9 cách chữa viêm thanh quản hiệu quả tại nhà!
Viêm thanh quản là nguyên nhân gây ra các vấn đề như đau họng, khản tiếng, thậm chí là mất tiếng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm thanh quản không chỉ ảnh hưởng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các cách chữa viêm thanh quản hiệu quả tại nhà!
Mục lục
Viêm thanh quản là bệnh gì?
Thanh quản là bộ phận ở phía trên cùng của cổ, có liên quan đến quá trình thở và khả năng phát âm, giúp thực hiện các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Khi thanh quản bị tấn công bởi virus, vi khuẩn hoặc bị kích ứng do hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm thanh quản. Kết quả là làm biến đổi giọng nói, giảm âm lượng, gây đau rát cổ họng, khản tiếng,… cho người bệnh.
Để có biện pháp điều trị đúng cách, trước hết người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây viêm thanh quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thanh quản là do sự xâm nhập và gây viêm của virus, vi khuẩn đường hô hấp trên. Ngoài ra, các tác nhân gây nhiễm trùng hay kích thích khác như hít phải hóa chất độc hại, khói thuốc, trào ngược dạ dày – thực quản, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nói quá nhiều trong thời gian dài,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
☛ Tham khảo đầy đủ qua bài: Tất tần tật về viêm thanh quản
Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, viêm thanh quản được chia làm 2 dạng là cấp tính (trong thời gian ngắn dưới 3 tuần) và mạn tính (kéo dài trên 3 tuần).
Nhìn chung, các trường hợp viêm thanh quản ở người lớn thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây nguy hiểm. Hầu hết các triệu chứng của viêm sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày, với các triệu chứng điển hình như khàn giọng, hụt hơi, thi thoảng mất giọng, ho kéo dài, cảm giác đau họng, khó nuốt,… ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách thì viêm thanh quản có thể tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm như áp – xe vùng thanh quản, nhiễm trùng dây thanh quản, viêm cầu thận, viêm tai giữa,… Trong trường hợp tác nhân gây viêm thanh quản là do virus hoặc vi khuẩn, chúng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây biến chứng viêm phổi. Ngoài ra, tổn thương dây thanh âm lâu ngày cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng,…
Đặc biệt, cha mẹ cần chú trọng viêm thanh quản ở trẻ em vì có thể gây ra biến chứng phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, nguy hiểm tính mạng của bé. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị viêm thanh quản đúng cách là rất cần thiết.
☛ Tham khảo thêm tại: Đâu là triệu chứng viêm thanh quản?
9 cách chữa viêm thanh quản đơn giản, hiệu quả tại nhà
Với các trường hợp viêm thanh quản không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể kết hợp chế độ nghỉ ngơi, lối sống lành mạnh cùng với các cách chữa viêm thanh quản hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà dưới đây.
Hạn chế nói nhiều
Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh bị viêm hay bị kích ứng sẽ dẫn đến phù nề và làm biến đổi dòng không khí khi đi qua chúng. Kết quả là người bệnh bị khản tiếng, nói khó và đôi khi mất tiếng hoàn toàn. Vì vậy, nói to, nói nhiều và liên tục trong thời gian dài vô tình làm tăng áp lực lên dây thanh âm, gây sưng và làm nặng thêm tình trạng viêm của bạn.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là để thanh quản có thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp tình trạng viêm thanh quản tiến triển tốt hơn. Nếu yêu cầu công việc bắt buộc phải giao tiếp nhiều, nói to, bạn có thể sử dụng micro, loa hay các thiết bị hỗ trợ khác để tránh ảnh hưởng đến thanh quản của mình.
Súc miệng nước muối ấm
Nước muối có tác dụng làm giảm sưng viêm và làm sạch cổ họng rất tốt. Chỉ cần một chút muối trắng pha loãng với nước ấm và dùng để súc miệng đã giúp cải thiện viêm thanh quản tại nhà. Lặp lại quy trình này 1 – 2 lần mỗi ngày vừa giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng và làm tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản.
Uống nhiều nước
Khi bị viêm, thanh quản rất nhạy cảm, lớp niêm mạc khô gây cảm giác khó chịu, đau rát. Nước có tác dụng làm tăng độ ẩm cho niêm mạc thanh quản, làm dịu tình trạng kích ứng niêm mạc của bạn. Do vậy, chăm chỉ uống nước đều đặn giúp giảm bớt tình trạng sưng đau, khó nuốt.
Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, hay thức uống có nhiều cafein như rượu, bia, cà phê,… Các chất kích thích có trong đồ uống nói trên có thể làm mất nước của cơ thể, khiến cổ họng bị khô, bị kích thích gây khó chịu và làm nặng thêm tình trạng viêm thanh quản của bạn.
Súc miệng nước giấm loãng
Người bị bệnh viêm thanh quản cũng có thể sử dụng nước giấm loãng để súc miệng hàng ngày. Giấm có tính acid nhẹ và tác dụng kháng khuẩn tốt, từ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm thanh quản hiệu quả.
Uống trà mật ong
Khi nói đến các cách chữa viêm thanh quản tại nhà thì không thể không kể đến mật ong. Thanh quản sưng viêm, đau họng, cảm giác khó nuốt khiến người bệnh mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn được nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định, mật ong rất hữu ích trong điều trị viêm thanh quản tại nhà.
