Viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì?

Chào bác sĩ, Em năm này 27 tuổi, trước đây em cũng có mấy lần bị viêm amidan nhưng chỉ uống một vài liều thuốc kháng sinh là bệnh tự khỏi nên em cũng chủ quan. Dạo gần đây em thấy cổ họng đau rát, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi, nhìn sâu bên trong thì thấy trên amidan có những đốm màu vàng như mủ. Đi khám bác sĩ cũng chẩn đoán là mắc chứng viêm amidan hốc mủ. Em có mua thuốc như những lần trước về uống nhưng không đỡ, vậy bác sĩ cho em hỏi là viêm amidan hốc mủ nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi và làm gì để nhanh chóng dứt khỏi tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!

(Trần Thùy Linh - Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

Trả lời

Chào bạn Linh, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc đến cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chuyên gia giải đáp như sau:

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là một trong những giai đoạn của viêm amidan mãn tính, khi đó amidan bị sưng viêm và xuất hiện các đốm mủ như bã đậu, vón cục lại do các vi khuẩn, virus ẩn náu trong các hốc amidan lâu ngày gây nên. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu như đau rát họng, xung quanh amidan có mủ, hơi thở có mùi khó chịu, thường xuyên khạc nhổ vì nhiều đờm ở cổ họng, có thể xuất hiện mủ và máu,..

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì?

Tùy theo tình trạng của bệnh mà các bác sĩ có phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ khác nhau. Đối với trường hợp sưng viêm, nhiễm trùng amidan nghiêm trọng thì bác sĩ có thể xem xét và chỉ định cắt amidan để điều trị dứt điểm. Còn các trường hợp khác có triệu chứng nhẹ đến trung bình thì có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng và ức chế nhiễm trùng ở amidan, giúp bệnh nhân nhanh khỏi. Các loại thuốc hay được sử dụng đó là:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc đặc hiệu với các loại bệnh viêm, nhiễm trùng trong đó có viêm amidan hốc mủ. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm nhằm xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng  và chỉ định loại kháng sinh điều trị phù hợp. Việc sử dụng kháng sinh chữa viêm amidan có thể kéo dài từ 7-14 ngày tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh. Nếu bạn bị dị ứng kháng sinh hoặc đang sử dụng loại kháng sinh nào đó thì cần cho bác sĩ biết để tránh trường hợp sử dụng các loại kháng sinh cùng nhóm Các loại kháng sinh thường được sử dụng khi bị viêm amidan hốc mủ gồm: Oxacillin: thuộc nhóm penicillin, có khả năng ức chế các tụ cầu tiết penicillinase, được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp trên do vi khuẩn. Tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp phải là tiêu chảy, buồn nôn, viêm tĩnh mạch huyết khối (nếu dùng theo đường tiêm) và ngoại ban Ampicillin: Được sử dụng điều trị viêm đường hô hấp trên do các loại vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae, gây ra. Lưu ý cần tránh loại kháng sinh này cho người bệnh có tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm cephalosporin và penicillin. Ngoài ra với bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cần cân nhắc sử dụng Ampicillin vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng ngoài da với những bệnh nhân này. Tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy và nổi mẩn Amoxicillin: Amoxicillin tiêu diệt, ức chế tốt các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như tụ cầu khuẩn không tiết penicillinase, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và H. influenzae,....giúp người bệnh đẩy lùi nhanh các triệu chứng nhiễm trùng, sưng viêm Azithromycin: Azithromycin là kháng sinh nhóm macrolid. Thuốc nhạy cảm với nhiều chủng vi khuẩn gram âm và gram dương gây viêm đường hô hâp trên như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumococcus, Heamophilus,… Azithromycin thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên nhưng quá mẫn với kháng sinh beta-lactam (penicillin và cephalosporin). Ngoài ra có  Erythromycin và Spiramycin là các loại thuốc có tác dụng tương tự như Azithromycin

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Viêm amidan hốc mủ có triệu chứng sưng đau, tấy rát, khô cổ họng,.. thậm chí là sốt cao, đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi cơ bắp nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Kháng sinh chỉ có tác dùng kìm hãm và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng chứ không có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Trong trường hợp bị viêm amidan hốc mủ thì bạn nên kết hợp sử dụng cùng với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác như Paracetamol để hạ thân nhiệt và giảm các cơn đau do nhiễm trùng amidan gây ra. Lưu ý là tránh sử dụng Paracetamol cho những bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, những người suy gan nặng, thiếu máu nhiều hoặc người thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase

Thuốc chống viêm

Nhiều trường hợp người bệnh dị ứng, không đáp ứng với paracetamol hoặc chống chỉ định với loại thuốc này thì bác sĩ sẽ kê cho loại thuốc chống viêm không steroid nhằm giảm tình trạng sưng tấy và các cơn đau do viêm amidan gây ra. Tuy nhiên loại thuốc này không phù hợp cho các bệnh nhân bị loét dạ dày tiến triển hoặc người trước đó từng có các triệu chứng như co thắt phế quản, hen suyễn, nổi mề đay,... khi sử dụng chúng Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac,.. là những loại thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm amidan hốc mủ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ!

  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ nếu chưa có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Việc tự ý dùng kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng tăng chủng vi khuẩn và vi nấm không nhạy cảm
  • Trong thời gian được chỉ định thì cần sử dụng kháng sinh đều đặn. Nếu quên hoặc ngừng thuốc sớm có thể khiến nhiễm trùng tái phát và giảm mức độ nhạy cảm với thuốc
  • Tuyệt đối không nên dùng rượu và đồ uống có cồn khi đang sử dụng Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid
  • Trường hợp dùng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ cần xác định liều dùng phù hợp cho từng trẻ. Dùng sai liều lượng sẽ không mang lại kết quả điều trị mong muốn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
  • Sử dụng thuốc cần đúng liều lượng được chỉ định, không nên dùng quá ít hoặc quá nhiều so với liều khuyến cáo
  • Nếu người bệnh đang sử dụng cùng nhiều loại thuốc khác nhau thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để hạn chế tương tác xấu giữa các loại thuốc
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xảy ra hiện tượng bất thường thì cần ngưng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất

Heviho - giải pháp cho viêm đường hô hấp từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Việc sử dụng thuốc tây y, đặc biệt là các loại kháng sinh ít nhiều sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một giải pháp mới an toàn, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của viêm amidan đó là sử dụng sản phẩm với chiết xuất thảo dược Heviho. Viên uống Heviho với cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt. Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, đau rát họng, sưng nóng, vướng cộm cổ họng. Ngoài ra với trường hợp mạn tính, nên sử dụng đủ liệu trình từ 2 đến 3 tháng giúp ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng, không gây tái phát.

Làm gì để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm amidan hốc mủ

Song song với việc sử dụng thuốc thì người bị viêm amidan hốc mủ nên thực hiện một số biện pháp sau giúp bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát:
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng
  • Không ăn uống các đồ lạnh, đồ tái sống
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng khi trời lạnh
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Tránh xa những nơi có khói thuốc
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng
  • Nên uống nhiều nước ấm để hạn chế tình trạng khó chịu cổ họng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường đề kháng, nên ăn các loại thức ăn mềm lỏng, tránh các thức ăn rắn, cứng
Trên đây là những thông tin về chứng bệnh viêm amidan hốc mủ cùng với những loại thuốc thường dùng khi mắc chứng bệnh này. Hi vọng với những thông tin này bạn Linh đã giải quyết được phần nào lo lắng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...