Đau thanh quản là tình trạng gì có nguy hiểm?
Đau thanh quản không còn là tình trạng xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hết các thông tin về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ đem đến những kiến thức tổng quan nhất về đau thanh quản. Bạn hãy tìm hiểu cùng viemduonghohap.vn nhé!
Mục lục
- Đau thanh quản là gì?
- Nguyên nhân gây đau thanh quản
- Triệu chứng đau thanh quản
- Đối tượng nào dễ bị đau thanh quản?
- Đau thanh quản có nguy hiểm không?
- Khi nào bệnh nhân đau thanh quản cần thăm khám gấp?
- Đau thanh quản điều trị thế nào?
- Heviho – giải pháp đẩy lùi viêm thanh quản từ viện Hàn lâm!
- Cách phòng ngừa đau thanh quản
Đau thanh quản là gì?
Đau thanh quản là tình trạng thanh quản viêm, sưng tấy hay bị tổn thương gây đau cho người bệnh. Tình trạng này thường do người bệnh sử dụng thanh quản quá mức khiến thanh quản bị kích ứng, sưng đỏ, hoặc có thể do nguyên nhân vi sinh vật gây viêm, nhiễm trùng.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm thanh quản, hạt sơ dây thanh, khối u ở thanh quản, lao thanh quản, nang dây thanh… Trong đó, phổ biến nhất là viêm thanh quản. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng thêm, vừa gây khó chịu, vừa khiến bệnh kéo dài khó điều trị và dễ chuyển thể sang dạng mãn tính hay biến chứng.
Tình trạng sưng, đau dây thanh quản có thể khiến âm thanh đi qua dây thanh bị cản trở, hậu quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu, thậm chí là mất giọng.
☛ Tham khảo thêm tại: Tất tần tật về viêm thanh quản
Nguyên nhân gây đau thanh quản
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau thanh quản:
- Sử dụng dây thanh quá nhiều: Đặc thù công việc cần nói nhiều, hoặc người bệnh thường xuyên lạm dụng giọng nói, nói to.
- Do tác nhân vi sinh vật: Đau thanh quản thường do các bệnh lý đường hô hấp trên do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi tấn công dây thanh. Một số bệnh nhân viêm amidan hoặc viêm VA cũng có thể bị đau thanh quản.
- Nguyên nhân dị ứng: Bệnh nhân bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn… có trong môi trường sống.
- Nguyên nhân thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột cũng có thể gây tình trạng viêm thanh quản.
- Thói quen sống có hại: Một số người bệnh có thói quen uống nhiều nước đá lạnh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khàn, mất tiếng.
- Nguyên nhân sinh lý: Một số người dây thanh quản yếu hoặc tuổi già làm thay đổi hình dạng dây thanh quản cũng có thể gây khản tiếng dai dẳng.
- Nguyên nhân bệnh lý: Đau thanh quản thường liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp như hạt sơ dây thanh, khối u ở thanh quản… Nguyên nhân do bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản cũng có thể gây tác động có hại lên dây thanh, khiến người bệnh khàn giọng, mất tiếng.
☛ Chi tiết hơn: 10+ nguyên nhân gây viêm thanh quản
Triệu chứng đau thanh quản
Hầu hết các triệu chứng của bệnh kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày. Bên cạnh đau thanh quản, bệnh nhân còn có thể gặp các dấu hiệu khác tương tự với triệu chứng khởi phát của các bệnh lý đường hô hấp khác.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Giọng nói khàn, nói hụt hơi, giọng yếu, thỉnh thoảng mất giọng.
- Thường xuyên hắng giọng.
- Dây thanh bị viêm, sưng tấy.
- Có thể kèm theo dấu hiệu ho khan hoặc ho có đờm.
- Cổ họng khô, ngứa rát, có thể bị đau họng, vướng họng, khó nuốt hay đau rát khi nuốt thức ăn.
- Khó thở, thở khò khè, trong quá trình thợ có thể có tiếng rít sau lưng.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác không điển hình như sốt, tiết nhiều nước bọt, xuất hiện khối u trong cổ họng…
Đối tượng nào dễ bị đau thanh quản?
