Đau tai sau khi cắt amidan phải làm sao?

Chào bác sĩ! Em đang gặp phải vấn đề này cần sự tư vấn từ bác sĩ. Chẳng là em bị viêm amidan mãn tính hơn một năm nay, đợt vừa rồi bệnh lại tái phát và nặng hơn. Em có đến Bệnh viện tai mũi họng TW dưới Hà Nội khám và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên sau khi cắt amidan xong em lại hay có cảm giác đau tai. Vậy bác sĩ cho em hỏi là bị đau tai sau khi cắt amidan có sao không và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Em cảm ơn bác sĩ!

Hà Nhung - Bắc Kạn

 

Trả lời

Chào bạn Nhung, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc đang gặp phải về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn đang gặp phải đó là bị đau tai sau khi cắt amidan, chuyên gia tư vấn của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất amidan là gì?

Amidan là tổ chức lympho nằm hai bên phía sau họng, chúng là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, có vai trò ngăn chặn các vi khuẩn và virus có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Ngoài ra amidan còn sản sinh ra các kháng thể igG giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Vì nằm ở ví trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên amidan rất dễ bị viêm. Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như amidan sưng đỏ, nhiễm trùng, họng đau rát, khó nuốt, ho, khàn tiếng, sốt, mệt mỏi,... Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển thành viêm amidan mãn tính rất khó điều trị và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,... Một trong những phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả đó là phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên không phải trường hợp viêm amidan nào cũng nên phẫu thuật và sau khi phẫu thuật cắt amidan có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm.

Thứ hai là bị đau tai sau khi phẫu thuật cắt amidan

Nhiều trường hợp người bệnh sau khi cắt amidan gặp phải các biến chứng như đau tai, chảy máu, đau họng, sưng họng,... Nguyên do được giải thích là: amidan có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, được coi là lá chắn phòng vệ đầu tiên của cơ thể. Khi cắt amidan thì coi như ta đã mất đi hệ thống phòng vệ đó, khiến các tác nhân gây hại từ môi trường dễ dàng xâm nhập và cơ thể gây nên những bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý về tai, mũi, họng,... Trong trường hợp người bệnh bị đau tai sau khi cắt amidan thì nguy cơ người bệnh đã bị mắc viêm tai giữa. Nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm, tránh để quá lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn.

Thứ ba là làm gì để ngăn ngừa đau tai sau khi cắt amidan?

Sau khi phẫu thuật cắt amidan người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến viêm ở tai, mũi, họng. Vì vậy để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật và hạn chế mắc các bệnh liên quan, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
  • 4 giờ đầu sau phẫu thuật người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, không được ăn uống và vận động mạnh, tránh ảnh hưởng đến vết mổ
  • Cần nghỉ ngơi, thư gian theo hướng dẫn của bác sĩ, không được nói chuyện ngay sau khi phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến giọng nói
  • Sau khi phẫu thuật người bệnh cần lưu lại bệnh viện để theo dõi, hạn chế nguy cơ xuất huyết sau mổ
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng
  • Không được ăn các loại đồ ăn cứng, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh gây ảnh hưởng đến vết mổ
  • Tuyệt đối không được hút thuốc và sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, chè…
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật cắt amidan và tránh tình trạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm vùng họng.
  • Người bệnh có thể uống nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây,... để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật
  • Nếu sau phẫu thuật có biểu hiện gì khác thường thì cần thông báo cho bác sĩ ngay
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về tình trạng đau tai sau khi cắt amidan. Hi vọng với những thông tin này bạn Nhung có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Chúc bạn mạnh khỏe và nhanh khỏi bệnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...