Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì, chữa như nào?

Ho là một phản xạ của cơ thể giúp làm sạch cổ họng và đường thở khỏi chất gây kích ứng hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, ho khan kéo dài gây không ít khó chịu cho bạn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. 

Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì, chữa như nào? 1

Ho khan là gì?

Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy, âm thanh nghe khô và khàn. Bạn có thể cảm thấy như bị kích thích ở phía sau ống họng, dẫn tới phản xạ ho từng cơn. Ho khan thường khó kiểm soát và xuất hiện trong thời gian dài.

Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho khan. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất khiến tình trạng ho khan kéo dài mãi không khỏi:

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn dạng ho là tình trạng đường thở sưng lên và bị thu hẹp lại. Triệu chứng chính của bệnh này bao gồm ho khan không có đờm. Những người bị hen suyễn dạng ho thường không có các triệu chứng quen thuộc của hen suyễn như thở khò khè hoặc khó thở.

Cơn ho do hen suyễn có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm, thường kéo dài từ sáu tuần trở lên. Tình trạng ho trở nên nặng hơn nếu người bệnh tăng cường vận động hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng như khói bụi, nước hoa, lông vật nuôi.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi acid trong dạ dày trào ngược vào thực quản và được hít vào, nó có thể gây ra ho khan, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khàn giọng, khó nuốt hoặc hôi miệng. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích bệnh hen suyễn gây ra triệu chứng như thở khò khè.

Viêm xoang, viêm mũi họng

Các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi họng làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất nhầy trong mũi.gây hội chứng chảy dịch mũi.

Chảy dịch mũi sau là hiện tượng chất nhầy chảy xuống hệ thống xoang qua mũi sau đến cổ họng. Điều này gây cảm giác bất thường, khó chịu khi có gì đó mắc kẹt, dẫn tới triệu chứng ho khan kéo dài, khàn tiếng, khó nuốt, gây buồn nôn hoặc thở khò khè.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho khan là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường hô hấp do virus, thường biến mất ngay sau khi bạn khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn ho có thể kéo dài kể cả khi bệnh đã thuyên giảm. Các bệnh thường gặp liên quan đến nhiễm virus gồm bệnh cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi…

Ung thư phổi

Mặc dù trường hợp này ít gặp, nhưng đôi khi ho khan dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ho khan có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, tức ngực, thở khò khè, khàn tiếng, ho ra máu, giảm cân không rõ nguyên nhân. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm nếu mắc thêm một trong những triệu chứng đi kèm này.

Bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác có thể gây ho khan dai dẳng gồm:

  • Co thắt phế quản.
  • Phình động mạch chủ.
  • Tắc nghẽn đường thở.
  • Viêm màng phổi.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Khối u thanh quản.
  • Bệnh lao.
  • Bệnh ho gà.
  • Điều trị các bệnh lý về huyết áp tim mạch sử dụng thuốc ức chế men chuyển như enalapril, lisinopril gây tác dụng phụ là ho kéo dài

Triệu chứng của tình trạng ho khan kéo dài

Triệu chứng của tình trạng ho khan kéo dài 1

Ho khan kéo dài có thể xảy ra với các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Cảm giác có chất lỏng chảy xuống phía sau cổ họng.
  • Hắng họng thường xuyên.
  • Đau họng.
  • Khàn tiếng.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Ợ chua hoặc có vị chua trong miệng.
  • Trường hợp ít gặp có thể ho ra máu.

Tình trạng này có thể khiến bạn mệt mỏi và gây ra nhiều vấn đề như:

  • Gián đoạn giấc ngủ.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Nôn mửa.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Tiểu không kiểm soát.
  • Gãy xương sườn.
  • Ngất.
  • Ăn mất ngon.
  • Tim đập nhanh.
  • Chảy máu nướu răng.

Ho khan kéo dài lâu ngày có chữa được không?

Chẩn đoán

Việc xác định nguyên nhân gây ho khan dai dẳng là yếu tố quyết định phương pháp và dự đoán kết quả điều trị bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm ban đầu cho bạn như:

  • Chụp X-quang: Mặc dù chụp X-quang phổi không xác định được những nguyên nhân gây ho như chảy dịch mũi sau, hen suyễn hay trào ngược, nhưng nó giúp kiểm tra bước đầu ung thư phổi, viêm phổi và các bệnh phổi khác.
  • Chụp cắt lớp CT: giúp tìm các dấu hiệu gây ho mãn tính ở các hốc xoang như túi nhiễm trùng.
  • Kiểm tra chức năng phổi: giúp chẩn đoán hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua đo lường lượng không khí mà phổi bạn có thể chứa và tốc độ bạn thở ra.
  • Xét nghiệm chất nhầy: giúp tìm vi khuẩn gây viêm họng, viêm phế quản…
  • Nội soi phế quản: xác định các bất thường tại đường dẫn khí của bạn.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị 1

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm triệu chứng ho, đồng thời chữa tận gốc bệnh.

