Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tránh tái phát

Chào bác sĩ! Bé nhà mình năm nay 3 tuổi và mình vừa cho bé đi lớp được hơn 1 tháng nay. Không biết do môi trường thay đổi hay do thời tiết dạo này mưa nắng thất thường mà bé nhà mình có biểu hiện sốt, ho, cổ họng sưng đỏ, quấy khóc và không chịu ăn. Mình có mang bé đi khám và được chẩn đoán bị viêm amidan cấp tính, bác sĩ cũng đã kê đơn thuốc hạ sốt và một số loại thuốc khác cho bé. Đến hôm nay thì tình trạng của bé nhà mình cũng đã tiến triển tốt hơn nhưng mình nghe nói viêm amidan là một bệnh rất dễ tái phát, vậy bác sĩ có thể cho mình biết cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan như thế nào để tránh tái phát không ạ. Thật sự mình rất mông lung về vấn đề này mà nhìn còn ốm thì xót lắm. Cảm ơn bác sĩ và mong nhận được phản hồi sớm!

Phạm Yến - Gia Viễn, Ninh Bình

Trả lời

Chào chị Yến, cám ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề chị đang lo lắng được chuyên gia giải đáp như sau:

Thứ nhất phải hiểu viêm amidan là gì? viêm amidan cấp tính là gì?

Amidan thực chất là các hạch bạch huyết nằm hai bên thành họng, vị trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở. Có chức năng tăng cường khả năng chống đỡ của mũi họng với các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. (Xem chi tiết: Amidan là gì, vị trí vai trò của amidan) Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm nhiễm, sưng đau xả ra do bị nhiễm trùng. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm Viêm amdian cấp tính là tình trạng viêm sung huyết của amidan khẩu cái tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 – 4 tuổi trở lên, gây nên bởi vi khuẩn và hoặc vi rút. (Xem chi tiết: Hiểu chứng viêm amdian cấp tính)

Thứ hai là tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị viêm amidan cấp

Nguyên nhân Nhiễm vi khuẩn và virus là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ. Phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus (strep), ngoài ra còn có các loại như Adenovirus; Virus cúm; Virus Epstein-Barr; Vi-rút Parainfluenza; Enterovirus; Virus herpes đơn giản. ➤ Xem thêm: Top nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ Triệu chứng
  • Đau họng
  • Amidan nổi đỏ
  • Có một lớp phủ màu vàng hoặc trắng trên bề mặt amidan
  • Cổ họng xuất hiện các vết rộp hoặc loét
  • Đau đầu, đau tai
  • Sốt, ớn lạnh
  • Nôn, buồn nôn, đau bụng

Thứ ba là các biến chứng có thể xảy ra

Trẻ bị viêm amidan nếu không được chữa trị dứt điểm, kịp thời thì rất dễ xảy ra các biến chứng như:
  • Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh khí phế quản, viêm hạch cổ mãn tính
  • Thấp khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận
  • Viêm họng, viêm amidan mãn tính, viêm tấy thành bên họng
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm

Thứ tư là cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tránh tái phát

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan đúng cách sẽ hạn chế được sự tái phát của bệnh. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện của viêm amidan cha mẹ cần làm như sau:
  • Lấy đèn nhỏ soi họng kiểm tra xem hai bên amidan có sưng không, nổi hạt trắng không hay chỉ là viêm họng thông thường.
  • Dùng kẹp nhiệt độ xem cơ thể trẻ có bị sốt không, nếu sốt cao đến hơn 38 độ thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol xong dùng nước ấm lau người cho trẻ đồng thời thay quần áo thông thoáng cho con
  • Ấn nhẹ hai tay vào bên cạnh hàm của trẻ kiểm tra xem bé có bị nổi hạch hay không. Đồng thời kiểm tra xem tai bé của bị chảy mủ không.
  • Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, sữa
  • Nếu thấy các triệu chứng ngày càng nặng thì cha mẹ cần đưa ngay bé đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách

Cuối cùng là cách phòng ngừa amidan cho trẻ

  1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp cho trẻ. Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc súc miệng cho trẻ, tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
  2. Nếu trẻ biết đánh răng, súc miện rồi thì hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ
  3. Không nên để trẻ cho tay vào miệng vì như vậy vi khuẩn từ bên ngoài sẽ có thêm cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
  4. Cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng khi thời tiết chuyển mùa. Không nên cho bé ngủ trong phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp. Thường xuyên vệ sinh tấm chắn điều hòa để hạn chế vi khuẩn
  5. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khi cho trẻ ra ngoài cần bịt khẩu trang cẩn thận
  6. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lạnh, thức ăn sống vì như vậy vi khuẩn gây bệnh càng có điều kiện phát triển
Trên đây là những thông tin về chứng viêm amidan ở trẻ, hi vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm con tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm : Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi mà an toàn Chúc bạn và bé thật nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...