Hiểu đúng về thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ!

Phế quản là hệ thống các ống từ lớn đến nhỏ, có chức năng dẫn khí vào phổi. Do đặc trưng thường xuyên phải tiếp xúc với không khí nên phế quản rất dễ bị viêm, đặc biệt ở đối tượng có sức đề kháng chưa hoàn thiện như trẻ nhỏ. Ngay khi nhận thấy triệu chứng viêm phế quản, cha mẹ ngay lập tức dùng thuốc kháng sinh cho con. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cùng tìm hiểu chi tiết về thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần uống thuốc kháng sinh?

Viêm phế quản, còn được gọi là sưng cuống phổi, là một trong những bệnh lý đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, dẫn tới tình trạng tổn thương, phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch và co thắt cơ trơn phế quản. Viên phế quản ở trẻ diễn biến thường nhanh, nếu không được điều trị không đúng cách cũng có khả năng làm tăng tỷ lệ tái phát bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển, gây bệnh viêm phế quản mãn tính, giãn khí phế quản, viêm phổi, suy hô hấp cấp, tắc nghẽn đường thở gây tử vong…

Thuốc kháng sinh là thuốc chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần uống thuốc kháng sinh? 1

Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ trong trường hợp:

  • Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguyên nhân do vi khuẩn hoặc bội nhiễm: Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện nhiễm trùng như: ho có đờm, đờm có màu xanh hoặc vàng, đờm có lẫn mủ, sốt kéo dài… Khám cận lâm sàng cho thấy: bạch cầu trung tính tăng, X – quang phổi có đám mờ, phổi nghe có ran ẩm rải rác.
  • Trẻ mắc các bệnh lý nền: Một số trẻ có các bệnh lý bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, bệnh lý thần kinh, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nặng…
  • Dự phòng kháng sinh: Sau khoảng 10 ngày bị viêm phế quản cấp tính không khỏi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Cần lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng cho trường hợp trẻ viêm phế quản cấp có nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Với trường hợp có nguyên nhân do virus, thuốc kháng sinh sẽ không đem lại tác dụng điều trị, thậm chí còn có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại với sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc chống virus để tiêu diệt các tác nhân này.

☛ Tham khảo thêm: Diễn biến viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ

Khi đã xác định nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn, tùy vào nguyên nhân mức độ viêm, nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn một hay nhiều thuốc kháng sinh phù hợp và chỉ định sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày. Dưới đây là một số thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ:

Kháng sinh nhóm Beta – lactam

Kháng sinh nhóm Beta - lactam 1

Thuốc kháng sinh nhóm Beta – lactam là chỉ định đầu tay khi trẻ bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

Ampicillin

Ampicillin là một thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách can thiệp vào sự hình thành tế bào vi khuẩn, khiến tế bào yếu dần đi và vỡ ra, gây chết vi khuẩn. Thuốc có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp như: Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase…

Liều dùng: 50- 100mg/ kg/ 24 giờ, chia 2 lần/ ngày.

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn nhưng Ampicillin vẫn có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, phát ban da thiếu máu, giảm tiểu cầu, viêm lưỡi, viêm miệng, buồn nôn, nôn, sốc phản vệ…

Ampicillin còn được bào chế dưới dạng hỗn hợp ampicillin và sulbactam, giúp hiệp đồng tác dụng, mở rộng phổ trên cả chủng vi khuẩn tiết enzym beta – lactamase đã kháng lại ampicillin dùng đơn độc.

Amoxicilin

Amoxicilin được chỉ định trong các trường hợp viêm phế quản do các vi khuẩn nhạy cảm như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.

Liều dùng: 50- 100mg/ kg/ 24 giờ, chia 2 lần/ ngày.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Amoxicillin:

  • Thường gặp: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, phát ban ngoài da…
  • Hiếm gặp: ban đỏ, ban dát sần, hội chứng Stevens – Johnson, giảm tiểu cầu, tăng nhẹ men gan…

Amoxicillin có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng Clavulanic để mở rộng phổ trên cả chủng vi khuẩn tiết enzym penicillinase, làm bất hoạt kháng sinh.

Cefuroxim

Cefuroxim là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2, được dùng chủ yếu theo đường uống.

Thuốc được chỉ định cho trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp do:

  • Vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus (kể cả chủng sinh penicillinase và không sinh penicilinase), Streptococcus (liên cầu nhóm alpha tan máu và beta tan máu)…
  • Vi khuẩn Gram (-): Haemophyllus influenzae, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella…

Thuốc có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: gây đau tại vị trí tiêm, gây một số tác dụng phụ như: sốt, ngứa, đỏ da, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson, hồng ban đa dạng, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc…

Kháng sinh nhóm Macrolid

Với trường hợp trẻ bị dị ứng với các thuốc thuộc nhóm Beta – lactam, bác sĩ sẽ cân nhắc thay thế bằng các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid như:

  • Erythromycin: 50mg/ kg/ 24 giờ, chia 2 lần, uống khi đói.
  • Azithromycin: 10 – 15mg/ kg/ 24 giờ, uống 1 lần khi đói.
  • Clarithromycin: 15mg/ kg/ 24 giờ, uống, chia 2 lần.

Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ

Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ 1

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý và cẩn trọng. Bởi lẽ, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi cha mẹ dùng thuốc không đúng cách. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc cho con, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý mua, sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều dùng, cách dùng, thời gian sử dụng. Tránh tự ý dừng thuốc đột ngột khi vừa thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Dừng thuốc đột ngột có thể khiến cho bệnh tái phát trở lại với triệu chứng nặng hơn, tăng tỷ lệ kháng thuốc, kháng kháng sinh.
  • Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc kháng sinh, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc cho trẻ đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ được kê đơn trong khoảng 7 – 10 ngày. Khi hết thuốc, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám lại để đánh giá mức độ đáp ứng kháng sinh. Nếu bệnh đã khỏi, bác sĩ sẽ không kê đơn thêm thuốc kháng sinh. Ngược lại, bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn, có khả năng vi khuẩn không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc để tăng lượng kháng sinh hoặc thay đổi phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.

Lam dụng kháng sinh – lợi bất cập hại

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện như ho, hắt hơi, có đờm trong họng, khàn giọng… đã ngay lập tức tìm đến các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh bừa bãi, không được sự cho phép của bác sĩ điều trị có thể khiến sức khỏe của trẻ gặp nhiều nguy cơ:

Rối loạn tiêu hóa

Kháng sinh là các hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn. Do vậy, khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, chúng cũng có thể tác động đến các lợi khuẩn ký sinh trong đường ruột, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng khiến cho khả năng điều hòa miễn dịch bị rối loạn. Trẻ càng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hen suyễn, eczema, viêm mũi dị ứng, bệnh viêm ruột…

Gây nhiều tác dụng có hại trên chuyển hóa

Thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại như:

  • Gây tổn thương gan, thận, gây suy gan, suy thận cấp…
  • Giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Làm hủy hoại mô sụn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Kháng kháng sinh

Theo thống kê, hằng năm, thế giới ghi nhận khoảng 1 triệu ca trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới.

Tình trạng này là do thói quen sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách, khiến chúng tạo ra bộ mã di truyền mới chống lại tác động của thuốc kháng sinh, làm mất tác dụng của thuốc. Bệnh từ đó không thuyên giảm, thậm chí còn có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Để giảm các tác hại do việc lạm dụng thuốc kháng sinh trên sức khỏe của trẻ nhỏ, hiện nay, các bác sĩ, chuyên gia khuyên cha mẹ nên tìm đến các sản phẩm hỗ trợ giảm viêm nhiễm, phục hồi sức khỏe đường hô hấp có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Một trong số đó phải kể đến Siro Heviho đến từ Viện hàn lâm.

Lam dụng kháng sinh - lợi bất cập hại 1

Heviho là sản phẩm từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng hoạt chất chống viêm S3 – Elebosin chiết suất từ sâm đại hành. Hoạt chất này đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng làm giảm 50% thể tích khối viêm chỉ sau 24h đầu sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, Heviho còn được chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như: sâm đại hành, xạ can, xuyên bối mẫu, cát cánh, cam thảo… Nhờ đó, Heviho đem lại tác dụng vượt trội trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm amidan… kể cả viêm phế quản cấp với công thức toàn diện ba tác động:

  • Giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm, vướng cổ họng, đau thanh quản.
  • Chứa S3 – Elebosin từ sâm đại hành giúp ngăn ngừa tận gốc phản ứng viên, nhờ đó chống nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc họng, thanh quản, nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Nhờ việc sử dụng sản phẩm Heviho, trẻ nhỏ không cần phải sử dụng kháng sinh, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hay tình trạng kháng thuốc.

Hiện nay, Heviho được bào chế dưới dạng siro thơm ngọt giúp trẻ dễ uống hơn. Sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ và các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho trẻ.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán siro Heviho chính hãng

Đặt giao siro Heviho chính hãng về tận nhà TẠI  ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=acute-bronchitis-in-children-90-P02930
  2. https://www.verywellhealth.com/bronchitis-in-kids-5176165
  3. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/phac-do-dieu-tri-viem-tieu-phe-quan-cap.html
  4. https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-khang-sinh-dieu-tri-viem-phe-quan-nhung-dieu-can-biet/

Cập nhật lúc: 17/01/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...