Viêm họng mủ - nguyên nhân, triệu chứng, cách trị

Hình ảnh viêm họng mủ

Hình ảnh viêm họng có mủ

Viêm họng mủ, viêm họng có mủ hay viêm họng hốc mủ là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng tim hay thậm chí là ung thư vòm họng.

➤ Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về bệnh viêm họng

Viêm họng mủ là gì?

Viêm họng mủ là tình trạng cổ họng bị viêm nhiễm, các tế bào lympho bị tổn thương không còn khả năng ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó tình trạng răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ tích tụ lại hình thành mủ trắng trong họng.

Bệnh thường bị tái phát lại. Đây là tình trạng viêm nhiễm họng kéo dài ở thể mãn tính. Bệnh sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan và thiếu hiểu biết trong điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây viêm họng có mủ?

Nguyên nhân hình thành bệnh có nhiều, mỗi nguyên nhân sẽ có một cách điều trị riêng phù hợp với từng người. Có thể 1 nguyên nhân hoặc 1 tổ hợp các nguyên nhân dưới đây cũng sẽ gây ra bệnh.

  • Virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chủ yếu, chiếm khoảng 70%-90% các ca mắc viêm họng mủ. Virus xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta mắc cảm lạnh, cảm cúm, sởi, thủy đậu, quai bị,…Hay vi khuẩn gây bệnh bạch cầu đơn nhân,…Khi sức đề kháng của cơ thể yếu virus, vi khuẩn dễ tấn công gây viêm họng mủ.
  • Viêm họng cấp: Khi mắc viêm họng cấp không điều trị triệt để, bệnh kéo dài hình thành viêm họng mủ.
  • Mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản.
  • Khô họng: Tình trạng khô họng kéo dài do thời tiết hanh khô vào mùa đông hay thở bằng miệng do mắc dị vật hoặc nghẹt mũi. Dẫn đến cổ họng khô khan, lâu ngày gây viêm họng mủ.
  • Vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, trú ngụ trong khoang miệng. Trong quá trình ăn uống gây cọ xát, làm tổn thương lớp niêm mạc, hình thành mủ.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên ăn đồ ăn cay, lạnh như đá, kem. Sử dụng đồ uống có cồn, gas như rượu bia,…gây kích thích vùng họng.
  • Môi trường sống: Nơi ở hoặc nơi làm việc có nhiều khói bụi, chất độc hại,…gây kích ứng mũi và họng, tạo điều kiện dẫn đến bệnh viêm họng mủ.
  • Cơ địa: phụ thuộc vào từng người có cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông thú, nấm mốc, khói bụi kích thích vùng mũi, họng gây viêm họng mủ.

Triệu chứng thường gặp khi mắc viêm họng mủ

Việc phát hiện sớm bệnh không chỉ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao mà còn tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy dựa vào đâu để nhận biết khi mắc viêm họng mủ?

Thông thường bạn có thể quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu của bệnh, nhưng hầu hết mọi người đều chủ quan, lơ là khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn, thể hiện rõ những bất thường trong họng. Điều này làm cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị:

Ho liên tục về đêm là dấu hiệu viêm họng mủ

Ho liên tục về đêm là dấu hiệu viêm họng mủ

  • Ho: Biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh đường hô hấp khác như ho khan, ho có đờm. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có người ho có đờm hoặc ho không có đờm. Các cơn ho thường kéo dài vào ban đêm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Phụ huynh cần chú ý quan sát các biểu hiện của con, tránh nhầm với nhiều bệnh khác.
  • Sốt: Hiện tượng sốt chính là sự phản kháng của cơ thể trước sự xâm nhập của virus vào cơ thể. Giống với viêm họng cấp, khi mắc viêm họng mủ cũng có người sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt, tùy vào từng người.
  • Đau họng: Đau họng là một trong những biểu hiện tiếp theo của viêm họng mủ. Cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn, uống nước hay thậm chí là nuốt nước bọt. Hiện tượng đau họng này khiến người bệnh chán ăn, luôn muốn uống nước lạnh để làm giảm cảm giác đau, rát. Nhưng đây là việc hoàn toàn sai lầm, việc uống nước lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Ngứa họng: Khi bạn cảm thấy ngứa họng thì cũng đồng thời là các hạt chứa mủ đã xuất hiện, chúng khiến lớp niêm mạc trong họng luôn trong trạng thái bị kích thích gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Miệng có mùi hôi: Việc hình thành mủ trắng trong khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Cổ họng nổi mủ: Đây là triệu chứng điển hình nhất của viêm họng mủ. Các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt nổi trong thành họng, có thể theo ra ngoài khi ho hoặc khạc đờm.

Bệnh viêm họng có mủ có bị lây lan ?

Viêm họng mủ lây lan từ người này qua người khác nếu tiếp xúc với nguồn bệnh như dịch mũi, nước bọt, dùng chung thức ăn, vật dụng cá nhân với người bệnh, tụ tập nơi đông người bởi bệnh lý này có tới 70-90% do virus vi khuẩn gây nên.

