Tất tần tật về viêm thanh quản

Tất tần tật về bệnh viêm thanh quản

Khi nói đến viêm thanh quản chắc hẳn sẽ rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên để hiểu về bệnh có lẽ không phải tất cả mọi người đều có đủ kiến thức. hãy cùng viemduonghohap.vn tìm hiểu viêm thanh quản là gì? Và tất cả thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây.

Đôi nét về dây thanh quản

Thanh quản có vị trí nằm ở phía trước thanh hầu, nằm dọc theo đốt sống C3 đến đốt sống C6. Là bộ phận nằm ở giữa nối liền với khí quản và hầu. Dây thanh quản có hình ống dài và bao gồm các sụn gắn kết với nhau cùng các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc các phần sợi có khả năng đàn hồi giúp tạo hình cho thanh quản giúp phát ra giọng nói khi âm thanh đi qua.

Thanh quản có vai trò chính là tạo ra âm thanh khi nói và một vài vai trò quan trọng khác như: Vai trò về hô hấp giúp chúng ta hít thở kèm theo vai trò giúp ta ho và hắt hơi.

➤ Đọc chi tiết tại bài viết: Thanh quản: Vị trí, cấu trúc và vai trò

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là hiện tượng dây thanh âm bị viêm, sưng tấy gây ra tình trạng khàn tiếng, mất tiếng. Do âm thanh lúc này đi qua đây thanh viêm tấy sẽ khiến giọng nói bị biến dạng, bị bóp méo hoặc khàn tiếng mất giọng hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Tùy theo mức độ, thời gian bị bệnh viêm thanh quản được chia làm 2 loại chính là viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính:

Viêm thanh quản cấp tính

Bệnh viêm thanh quản cấp tính là hiện tượng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do vi khuẩn, virus tấn công, bệnh thường kéo dài dưới 3 tuần, có những trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Viêm thanh quản cấp là loại bệnh lý về đường hô hấp với những triệu chứng cụ thể. Bệnh phổ biến nhất là ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng người bệnh nên có những biện pháp điều trị kịp thời để bệnh không diễn biến nặng dần dễ chuyển thành bệnh viêm thanh quản mãn tính lúc này sẽ rất khó khăn để có thể điều trị dứt điểm.

➤ Chi tiết: Bệnh viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản mãn tính

Bệnh viêm thanh quản mãn tính là hậu quả của việc người bệnh bị viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần do cảm lạnh, cảm cúm, do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do một số bệnh lý khác gây ra. Viêm thanh quản mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng nặng hơn viêm thanh quản cấp tính như: Khàn tiếng, mất tiếng hoàn toàn và những triệu chứng nặng khác. Bệnh lý này rất khó điều trị được dứt điểm và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong vấn đề điều trị. Hơn nữa bệnh còn tạo điều kiện thuận lợi cho những khối u phát triển, điều này gặp chủ yếu ở nam giới.

➤ Chi tiết: Bệnh viêm thanh quản mãn tính

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thanh quản, người bệnh nên nắm rõ để có thể phòng tránh bệnh một cách tốt hơn.

Nói to - Nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản

Nói to, la hét quá nhiều – Nguyên nhân chính gây bệnh viêm thanh quản

  • Lạm dụng giọng nói: Nói quá nhiều, thường xuyên nói to, lá hét nhiều.
  • Người bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm đau họng.
  • Người bj bệnh trào ngược dạ dày hoặc thực quản.
  • Bị dị ứng với khói thuốc lá và môi trường bụi bẩn hoặc hóa chất.
  • Những đối tượng bi viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp, viêm amidan, trẻ em bị viêm VA….
  • Lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc các chất kích thích.
  • Do vấn đề vệ sinh răng miệng kém.
  • Sử dụng quá nhiều đồ uống lạnh mỗi ngày.
  • Hút nhiều thuốc lá.
  • Do thời thiết có sự thay đổi đột ngột nóng lạnh liên tục.
  • Người có thể trạng yếu và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh về đường hô hấp.

➤  Chi tiết hơn với bài viết: Nguyên nhân gây viêm thanh quản hàng đầu

Triệu chứng bệnh viêm thanh quản

Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh quản bao gồm:

  • Khàn giọng, mất tiếng.
  • Đau thanh quản.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Thanh quản bị viêm, sưng tấy.
  • Khô họng, ngứa rát cổ họng.
  • Khó thở thanh quản.
  • Có tiếng rít nhẹ sau lưng trong quá trình hít thở.
  • Sốt.
  • Tắc nghẹt mũi.
  • Thở khò khè.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn.
  • Đau họng, khan cổ họng.

