Cắt amidan có phải nằm viện không?
Chào bác sĩ,
Em có một vấn đề này thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp giúp. Con trai em năm nay 6 tuổi và bé đang bị mắc viêm amidan. Em có cho cháu đi khám và được bác sĩ khuyên nên cắt amidan cho cháu để điều trị bệnh triệt để. Em nghe nói thủ thuật này làm nhanh và người bệnh cũng nhanh bình phục. Vậy bác sĩ cho em hỏi là cắt amidan có phải nằm viện không hay cắt xong có thể về nhà luôn. Và cách chăm sóc trẻ sau cắt amidan như thế nào là đúng để không gây những biến chứng sau phẫu thuật?
Em cảm ơn bác sĩ!
Thanh Hoa - Đông Anh, Hà Nội
Trả lời
Chào chị Hoa, Cám ơn chị đã gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Câu hỏi của chị được chuyên gia trả lời như sau:Viêm amidan là gì? Khi nào nên phẫu thuật cắt amidan?
Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng đỏ, viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus tấn công. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời thì chứng bệnh sẽ trở thành mãn tính rất khó điều trị, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ amidan để bệnh không tái phát. Không những vậy bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết,... Phẫu thuật cắt amidan được thực hiện trong các trường hợp:- Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm (5-6 lần/năm) hoặc viêm amidan gây các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa,... hoặc nặng hơn là viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,...
- Amidan quá to gây cản trở đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, gây hiện tượng ngáy khi ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, nhiễm khuẩn tái phát,... làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Xảy ra tình trạng áp xe quanh amidan và ít nhất một lần đã phải nhập viện điều trị
- Tình trạng viêm amidan kéo dài đã điều trị nội khoa tích cực trong khoảng 4-6 tuần nhưng người bệnh vẫn bị đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi
- Viêm amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, khó nuốt hoặc nghi ngờ khối u ác tính
Phương pháp phẫu thuật cắt amidan
Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan, mỗi phương pháp lại có các ưu nhược điểm khác nhau: Cắt amidan bằng máy Coblation Là phương pháp cắt amidan hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại, ít gây bỏng và tổn thương các mô xung quanh, thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân nhanh hồi phục. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật tương đối cao. Phương pháp Electrocautery Phương pháp này giúp giảm mất máu trong quá trình mổ nhưng lại gây tổn thương tới các mô xung quanh amidan, người bệnh sau khi thực hiện cắt amidan bằng phương pháp này thường cảm thấy đau nhức và khó chịu ở cổ họng. Cắt amidan bằng laser Cắt amidan bằng phương pháp này thường không gây đau, thao tác và thời giant thực hiện nhanh, ít gây chảy máu, tuy nhiên nếu thủ thuật này không được xử lý tốt sẽ gây nên nhiễm trùng ở vết mổ. Nghiêm trọng hơn là có thể gây tổn thương và để lại sẹo, nhiều trường hợp tác động đến dây thanh quản khiến giọng của người bệnh khàn và đục hơn Phương pháp Sluder Cắt amidan bằng phương pháp này thường gây nhiều biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, ngất do gây mê hoặc nhiễm trùng,... Chính vì thế phương pháp này chỉ được chỉ định thực hiện khi được bác sĩ đề nghịCắt amidan có phải nằm viện không?
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm lại viện theo dõi từ 1-2 ngày hoặc có thể chỉ là nửa ngày nếu sau phẫu thuật biểu hiện người bệnh tốt. Dù cắt amidan theo phương pháp nào thì người bệnh cũng được đưa đến phòng hồi sức nghỉ ngơi ít nhất là 4 tiếng để hồi phục sức khỏe. Việc giữ bệnh nhân lại mục đích là để bác sĩ có thể quan sát và theo dõi những biến chứng có thể xảy ra. Đối với người bệnh cắt amidan các bác sĩ cần quan sát xem vết thương sau mổ có chảy máu không, thời gian đau có kéo dài hay không, có ăn uống và nói chuyện được hay không,... Chính vì vậy mục đích nằm viện sau khi mổ là để bác sĩ có thể chắc chắn về tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi cho bệnh nhân xuất viện hoặc cấp cứu kịp thời nếu chẳng may có biến chứng xảy raChăm sóc trẻ sau cắt amidan
Đối với trẻ em sau khi cắt amidan mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:- Sau khi phẫu thuật mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước lọc hoặc ăn thức ăn lỏng để trẻ nhanh lấy lại sức
- Nên cho trẻ ăn uống bình thường để trẻ không còn bị nôn ói
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các thức ăn cứng gây ảnh hưởng đến vết mổ
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng miệng cẩn thận, tránh hoạt động mạnh gây rách vết mổ, nhiễm trùng
- Không nên cho trẻ dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc sử dụng khăn ướt để xì mũi sau khi phẫu thuật xong
- Cho trẻ uống thuốc theo bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được mua thuốc giảm đau bên ngoài cho trẻ uống sẽ khiến vết mổ nặng hơn
- Hạn chế tối đa việc đưa trẻ đến những nơi đông người trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật
Loading...