Đau rát cổ họng uống thuốc gì cho khỏi?
Mấy nay do thay đổi thời tiết, tôi bị đau rát cổ họng rất khó chịu. Tôi đã sử dụng nước ấm, không ăn uống đồ lạnh, ngậm chanh muối nhưng tình hình có vẻ không được khả quan cho lắm. Vậy xin hỏi với tình trạng triệu chứng đau rát cổ họng uống thuốc gì để đẩy lùi bệnh? Bên cạnh đó tôi cần thực hiện thêm gì không? Xin cảm ơn!
Trả lời
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để trả lời câu hỏi của bạn một cách triệt để nhất chúng tôi sẽ trả lời từng ý.Đau rát cổ họng do đâu?
Như bạn nói nơi bạn ở thời tiết thay đổi thất thường khiến cổ họng bị kích ứng và sẽ sinh ra tình trạng đau rát cổ họng. Tuy nhiên đây có thể chỉ là một trong nhiều nguyên nhân thôi. Virus và vi khuẩn là 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau rát cổ họng này.- Virus: Các bệnh do virus gây đau họng là cảm lạnh thông thường, cúm, sởi, thủy đậu.
- Vi khuẩn: Phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A gây viêm họng liên cầu khuẩn.
Bị đau rát cổ họng nên uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh có thể được kê trong tình trạng đau rát cổ họng do vi khuẩn gây ra như: Penicillin V: có 2 dạng là viên nén và chai uống, có công dụng diệt khuẩn gây đau họng, điều trị các triệu chứng đi kèm như rát họng, ngứa ngáy, ho do vi khuẩn gây ra. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh. Khi sử dụng penicillin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn non, bụng khó chịu, tiêu chảy, dị ứng phát ban. Amoxicillin: Thuốc được sử dụng thay thế cho penicillin theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong penicillin, nên amoxicillin có công dụng hoàn toàn tương tự. Erythromycin: đây là thuốc kháng sinh dùng thay thế có penicillin và các loại thuốc có thành phần tương tự đối với người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào. Erythromycin không chỉ được dùng điều trị đau họng mà bất kỳ dạng bệnh nào do nhiễm trùng vi khuẩn. Thuộc nhóm kháng sinh marcolide nên thuốc hoặt động bằng cách thức ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn. Thuốc được hấp thụ tốt nhất khi đói, nên thường được sử dụng sau bữa ăn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cephalexin: có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, thuốc không có hiệu quả với bệnh do virus gây nên.Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau rát họng, giảm sưng tấy cổ họng, loại bỏ một số loại vi khuẩn. Loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng hiện nay là nhóm có steroid như: dexamethason, betamethason, prednisolon...Thuốc giảm đau, hạ sốt
Một số loại thuốc thông dụng như: paracetamol, aspirin,... ở dạng gói bột, viên nén, hỗn hợp, viên sủi. Lưu ý không sử dụng asprin cho trẻ nhỏ, có thể dẫn đến hội chứng Reye- bệnh lý não gan.Dùng dung dịch súc họng
Dụng dịch súc họng giúp làm giảm số lượng vi khuẩn, tống chúng ra ngoài qua đường miệng. Dung dịch có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ, kìm hãm sự phát triển của chúng. Một số loại được khuyên dùng:- Betadin: nồng độ 7% vừa có công dụng, sát khuẩn, chống nấm.
- Givalex: thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau họp do viêm họng, viêm đường hô hấp. Khi sử dụng nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10 bằng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng dung dịch nguyên chất có thể gây tổn thương lớp niêm mạc họng.
- Listerin: với thành phần chủ yếu là thymol có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc.
Nên làm gì khi đau rát cổ họng?
Không nên
- Sử dụng các loại chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá và các loại nước có gas,...
- Ăn các loại thức ăn gây ngứa rát họng như: Vừng, lạc. đồ chiên nướng khô cứng.
- Để không gian sống, phòng ở quá khô vì điều này sẽ khiến triệu chứng đau họng càng nặng thêm
- Sử dụng chung đồ ăn thức uống và vật dụng cá nhân với người khác.
Nên
- Rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
- Giữ ấm vùng cổ họng vào mùa đông và khi thời tiết có sự thay đổi nóng lạnh đột ngột.
- Nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là yếu tố quan trọng bảo vệ vùng miệng họng. Và thường xuyên thay mới bàn chải đánh răng.
- giành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật. Điều này tuy đơn giản nhưng có tác động rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
- Nước là một phần không thể thiếu đối với cơ thể mỗi chúng ta. Việc bổ sung nước hàng ngày là điều cần thiết ngay cả khi bạn không mắc bệnh lý nào. Tuy nhiên khi đang bị đau họng nên uống thêm nhiều nước ấm mỗi ngày bởi nước ấm sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn khi đang bị sưng đau và có khả năng làm sạch các dịch nhầy tồn đọng ở niêm mạc họng.
Loading...