Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi mà an toàn?

Viêm amidan là bệnh rất thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi học đường. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc chuyển thành mạn tính nếu không được xử lý đúng cách. Mẹ hãy tìm hiểu xem tại sao trẻ thường bị viêm amidan và nên cho bé dùng thuốc gì khi bị viêm amidan nhé.

Amidan là gì?

Amidan là tổ chức bạch huyết ở họng có chức năng miễn dịch. Amidan thực chất là tên của nhiều tổ chức lympho nằm rải rác ở vòng bạch huyết họng- Waldeyer. Tuy nhiên trên thực tế, viêm amidan là từ dùng để chỉ hiện tượng viêm tại amidan khẩu cái- 2 amidan nằm 2 bên cuống lưỡi, do đây là 2 tổ chức amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết và có vai trò quan trọng nhất, cũng là tổ chức hay viêm nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ amidan để chỉ amidan khẩu cái. (Xem chi tiết trong bài viết: Amidan – vị trí, vai trò trong cơ thể)

Amidan là gì? 1

Vị trí của amidan khẩu cái hay thường gọi tắt là amidan

Tại sao trẻ hay bị viêm amidan?

Amidan được hình thành từ thời kỳ bào thai, tuy nhiên phát triển mạnh bắt đầu từ 5-6 tuổi, tiếp tục phát triển ở tuổi học đường và teo ở tuổi trưởng thành. Amidan nằm ở họng miệng, là ngã ba của đường ăn và đường thở, liên tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong môi trường. Với chức năng chính là tiếp nhận và xử lý các tác nhân gây bệnh này, tại amidan thường xuyên xảy ra phản ứng viêm- một trong các cơ chế bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, viêm amidan là bệnh rất phổ biến và có thể lặp lại nhiều lần ở trẻ. Mặc dù là phản ứng sinh lý có tính chất bảo vệ, tuy nhiên nếu phản ứng viêm quá mạnh hoặc diễn ra dai dẳng sẽ làm tổn thương mô và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan.

Viêm amidan có 2 thể, bao gồm viêm amidan cấp và viêm amidan mạn tính. Các đợt cấp viêm amidan thường chỉ diễn ra trong 7-10 ngày. Nếu các đợt cấp không được xử lý đúng cách hoặc tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm amidan mạn. Viêm amidan mạn tính thường gây ra các vấn đề dai dẳng về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và do đó, cần cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ amidan. Mẹ cần chú ý xử lý cho trẻ đúng cách trong các đợt viêm cấp, đồng thời dự phòng các đợt viêm amidan cho trẻ để tránh tiến triển thành viêm amidan mạn tính.

➤ Tìm hiểu chi tiết: Viêm Amidan là gì?

Mẹ nên cho trẻ uống thuốc gì khi bị viêm amidan?

Trẻ em là đối tượng có cơ địa vô cùng nhạy cảm, các cơ quan hoạt động chưa thực sự hiệu quả, dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài. Do đó, ngay cả việc sử dụng thuốc điều trị khi trẻ mắc bệnh cũng cần phải cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng, hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ. Vậy, trong trường hợp trẻ bị viêm amidan thì uống thuốc gì? Câu trả lời sẽ có ở phía sau đây.

Đa phần, trẻ bị viêm amidan chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm ho, long đờm và mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Trong một số ít trường hợp, trẻ cần được chăm sóc theo dõi bởi bác sỹ để đề phòng nguy cơ biến chứng. Thuốc kháng sinh sẽ được kê khi trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sỹ, đảm bảo dùng đủ liều và đúng liệu trình cho trẻ. Dưới đây là chi tiết các loại thuốc trị viêm amidan cho bé và những lưu ý khi sử dụng:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn, xuất hiện triệu chứng viêm sưng kèm mủ. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, điều trị nhiễm trùng, ngăn ngừa bội nhiễm một số biến chứng khác.