➤  Đọc chi tiết: Triệu chứng viêm thanh quản ở người lớn và trẻ nhỏ

Khi nào cần gặp bác sĩ

Thông thường bệnh viêm thanh quản thường không quá nghiêm trọng. Với trường hợp cấp tính có thể tự điều trị tại nhà với những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài trên 3 tuần thì nên đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ y tế ngay nếu bạn gặp những trường hợp cấp bách dưới đây:

  • Sốt không thuyên giảm.
  • Khó thở.
  • Ho nhiều và ho ra máu.
  • Đau họng ngày càng nặng và không thể nuốt.

Những ai dễ mắc bệnh?

Bệnh viêm thanh quản là bệnh lý rất phổ biến về đường hô hấp và những đối tượng dưới đây thường dễ mắc bệnh hơn người khác:

  • Thường xuyên nói to và la hét quá nhiều.
  • Người có tiền sử về bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Đối tượng thường xuyên bị viêm đường hô hấp.
  • Hay bị dị ứng và phải tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc lá.
  • Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
  • Người có sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược.
  • Chủ quan trong việc giữ ấm cơ thể hoặc tắm nước lạnh, tắm quá muộn.

Mắc viêm thanh quản bao lâu thì khỏi?

Nếu bạn bị viêm thanh quản cấp có thể sẽ tự hết sau 2-3 ngày, nhiều hơn là 7 ngày và nhiều nhất là dưới 3 tuần sẽ khỏi bệnh nếu bạn có những biện pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp bị viêm thanh quản mãn tính sẽ kéo dài trên 3 tuần và thậm chí sẽ kéo dài hơn nếu người bệnh chủ quan trong vấn đề điều trị và phòng ngừa khiến bệnh sau khi khỏi lại tiếp tục tái lại liên tục nhiều lần trong năm.

➤  Xem thêm: Mắc viêm thanh quản có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Viêm thanh quản có lây không?

Trên thực tế bệnh viêm thanh quản có bị lây nếu nguyên nhân gây bệnh là do bị nhiễm trùng. Các trường hợp nhiễm trùng thường thấy là: Cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm vi khuẩn hoặc virus,…

Vì vậy nếu không muốn bị lây nhiễm bệnh thì cần bảo vệ bản thân thật tốt bằng vệc:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh.
  • Tạo thói quen che miệng khi ngáp, ho hoặc hắt hơi.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
  • Không ôm, hôn người đang có bệnh về đường hô hấp.

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Trên thực tế bệnh viêm  thanh quản không gây nguy hiểm tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà xem nhẹ việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh sẽ khiến bệnh ngày càng nặng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó lường, có những triệu chứng riêng biệt ở người lớn và trẻ nhỏ được liệt kê dưới đây:

Ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện những biến chứng nặng và dẫn đến nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị ho ông ổng.
  • Khó thở thanh quản.
  • Giọng nói khàn đặc hoặc mất hẳn tiếng.
  • Thường xuyên bị khó thở đặc biệt là vào ban đêm.
  • Vùng thanh quản sưng đau khiến trẻ không thể nuốt thức ăn.
  • Sốt liên tục không thuyên giảm.

Ở người lớn

Người lớn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tim đập nhanh.
  • Polyp thanh quản.
  • Hạt sơ đây thanh.
  • Hai bên tai bị đau nhói, sưng họng, nuốt đau, nuốt khó.
  • Khan tiếng, mất tiếng hoàn toàn.
  • Khó thở thanh quản.
  • Sốt cao.
  • Ho ra máu.

➤ Chi tiết hơn trong bài: Viêm thanh quản có nguy hiểm?

Tuy nói bệnh viêm thanh quản không nguy hiểm nếu người bệnh biết cách điều trị phù hợp và kịp thời thế nhưng người bệnh cần có đủ kiến thức để điều trị bệnh ngay khi mới chớm mắc bệnh để không dẫn đến những biến chứng dưới đây:

  • Trong nhiều trường hợp bị viêm thanh quản do nhiễm trùng nếu để lâu sẽ lây lan sang những bộ phận khác của đường hô hấp.
  • Nếu để bệnh viêm thanh quản mãn tính kéo dài quá lâu mà không có phương pháp điều trị có thể gây ra bệnh: Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Dưới đây là những kiến thức điều trị bệnh mà các bạn nên biết để áp dụng cho bản thân khi cần.

