Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm amidan là chứng bệnh hô hấp phổ biến hiện nay, nó sẽ không nguy hiểm nếu được chữa trị sớm. Tuy nhiên nếu chủ quan, chữa sai cách bệnh sẽ trở thành mãn tính, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí còn gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Các bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm amidan mãn tính là gì?
Amidan thực chất là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên thành họng, đóng vai trò là sản sinh ra các kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Khi vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài tấn công ồ ạt khiến amidan không thể chống đỡ nổi dẫn đến tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng,.. đó người ta gọi là tình trạng viêm amidan.
Viêm amidan được chia thành 2 dạng chính đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Viêm amidan mãn tính xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên, người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh được chia thành 3 thể gồm viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ và viêm amidan thể xơ teo. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân, triệu chứng của viêm amidan mãn tính
Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính
Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn và virus, nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ biết được chính xác cách thức điều trị phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra một số nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mãn tính được kể đến gồm:
- Viêm amidan cấp tính điều trị không dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm amidan mãn tính
- Sức đề kháng của cơ thể kém tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trong vòm họng bùng phát gây viêm amidan
- Người đang bị mắc các bệnh đường hô hấp khác liên quan đến vi khuẩn bội nhiễm như cúm, sởi, viêm họng,…
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm amidan
- Vệ sinh răng miệng kém
Các dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm amidan mãn tính:
- Amidan sưng đỏ, họng đau rát
- Có cảm giác vướng víu và đau trong cổ họng
- Hơi thở có mùi hôi
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt cao
- Khó khăn trong việc ăn uống vì amidan sưng to
- Ngáy khi ngủ
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng viêm amidan mãn tính giúp nhận biết bệnh chính xác!
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm?
Bị viêm amidan thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy vậy nếu so với giai đoạn cấp tính thì viêm amidan mãn tính được coi là nguy hiểm hơn nhiều. Viêm amdian mãn tính kéo dài, không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh, cụ thể như:
Biến chứng ngưng thở khi ngủ
Người bị mắc viêm amidan mãn tính có thể sẽ gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ do đường thông khí bị sưng. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, ngưng thở khiến oxy không cung cấp đủ cho não ảnh hưởng đến chức năng não, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng,..
Biến chứng viêm mô tế bào amidan
Nhiều trường hợp viêm amidan mãn tính nặng, các ổ nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Hiện tượng này gọi là viêm mô tế bào amidan.
Biến chứng áp xe amidan
Ngoài ra viêm amidan mãn tính dẫn đến nhiễm trùng khiến amidan bị mưng mủ, hình thành áp xe amidan, điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở và bệnh nhân cần sự can thiệp y tế.
Biến chứng viêm khớp cấp
Viêm amidan mãn tính để lâu, không được điều trị đúng cách có thể gây nên biến chứng viêm khớp cấp. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nóng đỏ, sưng đau ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, ngón chân, cổ chân, người mệt mỏi, uể oải. Nguy hiểm hơn là sau biến chứng viêm khớp thì thường dẫn tới các bệnh lý màng tim.
Biến chứng viêm cầu thận
Một biến chứng đáng lo ngại khác của viêm amidan mãn tính đó là viêm cầu thận, sau đó có thể chuyển thành viêm thận cấp cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị phù chân, phù mặt,… nhất là khi mới ngủ dậy.
Biến chứng khác
Nhiều trường hợp bị viêm amidan mạn tính do liên cầu khuẩn, độc tố của chúng sẽ khiến người bệnh nổi ban, nổi hạch, đau họng, họng đỏ, amidan sưng to, sốt cao, nôn mửa, tim đập nhanh,… Khi đó bệnh nhân rất dễ bị các biến chứng như viêm tai giữa, viêm ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim,…
Hạn chế biến chứng của viêm amidan mãn tính bằng cách nào?
Điều trị chính là phương pháp duy nhất để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phần lớn các trường hợp viêm amidan mãn tính được chỉ định điều trị tại chỗ, các bác sĩ thường sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng đồng thời kiểm soát, hạn chế bệnh tái phát, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Ngoài ra, với các trường hợp nặng, nguy cơ gây biến chứng cao thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Dùng thuốc tây: Tác dụng nhanh nhưng cẩn trọng vì nhiều tác dụng phụ
Thuốc tây được sử dụng nhiều trong điều trị viêm amidan mãn tính. Khi người bệnh đã thăm khám và xác định được nguyên nhân, tình trạng viêm amidan thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm chứa corticosteroid, hoặc steroid
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc hạ sốt
- Thuốc giảm ho và long đờm
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc tây chữa viêm amidan mãn tính đó là cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tự mua thuốc về sử dụng sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng với đó thì người bệnh được khuyến cáo không nên uống các loại thuốc trên trong thời gian dài sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm amidan dùng thuốc nào tốt?
