Không cắt amidan có sao không?

Chào bác sĩ, Cháu năm nay 18 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan. Đặc biệt là viêm amidan, cháu bị rồi khỏi rồi lại tái lại, giờ đã trở thành mãn tính. Đợt này bệnh lại tái phát và có vẻ nặng hơn, cháu đi khám thì bác sĩ khuyên nên phẫu thuật cắt amidan để điều trị dứt điểm và tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra. Cháu đang rất phân vân vì cháu rất sợ đau và sợ dao kéo, vậy bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng của cháu không cắt amidan có sao không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ!

Quỳnh Trang - Bắc Giang

Trả lời

Chào bạn Trang, Cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc về cho chuyên gia tư vấn của chúng tôi, vấn đề bạn đang lo lắng được chuyên gia viêm đường hô hấp giải đáp như sau:

Một là thế nào là viêm amidan và viêm amidan mãn tính

Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng to, viêm nhiễm do các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... gây nên. Viêm amidan mãn tính là amidan bị nhiễm trùng trong một thời gian dài, tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trung bình khoảng 6 đợt viêm nhiễm/ 1 năm hoặc diễn ra trong 2 năm liên tiếp. Viêm amidan mãn tính thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Hai là viêm amidan mãn tính có nguy hiểm

Viêm amidan mãn tính là một giai đoạn bệnh nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, hoặc điều trị không đúng cách bệnh hoàn toàn có khả năng biến chứng. Bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt những chứng bệnh nghiêm trọng hơn như:
  • Biến chứng tại chỗ: Amidan sẽ bị viêm tấy hoặc áp xe. Bệnh nhân sẽ bị đau tăng lên, nhiều người đau lên đến mang tai hoặc đỉnh đầu. Khi nuốt bất cứ thứ gì cũng khó khăn, thậm chí là ngay cả khi nuốt nước bọt.
  • Biến chứng kế cận: Đó là tình trạng viêm xoang, viêm thanh quản. viêm tai giữa, viêm phế quản….
  • Biến chứng toàn thân: Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm cầu thận cấp, thấp tim….
Điều trị viêm amidan mãn tính rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên, các bạn hãy nhanh chóng đi khám và điều trị. Hạn chế tối đa nguy cơ bệnh có thể biến chứng.

Ba là không cắt amidan có sao không?

Trường hợp của bạn là viêm amidan mãn tính lâu năm như vậy việc điều trị sẽ rất khó khăn, tuy nhiên không phải là không điều trị được. Bạn nên đến các bệnh viên chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Còn phẫu thuật cắt amidan được coi là phương pháp điều trị dứt điểm viêm amidan nhưng không phải trường hợp viêm amidan nào cũng cần phải phẫu thuật. Cắt amidan chỉ được thực hiện trong các trường hợp:
  • Amidan sưng quá to chèn ép gây bí tắc đường hô hấp, bệnh nhân khó thở.
  • Bệnh nhận viêm amidan mãn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.
  • Bệnh nhân đã điều trị nội khoa > 6 tuần mà bệnh không thuyên giảm.
  • Amidan chỉ sưng to 1 bên, có nổi hạch ở cổ, nghi ngờ ung thư.
  • Viêm amidan gây ra các biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm cầu thận, suy tim…
Một số trường hợp không nên cắt amidan:
  • Trẻ dưới 4 tuổi.
  • Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh.
Nếu trường hợp của bạn Trang bắt buộc phải phẫu thuật cắt amidan thì bạn cũng không nên lo lắng, sợ đau vì ngày nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan hiện đại, không gây chảy máu và đau, bệnh nhân rất nhanh hồi phục. Các phương pháp cắt amidan phổ biến được kể đến như: cắt bằng máy Coblation, phương pháp Electrocautery, cắt amidan bằng Laser hoặc bằng Sluder

Những lưu ý cho người bị viêm amidan mãn tính:

Chế độ ăn uống:
  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt.
  • Những thực phẩm bỗ dưỡng như trứng, sữa, gan, thịt nạc…
  • Tăng cường ăn rau xanh đặc biệt là những loại rau củ chứa nhiều vitamin C
  • Kiên ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều gia vị.
  • Kiên ăn những thực phẩm khô cứng, thô ráp…
  • Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chấ béo, đường.
  • Hạn chế hoặc bừ bỏ rượu bia, thuốc lá, nước gọt có ga và các chất kích thích.
  • Không ăn những món sống như: gõi, nộm, rau sống….
Chế độ sinh hoạt:
  • Điều trị hoàn toàn viêm amidan cấp tính và các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối loãng thường xuyên.
  • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
  • Nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với khói bụi.
Trên đây là những lời khuyên mà chuyên gia dành cho bạn Quỳnh Trang, mong rằng qua đây bạn đã giải đáp được những thắc mắc đang gặp phải, đồng thời bớt được phần nào lo lắng. Chúc bạn khỏe mạnh và sớm khỏi bệnh.  

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...