệt miệng, viêm thận,… Kết hợp gừng với tỏi Gừng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời chống viêm rất hiệu quả. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ làm tăng khả năng điều trị viêm phế quản. Cách làm như sau: Gừng rửa sạch, cạo vỏ, ép lấy nước cốt. Tỏi bóc vỏ, ép lấy nước cốt. Chắt lấy nước cốt của 2 nguyên liệu trên rồi đổ vào cốc, cho thêm chút đường khuấy đều. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn. Mật ong và tỏi Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Vậy nên bạn có thể kết hợp tỏi với mật ong để chữa viêm phế quản. Cách làm như sau: Dùng 2-3 tép tỏi tươi rửa sạch, cắt làm đôi cho vào bát. Đổ thêm mật ong rồi đem đi hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Ăn trực tiếp tỏi hấp mật ong khoảng 3 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể ngâm tỏi với mật ong để trong bình thủy tinh đậy kín nắp từ 2-3 tuần để sử dụng. Người bệnh nên kiên trì thực hiện để có kết quả điều trị tốt nhất. Tỏi, giấm, mật ong Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 250g tỏi, 90g đường đỏ, giấm ăn và mật ong. Cách làm như sau: Tỏi sau khi bóc vỏ, đập dập thì cho vào hũ thuỷ tinh nhỏ. Đổ đường đỏ, giấm ăn và mật ong vào hũ tỏi vừa đập rồi đậy nắp kín. Đem đi ngâm trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng thì lấy khoảng 200ml nước tỏi ngâm để uống, mỗi ngày 3 lần. Hũ tỏi này cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc để đảm bảo chất lượng. Tỏi, cà chua, chanh Nguyên liệu cần chuẩn bị: 4 tép tỏi đã bóc vỏ, 2 quả cà chua, 1 quả chanh. Cách làm như sau: Rửa sạch cà chua, chanh rồi đem đi ép lấy nước cốt. Tỏi đem đi xay nhuyễn. Trộn tỏi vào hỗn hợp nước cốt chanh cà chua, khuấy đều và sử dụng trực tiếp. Người bệnh uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ 1 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng giảm. Dùng tỏi đắp lên huyệt dũng tuyền Huyệt dũng tuyền là huyệt nằm ở lòng bàn chân. Để biết chính xác được huyệt đạo này, người bệnh cần co bàn chân và ngón chân lại, phần lõm vào 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt dũng tuyền. Cách làm như sau: Tỏi tươi đem đi bóc vỏ và xay nhuyễn. Đắp tỏi đã xay vào huyệt dũng tuyền rồi lấy băng gạc y tế cố định để tỏi không bị rơi ra ngoài. Nên đắp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ rồi hôm sau người bệnh tháo ra, rửa sạch chân. Áp dụng cách này đều đặn sẽ thấy triệu chứng viêm phế quản thuyên giảm rõ rệt. ☛ Tham khảo thêm: Bị viêm phế quản làm sao nhanh khỏi? Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm phế quản Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây khi áp dụng tỏi chữa viêm phế quản: Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ khi chữa trị bằng tỏi. Trong thời gian dùng tỏi để chữa nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Dùng tỏi cần đúng liều lượng, không lạm dụng vì có thể gây nóng dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng. Người bị tiêu chảy thì không nên áp dụng cách ăn tỏi sống. Người đang mắc bệnh về gan, mắt thì không áp dụng cách chữa bằng tỏi này. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, suy giảm hệ miễn dịch, đang điều trị bệnh HIV không này dùng phương pháp này. Áp dụng phương pháp này có thể gây ra hiện tượng hôi miệng, tăng tiết tuyến mồ hôi nên người bệnh cần vệ sinh kỹ răng miệng, uống nhiều nước và mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi. Heviho – hỗ trợ điều trị viêm phế quản Bên cạnh cách chữa viêm phế quản bằng tỏi như đã kể trên, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm Heviho của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ Khoa học cấp bằng độc quyền sáng chế số 13855. Thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu. Thành phần kết hợp với các thảo dược như: Xạ can, Cát cánh, Xuyên bối mẫu có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản với công thức toàn diện 3 tác động: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Heviho với cơ chế 4 tác động toàn diện: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm. Sản phẩm giúp giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng. Heviho là lựa chọn hàng đầu cho viêm phế quản, bởi tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Hy vọng qua bài viết trên đã có thể giúp bạn biết thêm được những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giúp bạn. Chia sẻ15
Top 5 cách chữa viêm phế quản bằng gừng tại nhà
Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, thường gặp khi thời tiết giao mùa. Chữa viêm phế quản bằng gừng là phương pháp được nhiều người tin tưởng áp dụng bởi chúng phù hợp với mọi đối tượng, an toàn và lành tính. Hãy cùng viemduonghohap.com tìm hiểu về công dụng và cách chữa dưới đây. Mục lục1. Viêm phế quản là gì?2. Chữa viêm phế quản bằng gừng có hiệu quả không?3. Cách sử dụng gừng chữa viêm phế quản3.1. Uống trà gừng + quế3.2. Dùng bột gừng, hạt tiêu3.3. Kết hợp gừng với tỏi3.4. Mật ong + gừng3.5. Gừng + mật ong + rễ chè4. Những lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng gừng5. Heviho – giải pháp hiệu quả cho người bị viêm phế quản Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là bệnh khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị sưng viêm khiến chúng bị thu hẹp lại, từ đó làm ứ đọng dịch và hình thành đờm ở phế nang. Bệnh thường được chia làm 2 dạng như: Viêm phế quản cấp tính: Triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày và không để lại biến chứng. Viêm phế quản mãn tính: Do viêm phế quản cấp tính tái phát lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến của viêm phế quản bao gồm: ho khan, ho có đờm, khó thở, sốt, ho ra