Viêm VA có lây không?

Chào bác sĩ, Em đang có thắc mắc này muốn được bác sĩ giải đáp giúp. Chuyện là bé nhà em được hơn 1 tuổi và hàng ngày em đều bế bé sang nhà hàng xóm chơi với một bé khác bằng tuổi. Nhưng mấy ngày gần đây bé nhà hàng xóm đang bị ốm, nghe bảo là bị viêm VA. Em đang rất lo lắng sợ bệnh viêm VA này lây cho bé nhà mình vì thấy nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus. Nhưng nhiều người lại bảo chứng bệnh này không lây từ người này sang người khác vậy nên em đang rất hoang mang. Vậy bác sĩ cho thể cho em biết là viêm VA có lây không? và em phải làm gì để phòng ngừa viêm VA cho con mình ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Chu Thị Hằng - Hưng Yên

Trả lời

Chào bạn Hằng, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang lo lắng, các chuyên gia đường hô hấp giải đáp như sau:

Thứ nhất bạn cần biết VA là gì và viêm VA là gì?

VA là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay. Viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm mũi họng là một loại bệnh tai mũi họng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hiếm xuất hiện ở người lớn. Bệnh gây cản trở đến việc hít thở không khí. (☛ Bạn có thể xem chi tiết về bệnh này tại: Viêm VA - bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ) Viêm VA có 2 dạng là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính:

Thứ hai là nguyên nhân, triệu chứng khi trẻ bị viêm VA

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm VA chủ yếu do vi khuẩn và virus:
  • Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus...
  • Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, Haemophilus Influenzae...
Bệnh viêm VA cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn với nhiều dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm, sau đó phát triển thành bệnh viêm VA mãn tính khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Triệu chứng

Triệu chứng viêm VA cấp tính:
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Co thắt thanh môn
  • Co giật
  • Đau tai
  • Ngạt mũi, nhịp thở không đều
  • Hốc mũi nhiều mủ nhầy
  • Niêm mạc đỏ, có một lớp nhầy trắng, vàng phủ trên niêm mạc thành sau họng
Triệu chứng viêm VA mãn tính:
  • Hay bị sốt vặt
  • Người gầy, da xanh do biếng ăn, khó ăn
  • Tình trạng nghẹt mũi tăng dần
  • Mũi chảy dịch nhầy, chảy ra ở cửa mũi trước
  • Ho khan
  • Tai nghe kém và hay bị viêm tai
  • Ngủ không yên giấc, ngáy to hoặc ngưng thở khi ngủ
  • Răng mọc lệch
  • Môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng

Thứ ba là viêm VA có lây không?

Viêm VA có lây không là vấn đề rất nhiều người lo lắng. Bởi các bệnh về viêm đường hô hấp từ trước đến nay được biết đến là rất dễ lây lan trong cộng đồng. Và vì nhiều lý do nào đó chúng ta hoặc người thân của chúng ta vẫn phải tiếp xúc với người bệnh viêm VA. Nếu bệnh có lây nhiễm mà không biết cách phòng tránh thì quả thực rất nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đường hô hấp dù nguyên nhân chính gây viêm VA là vi khuẩn và virus nhưng bệnh này không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Ngoài ra các nguyên nhân gây viêm VA khác cũng không có khả năng làm lây lan bệnh trong cộng đồng. Vậy nên mọi người không cần quá lo lắng về việc viêm VA có lây không và cũng không cần kiêng tiếp xúc với người mắc bệnh này.

Cuối cùng là làm gì để phòng ngừa viêm VA cho trẻ

Viêm VA là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nó không lây từ người này sang người khác nhưng cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ, một số biện pháp phòng tránh viêm VA cho trẻ như:
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi cho trẻ đi ra ngoài đường hay đến những nơi có không khí ô nhiễm.
  • Giữ ấm cho trẻ đặc biệt là là phần cổ, bàn chân để tránh không bị nhiễm lạnh.
  • Tạo môi trường sạch sẽ, trong lành thoáng đãng cho trẻ.
  • Tạo dựng thói quen tốt cho trẻ như xuyên rửa tay bằng xà phòng, không cắn móng tay, không ngậm đồ vật…
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch kháng bệnh cho cơ thể.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc mà bạn Hằng đang gặp phải. Nếu vẫn còn băn khoăn về chứng bệnh này, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...