Viêm amidan hốc mủ bã đậu có nên cắt ngay?
Chào chuyên gia sức khỏe, em bị đau nhức cổ họng kèm theo đó là sốt nhẹ, khi soi gương thấy có vài cục trắng li ti ở trong vòm họng nếu nhổ khạc mạnh thì các cục sẽ văng ra, miệng thường xuyên bị hôi. Khi đi thăm khám ở phòng khám Tai - Mũi - Họng thì được kết luận viêm amidan hốc mủ bã đậu và có được khuyên nên cắt amidan. Nhưng nghĩ đến việc phải động dao kéo em thấy sợ. Vậy xin hỏi bị viêm amidan hốc mủ bã đậu có nên cắt không và cắt có nguy hiểm không? Cảm ơn!

Trả lời
Chào em, Cảm ơn em đã tin tưởng lựa chọn gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Thực tế hầu hết người bệnh ai cũng thế thôi khi nghe đến việc phải cắt bỏ gì đó cũng sẽ nảy sinh ra tâm lý sợ hãi. Chúng tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Về giải đáp thắc mắc của em, chúng tôi xin được trả lời như sau:Viêm amidan hốc mủ bã đậu gì? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ bã đậu hay gọi tắt là viêm amidan hốc mủ là 1 dạng viêm amidan mãn tính điển hình. Cấu trúc của amidan trong cơ thể gồm nhiều hốc và ngăn nằm trên đường ăn và đường thở, chính vì vậy vi khuẩn, virus rất dễ xâm nhập tấn công và gây ra viêm nhiễm. Khi các tác nhân gây hại tích tụ lâu ngày trong hốc amidan sẽ tạo nên các khối mủ bã đậu và vón cục. Khi có sự hoạt động của các cơ họng như nhai nuốt cùng với sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng mà các khối mủ trong hốc amidan sẽ bật ra có hình dạng như những hạt tấm với màu trắng xanh như mủ và kèm theo mùi hôi. Khi quan sát bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy amidan bị sưng to và xuất hiện các hạt màu trắng trông như bã đậu hoặc có màu trắng xanh. Khi người bệnh khạc nhổ ra sẽ thấy những hạt trắng lấm tấm có lẫn trong đờm nhầy và có mùi hôi tanh khó ngửi.
- Do cấu tạo của amidan
- Do thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể chưa thích nghi kịp thời khiến viêm amidan tái phát và ngày càng trở nên nghiêm trọng trở thành viêm amidan hốc mủ bã đậu
- Do mắc các bệnh về hô hấp truyền nhiễm như cúm, ho gà....
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ bã đậu
Các triệu chứng em gặp phải chính là triệu chứng của viêm amidan hốc mủ bao gồm:- Đau, rát họng: là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất của các chứng bệnh vùng họng trong đó có viêm amidan hốc bã đậu. Cơn đau thường lan đến cả vùng tai, tăng lên theo thời gian và đặc biệt đau nhiều khi ăn uống, nuốt.
- Hạt mủ bã đậu: trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện một các hạt mủ, nhầy, và bã đậu trắng trong các hốc.
- Sốt: Viêm amidan hốc bã đậu sẽ gây sốt nhẹ, người bệnh cảm thấy ớn lạnh, sốt về chiều tối nhiều hơn. Đây là phản ứng tự nhiên khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Hơi thở có mùi: Hơi thở thường xuyên có mùi hôi. Đặc biệt là vào sáng sớm sau khi thức dậy.
- Triệu chứng khác: Có đờm trong cổ, khó nuốt vì luôn cảm thấy đau rát, người mệt mỏi, khó chịu. Đôi khi khạc ra các hạt màu trắng, hoặc khạc ra máu.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

- Amidan sưng quá to, gây bít tắc đường hô hấp khiến bạn khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở lúc nửa đêm.
- Nhiễm trùng amidan tái phát nhiều lần trong năm.
- Bệnh viêm amidan kéo dài, dù đã điều trị bằng các phương pháp Đông Tây y nhưng vẫn không thuyên giảm.
- Có các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, suy phổi, suy tim, viêm cầu thận…
- Khối amidan bị sưng to một bên xuất hiện kèm theo hạch cổ và bị nghi ngờ là ung thư.
- Viêm amidan hốc mủ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, làm người bệnh mất tự tin.
Các phương pháp cắt amidan hốc mủ
Có nhiều phương pháp cắt amidan hốc mủ khác nhau, bao gồm: Cắt bằng laser Đây là phương pháp sử dụng năng lượng từ tia laser để cắt khối amidan bị viêm. Ưu điểm là không gây đau, thực hiện nhanh, ít chảy máu, diệt khuẩn tốt nên hạn chế nhiễm trùng sau cắt. Còn hạn chế khi cắt amidan hốc mủ bằng laser là dễ để lại sẹo và gây tổn thương các vùng niêm mạc xung quanh. Phương pháp coblator
Rủi ro có thể gặp khi cắt amidan hốc mủ

- Mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong, sốc phản vệ do thuốc gây mê…
- Có thể gây ra nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật.
- Cắt amidan sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến người bệnh dễ bị các bệnh do virus vi khuẩn gây nên.
- rong quá trình phẫu thuật cắt amidan có thể làm bỏng sâu ở môi hay lưỡi, vết cắt xấu, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Một số trường hợp còn gây biến đổi giọng nói. Thành sau mũi hoặc miệng bị đóng kín do sẹo nên phải phẫu thuật chỉnh hình.
Những lưu ý sau khi cắt amidan hốc mủ
Sau khi thực hiện cắt amidan hốc mủ, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để hạn chế các biến chức cũng như giúp các tổn thương nhanh hồi phục:- Sau khi cắt xong, người bệnh cần nằm nghiêng hoặc ngửa, không nên gối đầu và xoay mặt về một bên.
- Không khạc nhổ, không nuốt nước bọt mà lùa ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Nếu nước bọt trong hoặc chỉ có vài tia máu đỏ sẫm thì không sao. Nhưng nếu nước bọt lẫn nhiều hoặc toàn máu đỏ tươi, nghĩa là vết cắt còn đang chảy màu thì cần báo cho bác sĩ đến kiểm tra ngay lập tức.
- Người bệnh cần hạn chế nói sau khoảng 7 ngày đầu sau cắt amidan hốc mủ.
- Chế độ ăn uống cần hạn chế các loại đồ ăn cứng, lạnh, đồ cay nóng, bia rượu,... Chỉ nên ăn các đồ lỏng, nguội và chú ý uống đủ nước.
- Sau cắt tầm 1 tháng, người bệnh nên chủ động tái khám để kiểm tra kết quả phẫu thuật.
Giải pháp cho viêm amidan hốc mủ bã đậu đến từ Viện Hàn Lâm
Trong trường hợp không có chỉ định cắt amidan thì em nên tham khảo sử dụng sản phẩm viên uống Heviho. Đây là thành tựu nghiên cứu của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Heviho chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra còn có các thảo dược khác giúp giảm ho, long đờm rất tốt như: Cát cánh, xạ can, xuyên bối mẫu,...
Loading...