Một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc đau thanh quản hơn là:
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất gây dị ứng, gây tổn thương thanh quản.
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải hít khói thuốc lá.
- Người sử dụng giọng nói quá nhiều, nói to do yếu tố nghề nghiệp như giáo viên, ca sĩ, MC, kinh doanh, buôn bán…
- Người có bệnh lý nền: trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang nhiều đợt, bệnh nhân nhiễm nấm do thường sử dụng ống hít hen suyễn….
Đau thanh quản có nguy hiểm không?
Mặc dù gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nhưng đau thanh quản không phải căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc.
Tuy vậy, khi triệu chứng của bệnh kéo dài quá lâu, bệnh dễ chuyển thành viêm thanh quản mạn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Trong một số trường hợp bệnh nặng, viêm thanh quản kéo dài có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đe dọa tính mạng:
- Hẹp đường thở: Dây thanh viêm, sưng to có thể làm cản trở lưu thông không khí, từ đó gây hẹp, tắc đường thở nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt với đối tượng trẻ em.
- Viêm phổi: Với tác nhân gây viêm, đau thanh quản là do virus hoặc vi khuẩn, chúng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây biến chứng viêm phổi.
- Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng: Tổn thương dây thanh lâu ngày có thể là yếu tố tiềm ẩn gây nguy cơ ung thư cho người bệnh.
- Một số biến chứng khác: Áp xe vùng thanh quản, nhiễm trùng dây thanh quản, viêm cầu thận, viêm tai giữa, tổn thương dây thanh không hồi phục…
Như vậy, mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần điều trị sớm để tránh những hậu quả về sau.
Khi nào bệnh nhân đau thanh quản cần thăm khám gấp?
Đau thanh quản không chỉ gây nhiều khó chịu, cảnh báo sức khỏe suy giảm, tình trạng này kéo dài dai dẳng còn làm ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và cuộc sống của người bệnh. Do vậy, khi bệnh không được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị.
Ngoài ra, khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ gấp:
- Mệt mỏi, sốt cao trên 39 độ kéo dài, da tái nhợt.
- Khó thở, thở khò khè dấu hiệu thiếu oxy.
- Thở rít, tiếng rít ngày càng to.
- Dây thanh sưng to cản trở đường thở, gây khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Có thể ho nhiều, đờm có lẫn máu.
- Thấy xuất hiện khối u ở cổ họng.
Đau thanh quản điều trị thế nào?
Tùy vào mức độ đau thanh quản, tình trạng sưng viêm và cơ địa của người bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Điều trị tại nhà
Khi bị đau thanh quản không quá nghiêm trọng, người bệnh nên kết hợp giữa chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và lối sống lành mạnh cùng với các biện pháp chữa viêm thanh quản hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà dưới đây:
- Hạn chế nói nhiều: Khi bị viêm, đau thanh quản, dây thanh đang bị kích ứng dẫn tới phù nề và biến đổi giọng nói. Lúc này, bệnh nhân không nên nói to, nói nhiều và liên tục trong thời gian dài để hạn chế tăng áp lực lên thành âm, làm tăng tình trạng sưng, viêm của dây thành.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối làm giảm sưng viêm và làm sạch cổ họng rất tốt. Vì thế, bệnh nhân nên súc miệng với nước muối 1 – 2 lần mỗi ngày giúp làm giảm cơn đau rát cổ họng và tăng hiệu quả điều trị viêm, đau thanh quản.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng sưng đau, khó nuốt, tăng độ ẩm cho niêm mạc thanh quản, làm dịu tình trạng kích ứng.
Các biện pháp dân gian
Bên cạnh các biện pháp tại nhà giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian từ các thảo dược thiên nhiên để làm tăng hiệu quả đẩy lùi viêm thanh quản.
Trà mật ong giảm kích ứng, đau thanh quản
Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định. Với bệnh nhân bị viêm thanh quản, sử dụng mật ong là biện pháp rất hữu ích, giúp làm dịu và tính giảm nhanh tình trạng đau, sưng viêm hiệu quả.
