Chẩn đoán và điều trị ho

Ho gây mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe công việc

Ho nhiều gây mệt và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường

Ho không phải một bệnh, mà là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Ho do cảm cúm, viêm họng thường kết thúc trong vòng 3 tuần, ho lâu hơn gọi là ho kéo dài và thường gây ra bởi các bệnh khác. Vậy làm thế nào để phân biệt các nguyên nhân gây ho?

Ho là gì

Ho là phản xạ bảo vệ của cơ thể. Động tác đẩy khí ra nhanh và mạnh giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh có kích thước lớn ra khỏi đường hô hấp. Ho xuất hiện trong rất nhiều bệnh khác nhau, các trường hợp ho dai dẳng cần điều trị đúng vào nguyên nhân gây bệnh mới có thể trị ho dứt điểm, các thuốc giảm ho, long đờm chỉ giúp cải thiện triệu chứng tức thì.

Chẩn đoán các nguyên nhân gây ho

Trường hợp ho dưới 3 tuần- hay ho cấp thường không đáng lo ngại, nguyên nhân chủ yếu là do các đợt viêm nhiễm cấp tính tại đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản… Ho sẽ khỏi sau khi các bệnh trên được điều trị.

Trường hợp ho trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài, bao gồm ho bán cấp (từ 3 đến 8 tuần) và ho mạn tính (kéo dài trên 8 tuần).

Một số nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài:

  • Bệnh ở đường hô hấp trên: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, polyp mũi… đều có thể gây go kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày- thực quản: dịch vị dạ dày trào ngược lên phía trên gây kích ứng dẫn đến ho. Đây là nguyên nhân khá thường gặp ở các bệnh nhân ho kéo dài.
  • Bệnh lý mạn tính ở phổi: một số bệnh mạn tính ở phổi như hen phế quản, COPD, lao phổi, ung thư phổi… đều có biểu hiện là ho kéo dài. Tính chất cơn ho có thể khác nhau đôi chút tuy nhiên không đặc hiệu, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa mới có thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Ho do thuốc lá: việc hút thuốc khiến đường hô hấp phải tiếp nhận một lượng lớn các hóa chất độc hại, do đó cơ thể phản ứng lại bằng cách ho để đẩy chúng ra ngoài. Khoảng 40% bệnh nhân hút thuốc lá hằng ngày có biểu hiện ho dai dẳng (kèm đau ngực), ban đầu là ho khan, về sau chuyển sang có đờm, đờm trắng, vàng hoặc có thể sẫm màu.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: ít gặp, tuy nhiên ho có thể dai dẳng ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Do thuốc: thuốc chẹn thụ thể angiotensin – một nhóm thuốc điều trị huyết áp cao phổ biến có tác dụng không mong muốn là gây ho khan kéo dài, không đáp ứng với các thuốc giảm ho thông thường. Trường hợp này bệnh nhân cần đi gặp bác sỹ điều trị để được đổi sang loại thuốc hạ áp khác.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất có thể dẫn đến ho kéo dài. Tuy vậy, bệnh nhân không thể tự xác định được nguyên nhân gây ho mà phải đi thăm khám chuyên khoa. Để chấm dứt tình trạng ho dai dẳng, bên cạnh điều trị giảm triệu chứng, người bệnh cần điều trị đúng vào nguyên nhân gây ho cụ thể.

Điều trị ho

Điều trị nguyên nhân

  • Ho cấp do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

+ Bệnh thường gây ra do virus, do đó bệnh nhân cần nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục. Bệnh có thể tự khỏi.

+ Một số trường hợp bệnh do vi khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ. Chú ý dùng đúng liều và đủ liệu trình để có hiệu quả điều trị và giảm đề kháng kháng sinh.

  • Ho do các bệnh mạn tính khác: điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
  • Ho do thuốc lá: ngưng hút thuốc.
  • Polyp mũi: phẫu thuật cắt bỏ polyp.
  • Ho do thuốc điều trị tăng huyết áp: gặp bác sỹ để được đổi sang loại thuốc hạ áp khác.

Điều trị triệu chứng

Các bệnh nhân ho nhiều gây mệt, có hoặc không xác định được nguyên nhân gây ho có thể sử dụng các thuốc giảm ho theo chỉ định kết hợp với điều trị nguyên nhân. Bên cạnh nhóm dược phẩm có nguồn gốc tây y, bệnh nhân có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vừa có tác dụng giảm ho, long đờm khá tốt lại an toàn, sử dụng được dài ngày, phù hợp với các bệnh nhân có bệnh mạn tính hoặc các bệnh nhẹ, không cần sử dụng các chế phẩm tây y.

Các biện pháp không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc 1

Một số thảo dược có thể sử dụng tại nhà giúp cải thiện ho

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc thì các biện pháp không dùng thuốc có vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý điều chỉnh lối sống để nâng cao sức để kháng và góp phần cải thiện bệnh:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cổ họng, súc miệng – họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Uống nhiều nước, có thể sử dụng thêm một số thảo dược tại nhà như trà gừng, mật ong, … để giúp cổ họng đỡ khô, giảm kích ứng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Giải pháp cho ho khan, ho có đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Mới đây, các nhà Khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế phẩm dành riêng cho các trường hợp ho khan, ho đờm, ho lâu ngày hay tái phát với tên gọi Heviho. Với thành phần S3-ELEBOSIN được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kết hợp với các thảo dược Xạ can, Xuyên bối mẫu, Heviho giúp ức chế triệt để quá trình viêm đường hô hấp, giúp giảm ho, long đờm hiệu quả.

Giải pháp cho ho khan, ho có đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1

Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn cách thoát khỏi những cơn ho dai dẳng nhé!

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC GIAO HEVIHO TẬN NHÀ

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Nguồn tham khảo

https://en.wikipedia.org/wiki/Cough

https://www.healthline.com/symptom/cough

https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/stubborn-cough#1

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318931.php

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...