máu, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, co thắt lồng ngực,… Người bệnh thường chủ quan khi thấy những biểu hiện trên bởi chúng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Chữa viêm phế quản bằng gừng có hiệu quả không? Theo Đông y, gừng là dược liệu thiên nhiên có tính ấm, vị cay, thường được dùng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho đờm, viêm họng, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,… Gừng là nguyên liệu an toàn, rất dễ tìm kiếm, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm sưng. Còn đối với y học hiện đại, trong thành phần của gừng có chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại. Tác dụng chống viêm của gừng sẽ làm giảm các cơn ho, đau họng,… chúng ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các virus gây viêm phế quản vào mùa lạnh. Chính vì thế, nhiều người thường sử dụng gừng để chữa viêm phế quản bởi hiệu quả của nó đem lại rất tốt, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách sử dụng gừng chữa viêm phế quản Người bệnh có thể tham khảo các cách dưới đây. Uống trà gừng + quế Cần chuẩn bị: Gừng tươi, quế. Cách làm như sau: Gừng tươi và quế đem đi rửa sạch. Đem đập dập 2 nguyên liệu trên rồi cho hỗn hợp vào ấm. Đổ nước sôi vào bình rồi hãm khoảng 15 phút (lượng nước sôi cần phụ thuốc vào lượng quế và gừng). Người bệnh uống 3-4 lần trong ngày và duy trì cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm. Dùng bột gừng, hạt tiêu Cần chuẩn bị: Bột gừng, mật ong, 1 muỗng hạt tiêu. Cách làm như sau: Cho hạt tiêu và bột gừng vào bình rồi đổ nước sôi vào khuấy đều. Trước khi uống cần đổ thêm chút mật ong vào. Duy trì sử dụng 2 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng viêm phế quản được cải thiện. Kết hợp gừng với tỏi Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin – được ví như chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Cần chuẩn bị: 500g tỏi, 500g đường trắng, gừng tươi. Cách làm như sau: Tỏi sau khi bóc vỏ, nghiền lấy nước. Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhỏ. Trộn gừng và tỏi với đường trắng. Mỗi lần sử dụng cần pha với nước ấm, uống trực tiếp. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối để cải thiện triệu chứng. ☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả Mật ong + gừng Mật ong có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và còn giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nhanh chóng. Khi kết hợp với gừng để chữa viêm thanh quản rất hiệu quả: Cần chuẩn bị: 50g gừng, mật ong. Cách làm như sau: Gừng sau khi rửa sạch, thái sợi. Cho gừng vừa thái vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào rồi đậy kín. Người bệnh dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần pha với nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng/ tối. Gừng + mật ong + rễ chè Cần chuẩn bị: 50g gừng, 100g rễ cây chè, 50g mật ong. Cách làm như sau: Gừng và rễ cây chè sau khi được rửa sạch thì cho vào nồi, đổ 200ml nước vào đun sôi trong khoảng 10-15 phút thì tắt bếp. Chắt nước thuốc rồi đổ mật ong vào khuấy đều. Mỗi lần sử dụng uống 20ml/ ngày. Lưu ý: Chữa viêm phế quản bằng gừng chỉ phù hợp với những người mới chớm bệnh hoặc các triệu chứng viêm phế quản còn nhẹ. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Những lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng gừng Trong quá trình điều trị viêm phế quản bằng gừng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây: Nếu người bệnh bị dị ứng với gừng thì không nên áp dụng phương pháp này. Bởi điều này sẽ làm cho cơ thể gặp phải các triệu chứng như: sưng môi, sưng lưỡi, nổi mề đay, khó thở,… Những đối tượng sau đây nên cẩn trọng khi sử dụng: phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị tiểu đường, tim mạch, rối loạn máu, đang sử dụng thuốc đông máu hoặc sắp thực hiện phẫu thuật. Không sử dụng gừng khi đói vì có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Chỉ nên dùng gừng với liều lượng phù hợp (khoảng 75-200mg/ ngày), không lạm dụng hoặc dùng ít hơn so với quy định. Trong thời gian chữa bằng gừng, người bệnh có những triệu chứng bất thường thì nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn vẫn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên sử dụng gừng để thay thế cho các loại thuốc khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá. Nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. ☛ Tham khảo thêm: Bị viêm phế quản làm thế nào cho nhanh khỏi? Heviho – giải pháp hiệu quả cho người bị viêm phế quản Ngoài những cách kể trên, người bệnh có thể tham khảo Heviho để làm giảm viêm, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Sản phẩm Heviho có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người sử dụng như: S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… Trong đó, thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Theo nghiên cứu, S3 – Elebosin được chiết xuất từ Sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu. Tương đương với hiệu quả của Indomethacin trong tân dược. Sản phẩm có công dụng: Giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cộm cổ họng. Chứa S3-Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng. Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Sản phẩm không chỉ giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng mà còn vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus chính vì vậy người bệnh không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm các triệu chứng của viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc họng trong đó có viêm phế quản. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà) Chia sẻ16
Làm gì khi bị đau họng nuốt vướng Covid?
