Viêm họng hạt khi mang thai xử lý như thế nào?

Mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm với phụ nữ, sức khỏe của mẹ lúc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nhưng các chứng bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng hạt thì lại không chừa một ai. Vậy viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm và phải xử lý như thế nào? Các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

Viêm họng hạt khi mang thai xử lý như thế nào? 1

Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm, các mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây hại, nhất là ở vùng hầu họng và các cơ quan hô hấp – nơi được coi là cửa ngõ của cơ thể.

Nếu tình trạng viêm nhiễm vùng hầu họng này không được khắc phục kịp thời, chúng có thể kéo dài và dẫn đến viêm họng hạt khi mang thai. Viêm họng hạt là tình trạng các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng, nguyên do là các tổ chức lympho này phải hoạt động quá sức khi chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus,…

Không giống như viêm họng cấp tính, viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, nó là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Tình trạng viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây dị tật ở thai nhi nhưng nếu không điều trị sớm, các niêm mạc vùng cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và dẫn tới những biến chứng viêm họng hạt nghiêm trọng khác như áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nặng hơn có thể là viêm cầu thận, viêm màng tim, tăng nguy cơ ung thư vòm họng,…

Xem chi tiết: Viêm họng hạt và những thông tin cần biết

Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm họng hạt khi mang thai là do vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp được kể đến gồm phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A,… còn virus gồm các loại như virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…

Ngoài ra viêm họng hạt khi mang thai còn do một số yếu tố sau:

  • Do rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu mang thai khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài
  • Do mắc các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn, nấm mốc, khí độc, hóa chất,…

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top nguyên nhân gây viêm họng hạt

Triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai

Phụ nữ bị viêm họng hạt khi mang thai cũng có những biểu hiện tương tự như như các trường hợp viêm họng hạt ở người bình thường khác, bao gồm:

  • Cổ họng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu
  • Thấy các đốm đỏ nhỏ, thường mọc tập trung với nhau ở vùng niêm mạc họng
  • Xuất hiện tình trạng ho dai dẳng nhưng không có đờm
  • Khó thở, người bệnh thường phải thở bằng miệng
  • Tai cảm thấy đau nhức

Làm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai?

Mang thai là thời điểm nhạy cảm, việc áp dụng các biện pháp điều trị viêm họng hạt không thích hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm họng hạt thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu xác định mẹ bầu bị viêm họng hạt, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng để nuôi cấy nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh. Có một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc hợp lý.

Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt cần phải duy trì liên tục trong khoảng từ 7-10 ngày nhằm ức chế hoàn toàn vi khuẩn. Việc dừng thuốc đột ngột trong thời gian được chỉ định sẽ tạo tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát trở lại, thậm chí làm phát triển một số chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý là không được tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ vì nhóm thuốc này có thể gây dị tật thai nhi, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ,… cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra khi bị viêm họng hạt khi mang thai có thể gây ho khan kéo dài nhưng các bác sĩ thường không kê toa thuốc giảm ho cho người bệnh trừ trường hợp cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai.

Viêm họng hạt khi mang thai uống thuốc gì?

Viêm họng hạt khi mang thai uống thuốc gì? 1

Nếu tình trạng viêm họng hạt khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì bắt buộc phải dùng thuốc để trị bệnh. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên uống những loại thuốc nhóm A – thuốc đã trải qua các cuộc thử nghiệm và chắc chắn an toàn với thai nhi. Còn với những loại thuốc nhóm B – thuốc đã được thử nghiệm trên động vật nhưng chưa được sử dụng ở phụ nữ mang thai thì cần hết sức cẩn trọng.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc:

  • Có thể dùng thuốc xịt họng theo chỉ định của bác sĩ nếu muốn làm dịu cổ họng
  • Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cũng cần kiểm tra cẩn thận các thành phần của thuốc, không dùng những loại thuốc chứa các chất làm co mạch
  • Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không được dùng các loại thuốc như thuốc aspirin hoặc ibuprofen
  • Cần đặc biệt tránh sử dụng những loại thuốc chứa hoạt chất xylometazoline – một chất bị khuyến cáo tránh dùng trong thai kỳ.

