Bị khản tiếng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Khản tiếng là tình trạng phổ biến liên quan đến dây thanh âm, gây biến đổi giọng nói người bệnh. Khản tiếng kéo dài đem lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt và thậm chí có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Vậy, bị khản tiếng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thế nào là khản tiếng?

Khản tiếng là sự thay đổi một cách bất thường về giọng nói như đột ngột trở nên thều thào, nói nghe không rõ…, có thể kèm theo tình trạng cổ họng khô, đau rát, cảm giác nuốt khó. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn còn có thể bị mất tiếng gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

Thế nào là khản tiếng? 1
Khản tiếng không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp

Khản tiếng thường bắt nguồn từ bệnh lý đường hô hấp trên, điển hình là viêm thanh quản hay viêm họng. Thanh quản bị viêm do hoạt động liên tục, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt,… Sau viêm, dây thanh sưng tấy và làm biến đổi giọng nói của bạn.

Ngoài ra, đặc thù nhiều nghề nghiệp cần phải nói nhiều, nói to liên tục như giáo viên, giảng viên, diễn giả, MC, ca sĩ,…, thói quen hút thuốc hay thường xuyên hít khói bụi cũng có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng. Vì vậy, khản tiếng có thể gặp phải ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào.

☛ Tham khảo thêm tại: 15 Nguyên nhân gây khan cổ họng

Khản tiếng có cần uống thuốc không?

Mặc dù khản tiếng không phải là trường hợp nguy cấp, nhưng đó có thể là dấu hiệu khởi đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như dạ dày, thần kinh, ung thư,… Viêm họng hay viêm thanh quản thường sẽ tự lành, nhưng nếu kéo dài quá lâu có thể chuyển thành viêm mạn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Khản tiếng không chỉ cảnh báo sức khỏe suy giảm, tình trạng này kéo dài dai dẳng còn ảnh hưởng tới giao tiếp, công việc và cuộc sống của người bệnh. Để sớm quay trở về trạng thái bình thường, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt và dứt điểm tình trạng này.

Khản tiếng có cần uống thuốc không? 1
Dùng thuốc điều trị khản tiếng là biện pháp đơn giản và hiệu quả

Trong số các biện pháp điều trị khản tiếng, sử dụng thuốc là biện pháp đơn giản và hiệu quả dành cho bạn. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nói quá nhiều quá to liên tục, uống nước ấm thường xuyên và giữ ấm cổ họng,… để thanh quản được hồi phục hoàn toàn.

Khản tiếng uống thuốc gì cho mau khỏi?

Để điều trị khản tiếng, mất tiếng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì? Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây khản tiếng thường rất đa dạng và là sự kết hợp nhiều yếu tố như vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên, hít phải hóa chất độc hại, ảnh hưởng thời tiết, thói quen, nghề nghiệp,… Tùy vào từng nguyên nhân, thuốc điều trị khản tiếng sẽ khác nhau.

Thuốc Tây y trị khản tiếng

Sử dụng thuốc Tây y để giảm nhanh chóng triệu chứng của khản tiếng, mất tiếng. Nhóm thuốc Tây y thường được chỉ định bao gồm:

1. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là liệu pháp đầu tay trong hầu hết trường hợp khản tiếng do nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Vì vậy, khi xác định nguyên nhân gây khản tiếng là do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân. Các nhóm kháng sinh thông dụng trong điều trị khản tiếng bao gồm:

  • Kháng sinh Beta-lactam: Được sử dụng rộng rãi trong điều trị khản tiếng do viêm thanh quản, bao gồm các thuốc cephalexin, amoxicillin, cefuroxime,…
  • Kháng sinh Macrolid: Các thuốc trong nhóm kháng sinh trên bao gồm clarithromycin, azithromycin, roxithromycin,…
Thuốc Tây y trị khản tiếng 1
Chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định nguyên nhân khản tiếng là do vi khuẩn
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhanh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh một cách lạm dụng bừa bãi có thể gây “kháng kháng sinh” làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng kháng sinh.