Đau họng nuốt vướng là tình trạng khá phổ biến. Nhưng khi chúng xảy ra vào mùa dịch Covid, nhiều người bệnh lại lo lắng không biết liệu đây có phải triệu chứng của Covid – 19 hay không? Phải làm gì để cải thiện đau họng nuốt vướng Covid? Hãy đọc đến cuối bài viết để tìm ra giải pháp an toàn, hiệu quả nhất cho tình trạng này nhé! Covid gây đau họng nuốt vướng như thế nào? Đau họng kèm theo nuốt vướng là tình trạng người bệnh có cảm giác cổ họng đang mắc dị vật, kèm theo cảm giác đau rát họng, đặc biệt khó chịu khi người bệnh nói chuyện, nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn. Tình trạng này xảy ra là do phản xạ nuốt – phản xạ sinh lý tự nhiên của cơ thể, có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như lưỡi, cổ họng, thực quản… Khi xảy ra bất kỳ tổn thương nào dù là nhỏ nhất cũng đều gây tình trạng đau họng kèm theo cảm giác nuốt vướng, khó chịu ở vùng cổ họng. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của người bệnh SARS – CoV – 2. Khi mắc Covid – 19, virus Corona sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc xoang họng, đường hô hấp và nhu mô phổi. Theo thống kê, khoảng 90% F0 gặp phải triệu chứng đau họng kèm theo nuốt vướng. Đặc biệt với những người bệnh mắc biến thể Omicron, tỷ lệ gặp phải triệu chứng này lên tới 53%. Tuy nhiên, không phải lúc nào đau họng nuốt vướng cổ họng cũng có nguyên nhân do Covid – 19. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường. Do vậy, để biết chính xác tình trạng đau họng nuốt vướng bạn đang gặp có phải do nguyên nhân Covid – 19 hay không, bạn nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm PCR sẽ chính xác nhất. Đau và nuốt vướng cổ họng do Covid – 19 không phải là triệu chứng đặc biệt nguy hiểm, nhưng lại gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người bệnh mô tả cơn đau họng do bệnh gây ra: “đau không nuốt nổi”, “đau không ngủ được”, đau như muốn cấu họng ra khỏi cơ thể”… Nếu được chăm sóc và trị liệu đúng cách, tình trạng đau họng nuốt vướng có thể được cải thiện nhanh. Ngược lại, nếu bạn chủ quan coi thường, đau họng nuốt vướng thông thường có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, trở thành yếu tố thuận lợi cho virus SARS – CoV – 2 hoạt động mạnh hơn. Bị đau họng nuốt vướng Covid nên làm gì? Trường hợp xác định chính xác tình trạng đau họng nuốt vướng của bạn có nguyên nhân do Covid – 19, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây: Áp dụng các biện pháp tại nhà Với trường hợp vừa mới mắc đau họng nuốt vướng, hoặc chỉ bị ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo áo dụng một số biện pháp giảm đau họng tại nhà như sau: Súc miệng với nước muối Súc miệng với nước muối là một trong những biện pháp tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu họng đơn giản, dễ áp dụng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khá tốt. Mặc dù không trực tiếp tiêu diệt virus Corona nhưng nước muối lại có tác dụng kháng khuẩn tốt, nhờ vậy làm giảm nguy cơ bị bội nhiễm tại đường hô hấp, phòng ngừa đau rát họng diễn ra nặng hơn. Bên cạnh đó, nước muối còn giúp làm cổ họng luôn được ẩm ướt, tránh bị khô, cân bằng pH tại niêm mạc họng và làm loãng đờm nhầy gây ngứa rát hay ho. Nhờ vậy, tình trạng đau và nuốt vướng cũng được cải thiện đáng kể. Theo đó, bạn nên súc miệng với nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc hoặc dùng nước muối tự pha tại nhà cũng đem lại hiệu quả tương tự. Uống nhiều nước ấm Nước ấm có khả năng làm loãng đờm nhầy, làm dịu họng và tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus… Nhờ việc loại bỏ các tác nhân này, cảm giác khó chịu do đau họng và nuốt vướng cổ họng sẽ được kiểm soát tốt. Không chỉ vậy, nước ấm còn làm dịu họng, giúp tăng cường sức đề kháng của hàng rào bảo vệ, làm giảm thân nhiệt cho người bệnh Covid đang bị sốt hoặc mất nước. Với cách này, bạn nên bổ sung đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống trà gừng ấm, trà mật ong ấm để tăng cường hiệu quả. Xông hơi miệng họng Xông hơi miệng họng là cách giảm đau rát họng được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Khi xông họng, hơi nước nóng cùng các hạt nước li ti sẽ đi sâu vào họng và làm ẩm niêm mạc, làm dịu cảm giác đau họng và hỗ trợ làm loãng đờm nhầy. Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau: Chuẩn bị một chậu nước nóng đang bốc hơi, dùng khăn to trùm kín đầu và bao quanh chậu nước. Người bệnh để mặt song song với chậu nước, sau đó hít thật sâu để hơi nóng đi sâu vào họng, phế quản. Thực hiện đến khi nước nóng trong chậu nguội bớt, ngày áp dụng 1 – 2 lần. Bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp để tăng hiệu quả giảm đau họng nuốt vướng Covid. Áp dụng các mẹo dân gian giảm đau họng Dưới đây là một số mẹo giảm đau họng nuốt vướng từ dân gian, bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà. Các mẹo này đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, không tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây đau rát họng nuốt vướng Covid. Ngậm gừng tươi hoặc sử dụng trà gừng Trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh ho, đau họng, viêm họng… rất thường thấy vị dược liệu gừng tươi (còn được gọi là sinh khương). Khoa học hiện đại cũng đã tìm thấy trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất Gingerol đem lại tác dụng chống viêm, tiệu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Bởi vậy, khi đang bị đau rát họng nuốt vướng Covid, bạn có thể tìm đến các mẹo giảm đau rát từ gừng tươi như ngậm gừng hoặc sử dụng trà gừng nóng. Uống trà cam thảo giúp làm dịu họng Cam thảo là vị thuốc dược liệu có vị ngọt thanh, tác dụng giải độc, làm dịu họng nên thường được dùng trong các bài thuốc dân gian cải thiện viêm họng, đau họng hay nuốt vướng cổ họng. Bên cạnh đó, hoạt chất axit glycyrrhizic trong cam thảo còn đem lại hiệu quả chống viêm, giảm sưng họng, hóa đờm, giảm ho… Bạn có thể uống 1 – 2 ly trà cam thảo ấm mỗi ngày giúp làm dịu họng và đẩy lùi các triệu chứng Covid. Sử dụng hoa hồng bạch Hoa hồng bạch có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm nên được sử dụng phổ biến trong dân gian để cải thiện đau rát họng, nuốt vướng khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện cách này tại nhà như sau: Hoa hồng bạch đem tách