Với trẻ nhỏ bị viêm amidan, các bác sĩ thường chỉ định một số loại kháng sinh sau:

Kháng sinh nhóm Beta Lactam

Nhóm Beta Lactam này có 2 phân nhóm là Penicillin và Cephalosporin:

– Phân nhóm Penicillin: Bao gồm các loại Penicillin G, Amoxicillin và Ampicillin. Phân nhóm kháng sinh này có hiệu quả diệt khuẩn tương đối tốt, khá an toàn với trẻ nhỏ, tuy nhiên lại dễ gây dị ứng nên các bậc phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng.

– Phân nhóm Cephalosporin: Gồm các loại thường dùng là Cephalexin, Cefuroxim(Zinnat),… Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu,… Cephalosporin dung nạp tốt hơn và thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…

Kháng sinh nhóm Macrolid

Nhóm kháng sinh này thường được bác sĩ kê trong trường hợp trẻ đã kháng Penicillin. Nhóm gồm các loại thông dụng như Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin, Dorithromycin,… tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn Gram dương và một số vi khuẩn Gram âm gây viêm amidan như H. influenzae, N. meningitidis,…

Tùy thuộc vào vi khuẩn gây viêm amidan cũng như cơ địa của người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh phù hợp. Các bậc phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ, không nên tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng cho trẻ sử dụng. Việc sử dụng kháng sinh sai cách có thể sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm, ảnh hướng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

➤ Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm amidan cho trẻ

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm 1

Thuốc có tác dụng loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau, tấy đỏ, phù nề ở tại amidan và vùng niêm mạc xung quanh. Một số loại thuốc chống viêm thường dùng ở trẻ nhỏ được kể đến gồm: Alphachymotrypsin 4,2mg, các loại Corticoid chống viêm như Prednisolon, Dexamethason, Betamethason,…

Các mẹ cần lưu ý là chỉ cho trẻ sử dụng nhóm Corticoid chống viêm trong trường hợp trẻ bị viêm amidan nặng như viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát nặng,… và được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu sử dụng liều lượng cao và kéo dài, nhóm thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ cho hệ nội tiết và quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

Một số tác dụng phụ nguy hiểm mà Corticoid chống viêm có thể gây ra gồm: suy tuyến thượng thận, đái tháo đưỡng, hội chứng Cushing,…

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu mà viêm amidan gây ra như: sốt cao trên 38,5 độ C, đau rát họng,… Phổ biến, thông dụng nhất của nhóm này đó là Paracetamol.

Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên sủi, gói bột, dạng lỏng, viên đặt,… với liều lượng phù hợp với trẻ nhỏ. Một điều mà nhiều phụ huynh cần phải lưu ý, đó là paracetamol bào chế cho người lớn và trẻ nhỏ khác nhau, vì thế không được lấy viên nén Paracetamol dành cho người lớn bẻ nhỏ để dùng cho trẻ.

Liều lượng Paracetamol được khuyến cáo dùng cho trẻ bằng đường uống như sau: 10-15mg/kg (trọng lượng cơ thể trẻ). Có thể dùng nhiều lần trong ngày (khuyến cáo không quá 5 lần trong 1 ngày), mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng và tổng lượng Paracetamol không quá 75mg/kg trong vòng 24h. Việc lạm dụng Paracetamol giảm đau, hạ sốt có thể gây cạn kiệt glutathion của gan dẫn đến tiêu hủy tế bào gan của trẻ.

Với những trẻ lớn, ngoài Paracetamol, các bác sĩ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác như Ibuprofen. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý và thận trọng khi sử dụng loại thuốc này, không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 7kg và hạn chế sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì chúng có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa, biến đổi cơ chế đông máu hoặc dị ứng.

Thuốc giảm ho, long đờm

Các bác sĩ chỉ khuyên dùng thuốc giảm ho, long đờm cho trẻ trong trường trẻ ho nhiều dẫn đến kiệt sức, mất ngủ, khó khạc đờm, đờm quá đặc,… Bởi ho và khạc đờm là phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp đào thải, đẩy dịch tiết hoặc dị vật đường hô hấp ra ngoài. Bình thường, phản xạ này hoạt động tốt sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng các loại thuốc giảm ho, long đờm cho trẻ bị viêm amidan. Chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết như đã nói ở trên.