2. Thuốc giảm ho, long đờm

Nhóm thuốc giảm ho, long đờm và chống viêm tại chỗ kết hợp sử dụng giúp điều trị nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Khi người bệnh bị khản tiếng, biểu hiện thường có kèm theo triệu chứng như ho khan, ho có đờm, cổ họng khó chịu,… bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc giảm ho, thuốc tiêu đờm, loãng đờm như bromhexin, dextromethorphan,…

3. Thuốc chống viêm

Nếu bệnh nhân bị khản tiếng có kèm theo biểu hiện viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản,…), bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc chống viêm đường uống. Nhóm thuốc kháng viêm thường sử dụng trong điều trị khản tiếng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm glucocorticoid như prednisolon, dexamethason,…
  • Thuống kháng viêm dạng men (alpha-chymotrypsin,…) giúp tiêu viêm tại chỗ, chống phù nề và giảm đau rát họng.

4. Thuốc chống dị ứng

Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp thêm thuốc chống dị ứng (kháng Histamin) để giảm giải phóng chất trung gian hóa học, giảm sưng viêm và giảm phù nề dây thanh quản. Một số thuốc kháng Histamin sử dụng rộng rãi trong điều trị khản tiếng như diphenhydramin hydroclorid (Benadryl), cetirizine (Zyrtec), fexofenadin,…

Thuốc Tây y trị khản tiếng 2
Thuốc kháng Histamin giúp giảm nhanh khản tiếng

Ngoài các nhóm thuốc trên, thuốc hạ sốt giảm đau (Paracetamol) cũng là thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến trong điều trị khản tiếng. Tác dụng chính là để hạ sốt, giảm đau họng, đau thanh quản,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng, vitamin, chất dinh dưỡng,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ưu điểm:

  • Thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị nhanh chóng, tức thời, giảm nhanh các triệu chứng của khản giọng, mất tiếng.
  • Hiệu quả tốt với hầu hết người bệnh.
  • Sử dụng đơn giản, dễ dàng, tiện lợi cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • Tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như nhóm thuốc kháng sinh gây độc với gan, thận; nhóm chống viêm gây loét niêm mạc,… và nhiều tác dụng không mong muốn khác như ảnh hưởng thần kinh, thị giác, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn,…
  • Cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người lớn tuổi có nhiều bệnh lý.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
  • Thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng tạm thời, chứ chưa đi sâu điều trị căn nguyên gây bệnh.
  • Không ngăn ngừa được tình trạng tái phát.
  • Lạm dụng thuốc trong thời gian dài gây “nhờn thuốc”, “kháng kháng sinh”, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng

Bên cạnh sử dụng thuốc theo y học hiện đại, việc áp dụng bài thuốc dân gian từ dược liệu tự nhiên giúp cải thiện khản tiếng an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Một vài mẹo dân gian hiệu quả để điều trị khản tiếng tại nhà như:

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng 1
Chăm chỉ áp dụng những mẹo dân gian mỗi ngày giúp tăng hiệu quả điều trị khản tiếng

1. Kết hợp mật ong và chanh

Mật ong được ví như một loại “kháng sinh thiên nhiên” do có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Kết hợp mật ong cùng vài lát chanh mỏng rồi ngậm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt sưng đau cổ họng, cải thiện giọng nói. Ngoài ra, mật ong và chanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

2. Giảm khản tiếng bằng gừng

Gừng tươi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Gừng có vị cay tính ấm và tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ho, giảm sưng đau hiệu quả nên rất thường được sử dụng trong bài thuốc đường hô hấp. Để giảm khản tiếng bằng gừng, cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Gừng tươi rửa sạch, thái thành lát mỏng để tiện sử dụng.
  • Một vài lát gừng thái mỏng chế cùng nước nóng: dùng nước mới đun sôi hoặc trà mới pha, để 5 – 10 phút rồi uống nóng.
  • Để tăng hiệu quả điều trị, bạn cũng có thể kết hợp gừng cùng mật ong giúp giảm khản tiếng nhanh hơn.

Ưu điểm:

  • An toàn, hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
  • Chi phí thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng.
  • Phù hợp với khản tiếng mức độ nhẹ.

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian để có hiệu quả, cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài.
  • Không có tác dụng với khản tiếng kéo dài hay viêm nặng.
  • Khó điều trị dứt điểm căn nguyên bệnh.