Điều trị bệnh viêm thanh quản thế nào?

Để điều trị được bệnh viêm thanh quản có rất nhiều phương pháp, bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị theo Đông y

Bài thuốc Đông y trị viêm thanh quản

Đông y có một số bài thuốc giúp điều trị bệnh viêm thanh quản hiệu quả bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc Đông y thứ nhất:

Chuẩn bị:

  • Sinh khương: 4g
  • Ngũ vị:10g
  • Thiên niên kiện: 10g
  • Ngài diệp: 10g
  • Mơ muối: 10g
  • Ba kích: 12g
  • Huyền sâm: 12g
  • Cam thảo: 12g
  • Đương quy: 16g
  • Phòng sâm: 16g
  • Rễ xương xông: 16g
  • Cát cánh: 16g
  • Kinh giới: 16g

Thực hiện:

Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị rồi trộn đều với nhau, mang đi sắc lấy nước sau đó chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và sắc uống liên tiếp cho đến khi khỏi hẳn bệnh thì dừng.

Bài thuốc Đông y thứ hai:

Chuẩn bị:

  • Ngân hoa: 10g
  • Sơn thù: 10g
  • Ngũ vị: 10g
  • Thạch hộc: 12g
  • Khởi tử: 12g
  • Tăng diệp: 12g
  • Liên kiều: 12g
  • Cam thảo: 12g
  • Cát cánh: 16g
  • Mạch môn: 16g
  • Bồ công anh: 16g
  • Rau má: 20g
  • Nam lục đoạn: 20g
  • Thổ phục linh: 20g

Thực hiện:

Bạn hãy trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần, sắc uống đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.

Điều trị bệnh theo Tây y

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sử dụng những loại thuốc phù hợp có thể là: Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, những loại thuốc ngậm hoặc dạng xịt giúp chống tắc nghẹt mũi.

Đặc biệt người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ hơn nữa cần uống đúng và đủ liều lương theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê.

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể kết hợp thêm những phương pháp dân gian điều trị tại nhà giúp bệnh mau khỏi và không tái phát.

Điều trị bệnh theo phương pháp dân gian

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp đơn giản dưới đây để điều trị bệnh ở dạng cấp tính, khi bệnh chuyển sang dạng mãn tính người bệnh có thể vừa sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ, vừa kết hợp áp dụng những phương pháp dưới đây giúp bệnh nhanh khỏi hơn và không tái lại nhiều lần trong năm.

Lá tía tô trị bệnh viêm thanh quản

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá tía tô tươi.
  • Muối.
  • Máy xay.

Thực hiện:

  • Tía tô đem rửa sach rồi xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt.
  • Thêm một chút muối khuấy đều rồi uống 2-3 ly mỗi ngày để điều trị viêm thanh quản.

Sử dụng chanh mật ong

Điều trị bệnh theo phương pháp dân gian 1

Chuẩn bị:

  • Chanh tươi: 500 gram
  • Đường phèn: 500 gram
  • Mật ong: 500ml – 1000ml
  • Lọ thủy tinh có nắp.

Thực hiện:

  • Chanh đem rửa sạch, lau khô rồi thái lát mỏng.
  • Xếp chanh vào lọ thủy tinh đan xen mỗi một lớp chanh là một lớp đường phèn.
  • Xếp đầy lọ thì đổ mật ong ngập phần chanh và đường phèn.
  • Đậy nắp lọ bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng sau 2 tuần.
  • Ngậm trực tiếp hỗn hợp trong miệng hoặc pha với nước ấm uống.
  • Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Giá đỗ

Chuẩn bị:

  • Giá đỗ: 0,5 kg.
  • Muối.
  • Nước sạch: 0,5 lít.
  • Nồi đun.

Thực hiện:

  • Giá đỗ rửa thật sạch rồi bóp nhẹ.
  • Cho giá vào nồi đun cùng nước sạch và một chút muối.
  • Đun sôi kĩ nhỏ lửa.
  • Đợi hỗn hợp còn hơi ấm thì uống mỗi ngày 4-5 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Tỏi tươi

Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi: 2-3 củ.
  • Mật ong.
  • Nước sạch.
  • Nồi đun loại nhỏ.