Một số loại thuốc giảm ho, long đờm cho trẻ thường được dùng gồm:

Thuốc giảm ho

Dextromethorphan hoặc các siro ho dạng thảo dược là các loại thường được dùng. Còn nhóm Terpin, Codein được khuyến cáo không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp dẫn đến khó thở, ngưng thở.

Thuốc long đờm

Loại thường dùng trẻ là: N – Acetylcystein, Bromhexin,… Khi dùng những loại này thì nên cho trẻ uống thuốc cùng nhiều nước để tác dụng phát huy tối đa.

Siro Heviho – Siro chiết xuất thảo dược, đẩy lùi viêm amidan cho trẻ nhanh chóng

Nếu lo lắng về tác dụng phụ của những loại thuốc kháng sinh, thuốc Tây y gây ra cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo sử dụng siro Heviho với chiết xuất thảo dược tự nhiên, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm amidan ở trẻ, cực kỳ an toàn và không tác dụng phụ.

Siro Heviho - Siro chiết xuất thảo dược, đẩy lùi viêm amidan cho trẻ nhanh chóng 1

Siro Heviho được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có chứa hoạt chất S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm Đại Hành với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, trị tận gốc quá trình viêm nhiễm. Ngoài ra, thành phần của siro Heviho còn chứa Cao Xạ Can, Cao Cát Cánh, Cao Mạch Môn, Cao Xuyên Bối Mẫu,… giúp giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các mẹ có thể sử dụng siro Heviho cho trẻ theo liều lượng và hướng dẫn dưới đây dưới đây:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.

Dùng trước bữa ăn. Lắc đều trước khi sử dụng. Nên dùng ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho

Đặt giao Heviho về tận nhà TẠI  ĐÂY

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các mẹ nên tìm hiểu phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách để bé nhanh khỏi, cũng như giảm nguy cơ tái phát viêm amidan nhiều lần.

Mẹ nên chăm sóc bé thế nào?

Mẹ nên chăm sóc bé thế nào? 1

Chườm ấm có thể giúp trẻ hạ nhiệt khá tốt mà không cần dùng thuốc

Hạ sốt

Sốt cũng là một trong các phản ứng bảo vệ của cơ thể, là dấu hiệu của việc hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ dao động từ 36,5 đến 37,5 ⁰C . Nhiệt độ từ 37,6- 38,5ºC được coi là tăng thân nhiệt, trên 38,5⁰C là sốt. Nếu nhiệt độ của trẻ không vượt quá 38,5ºC, mẹ không nên cho bé dùng thuốc hạ sốt. Chú ý cho trẻ ăn mặc thoáng mát, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, có thể chườm ấm cho trẻ để giúp hạ nhiệt độ mà không cần dùng thuốc (dùng khăn hơi ấm một chút- thấp hơn thân nhiệt đắp lên vùng trán, lau người cho trẻ). Trong trường hợp trẻ sốt cao, khiến trẻ rất mệt, mẹ có thể cho con dùng các thuốc hạ sốt thông thường, hay dùng nhất là paracetamol, tuy nhiên cần chú ý cho trẻ uống không quá 4 lần trên ngày, các lần dùng thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ.

Giảm ho

trẻ bị viêm amidan có thể gặp ho, ho khan hoặc ho có đờm nhầy. Ho làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, ngoài ra ở trẻ nhỏ, ho còn làm trẻ dễ nôn trớ khiến mẹ lo lắng. Không chỉ vậy, ho còn thường kéo dài dai dẳng ngay cả khi trẻ đã hết viêm và sốt. Vậy mẹ có thể cho trẻ uống thuốc có tác dụng giảm ho, long đờm. Nên cho con uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm loãng đờm, giúp bé dễ khạc đờm ra ngoài.