Chính vì bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc sử dụng tiếp xúc chung đồ vật cá nhân nên để không mắc bệnh mỗi người cần có biện pháp phòng tránh cho chính mình

Viêm họng hốc mủ có gây nguy hiểm không ?

Bệnh viêm họng hốc mủ được khẳng định là rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với những phương pháp phù hợp sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như sau:

  • Do bệnh ở thể hô hấp hơn nữa vùng tai, mũi, họng lại thông nhau qua các lỗ thông xoang nên vi khuẩn, virus rất dễ dàng lây lan. Thậm chí còn có thể lan xuống phổi dẫn đến tình trạng viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm tai giữa.
  • Người bệnh có thể sẽ bị áp xe thành họng, viêm tấy xung quanh vùng amidan và vùng niêm mạc họng.
  • Những trường hợp nguy hiểm hơn nữa thì người bệnh rất có thể bị thấp khớp, thấp tim hoặc viêm cầu thận cấp.
  • Đặc biệt các hốc mủ để lâu có thể dẫn tới ung thư vòm họng.

Cách phòng ngừa bệnh

Vì đây là bệnh lý có thể lây nhiễm nên cần hết sức đề phòng và tránh xa những tác nhân gây bệnh không mong muốn như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. kèm theo súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày.
  • Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với bất cứ ai.
  • Giữ gìn cho môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát và đủ độ ẩm cần thiết.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước và sau khi ăn. Sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao mỗi tuần 2 buổi tập để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
  • Tự xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị viêm họng có mủ

Quy tắc trong việc điều trị viêm họng mủ hay bất kỳ loại bệnh nào là phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị riêng, đạt hiệu quả cao nhất.

Việc đầu tiên khi chữa bệnh viêm họng mủ là loại bỏ nguồn gốc nguyên căn của bệnh. Nếu bạn mắc các bệnh về dạ dày, thực quản cần điều trị triệt để, ngăn chặn sự trào ngược axit lên cổ họng và thực quản, tránh làm tổn thương lớp niêm mạc. Nếu bệnh do virus thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, bởi chúng không có tác dụng. Chúng ta chỉ nên dùng các loại thuốc, thảo dược để điều trị triệu chứng của bệnh. Lưu ý, việc dùng thuốc kháng sinh nên có sự chỉ định của bác sĩ, tránh sự nhờn thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh

Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng

Một số loại thuốc nên dùng khi điều trị viêm họng mủ:

  • Thuốc giảm đau: Thông thường bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh penicilin để giảm thời gian lây bệnh và amoxicilin đối với trẻ em. Nếu dị ứng với penicilin thì đổi sang dùng các loại kháng sinh thay thế cephalexin, erythromycin, clarythromycin…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol, aspirin…( không dung aspirin cho trẻ).
  • Các loại kháng viêm alpha chymotrypcin, prednisolon 5mg ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.
  • Thuốc súc họng, sát trùng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, lớp mủ trắng trú ngụ bên trong.

➤ Chi tiết hơn trong bài: Thuốc điều trị viêm họng

Bạn có thể loại bỏ lớp mủ một cách dễ dàng tại nhà bằng cách:

  • Loại bỏ mủ: Dùng tăm bông, ấn nhẹ vào các hạt chứa mủ, nhẹ nhàng lấy chúng ra. Tuyệt đối tránh việc đâm mạnh vào chúng gây nhiễm trùng nặng hơn.
  • Súc miệng: Dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý súc họng để loại bỏ cảm giác ngứa ngáy trong họng. Đồng thời có khả năng sát khuẩn, làm sạch miệng.
  • Giảm ho: Dùng siro hoặc các thảo dược tự nhiên như xạ can, cát cánh, sâm đại hành,cam thảo, gừng, mật ong,… để giảm nhanh các cơn ho, tiêu đờm, chống viêm,…

➤ Dành riêng cho trẻ bị bệnh: Chữa viêm họng mủ cho trẻ

Giảm viêm họng có mủ với sản phẩm từ thảo dược

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Heviho là một giải pháp an toàn giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng có mủ mà không gây hiện tượng kháng kháng sinh. Heviho chứa S3-Elebosin từ củ Sâm đại hành –  hoạt chất được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855) giúp ngăn chặn việc viêm nhiễm lan rộng, chống lại vi khuẩn, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn bệnh tái phát trở lại. Xạ can, cát cánh, xuyên bối mẫu, mạch môn có công dụng giảm ho, tiêu đờm, chống viêm, chống phù nề, giảm kích thích đường hô hấp.

Giảm viêm họng có mủ với sản phẩm từ thảo dược 1

Heviho giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp cấp và mãn tính

Heviho được bào chế dưới 2 dạng: Viên uống dành cho người lớn, Siro dành cho trẻ em, giúp bảo vệ đường hô hấp cho cả gia đình!

Nếu còn vấn đề thắc mắc về viêm họng hốc mủ hoặc muốn tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...