lấy cánh hoa, rửa sạch với nước muối loãng. Cho vào bát cùng một chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 phút và uống khi còn ấm. Áp dụng mẹo này 1 – 2 lần/ ngày sẽ thấy triệu chứng đau họng nuốt vướng do Covid cải thiện tốt. Sử dụng viên ngậm giảm đau họng Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể sử dụng một số viên ngậm giảm đau họng có chứa chiết xuất thảo dược thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp… Kẹo được bào chế dưới dạng viên cứng, giúp các dược chất tan từ từ trong miệng, tác động trực tiếp và để giảm tình trạng đau rát họng. Sử dụng thuốc Tây y Với trường hợp đau rát họng nuốt vướng do Covid nghiêm trọng, gây nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn một số thuốc Tây y giúp kiểm soát tình trạng này nhanh hơn. Một số thuốc Tây y thường được dùng là: Thuốc giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Giảm tình trạng khó chịu do viêm họng gây ra, giảm tình trạng sưng viêm, phù nề tại niêm mạc họng. Thuốc xịt họng: Thuốc có chứa hoạt chất Phenol đem lại tác dụng sát khuẩn họng, giảm tình trạng đau rát họng. Thuốc hạ sốt: Được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau họng nuốt vướng Covid kèm theo sốt cao. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị viêm đau họng Lời khuyên cho người bệnh đau họng nuốt vướng do Covid Ngoài các biện pháp cải thiên cơn đau rát nuốt vướng kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ cổ họng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn. Thay đổi chế độ ăn uống Cảm giác đau và khó nuốt do Covid gây ra có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, không muốn ăn uống. Tuy vậy, cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi các tổn thương do Covid gây ra. Bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng, đồng thời cũng phải dễ ăn, dễ nuốt để hỗ trợ giảm đau họng nuốt vướng Covid nhanh chóng: Ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đủ năng lượng 30 – 35 kcal/ kg/ ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E… và khoáng chất có trong rau xanh và hoa quả nhiều màu. Cung cấp thêm thực phẩm giàu chất béo chứa EPA và DHA để tăng cường hiệu quả chống viêm, nâng cao sức đề kháng và chữa lành tổn thương niêm mạc họng. Ăn nhiều một số thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như Kẽm, Sắt, Selen… để chống viêm. Các thực phẩm này cũng giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Các thực phẩm kể trên nên chế biến thành các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, soup, canh… Ngoài ra, trong giai đoạn này, bạn cũng nên hạn chế ăn một số món ăn dễ gây tổn thương niêm mạc họng, kích thích phản ứng ho như: Đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt… Các món ăn này dễ khiến niêm mạc họng kích ứng, tăng cảm giác đau họng nuốt vướng. Đồ ăn lạnh như kem, nước đá, sinh tố đá xay… dễ làm niêm mạc họng đang viêm bị sưng tấy, tổn thương. Thức ăn nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên, rán, đồ ăn sẵn… có thể bám trong niêm mạc họng, làm tăng cảm giác cộm vướng và kích thích phản ứng ho. Thực phẩm khô cứng như bánh mỳ, bánh quy, ngũ cốc thô… dễ làm tổn thương họng, dễ bám dính vào thành họng gây ngứa ngáy, khô rát, sưng tấy… ☛ Chi tiết hơn: Đau họng nên ăn gì, kiêng gì? Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh Covid cũng nên thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau: Thiết lập thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ, thư giãn đầu óc và hạn chế làm việc quá sức. Chú ý vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong họng miệng. Giữ ấm cổ họng bằng cách quàng khăn ấm, mặc áo kín cổ… Bảo vệ cổ họng bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi cần ra ngoài hay phải tiếp xúc với khói bụi. Nâng cao sức đề kháng bằng các bài tập luyện thể dục, thể thao đơn giản tại nhà như Yoga, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… 30 phút mỗi ngày. Heviho – giải pháp giảm đau họng nuốt vướng do Covid Ngoài các cách giảm đau họng nuốt vướng do Covid trên đây, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Heviho đến từ Viện Hàn lâm. Hiện nay, đây được coi là giải pháp giảm đau họng nuốt vướng đạt hiệu quả cao như thuốc Tây y, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, ít gây tác dụng phụ. Heviho là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị hàng đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Heviho là sản phẩm đầu tiên chứa hoạt chất kháng sinh thực vật từ Sâm đại hành, có tên gọi là S3 – Elebosin, đã được Bộ Khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền. Thành phần này cũng đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu sử dụng. Tác dụng này được đánh giá là tương đương với hoạt chất Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược. Ngoài S3 – Elebosin, Heviho còn chứa các thảo dược khác như: xuyên bối mẫu, xạ can, cam thảo, cát cánh, mạch môn… Đây đều là những thảo dược quý, được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian giảm đau rát họng, giảm ho hay các triệu chứng khác của Covid. Nhờ vậy, Heviho đem lại nhiều tác dụng tốt cho người bệnh đau họng nuốt vướng do Covid: Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát họng, đờm, nuốt cướng cổ họng. Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương đường hô hấp. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm lành các vết thương. Hiện nay, Heviho được sản xuất ở cả hai dạng bào chế: siro thơm ngọt cho trẻ và viên uống tiện lợi cho người lớn, giúp bạn chăm sóc gia đình dễ dàng hơn. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đau họng nuốt vướng do Covid. Nếu bạn chưa chắc chắn tình trạng bạn đang gặp phải có phải do nguyên nhân Covid hay không, hãy thực hiện các test Covid tại nhà để biết chính xác. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1208 để được các chuyên gia của Heviho tư vấn thêm. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/sore-throat-coronavirus https://www.connexionfrance.com/article/French-news/Covid-19/Covid-France-Painful-swallowing-is-new-symptom-related-to-Omicron https://covid19.gov.vn/lam-gi-voi-chung-dau-hong-khi-bi-covid-19-171220302215236372.htm Chia sẻ15
Viêm phế quản ở trẻ em - Nguyên nhân và điều trị thế nào?
Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng điển hình như ho, sốt, khó thở… Tình trạng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, hiểu rõ kiến thức về bệnh lý này sẽ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị và bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Mục lụcViêm phế quản ở trẻ là gì?Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ emViêm phế quản cấp tínhViêm phế quản mãn tínhNguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ emBệnh viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp?Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào?Chăm sóc trẻ đúng cáchBổ sung dinh dưỡng cho trẻSử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ!Siro Heviho – giải pháp đẩy lùi viêm phế quản ở trẻBiện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ Viêm phế quản ở trẻ là gì? Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm tại đường ống dẫn khí, khiến chúng bị thu hẹp và tiết ra các chất nhầy đặc, làm tắc nghẽn đường thở. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở đối tượng trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là vào thời điểm thời tiết giao mùa. Có hai loại viêm phế quản ở trẻ: Viêm phế quản cấp tính: là hệ quả của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, viêm nhu mô phổi hoặc kết hợp với những bệnh nhiễm khuẩn chung như cúm, sởi… Lúc này, sức đề kháng của trẻ đang yếu, các tác nhân gây bệnh càng có điều kiện hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây ra bệnh viêm phế quản. Bệnh thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ mắc các bệnh lý này, với các triệu chứng tương tự nên rất khó nhận biết và chẩn đoán. Viêm phế quản cấp xảy ra từng đợt trong thời gian ngắn. Viêm phế quản mãn tính: Trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp không được điều trị đúng cách khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, trẻ có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính. Bệnh lý này có xu hướng kéo dài dai dẳng có thể vài tháng vài năm với các đợt cấp tính bùng phát ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em Viêm phế quản phổi là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Tuy vậy, những dấu hiệu của bệnh viêm phế quản không rõ ràng nên thường gây nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp khác. Do vậy, cha mẹ cần hiểu rõ các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ để có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt. Cụ thể: Viêm phế quản cấp tính Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em có thể chia làm ba giai đoạn với những triệu chứng khác nhau, cụ thể là: Giai đoạn khởi phát Trẻ xuất các triệu chứng tương tự viêm đường hô hấp trên: sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi). Giai đoạn phát bệnh Trẻ sốt nặng hơn kèm triệu chứng thở khò khè hoặc thở bằng miệng, da của trẻ tím tái, xanh xao, xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ. Giai đoạn toàn phát Ở giai đoạn này, trẻ có những biểu hiện như: Trẻ sốt cao trên 39 độ C. Da trẻ khô, xanh xao, chảy mồ hôi. Môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái, chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, bỏ ăn và khó thở. Trẻ ho theo từng cơn kéo dài (gần giống triệu chứng ho gà hoặc ho lao), có thể ho có đờm. Trẻ thở khò khè, rút lõm lồng ngực. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật. ☛ Chi tiếthơn: Nhận biết dấu hiệu viêm phế quản cấp Viêm phế quản mãn tính Với trường hợp viêm phế quản mạn tính, trẻ có thể gặp các biểu hiện đặc trưng như: Ho dai dẳng kéo dài mãi không khỏi. Ho có đờm, chất đờm nhầy thường có màu xanh, vàng, trắng. Trẻ bị khó thở, thở khò khè. Da xanh nhợt, một số trường hợp trẻ còn bị phù ngoại biên. Các dấu hiệu khác: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, tức ngực, tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng. ☛ Chi tiết hơn: Dấu hiệu người bị viêm phế quản mạn tính Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em Viêm phế quản ở trẻ em thường có nguyên nhân chính là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể: Do virus: Theo thống kê, có khoảng 50 – 90% các trường hợp mắc viêm phế quản cấp do nguyên nhân virus. Có thể kể đến một số loại Virus gây viêm phế quản phổ biến như: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Adnovirus, Enterovirus, virus Herpes… Do vi khuẩn: Mặc dù ít gặp hơn nhưng vi khuẩn cũng có thể gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Những vi khuẩn phổ biến là: phế cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycoplasma, Chlamydia… Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, sử dụng điều hòa sai cách có thể dẫn đến trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản cấp. Nguyên nhân khác: Viêm phế quản phổi ở trẻ em cũng là hệ quả của việc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm không khí thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói xăng xe, thuốc lá… Nếu không cải thiện môi trường sống, trẻ thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm rất dễ gây ra tình trạng viêm phế quản mãn tính. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm phế quản là bệnh lý tương đối phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời hoặc điều trị sai cách, bệnh trở nặng làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng trẻ có thể mắc phải là: Viêm lan rộng gây viêm các cơ quan lân cận như viêm phổi, viêm tai giữa… Dễ phát triển thành hen mãn tính khi bệnh không được điều trị dứt điểm, lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ có nguy cơ bị tràn dịch màng phổi, suy hô hấp do tắc hẹp ống thở, phù nề niêm mạc phế quản và thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy khi thấy trẻ có triệu chứng viêm phế, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, coi thường. Hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời, hợp lý. ☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Biến chứng nguy hiểm từ viêm phế quản Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp? Khi thấy trẻ có triệu chứng viêm phế quản, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt, trong một số trường hợp sau đây, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ gấp: Trẻ sốt cao trên 39oC và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày, thở nhanh, thở gấp, cánh mũi phập phồng, ho rút lõm lồng ngực. Trẻ nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật. Môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái, chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, bỏ ăn và khó thở. Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào? Tùy từng trường hợp viêm phế quản ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo một số cách cải thiện bệnh sau đây: Chăm sóc trẻ đúng cách Đầu tiên, ngay khi trẻ có các dấu hiệu viêm phế quản cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh dễ dàng được đẩy lùi: Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ: Với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm hoặc trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm trong cổ họng và làm giảm ho. Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, phụ huynh nên tăng cường cữ bú. Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ có thể áp dụng cách chườm ấm vùng nách, cổ, bẹn để hạ sốt cho trẻ. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là một biện pháp giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, chữa lành các tổn thương. Do vậy, khi trẻ đang mắc viêm phế quản, mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động thể chất nhiều, nô đùa hay la hét… Giữ vệ sinh họng miệng: Cách này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn có trong khoang miệng và họng, phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Theo đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh họng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn họng chuyên dụng. Giữ vệ sinh môi trường sống: Cha mẹ cần vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hay hít phải khói thuốc là. Các tác nhân này khiến trẻ có cảm giác khó chịu, làm cho tình trạng viêm phế quản tiến triển nặng hơn. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ Trẻ bị viêm phế quản, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng bởi cơ thể trẻ dễ bị suy nhược, mất nước. Do vậy phụ huynh nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào bữa ăn của trẻ để bé nhanh phục hồi: Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin A, C, E rất tốt cho bé như: dâu tây, cà rốt, rau chân vịt… Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa như: đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc hoặc gạo. Bổ sung thêm các loại sữa, chế phẩm từ sữa Nên bổ sung thực phẩm dạng cháo, súp để trẻ dễ tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn và không nên ép trẻ ăn nhiều một lúc Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây để đào thải độc tố và làm giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, bánh kẹo và các loại nước ngọt. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ! Với trường hợp cần sử dụng thuốc sau khi thăm khám của bác sĩ, phụ huynh cần tuân thủ đúng liều lượng, cách sử dụng để tránh tình trạng nhờn thuốc, tác dụng phụ không đáng có. Cần lưu ý, khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ mà hãy đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê cho trẻ bị viêm phế quản: Thuốc giảm ho, long đờm Thuốc giảm ho long đờm có tác dụng: Giảm dịch nhầy kích thích niêm mạc phế quản gây ho. Thông suốt lòng ống phế quản giúp quá trình di chuyển của không khí từ ngoài vào dễ dàng hơn. Giảm đau rát cổ họng khi ho. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có natri benzoat, acetylcystein, carbocystein, dextromethorphan…Trong trường hợp trẻ bị tắc nghẽn phổi, bác sĩ có thể chỉ định dùng salbutamol (các loại thuốc giãn phế quản) để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Thuốc kháng viêm Các loại thuốc kháng viêm khác nhau sẽ được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân viêm phế quản tùy theo mức độ khác nhau. Thuốc kháng sinh Chỉ dùng cho trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn. Lúc này, đơn thuốc của bác sĩ sẽ gồm các loại thuốc như penicillin, ampicillin, amoxicillin, beta lactam, macrolide… để tiêu diệt các tác nhân có hại này. ☛ Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản phải dùng đúng! Thuốc chống virus Nếu nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ do virus thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống virus. Tuy nhiên, vì virus thường khu trú trong tế bào, nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu trẻ đáp ứng thuốc tốt, từ 7 – 10 ngày là có thể khỏi bệnh. Siro Heviho – giải pháp đẩy lùi viêm phế quản ở trẻ Để làm giảm viêm phế quản, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc phế quản, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng siro Heviho từ Viện Hàn lâm cho bé nhà mình. Hiện nay, đây được đánh giá là giải pháp tối ưu cho tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ, siro Heviho có chứa: Chất kháng viêm thực vật S3 – Elebosin từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy, S3 – Eleboson có khả năng giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương tự Indomethacin – một chất kháng viêm thường dùng trong tân dược. Chiết xuất dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người dùng như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… Đây đều là các thảo dược quý, tác động trực tiếp vào gốc rễ quá trình gây viêm và hỗ trợ tái tạo niêm mạc họng. Nhờ vậy siro Heviho có công dụng: Hỗ trợ làm ấm, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên. Giúp phục hồi niêm mạc họng, phòng ngừa viêm phế quản tái nhiễm. Đặc biệt, khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, siro Heviho có hương vị thơm ngọt, dễ uống, giúp cha mẹ cho trẻ uống siro dễ dàng hơn. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau: Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: Tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Bên cạnh đó, nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, khu vực sinh hoạt và đồ chơi của trẻ. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng vào thời điểm giao mùa hay tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sổ mũi; trẻ ra đường phải được đeo khẩu trang kỹ lưỡng, khi về nhà cần vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ. Ăn uống hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tương và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Tiêm phòng: Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/bronchitis-in-kids https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30137791/ https://medlineplus.gov/ency/article/000975.htm https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-khien-tre-hay-mac-viem-phe-quanva-cach-cham-soc-dung-169220316083419427.htm Chia sẻ14
Ho hậu covid ở trẻ em cha mẹ cần làm gì?
