Trẻ bị viêm thanh quản - Nguyên nhân và điều trị

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm thanh quản

Trẻ bị viêm thanh quản là tình trạng rất phổ biến, thường thì chỉ bị ở thể nhẹ thế nhưng cha mẹ không nên chủ quan bởi bệnh lý này cũng có những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm thanh quản giúp cha mẹ có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Hiểu hơn về bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng dây thanh âm bị viêm và sưng to kéo dài dưới 3 tuần. Khi dây thanh âm bị sưng thì không khí sẽ khó đi qua hơn khiến giọng nói của trẻ trở nên hơi khàn khàn.

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ thường kéo dài từ 1-3 tuần nếu cha mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ để bệnh kéo dài trên 3 tuần sẽ trở thành mãn tính và lúc này sẽ rất khó chữa khỏi dứt điểm cho trẻ

Có khoảng 3% trẻ bị mắc bệnh viêm thanh quản mỗi năm ở nước ta. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này khí quản đường thở của trẻ còn nhỏ kèm theo sức đề kháng yếu  nên sẽ dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông lạnh và mùa xuân ẩm ướt.

➤  Tìm hiểu: Bệnh viêm thanh quản

Nguyên nhân trẻ bị viêm thanh quản

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus

Vào thời điểm giao mùa hoặc ẩm ướt là lúc vi khuẩn và virus sinh sôi rất nhiều, lúc này trẻ em với sức đề kháng yếu rất dễ nhiễm các loại virus gây bệnh viêm thanh quản, cha mẹ cần hết sức lưu ý và đề phòng cẩn thận cho trẻ khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi.

Trẻ hay bị nôn chớ, có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

Trẻ em có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày và thực quản hoặc thường xuyên bị nôn chớ rất dễ bị viêm thanh quản do dịch vị acid trong dạ dày bị dư thừa sẽ trào ngược lên vùng miệng họng khiến dây thanh quản bị tổn thương gây ra viêm nhiễm.

Bị viêm họng, viêm xoang

Do tai – mũi – họng được nối liền nhau bởi các lỗ thông xoang nên khi trẻ bị viêm họng sẽ lan xuống dây thanh quản khiến chúng bị viêm nhiễm, sưng tấy, cần được điều trị sớm để không mắc phải bệnh viêm thanh quản hoặc viêm họng mãn tính.

Trẻ thường nói hoặc la hét to thường xuyên

Trẻ bị viêm thanh quản không nên nói to hoặc la hét

Trẻ bị viêm thanh quản không nên nói to hoặc la hét

Dây thanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giọng nói, tần suất và âm lượng khi phát ra. Với những trẻ nói quá nhiều, thường hay nói to hoặc đùa nghịch la hét thường xuyên sẽ khiến dây thanh quản bị tổn thương nặng nề dẫn đến viêm sưng tấy do phải hoạt động quá năng suất.

Trẻ bị dị ứng với môi trường

Do trẻ bị dị ứng với thời tiết hoặc lông chó mèo, bụi bẩn từ môi trường khiến đường thở bị tổn thương do nhiễm khuẩn sẽ dễ dàng bị viêm thanh quản.

➤  Tìm hiểu thêm: 10++ Nguyên nhân gây viêm thanh quản 

Triệu chứng của bệnh

Có rất nhiều triệu chứng xảy ra khi bé bị viêm thanh quản từ những triệu chứng nhẹ nhất đến nặng nhất cha mẹ cần đặc biệt chú ý không được chủ quan khi trẻ có bất cứ hiện tượng nào không ổn về vấn đề sức khỏe.

  • Ho khan
  • Ngứa rát cổ họng
  • Sưng tấy vùng niêm mạc họng.
  • Ho có đờm
  • Sốt nhẹ
  • Nghẹt mũi, sổ mũi

Đọc chi tiết: Triệu chứng viêm đau thanh quản

Trẻ bị viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Thông thường bệnh viêm thanh quản ở trẻ sẽ diễn biến trong vòng từ 5-7 ngày rồi tự khỏi và không gây nguy hiểm nếu không xảy ra biến chứng về sức khỏe. Tuy nhiên ba mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi sát xao tình trạng bệnh của trẻ, bởi nếu không có phương pháp điều trị mà chủ quan dễ dẫn đến những biến chứng bội nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của trẻ như:

  • Viêm phổi.
  • Viêm tai, đau tai, chảy dịch ở tai.
  • Khó thở tăng dần
  • Hiện tượng phù nề nghiêm trọng xuất hiện gây ảnh hưởng kích thước đường thở khiến trẻ ngạt thở hoặc suy hô hấp.

Cha mẹ nên cho con nhập viện ngay khi thấy những dấu hiệu nêu trên để có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ, tránh gây ra hậu quả không mong muốn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ bị viêm thanh quản thường kéo dài từ 5-7 ngày là sẽ tự khỏi với những trường hợp nhẹ. Tuy nhiên nếu trẻ bị viêm thanh quản nhiều hơn 1 tuần và có kèm theo việc trẻ xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm hơn cha mẹ lưu ý nên đưa con đi cấp cứu ngay nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt cao liên tục trên 39°C.
  • Ho nhiều thậm chí ho ra máu.
  • Trẻ khò khè khó thở kèm theo tím tái.
  • Đau khi nuốt, khó nuốt, nuốt vướng, tức nghẹn vùng ngực.

