Vướng cổ họng khó thở là hiện tượng bệnh gì?

Hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 27 tuổi ở Hà Nội. Khoảng gần 3 tháng trở lại đây em thường gặp phải tình trạng bị vướng cổ họng khó thở, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy thì cảm giác rất rõ ràng. Dù không ăn uống gì hoặc chỉ nuốt nước bọt thì cũng vẫn cảm thấy khó chịu. Em rất lo lắng và mong bác sĩ giải đáp giúp xem em có đang bị triệu chứng của bệnh gì đó nguy hiểm hay không? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Huyền Diệu - Hà Nội

Trả lời

Xin chào bạn Huyền Diệu! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Viemduonghohap.vn xin trả lời chi tiết câu hỏi của bạn như sau: Nếu gặp triệu chứng vướng cổ họng khó thở chớ nên coi thường Bạn đừng quá lo lắng vì với triệu chứng vướng cổ họng khó thở của bạn cũng chưa thể kết luận ngay bạn đang mắc bệnh gì và có nguy hiểm hay không.

Vướng cổ họng khó thở có thể là bệnh lý sau:

Viêm họng mạn tính

Đây là trường hợp vùng niêm mạc họng bị sưng và viêm tấy liên tục. Viêm họng mạn tính khiến người bệnh có cảm giác nóng, khô họng, ngứa rát, vướng víu và luôn muốn khạc nhổ kèm theo khó khăn khi nhai nuốt. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra áp xe họng, viêm xoang, viêm amidan,... ☛ Xem chi tiết: Viêm họng mãn tính

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các lớp niêm mạc trong hệ thống thông xoang bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như: Khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, đau vùng xương mặt cùng cảm giác vướng víu ở cổ họng. Bệnh sẽ trở nặng nếu không được điều trị kịp thời và kèm theo các biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm thị lực, điếc mũi, có thể ngưng thở trong khi ngủ.

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan là hiện tượng hai bên amidan trong thành họng bị viêm nhiễm và sưng tấy do vi khuẩn hay kí sinh trùng, nấm. Có 2 dạng bệnh là cấp tính và mạn tính kèm theo các triệu chứng như: Amidan sưng to dẫn đến cổ họng vướng víu, khó nuốt, đau rát cổ họng và kèm theo sốt cao,... Người bệnh không nên chủ quan mà hãy điều trị sớm để tránh áp xe amidan, viêm đại tràng, thận và viêm dạ dày. ☛ Xem chi tiết: Viêm amidan mạn tính

Khối u đường tiêu hóa trên

Thực quản hoặc niêm mạc họng của người bệnh có thể xuất hiện một số khối u lồi khiến cho người bệnh luôn cảm thấy rất mệt mỏi và vướng ở cổ họng, khó thở, đau ngực và sụt cân. Nếu thấy dấu hiệu này người bệnh cần đi khám để điều trị sớm nếu không có thể dẫn đến ung thư thực quản rất nguy hiểm.

Bệnh trào ngược axit dạ dày - thực quản

Đây là trường hợp dịch vị từ thực quản hoặc dạ dày bị trào ngược lên trên khiến người bệnh thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi hoặc ợ nóng, buồn nôn và vướng mắc ở cổ họng. Bệnh này cần được chữa kịp thời để không dẫn đến biến chứng ngạt thở, nôn ra máu thậm chí là ung thư thực quản - dạ dày. Vướng cổ họng khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày - thưc quản

Viêm phổi - Viêm phế quản

Đây là bệnh lí về đường hô hấp khiến người bệnh thường xuyên bị khó thở do đường thở bị viêm nhiễm nên bị thu hẹp lại. Bệnh thường kèm theo sốt cao và gặp nhiều ở trẻ em, người cao tuổi hoặc người có sức khỏe yếu ớt.

Do ung thư hạ họng

Đây là triệu chứng ít thấy nhưng bạn không nên bỏ qua bởi đây là dang ung thư thường thấy sau ung thư mũi xoang và ung thư vòm họng. Người bệnh luôn cảm thấy vường cổ họng khó thở, nuốt đau, xuất hiện hạch ở cổ,...

Bệnh về tuyến giáp

Nếu người bệnh thường xuyên bị khan tiếng, nghẹn và khó nuốt, khó thở, vướng ở cổ thì có thể đây là những triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp muộn. Cần hết sức lưu ý và điều trị kịp thời.

Lời khuyên cho bạn

Tuy chúng tôi khuyên bạn đừng quá lo lắng thế nhưng không vì thế mà bạn chủ quan bỏ các triệu chứng mình gặp phải. Lời khuyên giành cho bạn Huyền Diệu vào lúc này là bạn nên đi khám sớm nhất có thể để các bác sĩ có những phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp với thể trạng bệnh hiện tại của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà để mau khỏi bệnh như:
  • Ngậm chanh đào mật ong
  • Thường xuyên uống nước ấm thay cho nước lạnh.
  • Ngậm 2 lát tỏi tươi mỗi ngày từ 5-10 phút rồi nhai nuốt từ từ trong họng.
  • Uống trà ấm mỗi ngày vào buổi sáng, không nên uống tối vì trà có thể khiến bạn bị mất ngủ.
  • Uống nước ép lá tía tô 5 lần mỗi ngày.
  • Đặc biệt nên súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày ít nhất 2 lần để cảm giác vướng víu ở cổ họng giảm nhanh nhất có thể.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Thông tin tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...