Hỏi: Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Xin chào chuyên gia!

Tôi năm nay 35 tuổi làm nghề giáo viên đã nhiều năm nay. Tôi bị ho dai dẳng nhiều ngày kèm theo đó là hiện tượng đau họng, khàn giọng, đôi khi còn bị mất tiếng. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi bị bệnh viêm thanh quản mãn tính. Tôi rất lo lắng vì không biết bệnh viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không? Mong chuyên gia cho tôi câu trả lời sớm nhất. Tôi xin cảm ơn!

Thanh Quý - Hà Nội

Trả lời

Bạn Thanh Quý thân mến! Để giải đáp câu hỏi của bạn viemduonghohap.vn xin trả lời bạn cụ thể như sau:

Muốn biết bệnh viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm hay không trước hết chúng ta cần hiểu rõ về bệnh để có đủ kiến thức điều trị bệnh đúng cách.

Viêm thanh quản mãn tính là bệnh gì?

Bệnh viêm thanh quản có 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính thường phát triển chậm hơn dạng cấp tính. Triệu chứng của bệnh mãn tính sẽ kéo dài trên 3 tuần. Khi bệnh ở dạng cấp tình nếu người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm, hiện tượng này gọi là bệnh mãn tính. Tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm hoặc khó chữa nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh viêm thanh quản mãn tính thường kéo theo nhiều dấu hiệu dai dẳng điển hình như:

Và có thể kèm theo một vài triệu chứng khó chịu khác như:

  • Sốt nhẹ.
  • Sưng vùng cổ họng.
  • Đau đầu.
  • Chán ăn, người mệt lả.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mãn tính như:

  • Lạm dụng về giọng nói: Nói quá nhiều, nói to, hát hoặc thường xuyên phải gắng sức khi nói.
  • Bạn có các bệnh lý về đường hô hấp như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi xoang,....
  • Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Bạn bị bệnh trào ngược dạ dày hoặc thực quản.
  • Do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm lâu ngày chứa nhiều khói và bụi bẩn.

Bệnh viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

benh-viem-hong-thanh-quan

Trên thực tế, bệnh viêm thanh quản mãn tính sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh có phương pháp điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng nếu người bệnh chủ quan cho rằng không cần chữa mà bệnh có thể tự khỏi để bệnh ủ quá lâu sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng có thể lây lan sang bộ phận khác của đường hô hấp.
  • Gây tổn thương dây thanh âm - là nguyên nhân gây kích hoạt sự hình thành và phát triển của các polyp thanh quản. Như vậy viêm thanh quản mãn tính có thể gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng.
  • Viêm phế quản, tăng sản, bạch sản hoặc tăng sừng hóa thanh quản (hiếm gặp).
  • Nếu để biến chứng ung thư thanh quản, ung thư vòm họng người bệnh có thể lấy đi giọng nói vĩnh viễn và đe dọa cả tính mạng. Người mắc ung thư thanh quản nếu không được điều trị can thiệp kịp thời thì chỉ có thể sống khoảng từ 1 năm đến 18 tháng.

Diễn tiến viêm thanh quản tương đối phức tạp nên khi được chẩn đoán mắc bệnh thì cần phải tiến hành điều trị sớm và đúng cách tránh gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần hết sức chú ý chữa bệnh viêm thanh quản triệt để.

Một số phương pháp điều trị

Nguyên tắc trong điều trị bệnh viêm thanh quản mãn tính là kết hợp điều trị bằng thuốc tây cùng những phương pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà để nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp người bệnh chữa tận gốc.

Điều trị bằng y khoa

Tùy vào thể trạng của từng người và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp:

  • Điều trị tại chỗ: Phương pháp phổ biến nhất là xông và khí dung thanh quản để ức chế tình trạng viêm nhiễm và làm giảm triệu chứng đau rát họng. Một số loại thuốc kháng sinh như: Hydrocortisone và Alpha chymotripsine được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó có thể kết hợp với những loại thuốc như giảm phù nề, giảm sưng viêm,...
  • Điều trị toàn thân: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tùy vào triệu chứng của mỗi người. Các loại thuốc được sử dụng như thuốc chống viêm steroid như: prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone… hoặc thuốc chống viêm dạng men như: alpha chymotrypsin, lysozym…
  • Luyện giọng nói: Tùy vào tình trạng tổn thương ở thanh quản, bác sĩ sẽ hướng dẫn một vài liệu pháp luyện giọng thích hợp. Cách này giúp cải thiện giọng nói và còn bảo vệ thanh quản cho người bệnh.
  • Phương pháp phẫu thuật: Trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để trị bệnh. Một vài trường hợp được chỉ định cụ thể như: hạt xơ dây thanh, có khối u thanh quản, polyp thanh quản,...

