Điều trị viêm Amidan cấp tính như thế nào hiệu quả?

Viêm Amidan cấp tính là tình trạng bị viêm sung huyết của amidan khẩu cái. Đây là bệnh thường gặp và phổ biến mà ai cũng từng bị một lần. Viêm Amidan cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cuộc sống. Vậy điều trị viêm amidan cấp tính như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Điều trị viêm Amidan cấp tính như thế nào hiệu quả? 1

Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm Amidan cấp tính

Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, tuy nhiên viêm amidan cấp tính thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ vị thành niên, nhất là lứa tuổi học đường từ 5 tới 15 tuổi. Mà nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan bao gồm:

Các nguyên nhân:

  • Vi khuẩn: do các vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A, tụ cầu, xoắn khuẩn, Haemophilus influenzae…
  • Virus: Cúm, sởi, ho gà…

Các yếu tố thuận lợi:

  • Do thay đổi thời tiết đột ngột
  • Ăn uống đồ lạnh
  • Do người bệnh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém
  • Do cơ thể sức đề kháng kém, cơ địa dễ bị dị ứng
  • Trong cơ thể có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để ở vùng họng, miệng như: viêm VA, viêm mũi, viêm xoang, viêm lợi, sâu răng
  • Đặc điểm cấu trúc Amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, ẩn náu và sinh sôi, phát triển.

Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm Amidan cấp tính 1

Viêm Amidan cấp tính thường gặp ở độ tuổi 5-15 do nhiều nguyên nhân.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp nguyên nhân gây viêm amidan cấp và mãn tính

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính

Người mắc viêm Amidan cấp tính thường có những dấu hiệu sau:

  • Thông thường người bị viêm amidan cấp tính bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C.
  • Người hay mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, ăn uống kém
  • Có cảm giác đau rát, khô, nóng trong cổ họng, nhất là thành bên họng là vị trí của Amidan khẩu cái.
  • Sau đó người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên cả vùng tai khi nuốt và ho.
  • Nếu trẻ bị viêm Amidan cấp tính thì kèm chảy mũi, trẻ thở khò khè, ngủ ngáy, nói bằng giọng mũi.
  • Nếu viêm amidan cấp tính đã lan xuống thanh quản, khí quản thì sẽ gây ho có đờm, giọng khàn đặc.

Khi đi khám họng thì sẽ thấy: niêm mạc họng đỏ, miệng khô, đặc biệt Amidan sưng đỏ, đôi khi còn thấy trên bề mặt Amidan có mủ là những chấm trắng, những chấm trắng này sẽ dần biến thành một lớp phủ trắng trên bề mặt Amidan.

Chẩn đoán viêm Amidan cấp tính như thế nào?

Viêm amidan cấp tính cần được chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh qua việc khám lâm sàng và sử dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Khám lâm sàng:

Các bác sĩ thăm khám các triệu chứng thực thể, đánh giá và thu thập các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như sưng đau họng, ho, sốt, khó nuốt,… Đồng thời hỏi bệnh nhân về tiền sử mắc bệnh, chẳng hạn như đã bị viêm amidan bao giờ chưa hoặc bị viêm amidan bao nhiêu lần trên 1 năm để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu ở người bệnh viêm amidan cấp sẽ thấy số lượng bạch cầu đa nhân tăng vọt. Điều này do cơ thể đang sản sinh thêm bạch cầu nhằm tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm amidan.

Lấy bệnh phẩm:

Các bác sĩ có thể yêu cầu lấy bệnh phẩm ở amidan để tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ trong trường hợp cần thiết.

Ngoài các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trên, các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để phân biệt viêm amidan cấp tính với các bệnh lý có triệu chứng tương tự như bạch hầu, u xơ amidan, viêm loét do xoắn khuẩn, ung thư amidan,…

Viêm Amidan cấp tính có nguy hiểm?

Viêm amidan nếu không sớm điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ tiến triển dần dần từ cấp tính tới mức độ nặng mạn tính. Lúc này các vi khuẩn và virus sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan cấp tính không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn, dần dần chuyền từ cấp tính sang mạn tính. Khi đó những loại vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Biến chứng tại chỗ

Biến chứng tại vị trí amidan thường gặp nhất đó là: viêm, sưng tấy hoặc áp-xe amidan. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, khiến tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ bị đau họng, khó nuốt, họng sưng to khiến tình trạng khó nói, đau tai, hơi thở có mùi hôi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao…

Biến chứng kế cận

Viêm amidan cấp tính có thể kèm theo viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp-xe thành trong họng…

Biến chứng toàn thân

Bệnh viêm amidan cấp tính hay tái lại thì sẽ gặp các biến chứng như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm nội mạc tim, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết…

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban…kèm theo các triệu chứng đặc trưng bệnh. Ngoài ra, có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá lớn gây khó nuốt, khó phát âm, khó thở.

Viêm Amidan cấp tính có nguy hiểm? 1

Viêm Amidan cấp tính nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng.

Phương pháp điều trị viêm Amidan cấp tính

Điều trị viêm amidan cấp tính bằng thuốc tân dược

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được dùng chủ yếu trong điều trị viêm amidan cấp tính vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do liên cầu nhóm A tan huyết beta gây nên. Thông thường sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh liên tục trong 7-10 ngày kết hợp với các loại thuốc điều trị triệu chứng.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm amidan cấp tính:

  • Kháng sinh: Ưu tiên dùng kháng sinh nhóm penicillin (Amoxicillin) và kháng sinh nhóm Beta lactam nếu người bệnh chống chỉ định với penicillin. Còn trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với 2 loại thuốc trên thì các bác sĩ có thể chỉ định các nhóm khác như Clindamycin; Azithromycin; Erythromycin. Còn nếu không hiệu quả nữa thì cần thay thế bằng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, 2.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Đây chủ yếu là những loại thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chứ không có khả năng trị bệnh dứt điểm, bao gồm các loại như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ho,… Người bệnh cần sử dụng kết hợp những loại thuốc này với kháng sinh để kiểm soát bệnh hoàn toàn.

Sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm amidan cấp tính mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại dễ gây nên tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, đúng liều lượng. Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày,… khi sử dụng các loại thuốc này.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm amidna loại nào tốt?

Bài thuốc dân gian trị viêm amidan cấp tính hiệu quả

Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng vì cách làm đơn giản, nguyên liệu tự nhiên vừa dễ kiếm vừa an toàn. Ngoài ra, các nguyên liệu của bài thuốc dân gian này đều chứa các hoạt chất chống viêm, được coi như là một loại kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm amidan hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị viêm amidan được nhiều người áp dụng mang lại kết quả khả quan:

Sử dụng gừng tươi

Bài thuốc dân gian trị viêm amidan cấp tính hiệu quả 1

Gừng tươi chứa nhiều hoạt chất Cineol có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, cực kỳ thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, trong đó có viêm amidan.

Sử dụng gừng trị viêm amidan cực đơn giản: Người bệnh lấy vài lát gừng tươi hãm cùng 200ml nước sôi trong khoảng 10 phút, sau đó uống nước này đều đặn ngày 2-3 lần, kiên trì trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan giảm hẳn.

Dùng lá húng chanh

Húng chanh hay còn gọi là húng tần, tần lá dày,.. được dân gian sử dụng nhiều để cải thiện các vấn đề viêm nhiễm ở tai, mũi, họng bởi trong húng chanh chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như alicylat, chavicol, eugenol,… giúp chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Đặc biệt với bệnh viêm amidan thì sử dụng húng chanh là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Người bệnh có thể dùng húng chanh trị viêm amidan theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Lấy vài lá húng chanh rửa sạch, để ráo xong đưa cho người bệnh nhai cùng một chút muối. Nhai một cách từ từ và nuốt cả nước lẫn cái, như vậy làm cho các hoạt chất kháng sinh trong húng chanh thẩm thấu đều vào niêm mạc họng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Áp dụng cách này đều đặn 2-3 lần/ngày, sau 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 2: Lấy 20g lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối xong vớt ra để ráo. Sau đó băm nhuyễn số lá húng chanh này rồi cho vào bát trộn đều cùng 10ml nước sôi và 20g đường phèn. Khi đường tan hết thì lọc lấy nước uống, ngày làm 2 lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt hay còn có tên khác là cây xạ can, cây lưỡi đồng – là một loại cây được trồng khá nhiều ở nước ta. Theo các nghiên cứu khoa học thì rẻ quạt chứa nhiều các loại hoạt chất như glucozit belamcandin, shekanin, glucozit iridin, irisfloretin, tectoridin,… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, chữa ho đờm, viêm họng, viêm amidan hiệu quả.

Với người bệnh viêm amidan, chúng ta có thể sử dụng rẻ quạt như sau: Lấy khoảng 10 lá rẻ quạt tươi rửa sạch sau đó đem giã nhuyễn cùng một chút muối. Tiếp theo đổ 100ml nước đun sôi để nguội vào trộn đều, lọc lấy nước. Người bệnh sử dụng nước này ngậm vào buổi sáng và súc họng vào buổi tối, sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan biến mất.

Các bài thuốc dân gian tuy an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc giúp hỗ trợ giảm triệu chứng. Do đó với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này để hiệu quả điều trị đạt cao nhất.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mách cách trị viêm amidan dân gian hiệu quả tại nhà!

Trị viêm amidan bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng Heviho

Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược hay các bài thuốc dân gian thì người bệnh viêm amidan cấp tính có thể áp dụng cách điều trị tại chỗ như sử dụng nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mũi, súc miệng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Cùng với đó bệnh nhân nên nghỉ ngơi điều độ, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ giúp tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe.

Người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm chiết xuất thảo dược như Heviho giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm amidan cấp tính hiệu quả.

Heviho – là kết quả từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là chế phẩm có chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Đề tài về tác dụng chống viêm của S3-Elebosin còn vinh dự nhận giải Vàng tại triển lãm quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 tổ chức tại Hàn Quốc.

Trị viêm amidan bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng Heviho 1

PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và sản phẩm Heviho đạt giải Vàng tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế 2019

Heviho là sự phối hợp các nhóm hoạt chất chính được chiết xuất từ thảo dược Rẻ quạt và Sâm đại hành, có tác dụng giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm, giảm tình trạng khản tiếng, hụt hơiHeviho đáp ứng tốt trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, người thường xuyên bị đau rát họng, ho khan, ho có đờm.

Trị viêm amidan bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng Heviho 2

Heviho mang lại 4 tác dụng đồng thời là giảm đau – kháng viêm – giảm ho – long đờm. Từ đó hạn chế việc sử dụng kháng sinh cũng như các thuốc tân dược đi kèm.

Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, Heviho không gây tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Lưu ý giúp phòng ngừa viêm amidan cấp tính tái phát hiệu quả

Để phòng ngừa tránh bệnh viêm amidan cấp tính hiệu quả chúng ta nên:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tai, mũi họng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết chuyển lạnh bằng cách quàng khăn ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cáo sức đề kháng
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn lạnh, các thực phẩm tái, sống
  • Không sử dụng chung các vật dụng với người đang bị mắc viêm amidan như cốc uống nước, đồ ăn, đồ dùng cá nhân,…
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc

Viêm amidan là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, vậy nên nếu còn gì thắc mắc, các bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...