Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Cách phòng tránh

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiểu nhanh về viêm phế quản ở trẻ

Hiểu nhanh về viêm phế quản ở trẻ 1

Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc của ống phế quản, từ đó khiến ống niêm mạc bị thu hẹp lại và gây ứ đọng dịch. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi và dễ xảy ra hơn và mùa lạnh, giao mùa. Các triệu chứng của bệnh diễn ra trong thời gian ngắn thì được gọi là viêm phế quản cấp tính. Còn các triệu chứng xảy ra nhanh chóng, kéo dài thì được gọi là viêm phế quản mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây áp xe phổi, viêm phổi,… vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ mắc viêm phế quản sẽ có những dấu hiệu phổ biến như: Đau họng, chảy nước mũi, ho khan, ho có đờm, đau tức ngực, đau cơ, đau toàn thân, mệt mỏi, thở khò khè, nôn ói, trẻ quấy khóc nhiều, ớn lạnh, sốt nhẹ,… Những triệu chứng này thường kéo dài từ 7-10 ngày, riêng triệu chứng ho có thể kéo dài lâu hơn.

Vì triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nên cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu thấy nghi ngờ. Việc chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

☛ Xem chi tiết: Viêm phế quản ở trẻ là gì?

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em

Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ:

  • Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến chiếm đến 90% các trường hợp mắc viêm phế quản. Các loại virus phổ biến như: virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Adnovirus, Enterovirus, virus Herpes…
  • Vi khuẩn: Trường hợp này gặp ít hơn nhưng cũng có thể gây bệnh viêm phế quản. Một số loại vi khuẩn thường gặp như: phế cầu khuẩn (H.influenzae), liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Mycoplasma, Chlamydia…
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
  • Chất kích ứng: Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá,… là những chất kích ứng có thể dẫn đến viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có lây không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm phế quản thì bệnh có thể lây hoặc không.

  • Viêm phế quản cấp tính: Với thể cấp tính, nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ là do virus, vi khuẩn nên có thể lây nhiễm. Những tác nhân gây bệnh có thể kể đến như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus adenovirus,…
  • Viêm phế quản mãn tính: Trái ngược lại với thể cấp tính, viêm phế quản mãn không gây lây nhiễm. Bởi nguyên nhân gây bệnh không phải do virus, vi khuẩn mà là do đường thở bị kích thích trong thời gian dài. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường là do môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,…

Viêm phế quản ở trẻ em lây qua đường nào?

Viêm phế quản ở trẻ em lây qua đường nào? 1

Viêm phế quản có thể lây nhiễm theo 2 con đường sau:

  • Lây trực tiếp: Người mắc viêm phế quản ho, hắt hơi hoặc nói chuyện sẽ tạo ra những giọt bắn chứa virus, vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí. Khi đó trẻ nhỏ nếu tiếp xúc gần hoặc hít phải thì sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Lây gián tiếp: Nếu trẻ em chạm phải bất cứ vật gì hay thứ gì bị nhiễm tác nhân gây bệnh như: cánh cửa, mặt bàn,… sau đó đưa tay chạm lên miệng, mắt, mũi thì cũng nhiễm bệnh.

Các giai đoạn lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh của trẻ bị lây nhiễm thường kéo dài từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ không có bất kì triệu chứng nào .

Giai đoạn viêm đường hô hấp trên

Trẻ sẽ bắt đầu có những triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức người, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, khó ngủ. Đây là giai đoạn trẻ nhỏ tiếp xúc với nhiều virus và dễ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Giai đoạn viêm phế quản cấp

Các triệu chứng trong giai đoạn này sẽ nặng hơn. Trẻ nhỏ sẽ ho khan, ho có đờm, đờm màu trắng đục hoặc xanh vàng, mệt mỏi, quấy khóc. Nếu tình trạng đau họng và ho nhiều kéo dài còn có thể ho ra máu, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Giai đoạn trẻ hồi phục

Với viêm phế quản cấp tính, trẻ nhỏ sẽ giảm dần những triệu chứng và hồi phục trong 7-10 ngày. Tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào sức đề kháng của trẻ. Lúc này cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ có khả năng lây nhiễm nên cha mẹ cần phòng ngừa để tránh mắc phải. Dưới đây là những một số cách phòng ngừa viêm phế quản.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Để tránh lây nhiễm từ người sang người, điều cha mẹ cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh, cảm cúm thì nên cho người bệnh dùng riêng đồ dùng như cốc, bát, chén,… Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, nhất là nơi công cộng.

Giữ vệ sinh miệng họng

Phụ huynh hướng dẫn trẻ cách vệ sinh họng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây hại. Ngoài ra đây còn là cách để làm loãng đờm trong họng giúp trẻ tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

Tạo môi trường sạch sẽ

Cha mẹ nên giữ nhà cửa sạch sẽ, dọn vệ sinh nơi ở, giặt chăn ga gối thường xuyên nhằm ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá.

Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý

Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý 1

Phụ huynh bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm sau để trẻ nhanh hồi phục:

  • Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin A, C, E cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như: đậu phụ, trứng gà, bột mỳ,…
  • Bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa.
  • Nên ăn những thực phẩm lỏng, loãng như súp, cháo,… và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ.

Tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng cúm và vắc-xin ngừa phế cầu để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn dẫn đến các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm phế quản.

☛  Tham khảo thêm: Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Siro Heviho – cải thiện và phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ

Để làm giảm viêm phế quản, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc phế quản, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng siro Heviho từ Viện hàn lâm cho bé nhà mình.

Siro Heviho - cải thiện và phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ 1
Siro Heviho được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn

Sản phẩm có thành phần là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho người dùng như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo…

Đặc biệt, hoạt chất chống viêm S3 – elebosin chiết suất từ sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, hoạt chất S3 – elebosin được chiết suất từ sâm đại hành có tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24 giờ đầu, tương đương với hiệu quả của Indomethacin – một chất chống viêm được sử dụng phổ biến trong tân dược.

Nhờ vậy, Siro đem lại công dụng:

  • Giảm nhanh tình trạng ho, đau rát cổ họng, nuốt vướng cổ họng, ho có đờm ở trẻ bị viêm phế quản.
  • Chứa S3 – elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn hầu họng.
  • Hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc phế quản, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Khi sử dụng sản phẩm siro Heviho, trẻ không cần phải sử dụng kháng sinh, từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng kháng sinh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...