Bị ho hậu Covid nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Ho hậu Covid là biểu hiện thường thấy của những người đã khỏi Covid. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy ho hậu Covid nên uống thuốc gì cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Ho hậu Covid có cần uống thuốc điều trị?
Khi cổ họng bị kích thích thì các dây thần kinh cảm giác sẽ phát tín hiệu đến não của bạn. Khi đó não sẽ kích thích các cơ ở quanh đường hô hấp đẩy luồng khí ra ngoài, gọi là ho. Đây là phản xạ tự nhiên giúp tống các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch đường hô hấp.
Với những bệnh nhân đã từng mắc Covid, virus có thể xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ thể khiến các các dây thần kinh nghĩ rằng đang mắc bệnh nhiễm trùng và sẽ gây ra những cơn ho. Trường hợp ho hậu Covid có thể là từ nhiều nguyên nhân như:
- Virus Covid vẫn còn trong cơ thể chưa hết hoàn toàn.
- Phản xạ đào thải các tác nhân gây hại, chất bài tiết dư thừa, xác virus ra khỏi cơ thể.
- Virus tấn công khiến cho phổi và đường hô hấp bị yếu.
- Người đang mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, viêm phế quản,…
Thông thường, các triệu chứng ho hậu Covid sẽ tự giảm rồi khỏi dần nên người bệnh không cần phải điều trị. Thế nhưng có nhiều trường hợp ho dai dẳng gây mất ngủ, hụt hơi làm ảnh hưởng đến đời sống thì cần phải sử dụng thuốc để hỗ trợ chữa dứt điểm các triệu chứng. Người bệnh nên đi khám để sớm phát hiện ra những tổn thương và sử dụng các loại thuốc bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng của mình.
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng ho hậu covid
Ho hậu Covid uống thuốc gì?
Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để làm giảm nhanh triệu chứng ho hậu Covid.
Thuốc giảm ho ức chế trung khu hô hấp
Hoạt chất Codein
Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp lên trung tâm ho, thường được dùng trong trường hợp ho khan nhẹ và vừa, ho do dị ứng. Đối với trường hợp ho khan nặng, ho mãn tính thì sử dụng Codein không có hiệu quả. Codein sẽ làm tăng độ đặc của dịch tiết phế quản nên được bào chế kết hợp với terpin để làm loãng. Ngoài ra thuốc cũng không có tác dụng làm giảm đau.
Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như an thần, táo bón và lệ thuộc vào thuốc. Chống chỉ định dùng cho người bị bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai và trẻ dưới 1 tuổi.
Hoạt chất dextromethorphan
Đây là loại kháng sinh trị ho có tác dụng lên trung tâm gây ho. Thuốc được dùng để làm giảm ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, phế quản hít phải chất kích thích. Đặc biệt thường được dùng để chữa các trường hợp ho khan, ho mãn tính.
Dù là dextromethorphan không gây nhiều tác dụng phụ nhưng bạn cũng không nên lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc thường xuyên với liều cao sẽ làm ức chế thần kinh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, nhất là với những người đang bị suy giảm hô hấp, dị ứng, tiền sử hen. Chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với thuốc, trẻ dưới 2 tuổi và người đang điều trị bằng thuốc ức chế MAO.
Thuốc chống dị ứng nhóm kháng Histamin thế hệ cũ
- Hoạt chất alimemazin: Có tác dụng kháng histamin và serotonin rất mạnh, được sử dụng làm giảm phản ứng dị ứng như ho do dị ứng, sưng, ngứa da, viêm mũi dị ứng,… Người bệnh không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, bí tiểu, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, viêm gan,…
- Hoạt chất diphenhydramin: Là loại thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng dị ứng, viêm mũi, cảnh lạnh. Diphenhydramin còn được sử dụng để điều trị buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say xe,… Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, táo bón, đau dạ dày, khô miệng,… nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc long đờm, tiêu đờm
Đối với tình trạng ho đờm, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc tiêu đờm, long đờm thay vì thuốc giảm ho để người bệnh có thể dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ thể.
- Thuốc long đờm: guaifenesin, natribenzoat, terpinhydrat.
- Thuốc tiêu đờm: ambroxol, acetylcystein, bromhexin, carbocystein.
Ngoài tác dụng long đờm, tiêu đờm thì các nhóm thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: tràn dịch màng phổi, gây viêm dạ dày, tá tràng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể làm loãng đờm, loãng dịch bằng cách sử dụng máy khí dung có nước: Natri carbonat, Natri clorid.
☛ Xem thêm tại: Thuốc tiêu đờm, loãng đờm phải dùng cho đúng
Thuốc làm tăng dịch tiết
Thuốc bảo vệ niêm mạc để chống lại các tác nhân kích thích và làm tan chúng ra giúp tống ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Thuốc có 2 cơ chế tác dụng:
- Kích thích các receptor để gây kích thích làm tăng tiết dịch ở hệ hô hấp. Tuy nhiên tác dụng phụ thường gây đau dạ dày và có thể gây nôn. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người bị bướu giáp.
- Kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết bằng cách dùng các tinh dầu như terpin, gaicol, eucallyptol.
Thuốc giãn phế quản
Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc làm giãn phế quản trong trường hợp người bệnh ho nặng gây co thắt phế quản, người có tiền sử bệnh hen phế quản.
Thuốc uống trị ho hậu Covid theo dạng ho
Tùy theo trường hợp ho hậu Covid sẽ có những cách xử lý phù hợp với từng dạng ho khác nhau.
Ho khan
Ho khan xảy ra sau khi người bệnh đã khỏi Covid thế nhưng lượng virus trong cơ thể vẫn chưa hết hẳn hoặc người bệnh đang nhiễm virus đường hô hấp khác. Ngoài ra người bệnh cũng có thể ho do dị ứng, do khói thuốc, do các hít phải các loại hóa chất,…
Để điều trị tình trạng này thì bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc giảm ho bổ phế, kết hợp với thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như diphenhydramin, alimemazine, (theralene hoặc benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).
Trong một vài trường hợp sau khi Covid khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều nên làm tăng acid ở dạ dày gây trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn co thắt dạ dày. Tình trạng này cần dùng thuốc kháng acid để trung hòa dịch vị, thuốc an thần dạng nhẹ để giảm lo lắng, stress.
Ho đờm
Ho có đờm có thể do người bệnh bị viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám rồi bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh, thuốc long đờm (dùng loại ambroxol).
Ngoài ra ho đờm có thể do các bệnh phổi như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản… Lúc này bệnh nhân cần đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa về hô hấp để được điều trị dứt điểm.
Ho do nấm, vi khuẩn
Đơn thuốc được kê ho do nấm, vi khuẩn đường hô hấp thường là kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch,… Tuy nhiên trường hợp này có thể làm một số loại nấm phát triển dù không gây bệnh.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị trên mà tình trạng ho hậu Covid vẫn kéo dài thì có thể là ho do bị nhiễm nấm. Do vậy bạn không nên chủ quan và cần đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, triệt để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc điều trị ho khan – Tổng hợp!
Những lưu ý khi uống thuốc trị ho hậu Covid
Lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng thuốc để trị ho hậu Covid:
- Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
- Cần tuân thủ đúng liều lượng, cách sử dụng thuốc. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều bởi có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.
- Không tự ý ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết liệu trình điều trị bởi có thể khiến cho tình trạng ho tái phát.
- Các loại thuốc điều trị ho đều có tác dụng phụ, bởi vậy mà người bệnh nên nói cho bác sĩ biết tiền sử bệnh để tránh kê sai thuốc, gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thuốc Tây y điều trị ho hậu Covid giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ho. Tuy nhiên không nên lạm dụng trong thời gian dài bởi có thể gây ra phản ứng kháng thuốc, nhờn thuốc, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Khi nào ho hậu Covid nên đi khám?
Ho hậu Covid thường không quá nguy hiểm bởi đây là phản ứng của cơ thể giúp tống các tác nhân gây hại ra bên ngoài, để cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài khoảng 4-5 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường đi kèm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Ho nhiều đờm, đờm có màu xanh, vàng, đặc quánh.
- Ho ra máu, nước bọt lẫn máu.
- Thở mệt, khó thở.
- Đau ngực, thở gấp.
- Ho kèm sốt cao.
- Đau người, nhức đầu.
Heviho – giải pháp từ thảo dược cải thiện ho hậu Covid
Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với thành phần S3-ELEBOSIN chiết xuất từ Sâm đại hành đã được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855).
Với các thành phần chính gồm S3-Elebosin, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mạch môn, Cát cánh, Cam thảo,… đều là các dược liệu từ thiên nhiên, có tính an toàn cao. Sản phẩm phù hợp sử dụng với người bị viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính hoặc những người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày, hụt hơi kể cả do Covid và hậu Covid
Heviho dùng tốt cho người bị viêm đường hô hấp nói chung và viêm họng nói riêng bởi những lý do sau:
1. Heviho là sản phẩm duy nhất chứa chất kháng viêm thực vật S3-Elebosin được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế. Với tác dụng làm giảm 50% thể tích khối viêm trong 24h đầu, Heviho tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của quá trình viêm như đau rát họng, ho, có đờm.
2. Thành phần chiết xuất 100% nguồn gốc thảo dược: Heviho có ưu điểm hơn các phương pháp sử dụng thuốc tân dược ở chỗ không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Hơn nữa Heviho vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau rát vùng hầu – họng, làm loãng đờm, tống đờm ra khỏi cơ thể, giảm phản xạ ho.
3. Heviho có nguồn gốc uy tín, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP và có dây chuyền hiện đại vào bậc nhất cả nước tại Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Thái Minh Hitech)
4. Có 2 dạng bào chế phù hợp cho mọi đối tượng: Viên uống Heviho tiện lợi cho người lớn và Siro Heviho thơm ngon cho trẻ nhỏ.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng
Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ho hậu Covid nên uống thuốc gì?”. Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc bệnh hoặc sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài 1800.1208 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.