☛ Tham khảo chi tiết: Viêm thanh quản uống thuốc gì?

Áp dụng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả.

Tỏi

toi-tuoi

Tỏi tươi là nguyên liệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên có thể kháng lại tình trạng nhiễm trùng: viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản,...

Bạn có thể sử dụng tỏi để chế biến thành các món ăn (nước chấm, các món xào) hoặc ăn trực tiếp 1-2 tép tỏi tươi rồi nuốt từ từ. Ngoài ra tỏi còn có thể đem giã nhuyễn rồi trộn vào cùng một ly sữa nóng và uống hàng ngày. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm thanh quản mãn tính.

Mật ong

Mật ong được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể con người. Mật ong có tính kháng khuẩn cao, tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu họng. Không những thế, chúng còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng.

Bạn sử dụng mật ong nguyên chất pha với cốc nước ấm và uống hàng ngày. Thực hiện 2 lần/ ngày vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Hoặc bạn có thể cho vài lát gừng vào cốc nước mật ong ấm để tăng hiệu quả chữa viêm thanh quản mãn tính.

Gừng

Gừng tươi có thể làm giảm những cơn đau họng, làm dịu cổ họng và giúp chữa viêm thanh quản mãn tính rất tốt. Trong thành phần của gừng có chứa gingerol có khả năng kháng viêm, từ đó làm giảm đau rát ở họng, ức chế những cơn ho khan.

Bạn dùng lát gừng tươi để ngậm trực tiếp khoảng 15 phút và nuốt từ từ để dưỡng chất thẩm thấu vào họng. Hoặc sử dụng gừng tươi ép lấy nước cốt rồi pha thêm chút nước ấm vào để uống. Áp dụng hàng ngày khoảng 2-3 lần để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

☛ Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản

Cách chăm sóc thêm tại nhà

uong-nhieu-nuoc

Ngoài việc sử dụng đúng theo đơn thuốc của bác sĩ người bệnh có thể áp dụng điều trị thêm với một số phương pháp tại nhà bao gồm:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, chú ý nên uống nước ấm thay cho nước lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc: mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần và súc miệng thường xuyên với nước muối loãng.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế nói to hoặc nói nhiều.
  • Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác khi đang bị bệnh tránh lây nhiễm.
  • Nên ăn những loại đồ ăn mềm,dễ nuốt. Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
  • Tránh ăn những đồ ăn cay nóng, khô cứng, đồ uống đá lạnh để không làm tổn hại thêm vùng niêm mạc họng
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong không gian sống sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải khói và bụi bẩn.
  • Rèn luyện cơ thể mỗi ngày với việc tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh và Vitamin C cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi nhanh các loại bệnh tật.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần từ thảo dược, trong đó có hợp chất thiên nhiên S3-Elebosin (chiết xuất từ Sâm đại hành) được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh Viêm đường hô hấp.

heviho

Sử dụng Heviho sẽ giúp nhanh chóng giảm ho, đờm, cộm, vướng, đau rát họng…đồng thời giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc họng cho những ai mắc Viêm đường hô hấp như: Viêm họng cấp và mạn tính, Viêm thanh quản, Viêm amidan…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường khi đã để bệnh thành mãn tính bắt buộc người bệnh cần đi khám bác sĩ để có những phác đồ điều trị bệnh phù hợp với thể trạng bệnh và cơ địa của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì nên đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Khó thở, thở nặng nề.
  • Ho ra máu.
  • Sốt cao không giảm dù đã dùng thuốc.
  • Họng đau ngày càng nghiêm trọng.
  • Khó nuốt, không nuốt được nước bọt và thức ăn.

☛ Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị viêm thanh quản

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn Thanh Quý bớt lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Lời khuyên giành cho bạn là nên hạn chế nói to và giảm tối đa tần suất nói nếu có thể dù đó là đặc thù công việc của bạn để đảm bảo bạn sẽ khỏi bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...