Cephalexin, amoxicillin, penicillin là 3 loại kháng sinh được phép dùng cho bà bầu. Tuy nhiên muốn sử dụng các loại thuốc này thì các mẹ bầu cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng hoặc thời gian quy định có thể khiến bệnh không khỏi và dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.

Một số cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu an toàn

Việc sử dụng kháng sinh hoặc thuốc tây khi mang thai không được khuyến khích vì có thể dẫn đến một số rủi ro gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng và cấp bách thì các mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc các phương thuốc từ thảo dược thiên nhiên để trị bệnh. Dưới đây là một số mẹo dân gian thường dùng để chữa viêm họng hạt, các mẹ có thể tham khảo:

Dùng chanh và muối

Dùng chanh và muối giúp giảm các triệu chứng viêm họng hạt khi mang thai tương đối hiệu quả. Các mẹ bầu thái chanh thành những lát nhỏ, trộn với muối xong ngậm đến khi muối tan hết hoặc pha nước chanh muối ngậm hàng ngày, mỗi ngày ngậm 5 lần. Kiên trì thực hiện các thấy các dấu hiệu sưng đau, rát họng và ho giảm hẳn

Cà rốt và củ cải trắng

Để đẩy lùi các triệu chứng viêm họng hạt, các mẹ bầu có thể uống nước cà rốt pha cùng 2-3 thìa mật ong hàng ngày hoặc pha loãng nước cà rốt với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 dùng để súc họng hàng ngày, súc 3-5 lần/ngày. Nếu tình trạng viêm họng khiến mẹ bầu khàn tiếng, mất tiếng thì có thể ép nước củ cải trắng tươi để uống vào sáng và tối, giúp trị khàn tiếng do viêm họng cực kỳ hiệu quả

Sử dụng tinh bột nghệ

Một số cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu an toàn 1

Tinh bột nghệ không những có tác dụng làm đẹp da mà còn có thể chữa các triệu chứng viêm họng nhanh chóng. Các mẹ lấy 1/2 thìa bột nghệ cho vào 1/2 cốc nước nóng cùng 1 thìa muối rồi quấy đều, uống mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Với các mẹ bầu bị đau dạ dày thì nên uống hỗn hợp này sau khi ăn no, có thể pha 1 thìa bột nghệ cùng với 1 cốc sữa nóng sau đó sử dụng để không gây kích ứng cho dạ dày.

Lá tía tô

Dùng lá tía tô đun nước uống hàng ngày sẽ giúp các mẹ bầu giảm đau họng hiệu quả. Trường hợp mẹ bầu bị sốt cũng có thể dùng tía tô nấu cháo với gạo nếp rang giải bệnh, có thể dùng chung với vỏ quýt để trị ho, đau họng. Ăn cháo nóng với nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng là cách giúp diệt vi khuẩn vùng họng tức thì

☛  Tham khảo thêm: Cách chữa viêm họng hạt an toàn, hiệu quả từ tự nhiên

Biện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai

Để các mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm họng hạt, ngoài việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ đề ra thì cần phối hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà, giúp hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị:

  • Nên uống từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, hạn chế tình trạng khô rát họng. Không những vậy, cung cấp đủ nước giúp ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai
  • Nên uống 1 cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để giảm ho, cải thiện tình trạng nóng rát ở họng. Trong mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm giúp ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh
  • Nên súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày để làm sạch răng miệng, giảm sưng viêm và kháng khuẩn
  • Nếu xuất hiện các cơn ho dai dẳng, các mẹ bầu có thể uống trà gừng để cải thiện tình trạng này
  • Bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như trái cây, rau xanh, trứng, cá,…

Viêm họng hạt khi mang thai nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát và hiếm khi gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh đi kèm với triệu chứng nổi hạch hoặc nóng sốt nghiêm trọng thì nên chủ động đến viện thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chứng bệnh này hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...