Hình ảnh viêm VA các cấp độ

Bệnh viêm VA hay còn gọi là bệnh sùi vòm họng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2-6 tuổi. Viêmviêm VA có nhiều cấp độ khác nhau, bệnh càng nặng và kéo dài thì càng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu hình ảnh viêm VA các cấp độ qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh các cấp độ viêm VA

Trẻ bị viêm VA nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Chúng có sẵn trong khoang họng hoặc xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài vào, gặp thời cơ thuận lợi khi cơ thể suy yếu tấn công làm viêm nhiễm, tổn thương các mô lympho. VA phì đại có thể làm tắc nghẽn, lấp vít đường thở, cản trở hô hấp ở trẻ.

Trước khi tìm hiểu các cấp độ cần hiểu rõ về bệnh. Hãy đọc bài: Viêm VA là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh viêm VA các cấp độ

Hình ảnh viêm VA các cấp độ

Hình ảnh Viêm VA cấp độ I

Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh viêm VA. Khi trẻ mới bị viêm nhiễm nhẹ, bờ tự do của khối VA không đều, có dấu hiệu nham nhở. Đường kính ống thở vẫn bình thường.

Trẻ bị viêm VA cấp I thường có các triệu chứng nhẹ như:

  • Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống.
  • Ngạt mũi, sổ mũi nhẹ, chảy nước mũi trong.
  • Có thể sốt nhẹ hoặc vừa, tùy cơ địa.

Hình ảnh Viêm VA cấp độ II

Sau một vài ngày phát bệnh, khi khối viêm sưng tấy to hơn, chạm vào khẩu cái mềm, đường kính ống thở bị thu hẹp lại, độ che lấp từ 25% -50% cửa mũi sau.

Bệnh nhân có các triệu chứng:

  • Khó thở, hô hấp khó khăn, thường xuyên thiếu oxy nên hay mệt mỏi.
  • Há miệng thấy hơi đau, khó ăn uống, nuốt thấy đau.
  • Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ.
  • Khô rát miệng.
  • Trẻ bắt đầu có dấu hiệu thở bằng miệng do bị ngạt mũi nặng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm VA độ 2 – Triệu chứng và cách chữa

Hình ảnh Viêm VA cấp độ III

Hình ảnh Viêm VA cấp độ III 1

Khối VA phì đại, đè lên khẩu cái mền gây tắc mũi sau, mức độ che lấp từ 75% trở lên.

  • Trẻ bị nghẹt mũi một bên hoặc cả 2, hoàn toàn thở bằng miệng, thở khụt khịt, giọng nói mũi kín.
  • Trẻ bỏ ăn, quấy khóc.
  • Nước mũi chảy nhiều, đặc hơn trước, có màu xanh hoặc vàng.
  • Ho liên tục, có thể có đờm. Ho nhiều về đêm và sáng sớm.
  • Sưng hạch góc hàm.
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.
  • Thính giác của trẻ bị suy giảm.

Bệnh viêm VA cấp độ III kéo dài khiến trẻ thường xuyên thở bằng miệng, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác, trở thành viêm VA mãn tính khó điều trị.

Biến chứng nguy hiểm của viêm VA ở trẻ

Biến chứng của bệnh viêm VA được chia thành 2 loại là biến chứng gần và biến chứng xa.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm VA

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm VA

Biến chứng gần

  • Viêm tai giữa tiết dịch: Bệnh diễn biến dần dần, do VA làm tắc vòi nhĩ. Thường không có dấu hiệu chảy tai, trẻ chỉ gsuy giảm thính giác ngày một nặng hơn. Khi thăm khám thì thấy màn nhĩ lõm.
  • Viêm tai giữa cấp nhiễm khuẩn: Do mủ và vi khuẩn theo vòi Eustachi lên tai gây ra, thường xảy ra trong đợt viêm VA cấp. Trẻ sốt cao, quấy khóc, dầu lắc lắc hoặc thường xuyên cho tay vào ngoáy tai.
  • Áp-xe thành sau họng: vi khuẩn lan theo đường bạch mạch đổ vào hạch Gillete ở khoang sau họng gây ra. Trẻ quấy khóc, sốt cao, bỏ bú, ho, chảy mũi nhầy, khó thở như có vật gì chặn trong họng. Khi khám thấy hạch dưới hàm sưng, sờ vào đau. Phía sau thành họng sưng phồng căng đỏ lên, chạm sát lưỡi gà. Nếu để lâu, khối áp-xe vỡ, mủ trào sặc vào đường thở của trẻ, có thể gây tử vong.
  • Viêm xoang mũi cấp: do bội nhiễm đa khuẩn gây nên. Trẻ sốt cao, nghẹt mũi, chảy mủ nhớt. Da vùng khóe trong mắt nề tấy đỏ. Trong trường hợp này cần cho trẻ sử dụng kháng sinh, chống viêm mạnh, hút dịch nhầy làm thông mũi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một phần mủ chảy vào đường tiêu hóa hay do trẻ nuốt vào dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, hay ói, chán ăn, đi cầu phân lỏng, lơn cợn hay sống.
  • Ngưng thở khi ngủ: Do khối viêm VA quá lớn, chèn vít cửa mũi sau và amidan khẩu cái khiến trẻ không thở bằng mũi được.

Biến chứng xa

  • Viêm thanh quản co rít.
  • Viêm thận nhiễm khuẩn, viêm khớp.
  • Dị dạng sọ mặt: trẻ thở bằng miệng lâu ngày dẫn tới xương hàm trên không phát triển, đẩy ra trước.
  • Di chứng tâm thần, trí tuệ kém phát triển ( do thường xuyên thở mằng miệng, thiếu oxy lên não lâu ngày).

☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa viêm VA cho trẻ từ thuốc nam đến Tây y

Sử dụng Siro Heviho – hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ

Để phòng ngừa và điều trị viêm VA ở trẻ, bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm Siro Heviho để bảo vệ đường hô hấp. Bởi Siro Heviho được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như: Sâm đại hành, cao Xạ can, cao Xuyên bối mẫu, cao Cát cánh, cao Mạch môn, cao Cam thảo, sản phẩm có tác dụng ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp trong đó có viêm VA cấp và mạn tính.

Sử dụng Siro Heviho - hỗ trợ điều trị viêm VA ở trẻ 1

Đây là siro duy nhất sử dụng chất kháng viêm được cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học. Với cơ chế Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Long đờm đi từ các thảo dược tự nhiên, Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, đau rát họng cho bé sau 3-5 ngày mà không có tác dụng phụ.

Ngoài ra Heviho có 2 dạng bào chế: viên uống tiện dụng dành cho người lớn, siro dễ uống cho trẻ em:

Viên uống Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.

Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:

  • Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
  • Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
  • Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...