Mách cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh tại nhà
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng. Dưới đây là những bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản mà bạn có thể tham khảo để áp dụng tại nhà.
Mục lục
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp do ống phế quản bị sưng viêm khiến chúng bị thu hẹp lại, gây tăng tiết dịch và hình thành đờm ở phế nang. Bệnh được chia là 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
Những người mắc viêm phế quản thường xuất hiện những triệu chứng phổ biến như:
- Ho dai dẳng.
- Ho khan, ho có đờm.
- Khó thở, thở khò khè.
- Mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Sốt nhẹ, cơ thể ớn lạnh.
Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh khá chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và khó điều trị dứt điểm.
Tại sao không nên lạm dụng kháng sinh trị viêm phế quản?
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được dùng để ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Bởi thế nên thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh nhân mắc viêm phế quản do virus đơn thuần, không có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
Hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản thường do virus gây ra, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp RSV. Do đó, phần lớn người bệnh có thể tự khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn có thể gây ra những tác dụng phụ và làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Với những dấu hiệu sau đây thì mới được bác sĩ xem xét và chỉ định có nên được dùng thuốc kháng sinh hay không:
- Ho kéo dài trên 1 tuần không khỏi dù đã áp dụng biện pháp cải thiện.
- Đờm có màu xanh hoặc vàng, khạc đờm mủ,… có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn.
- Người đang mắc các bệnh lý nền mãn tính như suy tim, đái tháo đường,…
Chính vì thế, khi bị mắc viêm phế quản thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cũng nên áp dụng những cách chữa không dùng kháng sinh tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Cách chữa viêm phế quản tại nhà
Top 7 bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản
Người mắc viêm phế quản ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Các bài thuốc dân gian đều dùng các thảo dược tự nhiên có khả năng sát khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra. Phương pháp này có cơ chế tác động vào nguyên căn, cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Cách chữa này có thể đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ, hạn chế được việc sử dụng thuốc kháng sinh. Những nguyên liệu này cũng thường rất dễ tìm, chi phí rẻ, dễ thực hiện tại nhà.
Sử dụng tỏi
Tỏi được biết đến là dược liệu có khả năng kháng khuẩn, được ví như chất kháng sinh tự nhiên. Không những thế, trong thành phần của tỏi còn chứa hoạt chất allicin có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn.
Ngoài ra, tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Dùng tỏi nguyên chất: Người bệnh có thể ăn 1-2 tép tỏi sống hàng ngày.
- Tỏi và mật ong: Tỏi đập dập rồi đem đi ngâm với mật ong. Mỗi lần sử dụng pha với nước ấm và uống hàng ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
Chú ý: Những người bị bệnh gan, mắt, nóng trong người, người đang dùng thuốc chống đông máu không nên áp dụng phương pháp này.
☛ Xem chi tiết: Chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả
Dùng gừng chữa viêm phế quản
Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại, chống oxy hoá. Ngoài ra, gừng còn làm dịu họng, làm giảm những cơn ho nhanh chóng. Chính vì thế rất nhiều người sử dụng gừng để chữa viêm phế quản rất hiệu quả.
- Gừng với mật ong: Bệnh nhân nấu gừng với lượng nước vừa đủ, khi nước sôi thì cho thêm mật ong vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.
- Gừng kết hợp với tỏi: Tỏi và gừng đem đi giã nhuyễn, sau đó trộn với đường trắng. Mỗi lần sử dụng pha trực tiếp với nước ấm và uống hàng ngày.
Chú ý: Không được sử dụng gừng khi đói bởi có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày.
Chữa viêm phế quản bằng mật ong
Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, làm giảm ho, dịu họng rất tốt. Bệnh nhân có thể kết hợp mật ong với những nguyên liệu khác để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Mật ong kết hợp với giấm táo: Pha hỗn hợp 1 cốc giấm táo, 1 muỗng mật ong, 2 cốc nước lọc. Dùng hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần đến khi triệu chứng được cải thiện.
- Chuối kết hợp với mật ong: Đun sôi 400ml nước rồi cho chuối đã nghiền nát vào đun. Khi hỗn hợp nguội thì cho mật ong vào khuấy đều rồi uống trực tiếp.
Chú ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi có thể gây ngộ độc.
☛ Đọc chi tiết: Top 7 cách chữa viêm phế quản bằng mật ong
Hành tây chữa viêm phế quản
Trong thành phần hành tây có chứa chất kháng viêm, giảm đờm ứ đọng ở phế quản, cải thiện triệu chứng do viêm phế quản gây ra.
- Hành tây với mật ong: Hành tây bóc vỏ, bổ làm đôi cho vào bát. Cho thêm mật ong vào rồi đun cách thuỷ khoảng 2 tiếng. Người bệnh có thể ăn hành tây và uống nước hỗn hợp mỗi ngày 2-3 lần để chữa viêm phế quản.
Chú ý: Không áp dụng cách này với người bị dị ứng hành tây.
Lá trầu không trị viêm phế quản
Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn, virus gây viêm phế quản như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Chính vì thế, lá trầu không được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
- Dùng lá trầu không nguyên chất: Dùng không 5-6 lá trầu không rửa sạch, đem đi xay chắt lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cho đến khi triệu chứng bệnh giảm và hết hẳn.