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bệnh Covid. Trong nhiều trường hợp, người bệnh covid còn bị ho dai dẳng, kéo dài ngay cả khi đã âm tính. Đặc biệt với đối tượng trẻ em, triệu chứng ho hậu Covid khiến cả trẻ và cha mẹ hết sức mệt mỏi, lo lắng. Hãy dành ít phút tìm hiểu chi tiết về tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em để có biện pháp xử lý đúng cách nhé! Mục lụcVì sao trẻ bị ho hậu Covid?Làm thế nào để cải thiện ho hậu covid ở trẻ em?Áp dụng một số mẹo giảm ho tại nhàÁp dụng mẹo giảm ho từ dân gianThay đổi chế độ ăn uốngSử dụng thuốc Tây yKhi nào trẻ bị ho hậu Covid cần đi thăm khám gấp?Siro Heviho – Giải pháp giảm ho hậu Covid cho trẻ từ Viện Hàn lâm Vì sao trẻ bị ho hậu Covid? Hậu Covid là một nhóm các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn vị giác, ho… còn tồn tại lâu dài ở trẻ nhỏ sau khi trẻ mắc Covid – 19 trên 4 tuần. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ khi trẻ mắc Covid – 19, hoặc có thể xuất hiện sau khi trẻ đã khỏi bệnh mà không do các nguyên nhân khác gây ra. Trong đó, triệu chứng ho hậu Covid là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em xảy ra là do một số nguyên nhân như: Cơ thể trẻ vẫn còn tồn tại virus SARS – CoV2 nên các triệu chứng chưa chấm dứt hoàn toàn. Trong khoảng thời gian trẻ bị Covid, virus SARS – CoV2 đã lan rộng đến các cơ quan tại đường hô hấp. Mặc dù xét nghiệm cho thấy trẻ đã âm tính, tuy nhiên các vật chất di truyền hay xác của virus vẫn còn tồn tại trong hệ hô hấp của trẻ. Cơ thể sẽ phản xạ lại bằng cách gây ra các cơn ho để tống các tác nhân này ra ngoài. Do sau khi khỏi Covid, phổi và đường hô hấp của trẻ chưa phục hồi tổn thương hoàn toàn, dễ bị kích thích gây những cơn ho. Một số trẻ còn bị ho hậu Covid do chịu ảnh hưởng của các bệnh lý nền như: hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản… Ho hậu Covid ở trẻ em có 2 loại, với những tác nhân gây ho khác nhau như: Ho khan: Trẻ bị ho do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích bởi tác nhân Virus. Ho có đờm: Trẻ bị ho do bội nhiễm vi khuẩn hoặc đang mắc các bệnh lý đường hô hấp mãn tính khác. Thông thường, tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em có thể tự khỏi dần mà không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy vậy, có nhiều trường hợp trẻ bị ho dai dẳng mãi không khỏi, gây mất ngủ, đau rát họng, khiến trẻ quấy khóc, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Lúc này, cha mẹ nên có biện pháp xử lý sớm để kiểm soát cơn ho ở trẻ, hỗ trợ bé phục hồi tốt hơn. ☛ Tham khảo thêm: Ho hậu Covid kéo dài bao lâu thì hết? Làm thế nào để cải thiện ho hậu covid ở trẻ em? Ho hậu Covid ở trẻ em gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển của các bé. Bởi vậy, làm thế nào để cải thiện ho hậu Covid ở trẻ em là vấn đề rất nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp giảm đau họng Covid cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: Áp dụng một số mẹo giảm ho tại nhà Nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ khoa học, hợp lý tại nhà, những cơn ho hậu Covid ở trẻ có thể được cải thiện dần dần: Cho trẻ súc miệng với nước muối Với những trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối loãng tại nhà. Nước muối vẫn luôn được biết đến với khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây ho kéo dài ở trẻ. Bên cạnh đó, súc họng với nước muối cũng là cách giúp cân bằng pH tại niêm mạc họng, làm loãng chất nhầy và làm dịu họng, hết đau rát. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ súc họng với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng các dung dịch súc họng chuyên dụng như Chlorhexidine gluconate để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn. Kê cao đầu và ngực khi ngủ Để giảm tình trạng ho về đêm cho trẻ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, bạn có thể cho trẻ nằm cao đầu hoặc nằm nghiêng. Ở tư thế này, các chất nhầy trong đường hô hấp không có cơ hội cản trở đường hô hấp của trẻ. Nhờ vậy, đường thở của trẻ được thông thoáng, tránh tình trạng đờm nhầy làm kích ứng họng gây ho. Uống nhiều nước ấm Nước ấm có tác dụng làm loãng chất đờm, duy trì độ ẩm cần thiết, làm dịu niêm mạc đường hô hấp nên có khả năng hỗ trợ giảm ho hậu Covid ở trẻ em. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là cách giúp các tế bào đang tổn thương hồi phục tốt hơn. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày, đặc biệt là mỗi khi trẻ bị ho. Với trẻ còn đang bú sữa, mẹ có thể tăng cường cữ bú để bổ sung đủ nước cho trẻ. Áp dụng mẹo giảm ho từ dân gian Một vài mẹo giảm ho từ dân gian cũng có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc chấm dứt các cơn ho ở trẻ. Cụ thể: Sử dụng quả lê Trong Đông y, quả lê có vị ngọt, mát, tính bình, có công dụng ôn phế, giảm ho, tiêu đờm nên thường được dùng để cải thiện các triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ. Với cách này, mẹ có thể chưng lê với đường phèn cho trẻ uống hằng ngày để nhanh chóng dứt cơn ho. Sử dụng gừng tươi Gừng có chứa nhiều hoạt chất quý như Zingiberen, tinh dầu gừng… có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên được áp dụng trong các bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể áp dụng mẹo giảm ho từ gừng bằng cách: Cho nước