Bị viêm họng mãn tính uống thuốc gì để khỏi?

Chào chuyên gia, mình bị viêm họng mãn tính đã lâu, bệnh thường xuyên tái phát đặc biệt là khi thời tiết thay đổi khiến sức khỏe và công việc bị ảnh hưởng khá nhiều. Mỗi lần tái phát mình đều ra hiệu thuốc tây y hỏi mua và được bán thuốc nhưng lại không phải người trong ngành nên cũng không rõ thuốc gì. Mỗi đợt uống khoảng 5-7 ngày, triệu chứng bệnh có giảm nhưng vẫn tái phát nhiều lần. Vậy chuyên gia cho mình hỏi tình trạng viêm họng mãn tính uống thuốc gì để khỏi bệnh và không tái phát trở lại. Cảm ơn!

Trả lời

Chào anh Nam, Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với tình trạng bệnh và câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép trả lời bạn như sau:

Viêm họng mãn tính tự mua thuốc ở hiệu thuốc nên hay không?

Tình trạng bệnh viêm họng mãn tính của anh không hiếm gặp và rất nhiều người cũng giống như anh, khi bị ốm thường tự ra các hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc. Thực tế việc này là không nên, mặc dù các trình dược viên bán thuốc đều có những kiến thức nhất định nhưng không thể thay thế chuẩn đoán của bác sĩ được. Vì sao người bệnh thường tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc không cần đi khám: vì tiện lợi, nhanh, không tốn thời gian và chi phí thăm khám đó là những cái người bệnh thường nhìn thấy nhất. Nhưng đây là một thói quen xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và làm xáo trộn về sinh lý cũng như các chức năng của cơ thể. Người bán thuốc tự chẩn đoán bệnh thay bác sĩ hoặc người bệnh mua thuốc theo đơn bệnh trước, hệ lụy là bệnh không khỏi thậm chí nặng hơn, uống sai thuốc, nhờn thuốc, dị ứng thuốc ..v.v.. Chính vì vậy, khuyên anh, nếu bệnh tái phát hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám. Chỉ mua thuốc tại hiệu thuốc theo đơn bác sĩ đã kê.

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào tình trạng mức độ bệnh mà các bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được kê trong đơn của bác sĩ:

Thuốc kháng sinh

Penicillin V: có 2 dạng là viên nén và chai uống, có công dụng diệt khuẩn gây đau họng, điều trị các triệu chứng đi kèm như rát họng, ngứa ngáy, ho do vi khuẩn gây ra. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh. Khi sử dụng penicillin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, bụng khó chịu, tiêu chảy, dị ứng phát ban. Amoxicillin: Thuốc được sử dụng thay thế cho penicillin theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong penicillin, nên amoxicillin có công dụng hoàn toàn tương tự. Erythromycin: đây là thuốc kháng sinh dùng thay thế có penicillin và các loại thuốc có thành phần tương tự đối với người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào. Erythromycin không chỉ được dùng điều trị đau họng mà bất kỳ dạng bệnh nào do nhiễm trùng vi khuẩn. Thuộc nhóm kháng sinh marcolide nên thuốc hoặt động bằng cách thức ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn. Thuốc được hấp thụ tốt nhất khi đói, nên thường được sử dụng sau bữa ăn. Liều lượng và thời gian sử dụng cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cephalexin: có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, thuốc không có hiệu quả với bệnh do virus gây nên.

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh trong việc giảm đau, chống viêm hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau rát họng, giảm sưng tấy cổ họng, loại bỏ một số loại vi khuẩn. Loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng hiện nay là nhóm có steroid như: dexamethason, betamethason, prednisolon...

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Một số loại thuốc thông dụng như: paracetamol, aspirin,... ở dạng gói bột, viên nén, hỗn hợp, viên sủi. Lưu ý không sử dụng asprin cho trẻ nhỏ, có thể dẫn đến hội chứng Reye- bệnh lý não gan.

Dùng dung dịch súc họng

Dụng dịch súc họng giúp làm giảm số lượng vi khuẩn, tống chúng ra ngoài qua đường miệng. Dung dịch có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê cục bộ, kìm hãm sự phát triển của chúng. Một số loại được khuyên dùng:
  • Betadin: nồng độ 7% vừa có công dụng, sát khuẩn, chống nấm.
  • Givalex: thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau họp do viêm họng, viêm đường hô hấp. Khi sử dụng nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10 bằng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng dung dịch nguyên chất có thể gây tổn thương lớp niêm mạc họng.
  • Listerin: với thành phần chủ yếu là thymol có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc.

Phòng ngừa bệnh tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cần kết hợp song song với các biện pháp khác để đẩy nhanh quá trình điều  trị hoặc đơn giản là phòng ngừa bệnh tái phát:
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng và vùng ngực
  • Hạn chế việc tiếp xúc nhiều với với không khí ô nhiễn, ở lâu trong phòng kín nhiều giờ
  • Không ăn nhiều đồ lạnh và thức ăn cay nóng
  • Không được hút thuốc
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, chất thải sinh hoạt, hương hóa học…
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi phải tiếp xúc với các chất hóa học để bảo vệ mũi và miệng
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều chất đạm, chất sắt, các loại vitamin chứa trong rau và củ quả…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên
  • Làm thoáng không khí và vệ sinh sạch sẽ phòng ở
  • Trong thời gian điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích khác

Heviho - giải pháp mới bạn nên sử dụng

Anh Nam có thể tham khảo sử dụng thêmi thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị như viên uống Heviho. Heviho được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, sử dụng an toàn. Sản phẩm là thành tựu nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viên uống Heviho với cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Heviho anh có thể xem "TẠI ĐÂy" Bên cạnh đó anh cũng nên áp dụng một số bài thuốc đông y như sử dụng mật ong, chanh đào, quả tắc, tỏi, gừng,... Ngoài ra để được tư vấn kỹ hơn anh có thể gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp anh thoát khỏi những khó chịu do Viêm họng mạn tính nhé. Một số bài viết sau có thể hữu ích đối với anh:

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...