Chỉ cần một ly trà nóng kết hợp cùng mật ong mỗi ngày sẽ giúp làm dịu và giảm nhanh tình trạng đau, sưng viêm hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm: 9 cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Dùng gừng tươi
Gừng tươi từ xa xưa đã là vị thuốc quý của y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm nên đặc biệt thích hợp trong hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp trên nói chung, đặc biệt là viêm thanh quản, viêm họng, khản tiếng. Để cải thiện viêm thanh quản bằng gừng tươi, cách thực hiện như sau:
- Củ gừng tươi sau khi rửa sạch, bạn cắt lát rồi bỏ vào nước sôi.
- Có thể thêm chút mật ong hòa cùng nước gừng để uống. Mật ong vừa gia tăng hương vị cho cảm giác thơm ngon, vừa tăng hiệu quả điều trị viêm thanh quản.
Xông tinh dầu khuynh diệp
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên cũng là biện pháp điều trị viêm thanh quản rất tốt mà bạn nên thử tại nhà, đặc biệt là tinh dầu khuynh diệp. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy khuếch tán tinh dầu hay máy tạo độ ẩm, hoặc đơn giản hơn là nhỏ vài giọt lên gối là đã góp phần cải thiện tình trạng viêm của mình.
Sử dụng tỏi tươi
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tỏi tươi được xem như “khắc tinh” của viêm thanh quản. Trong tỏi tươi có chứa một lượng lớn allicin có tác dụng diệt khuẩn khuẩn, ngăn chặn virus và làm dịu thanh quản. Vì vậy, tỏi thường được sử dụng trong điều trị viêm thanh quản với cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng tỏi tươi trong thực đơn hàng ngày: Sử dụng tỏi tươi trong chế biến các món ăn hàng ngày vừa giúp tăng cường sức khỏe nói chung, đồng thời làm giảm viêm và nhiễm trùng thanh quản rất tốt.
- Sử dụng tỏi chưng mật ong: Bạn có thể đập tỏi tươi cho vào chén và chưng cách thủy cùng mật ong. Sau đó, chắt lấy nước uống dùng mỗi ngày cho tới khi tình trạng viêm thanh quản được cải thiện.
Giảm nhanh triệu chứng viêm thanh quản với Heviho!
Các cách chữa viêm thanh quản tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ thực hiện. Nhược điểm lớn nhất là mất nhiều thời gian, phải duy trì trong thời gian dài để có hiệu quả. Hiểu rõ được mong muốn người bệnh, vừa muốn điều trị an toàn nhưng vừa có hiệu quả nhanh chóng, chính vì vậy Heviho ra đời đáp ứng yêu cầu của bạn.
Heviho là thành tựu từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3-Elebosin (chiết xuất từ sâm đại hành) trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp.
Hiện nay, Heviho có 2 dạng bào chế là siro thơm ngon dành cho trẻ nhỏ và viên uống tiện dụng cho người lớn. Sản phẩm hiện được rất nhiều chuyên gia và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn!
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho về tận nhà (giao hàng, thu tiền tại nhà)
Các lưu ý khi bị viêm thanh quản
Viêm thanh quản hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, để phòng tránh lây nhiễm cho mọi người, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Nên dừng hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá hay thuốc lá điện tử trong thời gian điều trị bệnh. Chất độc hại từ thuốc lá góp phần không nhỏ gây kích ứng cổ họng, khiến người bệnh ho và viêm kéo dài hơn.
- Hạn chế nói nhiều, nói to, la hét khi không cần thiết.
- Tránh nói thì thầm. Thực tế là việc nói thì thầm có thể khiến cho dây thanh âm bị căng thẳng hơn so với khi nói bình thường.
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.
- Che miệng, mũi khi ho.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hay cần tiếp xúc với người khác.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc cồn thường xuyên.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống,…
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, hóa chất độc hại,… dễ gây kích ứng và làm khô họng.
Khi nào viêm thanh quản cần đến gặp bác sĩ?
Khi bệnh viêm thanh quản kéo dài trên 7 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Vì rất có thể nguyên nhân gây viêm thanh quản bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng vi khuẩn,…
Với đối tượng là trẻ nhỏ, do sức đề kháng của bé còn yếu, các triệu chứng có thể nặng và nguy hiểm hơn. Nếu bé có biểu hiện sau, bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời:
- Cảm giác khó thở, hơi thở yếu, khò khè, thở rít (khi hít vào nghe thấy tiếng rít to).
- Sốt cao li bì trên 39 độ C.
- Chảy nước dãi.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị viêm thanh quản
Khi thời tiết chuyển mùa, trở lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm, đặc biệt là viêm thanh quản. Viêm thanh quản tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không điều trị sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để giúp nhanh chóng giải quyết căn bệnh này!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-laryngitis
- https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/tai-m%C5%A9i-h%E1%BB%8Dng/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-thanh-qu%E1%BA%A3n/vi%C3%AAm-thanh-qu%E1%BA%A3n
- https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-hong/12-cach-chua-viem-thanh-quan-tai-nha-hieu-qua-nhat/
- https://viemthanhquan.com/bai-viet/viem-thanh-quan/can-than-ban-co-the-gap-rac-roi-voi-bien-chung-viem-thanh-quan.html