Hỏi: Khó thở thanh quản là gì?

Chào bác sĩ! Tôi hay bị ho rồi khó thở, mất tiếng và khàn giọng. Khi đi khám tôi được bác sĩ kết luận mắc hội chứng khó thở thanh quản. Chính vì vậy tôi muốn hiểu rõ hơn về bệnh khó thở thanh quản, bác sĩ tư vấn giúp tôi bệnh khó thở thanh quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không? và điều trị ra sao. Cảm ơn bác sĩ.

Thanh Duy 35 tuổi - Nam Định

Trả lời

Xin chào bạn Duy. Để giải đáp câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời bạn cụ thể như sau:

Khó thở thanh quản là bệnh gì?

Khó thở thanh quản là hội chứng thướng gặp nhưng nguy hiểm và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ở trẻ em khi gặp hội chứng này thì rất nguy hiểm do có nguy cơ tử vong rất cao nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Vì vậy lúc này bác sĩ cần phải chẩn đoán thật nhanh và hết sức chính xác để có biện pháp xử lí kịp thời.

Triệu chứng bệnh khó thở thanh quản

Những triệu chứng phổ biến khi mắc khó thở thanh quản như:
  • Thanh quản có tiếng rít khi thở.
  • Khó thở khi hít vào.
  • Cơ hô hấp bị co kéo rất khó để thở được bình thường.
  • Khàn giọng mất tiếng.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Tim đập nhanh.
  • Người mệt lả, tím tái có thể dẫn đến hôn mê.

Nguyên nhân khó thở thanh quản là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở thanh quản:

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

  • Viêm thanh quản cấp: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm và nhiễm trùng ở niêm mạc.
  • Bạch hầu thanh quản: Giả mạc do vi khuẩn gây ra xuất hiện ở thanh quản, chúng có thể làm hẹp đường thanh quản và gây khó thở.
  • Viêm thanh quản do sởi: Virus sởi gây viêm ở thanh quản, khiến cho người bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, sốt, giọng bị khàn, khó thở, xuất hiện ban sởi trên da.
  • Áp xe thành họng: Đây là tình trạng tụ mủ ở sau thành họng, thế nhưng nếu bệnh tiến triển nặng và nhiễm trùng thì có thể dây thanh quản sẽ sưng và gây khó thở.
  • Viêm thanh quản do lao: Khi vi khuẩn lao tấn công vào dây thanh quản, từ đó sẽ gây ra khó thở, sốt về chiều tối và toàn thân cảm giác mệt mỏi.
  • Viêm thanh quản do virus cúm: Người bệnh thường có biểu hiện thở nông, sốt cao trên 38,5 độ, khó thở, mặt tái.
  • Viêm thanh quản do viêm VA: Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhở dưới 6 tuổi và có những biểu hiện như: khó thở đột ngột (chủ yếu vào đêm) và kéo dài trong vài phút.

Do vướng dị vật trong cổ họng

Bệnh có thể xảy ra khi người bệnh vô tình nuốt hoặc hít phải các dị vật như côn trùng, thuốc, nắp bút,... Khi các dị vật rơi vào thanh quản sẽ dẫn đến tình trạng khó thở.

Do chấn thương gây ra

Những chấn thương gây khó thở thanh quản như:
  • Phù nề than quản do tai nạn.
  • Sẹo do phẫu thuật thanh quản gây hẹp đường thở.
  • Các dị tật bẩm sinh gây khó thở thanh quản như dị dạng thanh quản hoặc mềm sụn thanh quản.

Do những khối u hoặc ung thư

Những khối u có thể làm hẹp không gian ở thanh quản khiến người bệnh khó thở. Một số bệnh lý thường gặp như:
  • Ung thư thanh quản: Khi các tế bào biểu mô bị kích thích sẽ làm tăng sản bất thưởng và hình thành các khối u. Trường hợp nếu khối u phát triển quá lớn sẽ khiến người bệnh bị khó thở và sụt cân.
  • Polyp thanh quản: Tình trạng này diễn ra do bạn quá lạm dụng dây thanh khiến phát sinh ra khối u và đa số chúng đều lành tính. Tuy nhiền, một vài trường hợp đặc biệt sẽ khiến chúng hóa ác tính và biến chứng thành ung thư thanh quản.
  • Nang dây thanh: Tình trạng này xảy ra khi dịch nhầy hoặc mủ ứ đọng lại thành các nang. Khi chúng phát triển thì sẽ gây khàn tiếng, khó thở và người bệnh có cảm giác nghẹn khi nuốt.