Cách sử dụng mật ong để chữa đau thanh quản rất đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng mật ong nguyên chất pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp mật ông và gừng tươi cũng giúp tăng hiệu quả trị đau, viêm thanh quản.
Chữa đau thanh quản bằng gừng tươi
Gừng được xem là thảo dược quý có tính ấm, vị cay nồng, trong y học cổ truyền thường dùng để chữa viêm thanh quản, viêm họng. Gừng có tác dụng ức chế cơn ho, làm dịu họng và kháng viêm, nhờ đó chúng có khả năng điều trị nhiễm trùng, nhiễm virus ở cổ họng gây đau dây thanh hiệu quả.
Để áp dụng cách này, bệnh nhân dùng gừng tươi đã cạo sạch vỏ, giã nát hoặc thái thành những lát mỏng, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Nước gừng đã chất bỏ bã được chia ra uống nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên uống nước gừng ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Với trường hợp bị viêm thanh quản trên một tuần, bệnh nhân nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Dưới đây là một số thuốc Tây y được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng đau thanh quản:
Thuốc kháng sinh
Với trường hợp đau thanh quản do nhiễm bệnh từ vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc kháng sinh như:
- Nhóm Beta – lactam: Cephalexin, Amoxicillin, Cephalosporin, Cefuroxim…
- Nhóm thuốc Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Roxithromycin…
Thuốc kháng viêm
Các thuốc kháng viêm có tác dụng ức chế phản ứng viêm, nhờ đó giúp tiêu viêm, làm giảm triệu chứng đau, sưng do bệnh gây ra.
Một số thuốc kháng viêm được kê đơn hiện nay như:
- Thuốc chống viêm Steroid: Prednisolon, Methylprednisolon…
- Thuốc chống viêm không Steroid: Alpha – trymotrpsin, Lysozym…
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
Trong trường hợp viêm thanh quản cấp, có kèm sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp với các thuốc giảm đau, hạ sốt để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng là: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
Sử dụng khí dung
Nếu tình trạng bệnh không đỡ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các thuốc co mạch, thuốc kháng viêm Corticoid dạng khí dung để tăng cường dẫn thuốc vào đường hô hấp, tăng hiệu quả giảm sưng, viêm, đau thanh quản.
☛ Chi tiết hơn: Điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả?
Heviho – giải pháp đẩy lùi viêm thanh quản từ viện Hàn lâm!
Viêm thanh quản là bệnh lý phổ biến về đường hô hấp, bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh không nên chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Nhằm hỗ trợ nhu cầu phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản, dòng sản phẩm mang tên Heviho ra đời, là thành tựu nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp.
Với công thức được chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… sản phẩm đem lại công thức toàn diện ba tác động:
- Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, tiêu đờm, giảm vướng cổ họng và đau thanh quản.
- Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, người bệnh không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó sẽ hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ và các trường hợp bị kháng thuốc.
Sản phẩm Heviho dùng được cho cả người lớn và trẻ em, với hai dạng bào chế là siro thơm ngọt dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Cách phòng ngừa đau thanh quản
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau thanh quản cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát gây hại cho cơ thể, bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Không nên thường xuyên ở trong môi trường điều hòa.
- Thiết lập thói quen vệ sinh tay, chân, miệng sạch sẽ hằng ngày để hạn chế sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn vùng thanh quản.
- Tránh tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm có nhiều khói, bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu cần tiếp xúc, bạn nên sử dụng khẩu trang và dụng cụ bảo hộ lao động.
- Hạn chế nói gì nhiều, nói to, la hét có thể gây tổn thương thanh quản.
- Giữ ấm vùng cổ họng đặc biệt là vào thời điểm giao mùa và mùa đông lạnh.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
- Tiêm phòng vaccin khi cần thiết.
Trên đây là nhũng thông tin tổng quan nhất về tình trạng đau thanh quản, rất mong bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn, nhanh chóng đẩy lùi viêm thanh quản.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ency/article/000655.htm
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-20374262
- https://www.nhs.uk/conditions/laryngeal-cancer/
- https://www.vinmec.com/vi/benh/viem-thanh-quan-3165/