Thực hiện:

  • Tỏi đem bóc sạch vỏ rồi giã thật nhuyễn.
  • Cho tỏi vào nồi cùng với một chút mật ong và nước sạch.
  • Đun sôi kĩ nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sánh mịn.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh và cho vào tủ lạnh để sử dụng dần.
  • Ngậm một chút siro trong miệng rồi nuốt từ từ lặp lại 2-3 lần mỗi ngày sau 5-7 ngày triệu chứng viêm thanh quản sẽ giảm hẳn.

Gừng tươi

Chuẩn bị:

  • Gừng tươi: 1-2 củ.
  • Mật ong: 100ml.
  • Lọ thủy tinh có nắp.

Thực hiện:

  • Gừng tươi rửa rồi đem sạch thái sợi mỏng.
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh.
  • Đổ mật ong ngập phần gừng.
  • Đậy nắp và sử dụng sau 2 giờ.
  • Ngậm trực tiếp một chút hỗn hợp trong miệng rồi nuốt từ từ hoặc pha với một ly nước ấm uống đều 2 lần mỗi ngày. Uống liền từ 5-7 ngày để có hiệu quả như mong đợi.

Những lưu ý khi bị viêm thanh quản

Bị viêm thanh quản không nên:

  • Hãy nói không với thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích.
  • Không ăn những loại đồ ăn cay nóng, giòn cứng gây tổn thương thanh quản.
  • Ngừng ăn, uống thực phẩm lạnh.
  • Không nên nói to và nói quá nhiều, âm lượng và cường độ chỉ nên vừa đủ nghe.
  • Không để cơ thể bị nhiễm lạnh đặc biệt là vùng cổ họng.

Bị viêm thanh quản nên:

  • Nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
  • Tự xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Thường xuyên rèn luyện cơ thể cùng những bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần và súc miệng với nước muối loãng thường xuyên.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ với việc giặt chăn ga gối thường xuyên, lau chùi nhà cửa, đồ dùng để tránh bám nhiều bụi bẩn.
  • Nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí trong không gian sống.
  • Trồng thêm cây xanh trong nhà giúp lọc sạch không khí.

➤  Xem thêm: Viêm thanh quản nên ăn gì, kiêng gì?

Haviho giải pháp trị viêm thanh quản từ viên Hàn Lâm KH$CN Việt Nam

Haviho giải pháp trị viêm thanh quản từ viên Hàn Lâm KH$CN Việt Nam 1

Heviho là một thành tựu từ nghiên cứu khoa học với khả năng kháng viêm, giảm ho, long đờm, giảm đau….. dùng trong các trường hợp mắc bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng cấp và mãn tính, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, viêm thanh quản,…

Heviho có chứa hợp chất mang tên (3S)-DIHYDROELEUTHERINOL-8-O-BETA-D-GLUCOPYRANOZIT phân lập từ rễ cây Sâm đại hành đã được đặt tên là S3-Elebosin® là chất lần đầu tiên được phân lập và công bốNghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy dịch chiết từ Sâm Đại hành (S3 – Elebosin) có tác dụng ức chế trên 50% thể tích khối viêm trong vòng 24h đầu tiên. Đây là kết quả rất đáng kinh ngạc về khả năng chống viêm S3 – Elebosin. Đối với trường hợp viêm cấp tính thì nên sử dụng từ 5-7 ngày, viêm mạn tính nên dùng duy trì 2-3 tháng để ức chế triệt để quá tình viêm tái đi tái lại.

Vì sao nên chọn Heviho khi đang bị viêm thanh quản

  • Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu khoa học của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm hoàn toàn là các thảo dược tự nhiên nên an toàn không tác dụng phụ.
  • Heviho Chứa S3-ELEBOSIN – hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp mà không cần dùng kháng sinh. Từ đó giúp trị dứt điểm viêm đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng.
  • Hiệu quả giảm ho, long đờm, đau rát, vướng cổ họng nhanh chóng. Với trường hợp mạn tính, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khuyến cáo nên dùng đủ liệu trình 2-3 tháng giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát.
  • Heviho vinh dự là sản phẩm ứng dụng đề tài đạt giải Vàng tại triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 (đề tài S3-Elebosin)
  • Sử dụng Heviho sẽ giúp hạn chế phải dùng kháng sinh, hạn chế kháng thuốc.

Như vậy, Heviho là một sản phẩm thảo dược an toàn không tác dụng phụ, vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, trẻ em bị viêm VA gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...