Chú ý: Không sử dụng bài thuốc cho người có tiền sử đau dạ dày.
☛ Xem thêm: Lá trầu không chữa viêm phế quản mãn tính
Dùng quả mơ
Quả mơ có vị chua, làm giảm ho, khản tiếng, ngứa rát họng và làm dịu họng nhanh chóng. Khi ngâm quả mơ với đường có thể tạo thành siro mơ. Siro mơ có khả năng diệt khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
- Mơ kết hợp với đường: Bệnh nhân ngâm mơ với đường đựng trong hũ thuỷ tinh. Đợi đến khi đường tan hết là có thể sử dụng được. Mỗi lần ngậm 2-3 quả sẽ thấy dịu họng, giảm ho nhanh chóng.
Nghệ chữa viêm phế quản
Theo nghiên cứu, trong thành phần của nghệ có chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hoá, làm giảm kích ứng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Sử dụng nghệ để chữa viêm phế quản có tác dụng long đờm, loại bỏ dịch nhầy ra khỏi hệ hô hấp.
- Dùng nghệ tươi: Cắt lát nghệ tươi rồi hãm với nước sôi khoảng 15 phút rồi uống trực tiếp hàng ngày.
- Nghệ với mật ong: Dùng bột nghệ trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp dạng sệt để dùng. Mỗi lần sử dụng một thìa cà phê ngậm và nuốt trực tiếp sẽ cải thiện được bệnh nhanh chóng…
Chú ý: Không dùng cho người bị rối loạn máu, chảy máu, người có vấn đề về túi mạt, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Vệ sinh mũi họng
Vệ sinh sạch sẽ mũi họng là cách đơn giản nhất để làm giảm triệu chứng của viêm phế quản. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi giúp loại chất nhầy, làm ẩm đường thở. Thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để làm sạch họng, giảm cảm giác đau rát họng.
Xông hơi
Xông hơi là cách chữa viêm phế quản tại nhà dễ làm, cách này giúp là lỏng dịch ngầy và giúp người bệnh tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể tắm nước ấm để xông hơi toàn thân. Hoặc đun sôi nồi nước, sau đó lấy khăn trùm lên đầu và ngồi hít hơi nước nóng bốc lên cho đến khi nước nguội. Người bệnh phải cẩn thận vì hơi nước nóng có thể gây bỏng.
Dùng thuốc giảm triệu chứng
Nhóm thuốc này điều trị triệu chứng để giảm bớt khó chịu cho người bệnh.
- Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho không cần phải sử dụng thường xuyên, chỉ nên dùng khi ho làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Các loại thuốc được kê như: Dextromethorphan, Terpin codein….
- Thuốc long đờm: Tthuốc hay dùng gồm có N-acetylcystein, Bromhexin,… có tác dụng làm long đờm giúp dễ dàng tống chúng ra khỏi đường thở.
- Thuốc hạ sốt: Một số loại thuốc dùng phổ biến như: Ibuprofen, Paracetamol,…. được dùng khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ.
- Thuốc giảm co thắt phế quản: Thuốc được dùng dưới dạng khí dung hoặc xịt, có tác dụng làm giãn phế quản, tăng tiết diện đường thở và giảm khó thở cho người bệnh.
Chú ý: Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sử dụng sai thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phát huy hiệu quả khi chữa viêm phế quản.
- Nên rửa sạch nguyên liệu trước khi sử dụng.
- Tuỳ vào thể trạng của từng người sẽ có hiệu quả khác nhau. Người bệnh nên kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khi áp dụng nếu thấy những biểu hiện bất thường như buồn nôn, mẩn ngứa thì nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để thăm khám.
- Nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc.
- Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian.
Heviho – giải pháp từ thảo dược cho người viêm phế quản
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).
Heviho dùng tốt cho người bị viêm đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng bởi những lý do sau:
1. Heviho là sản phẩm duy nhất chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế. Với tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu, Heviho tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của quá trình viêm như đau rát họng, ho.
2. Thành phần chiết xuất 100% nguồn gốc thảo dược: Heviho có ưu điểm hơn các phương pháp sử dụng thuốc tân dược ở chỗ không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Hơn nữa Heviho vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau rát vùng hầu – họng, làm loãng đờm, tống đờm ra khỏi cơ thể, giảm phản xạ ho.
3. Heviho có nguồn gốc uy tín, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP và có dây chuyền hiện đại vào bậc nhất cả nước tại Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Thái Minh Hitech).
Bài viêt liên quan
- Bí quyết giảm Ho đờm lâu năm do viêm họng mạn, trào ngược dạ dày
- HO ĐỜM, ĐAU HỌNG khi thay đổi thời tiết, nằm điều hòa lạnh - Làm sao để khắc phục!
- Nguy cơ ung thư từ viêm họng mạn tính, viêm họng hạt và cách trị!
- Ho Đờm nặng lâu năm, Viêm Họng - Phế quản mạn do Hút thuốc lá và Cách cải thiện hiệu quả!
- Hành trình cải thiện hiệu quả Đờm, Ho, khó thở kéo dài do Viêm phế quản mạn tính