Thuốc được sử dụng để điều trị ho khan kéo dài có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin, corticosteroid, thuốc thông mũi: điều trị dị ứng và hiện tượng chảy dịch mũi sau.
  • Thuốc hen suyễn dạng hít: giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, nấm gây ra ho khan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giải quyết tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc chẹn acid: khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Một số bệnh lý mãn tính gây ho khan như viêm xoang, viêm họng mãn tính, hen suyễn… không thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng ho khan kéo dài thông qua các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa ho khan kéo dài hiệu quả tại nhà!

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng ho khan kéo dài, tăng chất lượng cuộc sống người bệnh:

Môi trường trong nhà

Không khí lạnh, khô sẽ khiến cổ họng của bạn bị kích thích dẫn tới ho. Bạn nên giữ nhiệt độ và chất lượng không khí trong nhà ở điều kiện tốt nhất để giảm thiểu những cơn ho ghé thăm. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc máy xông để tăng độ ẩm trong nhà và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Tránh chất kích thích

Một số chất xâm nhập vào hệ hô hấp có thể kích hoạt phản xạ ho và làm chậm quá trình chữa lành tổn thương do cơn ho gây ra. Các chất kích thích cần tránh bao gồm: khói bụi, nước hoa, phấn hoa, lông thú cưng, chất tẩy rửa…

Súc miệng nước muối

Nước muối giúp làm dịu các mô bị viêm và làm lành vết thương. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng ho khan kéo dài.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo cổ họng của bạn luôn được giữ ẩm. Bạn nên uống ít nhất tam cốc nước mỗi ngày để chắc chắn bản thân được cung cấp đủ nước.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá có thể gây kích ứng phổi và làm trầm trọng thêm tình trạng ho. Nếu bạn đang hút thuốc lá, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về phương pháp giúp bạn bỏ thuốc lá hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Để ngăn ngừa cơn ho và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
  • Che mũi, miệng bất cứ khi nào ho hoặc hắt hơi.
  • Thường xuyên dọn dẹp khu vực trong nhà, đặc biệt với đồ chơi, điện thoại di động, mặt bàn.
  • Rửa tay thường xuyên, sau khi ho, ăn, đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Tiêm vacxin định kỳ.

Sử dụng tinh dầu

Cách chữa ho khan kéo dài hiệu quả tại nhà! 1

Có nhiều loại tinh dầu từ thảo dược tự nhiên có khả năng giảm ho tức thì:

  • Tinh dầu khuynh diệp: Có khả năng điều trị ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang.
  • Tinh dầu quế: Tinh dầu quế có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn chặn mầm bệnh đường hô hấp trong thời gian ngắn.
  • Tinh dầu hương thảo: Giúp làm dịu các cơ trong khí quản, giảm tình trạng đau rát họng do ho khan kéo dài.
  • Tinh dầu cây bách: Tinh dầu cây bách có chứa camphene, giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác dễ chịu, giảm ho tạm thời.
  • Tinh dầu oải hương: Giúp cải thiện các triệu chứng của hen suyễn, bao gồm ho khan.

Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu đặt trong phòng khách hoặc phòng ngủ của mình.

Mật ong

Mật ong không thể trị ho dứt điểm, nhưng nó giúp làm dịu niêm mạc và thúc đẩy quá trình điều trị. Bạn có thể pha mật ong với nước chanh ấm hoặc trà thảo mộc. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Heviho – Giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan kéo dài

Ngoài việc áp dụng các mẹo trị ho khan tại nhà, một giải pháp giúp đẩy lùi tình trạng ho khan kéo dài có tên Heviho.

Heviho - Giải pháp hiệu quả cho người bị ho khan kéo dài 1

Heviho được phát triển từ đề tài chuyển giao cấp nhà nước – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng của ho khan như đau rát họng, ngứa họng, khó nuốt. Đồng thời, Heviho còn hỗ trợ giảm tình trạng viêm đường hô hấp, một trong những nguyên nhân dẫn tới ho khan kéo dài.

Heviho được bào chế từ các thành phần thảo dược an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ: Xuyên bối mẫu, xạ can, mạch môn, cát cánh, cam thảo, S3-Elebosin.

Đặc biệt, thành phần S3-Elebosin phân lập từ thân rễ Sâm đại hành, là hoạt chất được cấp bằng sáng chế về tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Heviho vừa giải quyết gốc rễ viêm đường hô hấp, vừa tạo điều kiện cho việc tái tạo niêm mạc cổ họng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Heviho chính hãng

Đặt giao Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu sâu hơn về tình trạng ho kéo dài.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh và sản phẩm, bạn có thể gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912

https://www.healthline.com/health/dry-cough

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...