Điều trị tại nhà: Tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả thấp
Điều trị viêm amidan mãn tính tại nhà bằng các phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn kém, sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn giúp người bệnh giảm ho, long đờm,… Đây chủ yếu là các mẹo dân gian, được truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học và những mẹo này thường làm giảm được một số triệu chứng của viêm amidan mãn tính chứ không chữa hoàn toàn được bệnh. Người bệnh có thể sử dụng các mẹo này giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Dưới đây là một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà:
Dùng rau diếp cá
Rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó cho người bệnh ăn sống, có thể ăn cùng vài hạt muối giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan mãn tính.
Sử dụng tỏi
Tỏi không những là một loại gia vị phổ biến trong bếp ăn của người Việt mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có viêm amidan. Tỏi bỏ vỏ thái thành lát mỏng sau đó đem ngâm với mật ong trong khoảng 2 tiếng rồi cho người bệnh ngậm hoặc uống hỗn hợp này. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả giảm sưng viêm amidan nhanh chóng
Sử dụng mật ong
Người bị viêm amidan có thể dùng mật ong nguyên chất ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt từ từ sẽ giúp sát khuẩn cổ họng. Ngoài ra mật ong có thể ngâm với chanh, quất, tỏi,.. cũng là những bài thuốc đẩy lùi các triệu chứng viêm amidan hiệu quả
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo chữa viêm amidan tại nhà đơn giản
Cắt amidan – Điều trị hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính tương đối phổ biến nhưng không phải trường hợp viêm amidan nào cũng được áp dụng cách điều trị này. Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định chặt chẽ, chỉ can thiệp cắt amidan trong các trường hợp cần thiết.
Dưới đây là một số trường hợp chỉ định phẫu thuật cắt amidan:
- Viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần trong năm, khoảng 5-6 lần mỗi năm
- Viêm amidan mãn tính gây viêm tấy, áp xe quanh amidan
- Viêm amidan mãn tính gây các biến chứng như viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi,… hoặc các biến chứng xa như viêm cầu thận, viêm màng tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa kéo dài,…
- Viêm amidan mãn tính quá phát chèn đường thở gây khó thở, khó nuốt, khó nói,…
Cắt amidan cần chống chỉ định tuyệt đối với những người bị mắc hội chứng chảy máu, rối loạn đông máu hoặc mắc các bệnh nội khoa như suy tim, cao huyết áp, suy gan mất bù, suy thận,…
Tuy là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả tương đối khả quan nhưng phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những rủi ro như chảy máu sau phẫu thuật,… vì vậy người bệnh cũng cần cân nhắc khi muốn áp dụng phương pháp điều trị này.
☛ Xem chi tiết: Cắt amidan – Những thông tin cần biết
Lưu ý khi bị viêm amidan mãn tính!
Người bị viêm amidan mãn tính các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khi ra ngoài nên bịt khẩu trang,..
- Bỏ các thói quen xấu có hại cho amidan như hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ăn uống đồ lạnh,…
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ
Sử dụng Heviho thảo dược giúp đẩy lùi viêm amidan nhanh chóng lại an toàn
Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm có chiết xuất thảo dược nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh càng trở lên phổ biến vì hiệu quả nhanh chóng và tính an toàn cao, không gây các tác dụng phụ. Với chứng bệnh viêm amidan thì Heviho là một sản phẩm giải quyết được triệt để những khó chịu mà căn bệnh gây ra.
Heviho có tác dụng xử lý ổ viêm và ngăn chặn phản ứng viêm là việc hết sức cần thiết khi mắc các bệnh Viêm đường hô hấp. Với cơ chế kháng viêm từ S3-ELEBOSIN được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm ngăn chặn triệt để quá trình viêm, giúp kháng khuẩn ở đường hô hấp. Ngoài ra, Heviho giúp xử lý nhanh chóng tình trạng đau, nóng rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, vướng họng, khó nuốt.
Như vậy, Heviho vừa tác động vào nguyên nhân của quá trình viêm, vừa giải quyết các triệu chứng khó chịu do viêm đường hô hấp gây ra qua các tác dụng: Kháng viêm – Kháng khuẩn – Giảm ho – Tiêu đờm.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Heviho
CLICK VÀO ĐÂY để được giao tận nhà Heviho
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng viêm amidan mãn tính, qua đây chúng ta cũng đã giải đáp được câu hỏi viêm amidan mãn tính có nguy hiểm hay không. Hi vọng với những thông tin này các bạn có thêm kiến thức nâng cáo sức khỏe cho bản thân và gia đình.