Cắt amidan bao lâu thì khỏi?

Chào bác sĩ, Bé nhà em năm này 6 tuổi, đợt này bé bị viêm amidan rất nặng.Các bác sĩ đã chỉ định là phải cắt amidan. Em đang rất lo lắng vì không biết cắt amidan có gây ảnh hưởng gì không? Cắt amidan bao lâu thì khỏi và em phải làm gì để bé nhanh hồi phục sau cắt amidan? Em cảm ơn bác sĩ!

Hồng Ngọc - Vĩnh Phúc

Trả lời

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc về cho chúng tôi, về vấn đề bạn đang gặp phải, chuyên gia viêm đường hô hấp xin được giải đáp như sau:

Viêm amidan là gì? Khi nào nên cắt amidan?

Amidan là tổ chức lympho nằm sau thành họng, có tác dụng sản sinh ra các kháng thể IgG nhằm chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Viêm amidan là tình trạng amidan bị các vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt, không chống đỡ nổi dẫn đến tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần đồng thời có nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim,... ➤Tìm hiểu thêm: Trong các phương pháp chữa trị viêm amidan thì cắt amidan được coi là phương pháp tương đối hiệu quả và có thể điều trị triệt để được viêm amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng nên cắt vì phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Theo đó, người bị viêm amidan chỉ được cắt amidan trong các trường hợp sau:
  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm (5-6 lần/năm) đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh
  • Viêm amidan gây nhiễm trùng, tiết ra các chất làm hôi miệng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, hoặc nghi ngờ là ung thư ác tính
  • Amidan phì đại, có kích thước lớn cản trở đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí là gây tình trạng ngưng thở khi ngủ
  • Viêm amidan dẫn đến những biến chứng phức tạp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim,...
Xem chi tiết: Những thông tin cần biết khi cắt amidan

Các phương pháp cắt amidan hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan, mỗi phương pháp lại có các ưu nhược điểm khác nhau. Các bạn có thể tham khảo dưới đây: Cắt amidan bằng phương pháp plasma Phương pháp này có ưu điểm là cắt nhanh và ít mất máu nhưng nhược điểm là dễ khiến các vùng quanh amidan bị tổn thương bởi nhiệt độ cao, dễ gây chảy máu nhiều sau phẫu thuật nên thường không được sử dụng phổ biến. Phương pháp bóc tách Ưu điểm của phương pháp này là vết mổ có thẩm mỹ và ít gây chảy máu sau phẫu thuật. Tuy nhiên nhược điểm lớn đó là gây chảy rất nhiều máu trong quá trình phẫu thuật Cắt amidan bằng laser Phương pháp phẫu thuật này không gây chảy máu và cũng không cần gây mê. Nhưng sẽ gây đau trong và sau khi phẫu thuật. Đồng thời các mô quanh amidan cũng có thể bị tổn thương do nhiệt. Ngoài ra, sau khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần được theo dõi sức khỏe liên tục từ 4-24 giờ và vết cắt có thể bị chảy máu dài đến tận ngày thứ 7 đến ngày thứ 12. Sử dụng phương pháp Coblator Đây là phương pháp được coi là tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này có thời gian phẫu thuật nhanh, không gây chảy máu và ít đau đớn. Người bệnh có thể nói chuyện bình thường, thậm chí là xuất viện sau 4 giờ nghỉ ngơi. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này đó là chi phí tương đối cao. Cắt amidan băng phương pháp Microdebrider Tuy phương pháp này ít gây đau đớn sau phẫu thuật và thời gian phục hồi nhanh nhưng lại là một phương pháp không được sử dụng phổ biến vì trong quá trình phẫu thuật người bệnh sẽ bị chảy rất nhiều máu.
Tóm lại, mỗi phương pháp cắt amidan lại có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nhu cầu của người  bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Và tùy thuộc vào phương pháp lựa chọn mà thời gian khỏi sau cắt amidan cũng khác nhau.

Cắt amidan bao lâu thì khỏi?