Chẩn đoán hội chứng khó thở thanh quản

Việc chẩn đoán và đánh giá chính xác được mức độ khó thở thanh quản là điều vô cùng quan trọng bởi điều này giúp tiên lượng và áp dụng cách xử lí kịp thời cho người bệnh. Có 3 mức độ khó thở thanh quản khác nhau bạn nên chú ý đến mức độ mình đang gặp phải nhé:

Mức độ 1

  • Ho nhẹ, tiếng ho hơi rè một chút.
  • Bạn bị khàn tiếng khi nói hoặc khóc.
  • Có tiếng rít nhẹ khi thở ở vùng thanh quản.

Mức độ 2

  • Tiếng ho lúc này vang to hơn và dữ dội hơn.
  • Cơ thể bị kích thích, ho nhiều khiến tim đập nhanh.
  • Mất tiếng, nói không nghe rõ.
  • Tiếng rít ở thanh quản khi thở mạnh hơn.

Mức độ 3

  • Ho rất nhiều nhưng không thể phát ra thành tiếng nữa.
  • Mất tiếng hoàn toàn, nói hoặc khóc đều không phát ra âm thanh.
  • Hơi thở yếu, thều thào.
  • Khó thở thanh quản rõ rệt và rất dữ dội, nếu là trẻ em có thể tím tái do thiếu oxy trầm trọng.
  • Đổ nhiều mồ hôi, da tím tái, lờ đờ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê do thiếu oxy trầm trọng.

Cách điều trị bệnh khó thở thanh quản như thế nào?

Việc điều trị này không hề đơn giản vì nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh vào thời điểm đó. Vậy nên điều quan trọng là bác sĩ cần nắm rõ mọi thông tin của người bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Điều trị Tây y

Sử dụng thuốc Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc tùy thuộc vào mức độ khó thở thanh quản.
  • Mức độ 1: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: Dexamethason 0,6mg/kg, Prednisone,... để người bệnh điều trị tại nhà và cần tái khám hàng ngày.
  • Mức độ 2: Người bệnh sẽ phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Sử dụng thuốc Dexamethason 0,6mg/kg để tiêm hoặc đặt máy xông khí dung. Nếu tình trạng không được cải thiện thì bác sĩ sẽ chuyển sang khí dung Adrenalin.
  • Mức độ 3: Được chỉ định cấp cứu nhanh chóng, người bệnh thở oxy y tế đảm bảo SpO2 >95%, khí dung Adrenalin và có thể lặp lại nhiều lần tùy vào mức độ khó thở. Sử dụng Dexamethason 0,6mg/kg để tiêm và có thể sử dụng thêm kháng sinh Cefotaxim.
Mở khí quản Khi bệnh khó thở thanh quản đã ở mức độ nặng thì việc mở khí quản là phương pháp phổ biến được thực hiện rất rộng rãi. Bác sĩ sẽ mở khí quản của người bệnh khi:
  • Có dị vật ở đường thở.
  • Tình trạng khó thở nghiêm trọng (tím tái mặt, kiệt sức,...)
  • Khi người bệnh bị ung thư thanh quản hay hạ họng.

Áp dụng các bài tập cải thiện

Ngoài việc điều trị bằng Tây y, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng một số bài tập hỗ trợ để cải thiện triệu chứng.
  • Tập hít thở: Hít thở chậm và sâu để giảm tình trạng căng thẳng, cải thiện hô hấp. Khi hít khi vào thì bụng bạn nên phình căng để giữ được hơi thở rồi thở ra thật chậm.
  • Bài tập yoga hoặc ngồi thiền: Bạn nên đi học các khóa học yoga để được hướng dẫn đúng tư thế giúp bạn thở sâu và cải thiện bệnh nhanh chóng.
  • Tập thở bằng cơ hoành: Bạn nên chọn tư thế ngồi thoải mái nhất để tập. Hít thở thật sâu sao cho bụng phình to ra mà cơ ngực vẫn giữ nguyên. Bạn nên đặt một tay vào ngực và một tay vào bụng để cảm nhận rõ rệt hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn nên thay đổi lối sống để tránh gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và cải thiện khó thở thanh quản:
  • Hạn chế uống rượu, bia,... để tránh mất nước cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày.
  • Bổ sung nước theo nhu cầu của cơ thể (khoảng 1.5-2 lít).
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế nói to, la hét,... để tránh làm tổn thương dây thanh quản.
  • Giữ ấm vùng cổ, đặc biệt là khi trời lạnh hoặc thời tiết giao mùa.
Khó thở thanh quản là bệnh lí nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh thậm chí có thể tử vong. Vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy mình đang gặp một số triệu chứng nguy hiểm của bệnh như đã được nêu ở trên để có phương án điều trị kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khỏe! Mời bạn tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...