Đánh giá mức độ bệnh viêm thanh quản ở trẻ qua cơn khó thở

Viêm thanh quản gây khó thở ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm do đường thở của trẻ hạn hẹp và chỉ bằng 1/3 của người lớn. Các tổ chức liên kết ở vùng này của trẻ em là khá lỏng lẻo nên dễ gây ra tình trạng bít tắc đường thở và dễ gây tử vong ở trẻ em vì vậy ba mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ mắc chứng bệnh viêm thanh quan. Tuyệt đối không được chủ quan.

Để đánh giá mức độ khó thở thanh quản ở trẻ thường dựa vào 03 mức độ nặng nhẹ dưới đây:

Mức độ 1

  • Tiếng ho vẫn còn trong hoặc hơi rè một chút.
  • Khi trẻ khóc hay nói có hiện tượng tiếng bị khàn hoặc rè.
  • Biểu hiện khó thở chưa rõ ràng và xuất hiện tiếng rít thanh quản.
  • Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng.
  • Tiếng co kéo cơ hô hấp còn ít.

Mức độ 2

  • Trẻ xuất hiện tiếng ho ông ổng như tiếng chó sủa.
  • Trẻ bị mất tiếng, khóc hoặc nói không nghe rõ từ.
  • Cơ hô hấp bị co kéo mạnh.
  • Triệu chứng khó thở thanh quản bắt đầu rõ ràng hơn và tiếng rít thanh quản to hơn.
  • Trẻ lo sợ, hốt hoảng và bị kích thích.

Mức độ 3

  • Trẻ lúc này ho không thành tiếng hoặc không thể ho.
  • Mất tiếng hoàn toàn, nói không thành tiếng. Khóc thều thào.
  • Tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng nặng nề: Lờ đờ, mệt lả, hôn mê)
  • Da tái nhợt, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh.
  • Triệu chứng khó thở dữ dội sẽ xuất hiện do thiếu oxy nặng, rối loạn nhịp thở.

Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ viêm thanh quản đúng cách!

Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày là điều rất cần thiết để giảm tối đa những bệnh lý về đường hô hấp và vùng miệng họng của trẻ. Không cho vi khuẩn có thể xâm nhập làm tổn thương thanh quản của trẻ. hãy cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối kèm theo việc cho trẻ súc miệng thường xuyên với nước muối loãng.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày

Cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày 

Xông hơi

Khi đang bị viêm thanh quản việc xông hơi cho trẻ là rất hiệu quả. Cha mẹ có thể mua máy xông hơi và xông bằng nước muối cho trẻ mỗi ngày giúp làm sạch và lành nhanh những tổn thương tại vùng thanh quản của trẻ.

Vệ sinh mũi họng

Mẹ hãy sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ mỗi ngày, nước muối có khả năng kháng khuẩn cao sẽ giúp vùng miệng họng của trẻ luôn sạch sẽ, cách này còn giúp bé phòng tránh được rất nhiều bệnh lý khác về đường hô hấp.

Tắm nước nóng

Khi trẻ đang bị viêm thanh quản mẹ nên cho con tắm nước nóng hơn bình thường một chút để đảm bảo trẻ không bị lạnh, có thể thêm vào nước tắm vài giọt tinh dầu tràm sẽ rất tốt cho trẻ. mẹ hãy nhắc trẻ hít nhiều hơi nóng bốc lên trong quá trình tắm giống như một cách xông hơi vùng mũi họng cho trẻ cũng rất hiệu quả.

Sử dụng dầu tràm

Sau khi tắm mẹ hãy thoa một chút tính dầu tràm vào 2 lòng bàn chân và cổ cho trẻ. Cách này giúp giữ ấm cơ thể và áp dụng tốt cho cả người lớn.

Cho trẻ uống đủ nước

Việc uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Khi trẻ đang bị ốm hoặc bị viêm thanh quản mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, lưu ý cho trẻ uống nước ấm để không làm tổn thương thêm vùng họng của trẻ.

Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm

Trẻ bị viêm thanh quản sẽ luôn cảm thấy vùng cổ họng bị khô rát và khó chịu. Mẹ hãy tạo thêm độ ẩm cần thiết trong không gian sống của trẻ bằng một máy tạo độ ẩm giúp trẻ dễ chịu hơn đặc biệt là vào ban đêm khi trẻ đang ngủ.

Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp

Dinh dưỡng là vấn đề tối quan trọng đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đang bị viêm thanh quản mẹ cần lưu ý cho trẻ có một chế độ ăn uống phù hợp. Đặc biệt nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt. Không ăn những loại đồ ăn khô cứng gây tổn thương thêm thanh quản của trẻ.

Nhắc trẻ hạn chế nói và không nói to

Việc kiểm soát tần suất và âm lượng khi trẻ nói cũng là điều rất quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý để nhắc trẻ giữ gìn không làm tổn thương thêm vùng thanh quản đang bị viêm nhiễm.

Giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ

Cổ họng là nơi nhạy cảm đặc biệt là với trẻ nhỏ nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong việc giữ ấm vùng cổ họng cho trẻ đặc biệt vào mùa đông lạnh để phòng ngừa và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Giữ ấm vùng cổ họng và cho bé uống nước ấm mỗi ngày khi đang bị viêm thanh quản

Giữ ấm vùng cổ họng và cho bé uống nước ấm mỗi ngày khi đang bị viêm thanh quản

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị viêm thanh quản cha mẹ cần hết sức lưu ý để biết cách bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...