Viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không?

Viêm VA là chứng bệnh hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên rất nhiều phụ huynh còn đang thắc mắc không biết viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không? Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Vì đâu trẻ bị viêm VA?

Vì đâu trẻ bị viêm VA? 1

VA là viết tắt của từ Végétation Adenoide (được dịch là sùi vòm họng) – là một khối lympho ở vòm mũi họng. Bộ phận này hình thành rất sớm, khi bảo thai được khoảng 16 tuần tuổi đã thấy chúng xuất hiện.

Ở trẻ sơ sinh, VA dày khoảng 2mm và nằm ở thành sau trên của vòm mũi họng. Chúng không có vỏ bao và giới hạn nhất định, phía trước có thể lan tới cửa mũi sau, phía bên có thể lan tới lỗ vòi Eustache, phía dưới có thể lan tới thành sau họng miệng. VA sẽ phát triển nhanh kể từ lúc trẻ 2 tuổi và bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi, đến tuổi dậy thì thì VA gần như biến mất hoàn toàn. Rất ít trường hợp VA bị sót lại ở người trưởng thành.

VA cũng có chức năng miễn dịch, được coi như hệ thống phòng dịch đầu tiên của cơ thể, bảo vệ đường hô hấp khỏi các yếu tố gây hại. Tuy nhiên khi các tác nhân gây hại tấn công đồn dập khiến VA không thể chống đỡ nổi khiến VA bị sưng đỏ, nhiễm trùng,… gọi là viêm VA.

☛ Xem chi tiết về bệnh: Viêm VA và những thông tin cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh viêm VA xuất hiện, đó là: 

  • Bị các loại vi khuẩn như treptococcus,.. hoặc các loại virus như Epstein – Barr, adenovirus, rhovovirus… tấn công và gây bệnh
  • Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ, còn non yếu nên tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại từ môi trường tấn công và gây bệnh
  • Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí lạnh đột ngột
  • Do trẻ bị mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan,…

Những dấu hiệu nào cảnh báo viêm VA ở trẻ

Viêm VA thường chia thành 2 loại đó là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính

Biểu hiện viêm VA cấp tính:

  • Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ thường bị sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ bị nghẹt mũi, tình trạng này ngày càng nặng dần, từ nghẹt 1 bên rồi nghẹt cả 2 bên. Do đó trẻ thở rất khó khăn, thường phải thở bằng miệng, thở khụt khịt, khóc,… Với trẻ còn bú mẹ thì có thể trẻ sẽ bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì khó thở
  • Xuất hiện nước mũi chảy ra phía trước và chảy xuống dưới họng. Ban đầu nước mũi trong, sau đó sẽ đục và đặc dần. VA càng to thì tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng và nghiêm trọng.
  • Trẻ bị ho: triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của bệnh. Trẻ ho do bị khô miệng vì mũi nghẹt nên thường xuyên phải thở bằng miệng hoặc là do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng gây viêm họng
  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ ăn, hơi thở có mùi khó chịu
  • Bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, tiêu chảy
  • Khả năng nghe của trẻ bị giảm, trẻ nghe kém hơn, có thể bị đau tai khi nuốt
  • Khi khám lâm sàng sẽ thấy các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ, niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống và hạch góc hàm bị sưng.

☛ Xem thêm: Viêm VA cấp – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm VA mạn tính:

Những dấu hiệu nào cảnh báo viêm VA ở trẻ 1

Viêm VA mạn tính là tình trạng quá phát và xơ hóa của VA sau nhiều lần bị viêm cấp tính. Dấu hiệu chủ yếu của tình trạng này là chảy nước mũi và nghẹt mũi mãn tính.

  • Khi bị viêm VA mãn tính trẻ sẽ bị chảy nước mũi kéo dài, nước mũi có thể trong hoặc nhày hoặc chảy nước mũi mủ (bội nhiễm)
  • Tình trạng nghẹt mũi thì có nhiều mức độ, ít thì có thể nghẹt về đêm nhiều thì nghẹt suốt ngày, thậm chí là bít tắc mũi hoàn toàn. Khi đó trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi. Kèm theo đó trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

Tình trạng viêm VA mạn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy mạn tính gây nên những biến đổi đặc trưng như: Chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ; Khó ngủ, ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ; Rối loạn phát triển khối xương mặt dẫn đến hình thành khuôn mặt VA.

