Viêm họng mãn tính đợt cấp là gì?
Em bị viêm họng với các triệu chứng là ho, có đờm đặc, cổ họng luôn có cảm giác vướng, đã đi khám bệnh và được chuẩn đoán là viêm họng mãn tính đợt cấp. Được kê thuốc uống theo đơn nhưng em vẫn băn khoăn không hiểu rõ viêm họng mãn tính đợt cấp là gì. Chuyên gia có thể giải thích rõ hơn về tình trạng bệnh của em được không ạ? Xin cảm ơn!
Trả lời
Chào em, Hoan nghênh tinh thần học hỏi và quan tâm đến sức khỏe của em. Với trường hợp của em, chuyên gia tư vấn như sau:Khái niệm viêm họng mãn tính dạng cấp
Viêm họng mãn tính đợt cấp thực chất là dạng viêm họng mãn tính. Khi mắc viêm họng mãn tính người bệnh sẽ thường bị các đợt viêm họng cấp nhiều lần trong năm và khi khám bác sĩ sẽ kết luận là bị viêm họng mãn tính đợt cấp. Yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bị trào ngược acid dạ dày, người thường xuyên nói nhiều, nói to như giáo viên, người làm nghề liên quan đến thanh nhạc, người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí nhiều khói bụi, người làm việc quen với điều hòa máy lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai cho con bú, người có sức đề kháng yếu,… Mỗi đợt cấp của viêm họng mãn tính người bệnh có thể bội nhiễm dẫn đến viêm thanh quản, khí, phế quản, hoặc viêm amidan, viêm họng mủ cấp.Triệu chứng của viêm họng mãn tính dạng cấp là gì?
Người bị viêm họng mãn tính khi khởi phát đợt cấp tính thì sẽ bao gồm cả triệu chứng của dạng cấp và mãn đặc biệt có một số triệu chứng điển hình cụ thể là:- Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng
- Khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt. Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.
- Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.
- Nuốt hơi nghẹn, tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.
Em cần làm gì?
Trường hợp em đã đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc thì em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, điều trị theo phác đồ bác sĩ đã đưa ra. Bên cạnh đó em nên tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe bản thân để tránh tái phát:- Luôn giữ ấm cổ khi thời tiết thay đổi
- Tránh ăn hoặc uống những đồ lạnh, không nên sử dụng những những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Súc miệng họng với nước muối thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn họng.
- Áp dụng kết hợp phòng và chữa với một số phương pháp dân gian tại nhà như ngậm chanh với muối, gừng với muối, quất với đường phèn hoặc mật ong…
Loading...