cốt gừng vào sữa của trẻ. Pha trà gừng mật ong ấm để trẻ uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ mỗi ngày. Sử dụng lá hẹ Lá hẹ nấu chín có vị cay, ngọt, tính ấm. Nghiên cứu về thành phần lá hẹ cho thấy, lá hẹ chứa các kháng sinh thực vật mạnh như Allicin, Sulfit… nên thường được dùng để chữa ho hậu Covid cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể áp dụng mẹo giảm ho từ lá hẹ cho trẻ theo các bước sau: Lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, cắt thật nhỏ và cho vào bát cùng đường phèn. Hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Cho trẻ ăn 2 lần/ ngày, triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ sẽ được cải thiện. Thay đổi chế độ ăn uống Sau khi mắc Covid, sức đề kháng của trẻ giảm đi đáng kể khiến thời gian ho của trẻ kéo dài lâu hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ phục hồi tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm giúp chữa ho cho trẻ em mẹ có thể tham khảo: Sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, mà còn chứa nguồn kháng thể dồi dào, giúp tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ. Mật ong: Với các trẻ lớn trên 1 tuổi, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống trà mật ong để làm dịu ho, hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng. Rau, củ, quả: Các loại rau, củ, quả rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại vitamin nhóm A, B, C, E… giúp hệ miễn dịch cũng như hệ hô hấp của trẻ nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, trong thời kỳ bị ho hậu Covid, cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng một số món ăn sau: Đồ ngọt: Đường trong các món ngọt là chất có tính kích thích niêm mạc họng gây ho. Các loại đồ ăn có tính kích ứng: Một số món ăn có tính kích ứng cao như: ớt, hành tây, tỏi… hay thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm cho trẻ ho nặng hơn. Đồ ăn cứng: Một số loại đồ ăn có kết cấu khá cứng như hoa quả sấy khô, các loại hạt thường khó nhai nuốt, dễ làm tổn thương niêm mạc họng khi trẻ nhai nuốt. Sử dụng thuốc Tây y Tùy vào từng trường hợp ho và nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ một số loại thuốc như: Thuốc giảm ho: sử dụng trong trường hợp trẻ bị ho khan. Thuốc có tác dụng nâng cao ngưỡng kích thích gây ho, nhờ đó làm giảm phản xạ ho ở trẻ nhỏ. Thuốc long đờm: trẻ bị ho có đờm, hoặc có lẫn đờm đặc trong cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc này giúp đào thải các chất nhầy ở đường thở dễ dàng hơn. Thuốc kháng sinh: được kê đơn trong trường hợp trẻ bị ho hậu Covid có bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây ho. Lưu ý: Trước khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc hay gây ra các tác dụng phụ với sức khỏe của trẻ. ☛ Tham khảo thêm: Bị ho hậu Covid nên uống thuốc gì? Khi nào trẻ bị ho hậu Covid cần đi thăm khám gấp? Sau khi khỏi Covid, sức khỏe của trẻ sẽ tự hồi phục dần dần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị ho kéo dài rất lâu không khỏi. Lúc này, thay vì chờ đợi các triệu chứng tự biến mất, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ. Đặc biệt, trong các trường hợp sau, cần cho trẻ đi thăm khám gấp: Trẻ ho kéo dài trong 4 – 5 tuần không khỏi. Trẻ bị ho ra máu, hoặc khi ho thấy có lẫn máu trong đờm hoặc nước bọt. Trẻ ho kèm theo thở mệt, khó thở, thở gấp từng cơn, lồng ngực co rút. Trẻ ho kèm theo sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ ho có lẫn đờm màu xanh, vàng, đặc quánh. Siro Heviho – Giải pháp giảm ho hậu Covid cho trẻ từ Viện Hàn lâm Nếu mẹ e ngại sử dụng các thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ hay sử dụng mẹo dân gian đem lại tác dụng chậm lách cách, mẹ có thể tham khảo Siro Heviho từ Viện Hàn lâm. Đây là một sản phẩm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được chiết xuất từ 100% các thảo dược thiên nhiên. Cụ thể, siro Heviho có chứa: Chiết xuất S3 – Elebosin từ sâm đại hành – thành phần đã được cấp bằng kháng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng giảm 50% thể tích khối viêm chỉ sau 24 giờ sử dụng sản phẩm, giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát họng, đờm, ho hậu Covid. Chiết xuất từ các thảo dược như xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh… giúp nâng cao hiệu quả giảm ho, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng. Nhờ các thành phần này, siro Heviho có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng ho hậu Covid ở trẻ nhỏ như ho, đau rát họng, có đờm… Có thể thấy, siro Heviho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giảm ho hậu Covid cho trẻ tương tự như các thuốc tân dược. Bởi vậy, khi sử dụng siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh nên hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY Lời kết Với những thông tin trên đây, mong rằng cha mẹ đã tìm được phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ho hậu Covid ở trẻ em. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.1208 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8041436/ https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/COVID-19/Pages/Post-COVID-Conditions-in-Children-and-Teens.aspx https://suckhoedoisong.vn/tre-bi-ho-hau-covid-19-nen-an-uong-the-nao-169220313223340136.htm Chia sẻ16