Cắt amidan bao lâu thì khỏi luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vấn đề này các bác sĩ chuyên khoa cho biết như sau: Không thể biết chính xác, cụ thể thời gian cắt amidan bao lâu thì khỏi vì điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp phẫu thuật, cơ địa người bệnh, cách chăm sóc sau cắt amidan,... Với phương pháp cắt amidan truyền thống, chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nhưng người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu trong khoảng vài ngày sau phẫu thuật. Sau khoảng 3 ngày sau cắt, vết thương vẫn còn bị đau, sưng và có thể bị nhiễm trùng, gây tình trạng vướng víu khi nuốt. Trong khoảng từ 7-10 ngày tiếp theo thì vết cắt bắt đầu lành và hồi phục, đồng thời giảm dần các dấu hiệu sưng đau. Thông thường từ 10-14 ngày vết cắt amidan sẽ lành và người bệnh trở lại như bình thường. Sau 3 tuần thì người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, có thể ăn uống, sinh hoạt như cũ. Tuy nhiên, thời gian trên chỉ là tương đối vì cắt amidan bao lâu khỏi ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người rất mau lành nhưng cũng có người rất lâu, thậm chí còn bị nhiễm trùng. Ngoài ra, không phải trường hợp nào sau cắt amidan 3 tuần là khỏi hẳn. Cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh phục hồi chậm hơn, có thể là hơn 3 tuần hoặc nhiều hơn, tùy vào cơ địa mỗi người. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật cắt amidan hiện đại như Coblator hay Plasma giúp người bệnh ít đau đớn hơn, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật và rút ngắn thời gian hồi phục. Thậm chí với phương pháp Coblator người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày và nói chuyện lại bình thường luôn.

Thời gian khỏi sau cắt amidan phụ thuộc vào yếu tố nào?

Thời gian khỏi sau cắt amidan phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như sau: Cơ địa của người bệnh Cơ địa của người bệnh là một trong những yếu tố quyết định thời gian khỏi sau cắt amidan. Nếu người nào có cơ địa tốt, nhanh lành vết thương thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu người nào có cơ địa lâu lành vết thương thì thời gian hồi phục sau cắt amidan chắc chắn là lâu hơn. Phương pháp phẫu thuật Ngày nay có rất nhiều lựa chọn cho phương pháp phẫu thuật cắt amidan, tiên tiến hiện đại có, bình thường cũng có. Tùy thuộc vào tình trạng, điều kiện và mong muốn của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng phương pháp cắt amidan phù hợp. Việc sử dụng phương pháp cắt amidan nào cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi sau cắt amidan. Cắt amidan bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương mà các phương pháp phẫu thuật này gây ra. Chẳng hạn, với phương pháp plasma, laser và bóc tách thì phần mô xung quanh amidan rất dễ bị tổn thương nên thời gian phục hồi sau phẫu thuật sẽ lâu hơn. Còn với phương pháp Coblator và Microdebrider thời gian phẫu thuật nhanh hơn, đồng thời thời gian phục hồi cũng nhanh chóng. Nhưng với phương pháp Microdebrider, do dễ gây tai biến sau phẫu thuật nên ít được áp dụng. Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật cắt amidan đóng vài trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Nếu người bệnh được chăm sóc cẩn thận, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ thì chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian hồi phục. Còn nếu chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc, người bệnh sau cắt amidan không kiêng khem cẩn thận sẽ khiến thời gian lành bệnh lâu hơn. Thậm chí vết cắt có thể bị nhiễm trùng gây nên những biến chứng đáng tiếc như viêm họng kéo dài, khàn tiếng vĩnh viễn,...

Một số lưu ý sau khi cắt amidan

Để người bệnh sau phẫu thuật amidan nhanh chóng khỏe lại thì chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh cần được quan tâm hơn. Dưới đây là mốt số lưu ý:
  • Người bệnh sau phẫu thuật cần hạn chế nói chuyện trong vòng 3 ngày
  • Nên sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống lạnh trong khoảng 3 tiếng đầu tiên sau khi cắt amidan
  • Nên đi đứng, vận động nhẹ nhàng, không nên nói quá to khi vết cắt chưa lành
  • Trong thời gian vết cắt chưa lạnh thì chỉ nên ăn các đồ ăn mềm và lỏng, không nên ăn lúc nóng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Không nên dùng tay che miệng khi hắt hơi
  • Hạn chế đến các nơi đông người trong 2 tuần sau phẫu thuật
Trên đây là những thông tin mà bác sĩ đã giải đáp cho thắc mắc cắt amidan bao lâu thì khỏi, đồng thời ghi chú những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan để nhanh hồi phục. Hi vọng bạn Hồng Ngọc đã có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn, giúp bé nhanh chóng khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này các bạn có thể gọi về  tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...