Giảm đau họng

Viêm amidan khiến trẻ bị đau họng. Nuốt đau có thể khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú khiến mẹ lo lắng. Để giảm tình trạng này, mẹ nên cho trẻ súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý, súc kỹ miệng họng, ngậm nước muối trong miệng một chút rồi mới nhổ bỏ. Súc miệng họng giúp trẻ loại được nhiều vi khuẩn, giảm khô và đau họng. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, tránh các thực phẩm cứng, phải nhai nhiều. Nên ăn đồ ăn còn ấm, có thể chia làm nhiều bữa cho trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng, mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ. Bổ sung vitamin, khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ chóng hồi phục.

Các thuốc tân dược hay sử dụng trong điều trị triệu chứng như giảm ho, long đờm, chống dị ứng… không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ vì chưa đủ bằng chứng về độ an toàn. Do đó, mẹ nên sử dụng các sản phẩm thảo dược cho bé để đảm bảo an toàn, các trường hợp muốn sử dụng thuốc tân dược cần tuân theo chỉ định của bác sỹ.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tránh tái phát

Khi nào trẻ cần đi khám bác sỹ?

Viêm amidan là bệnh thông thường, mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy hiếm gặp, nhưng viêm amidan có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp… khi tác nhân gây bệnh là liên cầu khuẩn và chỉ gặp trên một số cơ địa đặc biệt. Do đó, khi bé có dấu hiệu viêm amidan do vi khuẩn, mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ để được thăm khám và xác định nguyên nhân để xử trí. Ngoài ra, trẻ cũng cần được thăm khám chuyên khoa nếu có dấu hiệu viêm amidan mạn tính, tái phát nhiều lần các đợt cấp.

  • Trên mặt amidan hoặc thành họng có mảng trắng, hoặc chấm mủ trắng bám vào.
  • Trẻ sốt cao liên tục, không có dấu hiệu hạ sốt, các triệu chứng không cải thiện sau khoảng 3-5 ngày hoặc nặng dần.
  • Trẻ bị tái phát ngay sau đợt viêm amidan hoặc viêm họng trước đó không lâu.
  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm.
  • Ngoài đợt cấp thấy amidan sưng to, hơi thở hôi, trẻ ngủ ngáy.

Các dấu hiệu trên cho thấy trẻ có khả năng bị viêm amidan do nhiễm khuẩn hoặc viêm amidan chuyển mạn tính. Trẻ cần được thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân viêm amidan cấp để xử trí, nếu tác nhân là liên cầu, trẻ sẽ được chỉ định kháng sinh dài ngày để điều trị và dự phòng biến chứng. Đối với viêm amidan mạn nếu ảnh hưởng nhiều đến trẻ sẽ phải cân nhắc phẫu thuật cắt amidan.

Dự phòng viêm amidan ở trẻ ra sao?

Viêm amidan cấp có thể tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến tiến triển viêm amidan mạn tính làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Do đó, ngoài việc chăm sóc đúng cách khi trẻ ốm, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt bình thường của trẻ để giảm thiểu nguy cơ mắc các đợt cấp của viêm amidan nhiều lần.

  • Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất, giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất.
  • Dạy bé biết vệ sinh cá nhân tốt và đúng cách, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, nên súc miệng với nước muối sinh lý hẳng ngày.
  • Tạo cho bé thói quen vận động, tập thể dục thể thao, ra ngoài trời thường xuyên để trẻ rèn luyện thể lực, tăng sức đề kháng.

Như vậy, để đảm bảo điều trị viêm amidan cho trẻ được hiệu quả, mẹ nên chú ý chăm sóc bé đúng cách, chỉ cần xử lý triệu chứng mà không tự ý dùng kháng sinh hoặc các thuốc kê đơn cho bé. Trường hợp quan sát thấy bé có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc các biểu hiện không thuyên giảm, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sỹ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279455/

https://www.livescience.com/62447-tonsils.html

https://www.webmd.com/oral-health/picture-of-the-tonsils

https://en.wikipedia.org/wiki/Tonsil

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/symptoms-causes/syc-20378479

https://www.medicalnewstoday.com/articles/156497.php

https://en.wikipedia.org/wiki/Tonsillitis

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...