Viêm họng có mủ thì uống thuốc gì?

Mình bị viêm họng có mủ. Họng đau rát, ngứa họng và sốt. Khi ho ra cả các hạt mủ màu trắng xanh và hơi thở rất hôi. Vậy trong tình trạng của mình thì bệnh viêm họng có mủ nên uống thuốc gì để điều trị và nhanh thoát khỏi bệnh. Rất mong nhận được câu trả lời của chuyên gia. Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên gia!

Viêm họng có mủ

Trước tiên rất hoan nghênh tinh thần bảo vệ sức khỏe của bạn. Đúng như bạn nhận định tất cả các triệu chứng bạn đang gặp phải là tình trạng viêm họng mủ hay còn gọi là viêm họng hốc mủ. Đây là bệnh lý hô hấp ở cổ họng. Khi cổ họng bị viêm nhiễm, các tế bào lympho bị tổn thương không còn khả năng ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cộng với tình trạng răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ tích tụ lại hình thành mủ trắng trong họng. Triệu chứng của viêm họng mủ bao gồm: đau họng, ngứa họng, ho, sốt, cổ họng có mủ - các hạt mủ màu trắng xanh khi ho có thể bị bắn ra bên ngoài, hơi thở có mùi hôi. Với nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn virus tấn công cổ họng.  ☛ Chi tiết: Viêm họng có mủ: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm họng có mủ uống thuốc gì?

Khi được chẩn đoán chính xác là viêm họng mủ, người bệnh có thể được bác sĩ kê các loại thuốc sau:

Thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh Penicillin V: là loại kháng sinh đường uống thường được dùng, không chỉ trong trường hợp viêm họng mủ mà hầu hết các trường hợp viêm họng đều sử dụng loại này. Nên uống thuốc khi đói, trước ăn 30 phút – 1 tiếng, hoặc sau ăn 2 tiếng.
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: loại thuốc này là kháng sinh uống thay thế cho thuốc Penicillin V. Khác với Penicillin V, thuốc này có thể uống trong bữa ăn.
  • Thuốc kháng sinh Penicillin G benzathin A: khi bị viêm họng có mủ, bệnh nhân không thể sử dụng Penicillin hoặc không thể uống thuốc trong quá trình 10 ngày, thì đây là một sự lựa chọn thay thế. Bạn chỉ cần sử dụng một liều tiêm bắp duy nhất mà thôi.
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin ethyl succinat: đây là loại thuốc kháng sinh đường uống thay thế phù hợp cho những người dị ứng với Penicillin.
Lưu ý: Thuốc kháng sinh bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tự ý tăng giảm liều lượng, uống không đủ hoặc không đúng liệu trình bởi rất dễ gây tình trạng kháng thuốc nhờn thuốc. Thông thường với các loại kháng sinh đường uống, bệnh nhân phải sử dụng đủ liệu trình là 10 ngày. Ngay cả khi các triệu chứng đã giảm sau 2-3 ngày, thì người bệnh vẫn phải tiếp tục uống thuốc, để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng tái phát, sốt thấp khớp, bệnh thân,…

Thuốc kháng viêm giảm đau

Bao gồm các loại thuốc thành phần có tác dụng giảm đau và chất kháng viêm hiệu quả giúp giảm nhanh cơn đau, sưng tấy ở cổ họng. Lưu ý: Thuốc cần chỉ định sử dụng của bác sĩ, người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn...

Siro ho

Khi cổ họng bị tổn thương do viêm họng có mủ thì siro ho, thuốc ho là giải pháp tức thời giúp tiêu đờm, giảm ngứa rát hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các loại siro đều lành tính, ít tác dụng phụ và phù hợp với hầu hết đối tượng bệnh nhân.

Thuốc hạ sốt

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng có đờm sốt cao trên 38,5 thì được bác sĩ chỉ định kê thêm thuốc hạ sốt. Ngoài các loại thuốc Tây y cần chỉ định của bác sĩ thì người bị viêm họng có mủ có thể sử dụng bài thuốc dân gian từ các loại cây thảo dược an toàn như:
  • Lá húng chanh: Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh rửa sạch, đập dập và ngậm cùng khoảng 2g muối trong 10 phút. Thực hiện đều đặn 2 tuần, người bệnh sẽ thấy cổ họng dần phục hồi những tổn thương và viêm nhiễm.
  • Lá rẻ quạt: Lấy 2 lá rẻ quạt rửa sạch, đập dập và ngậm cùng vài hạt muối. Khi nào người bệnh cảm thấy nóng trong cổ họng thì nhả ra. Thực hiện 1 - 2 lần/ ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
  • Hạt mè: Trộn hạt mè, hạt lanh và mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Sử dụng đều đặn trước khi đi ngủ để thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh nhất.
 ☛  Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm họng

Lời khuyên cho bạn

Viêm họng có mủ uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như sức khỏe của người bệnh bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc trị hiệu quả. Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng Heviho, một sản phẩm an toàn chiết xuất từ thảo dược đến từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam – đây là đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học. Bộ khoa học công nghệ còn cấp cả bằng sáng chế độc quyền về khả năng kháng viêm cho thành phần S3-Elebosin có trong Heviho. S3 - Elebosin giúp ngăn chặn việc viêm nhiễm lan rộng, chống lại vi khuẩn, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn bệnh tái phát trở lại. Xạ can, cát cánh, xuyên bối mẫu, mạch môn có công dụng giảm ho, tiêu đờm, chống viêm, chống phù nề, giảm kích thích đường hô hấp. Chính vì vậy khi sử dụng Heviho bạn hoàn toàn có thể yên tân. Bạn có thể đặt mua Heviho "TẠI ĐÂY" hoặc tìm các nhà thuốc bán Heviho chính hãng "Ở ĐÂY" Ngoài ra bạn cần chăm sóc sức khỏe vòm họng bằng cách:
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày. Nước muối không chỉ có tác dụng làm sạch vùng họng mà còn có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau rát.
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng đánh răng 2 lần sáng tối, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và có tổ chức phòng hộ lao động tốt, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hi vọng câu trả lời đã giải đáp vấn đề băn khoăn của bạn. Nếu chưa hài lòng hoặc còn thắc mắc khác bạn có thể gọi tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...