☛ Chi tiết về viêm VA mãn tính tại: Chẩn đoán và điều trị viêm VA mãn tính

Viêm VA có nguy hiểm cho trẻ không?

Viêm VA là chứng bệnh khá nguy hiểm, tuy ít nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng các cha mẹ không được chủ quan vì chứng bệnh này thường rất dễ tái phát và gây nên các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Gây viêm nhiễm đường hô hấp: Do vị trí nằm ở nóc vòm trên nên khi VA bị viêm, dịch mủ chứa vi khuẩn có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi rất nguy hiểm
  • Gây viêm tai giữa cấp: Vì vòi nhĩ ở trẻ em so với người lớn nó ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang nên các vi khuẩn gây viêm VA sẽ qua đường või nhĩ gây viêm tai giữa.
  • Viêm tai giữa thanh dịch: Khi viêm VA quá phát sẽ làm tắc vòi nhĩ khiến không khí không nên được tai, áp áp lực trong hòm tai giảm dẫn đến tăng tiết dịch trong hòm tai. Vì chứng bệnh này tiến triển âm thầm, không gây đau tai, chỉ ù tai, nghe kém nên ở trẻ nhỏ khó phát hiện, dễ bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ.
  • Gây viêm mũi, viêm xoang: Dịch mủ từ VA bị viêm chảy vào hốc mũi, đọng trên sàn mũi và các khe mũi làm các niêm mạc mũi bị phù nề, các lỗ thông xoang bị tắc dẫn đến viêm xoang
  • Khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Các dịch mủ chứa vi khuẩn chảy đến vùng họng khiến trẻ nuốt vào dạ dày hoặc do tổ chức lympho đường ruột cùng phản ứng viêm với viêm VA khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn trớ đi ngoài phân lỏng
  • Gây dị dạng sọ mặt: Viêm VA quá phát gây bít tắc đường thở khiến trẻ phải há mồm để thở, tình trạng này kéo dài làm cho hàm dưới bị đẩy ra trước, xương hàm trên không phát triển, lưỡi tụt ra sau, khuôn mặt biến dạng, vẻ mặt ngờ nghệch, chuyên môn gọi là bộ mặt VA
  • Biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ cũng rất hay gặp do viêm VA quá phát

Viêm VA, đặc biệt là viêm VA mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa, hạn chế trẻ mắc phải chứng bệnh này.

Phòng ngừa viêm VA hiệu quả

Phòng ngừa viêm VA hiệu quả 1

Để phòng ngừa và hạn chế trẻ mắc phải chứng bệnh này, các bậc phụ huynh cần lưu ý các điểm sau:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng mũi họng của trẻ băng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để hạn chế sự tấn công bởi các tác nhân gây hại từ ngoài môi trường
  • Tạo cho trẻ các thói quen tốt như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không cắn móng tay, mút tay, không ngậm các đồ vật
  • Tuyệt đối giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh để trẻ nhiễm lạnh, đặc biệt là phần cổ, bàn chân,…
  • Giữ môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, không gian thoãng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khí thải, khói thuốc,…
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng cường đề kháng

Khi thấy trẻ mắc các bệnh viêm mũi họng, viêm đường hô hấp thì các bậc cha mẹ không được chủ quan mà cần đưa trẻ đi điều trị càng sớm càng tốt. Một vấn đề cần lưu ý đó là tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị cho trẻ khi chưa được sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa vì như vậy có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm tồi tệ.

Siro Heviho – Giải pháp cho bé viêm VA từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Với mong muốn tìm ra sản phẩm thảo dược Việt Nam: Hiệu quả – An toàn – Chất lượng cao, viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Siro Heviho. Sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ đã được chứng minh về tính an toàn. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để:

  • Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm.
  • Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm.
  • Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát.

Siro Heviho – Giải pháp cho bé ho đờm, viêm mũi họng từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1

Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em:

Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.

Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
  • Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
  • Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...