Thuốc Đông y chữa khản tiếng

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính gây khản tiếng là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến kinh phế, khiến phế khí tổn thương sinh bệnh. Tương tự như Tây y, điều trị khản tiếng trong Đông y cũng chia theo từng thể bệnh. Một vài bài thuốc khản tiếng công hiệu được Đông y tin dùng, bao gồm:

Thuốc Đông y chữa khản tiếng 1
Mạch môn, cát cánh, cam thảo, gừng tươi,… được dùng phổ biến để chữa khản tiếng

1. Trường hợp khàn tiếng do phong hàn:

Người bệnh nói không ra tiếng, cổ họng đau rát, cơ thể phát sốt, đau mỏi,… thì nên sử dụng bài thuốc cát cánh 8g+ tiền hồ 6g + trần bì 4g + cam thảo 4g + tô diệp 4g + hạnh nhân 8g. Sắc uống mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

2. Trường hợp khàn tiếng do âm hư nội nhiệt:

Người bệnh thường cảm thấy khô nóng, khát nước, sốt nhẹ, cổ họng sưng đau, tâm phiền, ăn ngủ không ngon,… thì nên dùng bài thuốc kết hợp huyền sâm, sa sâm, câu kỷ tử, bạch quả, mạch môn, cam thảo, bạc hà, đan bì mỗi thứ 10g, cùng núc nác 6g để sắc uống, hoặc cô đặc để ngậm mỗi ngày.

3. Các bài thuốc trị khản tiếng, khàn giọng khác: Dưỡng kim thang; Gia vị bổ trung ích khí thang,…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mẹo chữa khản giọng khan tiếng mất tiếng đơn giản rẻ tiền

Ưu điểm:

  • Cải thiện triệu chứng khản tiếng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả rõ rệt.
  • Ít tác dụng phụ, ít gây độc với cơ thể và hệ miễn dịch hơn so với thuốc Tây y.
  • Bài thuốc tác động vào tạng, phủ, kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông, điều hòa cơ thể không chỉ trị triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, trị căn nguyên bệnh.

Nhược điểm:

  • Cần kiên trì điều trị trong thời gian dài ngày để tình trạng khản tiếng thuyên giảm.
  • Bất tiện cho người bệnh do mất rất nhiều thời gian để sắc thuốc mỗi ngày, thuốc có mùi vị khó chịu, không thích hợp cho trẻ nhỏ.
  • Bài thuốc gồm nhiều nguyên liệu, khó mua, khó tìm.

Khi nào người bị khản tiếng cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, khản tiếng sẽ giảm nhẹ và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nếu bạn bị khản tiếng dai dẳng trên 10 ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. Bởi vì khản tiếng có thể là khởi đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Heviho – Giải pháp tiện lợi an toàn cho người bị khản tiếng!

Khắc phục những nhược điểm của các loại thuốc kể trên, Heviho ra đời như một giải pháp vừa giúp giảm nhanh tình trạng khản tiếng, mất tiếng vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Heviho - Giải pháp tiện lợi an toàn cho người bị khản tiếng! 1
Heviho giải pháp cho người khản tiếng đáp ứng tiêu chí hiệu quả nhanh – an toàn – thuận tiện!

Sản phẩm là thành quả của công trình nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, sở hữu thành phần S3-Elebosin – được cấp bằng sáng chế độc quyền về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Không chỉ vậy, Heviho là sự kết hợp của nhiều dược liệu thiên nhiên như mạch môn, cát cánh, cam thảo, xạ can, xuyên bối mẫu,… nên rất an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm không chỉ an toàn mà còn tác động vào gốc rễ gây viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ vậy, các triệu chứng đau rát họng, viêm nhiễm giảm nhanh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh, chống viêm. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm sử dụng Heviho mà không phải băn khoăn về tác dụng phụ.

Heviho có 2 dòng sản phẩm, viên uống cho người lớn và siro cho trẻ em hiện đang được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia và người bệnh tin dùng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)

Ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần bị khản tiếng, nhưng hầu hết bỏ qua và không quan tâm điều trị triệt để. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ khi bị khản tiếng uống thuốc gì để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/hoarseness
  • https://thaythuocvietnam.vn/nguoi-bi-khan-tieng-uong-thuoc-gi-moi-tot/
  • https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-hong/khan-tieng-uong-gi/
  • https://suckhoedoisong.vn/9-bai-thuoc-chua-benh-khan-tieng-16913610.htm

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...